You are on page 1of 2

1. Đảng viên cần làm gì để gìn giữ đạo đức?

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.


+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng

.2. Đạo đức có vai trò, vị trí, tầm quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân?
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển
con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Theo Hồ Chí Minh, đạo
đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.Người viết : “có đạo
đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần
gian khổ, chất phác, khiêm tốn”

3. Dân tộc ta có những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?
-Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân tộc
-Lòng yêu thương, độ lượng, sống có nghĩa tình với con người
-Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất
-Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

1. trong các chuẩn mực đạo đức vì sao “trung với nước hiếu với dân” quan
trọng nhất?
2. trong 3 quy tắc xây dựng đạo đức , quy tắc xây dựng nào quan trọng nhất?
3. thực trạng đạo đức của sinh viên hiện nay như thế nào? câu này giông câu
trên á 1
4. Cần làm gì để xây dựng những giá trị tốt đẹp ?
Trả lời
Câu 1“Trung” và “Hiếu” là những khái niệm đã có trong đạo đức Nho giáo, chứa đựng một
nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm
“Trung” “Hiếu” trong quan niệm đạo đức phong kiến và đưa vào đó một nội dung mới có ý
nghĩa khoa học, cách mạng và nhân văn, đó là “trung với nước, hiếu với dân”. Đây là cuộc
cách mạng trong quan niệm về đạo đức.

- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung với Đảng là suốt đời đi theo mục tiêu, lý
tưởng của Đảng, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng; hiếu với dân là lấy dân
làm gốc, quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người
dân, sẵn sàng bảo vệ, phục vụ nhân dân. Trung với nước, trung với Đảng,
hiếu với dân là một trong những nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng; là
suốt đời hy sinh, phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết
tâm đấu tranh cho cách mạng, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng,
vì dân mà đấu tranh quên mình.

Câu 2
Nguyên tắc quan trọng nhất là phải tu dưỡng đạo đức. Vì nếu là người có đạo đức thì
mới hiểu rõ đúng sai, tốt xấu, cần làm gì và không được làm gì. Thì mới thực hiện
được 2 nguyên tắc Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức Xây đi đôi với chống

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành.
Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”[1]. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người,
ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào
chủ nghĩa cá nhân”[2].

Trong rèn luyện đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người
khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cùng có
thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa
dối, huyễn hoặc, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu.
cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực
tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong như trong sinh hoạt cộng đồng. Không thể
là chiến sĩ thi đua ở nơi công tác khi về nhà lại mắng vợ chửi đời, đánh con. Những
người như thế không phải là người có đạo đức cách mạng.

You might also like