You are on page 1of 8

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ

TỔ XÃ HỘI – NHÓM GIÁO DỤC CÔNG DÂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II


Môn: Giáo dục công dân – Khối 10

A. NỘI DUNG TRỌNG TÂM


Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan niệm về đạo đức
a. Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội
a. Đối với cá nhân
- Hoàn thiện nhân cách con người .
- Giúp con ngưòi có năng lực sống thiện , sống có ích.
b. Đối với gia đình
- Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.
- Nền tảng của hạnh phúc gia đình.
c. Đối với xã hội
- Trật tự xã hội được củng cố.
- XH phát triển cao.

Bài 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
1. Nghĩa vụ:
a. Nghĩa vụ là gì?
• Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng
đồng, của xã hội.
• Trong trường hợp cần thiết cá nhân phải biết đặt lợi ích của tập thể lên trên
quyền lợi cá nhân
2. Lương tâm
a. Lương tâm là gì?
• Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân
trong mối quan hệ với người khác và xã hội
• Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn
rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân
b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
• Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…
• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…
• Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…
3. Nhân phẩm và danh dự
a. Nhân phẩm là gì?
• Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách
khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
b. Danh dự
• Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa
trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
4. Hạnh phúc
a. Hạnh phúc là gì?
• Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi
được đáp ứng,thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Tình yêu
a. Tình yêu là gì?
• Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, phù
hợp nhau về nhiều mặt, có nhu cầu gắn bó và tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống
của mình.
• Tính xã hội của tình yêu:
o Tình yêu phụ thuộc vào quan niệm xã hội
o Kết quả tình yêu dẫn tới những vấn đề xã hội phải quan tâm.
o Tình yêu cùng với sự phát triển xã hội sẽ càng thoát khỏi ham mê bản năng.
b. Thế nào là một tình yêu chân chính?
• Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan điểm
đạo đức, tiến bộ xã hội.
• Biểu hiện:
o Chân chất, quyến luyến, cuốn hút, gắn bó.
o Sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi
o Sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía
o Lòng vị tha thông cảm.
2. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách
nhiệm của các thành viên
a. Gia đình là gì?
• Gia đình là một cộng đồng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan
hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b. Chức năng của gia đình
• Chức năng duy trì nòi giống
• Chức năng kinh tế
• Chức năng tổ chức đời sống gia đình
• Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG


1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì?
• Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn
bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
• Chăm lo cuộc sống của cá nhân
• Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
• Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và
nghĩa vụ.
• Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
• Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là
tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
• Biểu hiện nhân nghĩa:
o Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau
o Nhường nhịn đùm bọc nhau,
o Vị tha bao dung độ lượng
• Ý nghĩa nhân nghĩa:
o Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
o Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
o Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
• Rèn luyện lòng nhân nghĩa:
o Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
o Quan tâm giúp đỡ mọi người
o Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha
o Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
b. Hòa nhập
• Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không
gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của
cộng đồng.
• Rèn luyện sống hòa nhập:
o Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô
giáo và mọi người xung quanh.
o Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác
c. Hợp tác
• Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
• Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và
không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
• Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực.

Bài 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Lòng yêu nước
a. Lòng yêu nước là gì?
• Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
• Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ
tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước.
b) Biểu hiện của lòng yêu nước
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
- Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng
- Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Cần cù và sáng tạo trong lao động.

Bài 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi
trường
a. Ô nhiễm môi trường
b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường
Trách nhiệm học sinh:
- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các
giống loại động thực vật…
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh
- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng
nổ dân số.
a. Bùng nổ dân số
b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số
• Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà
nước.
• Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên
có từ 1 đến 2 con
• Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy
lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo
• Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc
biệt là HIV/AIDS.
• Nguyên nhân:
- Do môi trường sống ô nhiễm
- Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh
- Trình độ khoa học y tế chưa phát triển
- Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.
b. Trách nhiệm công dân
• Rèn luyện sức khỏe
• Tránh xa các tệ nạn xã hội
• Tuyên truyền các biện pháp
• Phòng tránh dịch bệnh.
Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
 Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái
độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân
 Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với
những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa
không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.
 Để ngày càng tiến bộ cần:
o Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân
o Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.

2. Tự hoàn thiện bản thân


 Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao
động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
 Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều
hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
 Vì sao tự hoàn thiện bản thân?
o Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
o Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là
tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
o Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp
cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung
 Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện
mình theo các giá trị đạo đức.
 Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè,
xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.
b. Học sinh cần làm gì?
 Tự nhận thức đúng bản thân
 Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện
 Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện
 Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện
 Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy

