You are on page 1of 3

CHƯƠNG 7

1. Phân tích vị trí, chức năng của gia đình?


 Khái niệm dưới góc độ chính trị-xã hội:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Cơ sở hình thành: quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống.

 Vị trí của gia đình:


a) Gia đình là tế bào của xã hội:
 Cơ sở quyết định đối với tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.
 Là một tế bào tự nhiên, 1 đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể-xã hội.
 Không có gia đình để tái tạo con người thì xã hội không thể tồn tại và phát
triển.
 Muốn xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng gia đình.
b) Gia đình là tổ ấm, mang lại hạnh phúc cho các thành viên:
 Môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được chăm sóc, nuôi dưỡng, trưởng thành,
phát triển.
 Môi trường gia đình là điều kiện quan trọng hình thành và phát triển nhân cách,
thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội.
c) Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội:
 Mỗi cá nhân vừa là thành viên của gia đình vừa là thành viên của xã hội.
 Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các
thành viên của xã hội.
 Gia đình chính môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện
quan hệ xã hội.
 Chức năng của gia đình:
a) Tái sản xuất ra con người:
 Là chức năng đặc thù của gia đình, không cộng đồng nào có thể thay thế.
 Đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống.
 Đáp ứng nhu cầu về sức lao động của xã hội.
 Phụ thuộc vào nhu cầu, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế
hay khuyến khích.
b) Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục:
 Có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho xã hội.
 Đây là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái và trách nhiệm
của gia đình với xã hội.
 Thực hiện tốt chức năng giáo dục mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiến thức,
phương pháp giáo dục.
c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng:
 Tham gia sản cuấ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
 Là đơn vị duy nhất sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội
 Đơn vị tiêu dùng trong xã hội.
 Cần thiết thực hiện hiệu quả kinh tế gia đình. Là cơ sơt tổ chức đời sống gia
đình, nuôi dạy con cái và góp phần phát triển xã hội.
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình:
 Là chức năng thường xuyên của gia đình.
 Là chỗ dựa tình cảm cho mỗi người.
 Là 1 nhóm tâm lý, tình cảm đặc thù.
 Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng bị
phá vỡ.
 Ngoài ra, gia đình còn có
 Chức năng văn hóa:
 Là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa, những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa
cộng đồng.
 Là nơi sáng tạo và thực hiện những giá trị đạo đức, văn hóa.
 Chức năng chính trị:
 Là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế của làng
xã.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. (2021). Trong c. Nhà xuất bản. Hà Nội.

Hoàn, T. Q. (2021-2021). lib.tdtu. Retrieved from Chủ nghĩa xã hội khoa học. Bài giảng
điện tử. Mã môn: 306104: https://lib.tdtu.edu.vn/

You might also like