You are on page 1of 9

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.


a. Quan niệm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
+ Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và
phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối
+ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng
mới hoàn thành được nhiệm cụ cách mạng vẻ vang.
+ Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người luôn trăn trở với
nguy cơ thoái hoá biến chất của cán bộ, đảng viên.
+ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động,
lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Người luôn đặt đức - tài trong mối quan
hệ gắn bó mật thiết. Đức là gốc nhưng đức và tài, hồng và chuyên phải kết
hợp, năng lực và phẩm chất phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt
kia.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
+ Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa
phải là ở lý tưởng cao xa, mức sống vật chất dồi dào, tư tưởng được tự do
giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất
của những người cộng sản luôn sống và chiến đấu cho lý tưởng đó của loài
người thành hiện thực.
+ Bác nói: “Đối với phương Đông một tấm gương sống còn có
giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Và chính cuộc đời Người là tấm
gương sáng nhất cho cả Thế giới nói chung và người VN nói riêng học tập.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Trung với nước, hiếu với dân.
+Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng
nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt
đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH.
+Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước
của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin
dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục
vụ nhân dân hết lòng.
+Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững
dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng
cao dân trí.
-Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch,
sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh.
+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền
của của mình cũng như của xã hội.
+ Liêm là trong sạch “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của
dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”.
+ Chính là không tà, mà luôn thẳng thắn, đứng đắn đối với mình,
với người, với việc.
+ Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không
ham địa vị, không màng công danh, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ”. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
+ Bác Hồ đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất
đạo đức cao đẹp nhất.
+ Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tình
thương bao la dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp
bức, bóc lột, phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và
cố gắng sửa chữa. Người nói “cần làm cho phần tốt trong con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi”.
+ Bác căn dặn, Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau,
trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành, không “dĩ hoà vi quý”,
không hạ thấp hay vùi dập con người. Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ
chung.
+ Nội dung của chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí là sự tôn
trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới,
với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, chống lại mọi sự chia rẽ, bất
bình đẳng và phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền.
+Người khẳng định: “Bốn phương vô sản đều là anh em”; giúp
bạn là tự giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân thế
giới.
+Người đã góp phần to lớn, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới:
đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hoá hoà bình cho nhân
loại.
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
+ Nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan
trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Lời nói phải đi đôi với
việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực . Nói mà không làm gọi là đạo
đức giả.
+ Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống
phương Đông. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc
phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có
giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nói đi đôi với làm phải gắn
với nêu gương về đạo đức.
+ Phải luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt,
việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
+ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự
giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
+ Theo Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng phải dám nhìn thẳng
vào mình, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái dở
để mà quyết tâm khắc phục, không tự lừa dối, huyễn hoặc.
+ Hồ Chí Minh đã nói: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và
củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
- Xây đi đôi với chống.

+ Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất,
những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới
theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo
đức.
+Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục
đích xây.
+ Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần
chúng rộng rãi đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, phải
kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân.

Xây dựng đạo đức cách mạng


(di chúc HCM về xây dựng đạo đức cách mạng)

Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là phải trung với nước, hiếu với dân, suốt
đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.

Tấm gương vì nước, vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng

dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân

dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục. Họ đã dùng những lời lẽ

đẹp đẽ và trang trọng nhất để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhà cách mạng triệt

để”, “nhà hoạt động quốc tế thần thoại”, “ một nhân vật nổi bật nhất trong thời đại

của chúng ta”2 . Chủ tịch Phiđen Caxtơrô (Cu Ba) đã viết: “Cuộc đời của Người là

một tấm gương sáng chói những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả nhất.

Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt,

bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy.

Hồ Chí Minh thuộc lớp những người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự

sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt”3.

Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phải tu dưỡng, rèn luyện theo tấm
gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đức khiêm tốn, trung thực.

Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công

vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự

mình Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống trong sạch thực hành

cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người, không
gợn chút riêng tư. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chủ tịch không có cái

gì riêng. Cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi

ích hằng ngày của dân là sự lo lắng đêm ngày của Người. Gia đình của Người là

đại gia đình Việt Nam”4.

Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người nó gắn liền với

niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Người dạy cán bộ, đảng

viên việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức

tránh; phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng, hết sức phục

vụ nhân dân.

Với tình thương yêu bao la, Hồ Chí Minh giành cho tất cả, chia sẻ với mọi

nguời những nỗi đau riêng. Người nói, trong: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có

một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia

đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”1 . Cách mạng Tháng Tám thành công cũng

là lúc Việt Nam vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, Hồ Chí Minh chủ trương tăng

gia sản xuất, mỗi tháng mỗi người nhịn ăn ba bữa để góp gạo cứu đói và Người

cũng đóng góp lon gạo của mình như mọi người dân.

Học tập tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt

qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

Người đã làm thơ để tự răn: “Muốn lên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.

Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân

cách Hồ Chí Minh. Một tờ báo nước ngoài viết: “Đằng sau cái cốt cách dịu dàng

của Cụ Hồ là một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật

khởi anh hùng không có gì uy hiếp nổi”1.

Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự kết hợp của

nhiều nhân tố. Sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên, sự nêu

gương của mọi người trong xã hội, gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy,

cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp

luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ

khó đạt được kết quả như mong muốn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

1. Quan điểm HCM về con người


- Con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực và thẩm mỹ.
Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân – Thiện- Mỹ dù “có thế này, thế
khác”.

- Hồ Chí Minh đề cập con người trong tính đa dạng: đa dạng trong quan hệ xã hội
(dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bào); đa dạng trong tính cách, khát
vọng, phẩm chất, khả năng; đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm
việc.
Hình ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu phụ nữ các dân tộc ít người dự Đại
hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 2

- Khái niệm con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh “chữ người, nghĩa hẹp là gia
đình, anh em, họ hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng hơn nữa là cả
loài người”. Với nghĩa đó, khái niệm con người đã mang trong nó bản chất xã hội,
phản ánh các quan hệ xã hội. Khi bàn về vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh không có con người trừu tượng, mà chỉ có con người cụ thể.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là mục tiêu của cách mạng: Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán
trong di sản lý luận của Hồ Chí Minh. Khẳng định quyền con người là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm, quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền
mưu cầu hạnh phúc, giải phóng xã hội giải phóng con người, thực hiện độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội đó chính là mục tiêu mà cách mạng phải hướng tới.

+ Mục tiêu này được cụ thể hóa trong cuộc cách mạng nhằm giải phóng

dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
+ Xác định mục tiêu cách mạng là mang lại tự do, hạnh phúc cho con

người, tuy nhiên sự nghiệp giải phóng này là do chính con người thực hiện. Với tư
cách mục tiêu cách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đều
phải vì dân, vì lợi ích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân.

- Con người là động lực của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con người là

vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
Người nhấn mạnh “mọi việc đều do người làm ra”; “trong bầu trời không gì quý
bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân
dân. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,

khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra
lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản như lao động sản xuất, đấu tranh
chính trị - xã hội,…Sự nghiệp kháng kiến quốc là sự nghiệp của dân, công cuộc đổi
mới xây dựng là trách nhiệm của dân. Muốn giành thắng lợi Đảng phải giáo dục
toàn dân, tổ chức và tập hợp toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân, tin
tưởng vào sức

mạnh của nhân dân.

Xây dựng và phát triển con người

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định “con người là trung tâm của

chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền

con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và

quyền làm chủ của nhân dân”.


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-
6-2014) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016) nêu phương hướng:
“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân -
thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Văn hóa
thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

You might also like