B. BÀI TẬP
Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, là nội dung của khái
niệm nào sau đây?
A. Đạo đức. B. Tư tưởng giáo điều.
C. Hủ tục. D. Tôn giáo phản diện.
Câu 2. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được
coi là có
A. tinh thần tự chủ. B. tính tự tin
C. lòng tự ái. D. lòng tự trọng
Câu 3. Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của cộng
đồng là nội dung của phạm trù nào dưới đây?
A. Bổn phận. B. Nghĩa vụ. C. Nhân phẩm. D. Danh dự.
Câu 4. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự hòa
quyện nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là
A. tình yêu. B. tình bạn. C. tình đồng đội. D. tình đồng
hương.
Câu 5. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây?
A. Huyết thống và họ hàng. B. Hôn nhân và họ hàng.
C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Hôn nhân và huyết thống.
Câu 6. Ông, bà, cha mẹ phải dạy cho con cái điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói
quen, nếp sống lành mạnh đã thể hiện chức năng cơ bản nào của gia đình?
A. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. B. Hạn chế thu nhập cá nhân.
C. Kiềm chế hợp tác quốc tế. D. Tăng cường phân chia giai cấp.
Câu 7. Cùng chung sức làm việc, biết giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau vì mục đích
chung là sự thể hiện lối sống
A. nhân nghĩa. B. hòa nhập. C. hợp tác. D. hội nhập.
Câu 8. Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó
thành một khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là
A. cộng đồng. B. tập thể. C. dân cư. D. làng xóm.
Câu 9. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình
A. phục vụ lợi ích của Tổ quốc. B. chăm lo cho cuộc sống gia đình.
C. chăm lo cuộc sống cộng đồng. D. phục vụ lợi ích của mọi người.
Câu 10. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là đang thực hiện trách
nhiệm nào dưới đây?
A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Xây dựng Tổ quốc.
C.Xây dựng quê hương. D. Bảo vệ quê hương.
Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên
học sinh?
A. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
B. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ khi Tổ quốc cần.
C. Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
D. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi trái với lợi ích dân tộc.
Câu 12. Dịch bệnh Covid -19 đang là một trong những vấn đề cấp thiết nhất của
A. một số quốc gia. B. toàn nhân loại.
C. các nước phát triển. D. các nước lạc hậu.
Câu 13. Dịch bệnh Covid 19 được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?
A. Thành phố Vũ Hán, tỉnh Đài Bắc, Trung Quốc.
B. Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
C. Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
D. Thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Câu 14. Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề cấp thiết nào sau đây?
A. Bùng nổ dân số trên thế giới. B. Thay đổi quan niệm sống.
C. Sự đa dạng của sinh vật sống. D. Kinh tế hàng hóa trì trệ.
Câu 15. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của
A. nhà nước và nhân dân. B. cá nhân và tập thể.
C. cộng đồng và xã hội. D. công cộng và tập thể.
Câu 16. Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã
hội được gọi là
A. nghĩa vụ. B. quyền lợi. C. trọng trách. D. nhiệm vụ.
Câu 17. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân
trong mối quan hệ với
A. mọi vật xung quanh mình. B. người khác và xã hội.
C. các bạn cùng trang lứa. D. cấp trên của mình.
Câu 18. Toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được là
A. hạnh phúc. B. danh dự.
C. phẩm cách. D. nhân phẩm.
Câu 19. Hạnh phúc là cảm xúc nào dưới đây của con người trong cuộc sống khi được
đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về mặt vật chất và tinh thần?
A. Ưng ý, đề mê. B. Hả hê, sung sướng.
C. Hân hoan, thẹn thùng. D. Vui sướng, hài lòng.
Câu 20. Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là
hôn nhân
A. một vợ, một chồng và bình đẳng. B. ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.
C. tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. có sự trục lợi về kinh tế.
Câu 21. Biểu hiện của tình yêu chân chính là
A. ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. có lòng vị tha và sự thông cảm.
C. sự kiểm soát đối phương. D. sự hiến dâng không cần đền đáp.
Câu 22. Việc làm nào dưới đây cần tránh trong quan hệ tình yêu giữa hai người?
A. Yêu nhau vì vụ lợi. B. Tôn trọng người yêu.
C. Tặng quà cho người yêu. D. Quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Câu 23. Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự phù
hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì
nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình được gọi là
A. tình yêu. B. tình bạn. C. tình đồng đội. D. tình đồng hương.
Câu 24. Một trong những chức năng của gia đình là
A. duy trì nòi giống. B. bảo vệ môi trường.
C. một vợ một chồng. D. giữ gìn truyền thống.
Câu 25. Gia đình là một cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bởi hai mối quan
hệ cơ bản nào dưới đây?
A. Tình cảm và tình yêu. B. Nhân thân và tài sản.
C. Hôn nhân và huyết thống. D. Tình yêu và hôn nhân.
Câu 26. Gia đình phải tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn
những nhu cầu của gia đình. Nội dung này thể hiện chức năng nào dưới đây của gia
đình?
A. Duy trì nòi giống. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Chức năng kinh tế.
Câu 27. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối trong sinh hoạt xã hội được gọi là
A. cộng đồng. B. gia đình.
C. tập thể. D. làng xã.
Câu 28. Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là
A. nhân ái. B. khoan dung. C. tình nghĩa. D. nhân
nghĩa.
Câu 29. Người sống không hoà nhập sẽ cảm thấy
A. đơn độc, buồn tẻ. B. chán nản, mệt mỏi.
C. vui vẻ, tự tin . D. hoà đồng, thân thiện.
Câu 30. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hổ trợ lẫn nhau trong một công viêc, một
lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là
A. hợp sức. B. đoàn kết. C. liên kết. D. hợp tác.

Chúc các em học tốt!

You might also like