You are on page 1of 7

 MSSV: 19128109

 Họ và tên: Đỗ Nguyên Bích Ngọc


 Tên môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
 Tổ thi: 001_DH19BQ_08
 Giảng viên: Lê Thị Kim Chi
Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
a) Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
- Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động
thoát khỏi cảnh bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và sống một đời hạnh phúc, là làm cho dân giàu , nước mạnh.
- Chủ nghĩa xã hội là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, lợi ích cá nhân nằm
trong lợi ích tập thể, lợi ích tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân
mới có điều kiện được thỏa mãn.
- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản nên vẫn còn chút vết
tích của xã hội cũ nhưng sức sản xuất đã phát triển cao, tư liệu sản xuất đều là
của chung và không có giai cấp áp bức, bóc lột.
b) Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan:
- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, sự phát triển của xã hội loài người là một tiến
trình lịch sử - tự nhiên, loài người sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp
đến cao. Đi lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu của xã hội loài người.
- Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cho rằng tùy hoàn cảnh cụ thể mà mỗi dân tộc phát
triển theo con đường khác nhau, có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội, có
nước thì phải đi qua chế độ dân chủ mới.
- Đối với Việt Nam, dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, nhiều
phong trào yêu nước khác nhau, với những hệ tư tưởng khác nhau đã nổ ra
nhưng đều thất bại. Chỉ khi giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo cách
mạng, dẫn dắt dân tộc đi theo con đường cách mạng sản thì cách mạng mới

1
giành được thắng lợi. Do đó, con đường phát triển tất yếu sau khi cách mạng
thành công là đi lên chủ nghãi xã hội. Điều này cũng được Hồ Chí Minh khẳng
định trong Chính cương của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 02/1930)
c) Một số đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:
- Về chính trị: xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.
- Về kinh tế: xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội chủ nghĩa nghĩa là xã hội có
phát triển cao về văn hóa , đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các
quan hệ xã hội.
- Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản. Nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự
vững mạnh của chủ nghĩa xã hội, nhưng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, Hồ Chí Minh cho rằng, cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng
chân chính, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình thì mới đưa cách mạng đến
thành công.
* Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy tốt nhất các động lực của chủ nghĩa
xã hội sinh viên cần:
- Sinh viên cần miệt mài học tập, rèn luyện, có hoài bão, lý tưởng lập thân,lập
nghiệp, vì sự phát triển của bản thân và tiền đồ của đất nước, đóng góp sức
mình xây dựng đất nước, tránh sa vào lối sống thiếu lý tưởng, lệch lạc về quan
điểm sống, dễ bị ảnh hưởng của những trào lưu không phù hợp với thuần phong
mỹ tục, không lành mạnh…
- Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái cũng như đấu tranh chống những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển
hóa” trong môi trường Đại học của một số sinh viên, giảng viên, Đảng viên.

2
- Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống; tăng cường tham gia các hoạt
động cộng đồng; biết hy sinh, cống hiến cho xã hội, phê phán những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân như lười biếng, kiêu căng, nhút nhát, lãng phí,...
Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những nội dung cơ bản của đạo đức cách
mạng:
- Trung với nước, hiếu với dân:
+ Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức đã có từ lâu trong xã hội phong kiến
phương Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống
Việt Nam, khắc phục những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh khẳng
định trung với nước, hiếu với dân là một trog những phẩm chất đạo đức cách
mạng phản ánh mối quan hệ rộng lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao
trùm nhất của con người Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ trung, hiếu đã ăn sâu, bám rễ trong con
người Việt Nam với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân với Tổ quốc,
người con với gia đình. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đây một nội dung mới,
phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ trung với vua và chỉ có
hiếu với cha mẹ, mà phải là “trung với nước, hiếu với dân”.
+ Theo quan niệm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của
nước. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự
nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.
+ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước,
trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng,
cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân
dân hết lòng.
+ Hiếu với dân là tin dân, thương dân, gần dân, học hỏi dân, kính trọng nhân
dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân,
không được ra lệnh, ra oai, lên mặt quan cách mạng.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:

3
+ Yêu thương con người là tình cảm được Hồ Chí Minh xác định là một trong
những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, trước hết là dành cho những người
cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột. Đó là tình yêu thương dành cho nhân
dân còn bị thiếu thốn, đói nghèo, chưa thoát được vòng tối tăm lạc hậu. Đó còn
là tình yêu thương đối với bạn bè, đồng chí, với mọi người trong quan hệ hàng
ngày...
+ Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng
lớn, vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn
sống giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại
là xa lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, đời sống của từng người, việc ăn, việc
mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ
những người bạn thuở hàn vị, đến những người quen mới.
+ Tình thương yêu con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể,
mang lại cơm ăn, nước uống, trả lại nhân phẩm cho con người, phấn đấu vì độc
lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
+ Người căn dặn trong Đảng “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, sống
với nhau phải có nghĩa có tình”. Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, đảng viên
phải luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người, yêu thương đồng chí,
để tránh những hậu quả tai hại, như đã thấy ở nơi này, nơi kia. Đây là tình
thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành,
nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp
chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hòa vi quý, bao che sai lầm, khuyết điểm
cho nhau, càng xa lạ với thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh,... có thể đưa
đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư:
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ, được
Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người
chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không

4
bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phục vụ quyền lợi cho chúng.
Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho
nhân dân theo, để lợi cho nước, cho dân.
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chó công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm
chất “trung với nước, hiếu với dân”. Việc thực hiện phẩm chất này đặt ra đối với
tất cả mọi người, khi cách mạng thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn.
+ Cần là siêng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của
cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam
tiền của, địa vị, danh tiếng. Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn; điều gì
không đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Các đức tính đó có mối quan hẹ chặt chẽ
với nhau. Cần mà không Kiệm giống như thùng không đáy. Kiệm mà không Cần
thì lấy gì mà Kiệm. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính.
+ Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán
bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của
cách mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Mặt khác, những người trong các
công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm,
chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
+ Chí công vô tư là ham làm những việc ích nước lợi dân, không ham địa vị,
không màng công danh, vinh hoa, phú quý, là “lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ
quốc, vì đồng bào; đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước
hết”. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
+ Cần, kiệm, liêm, chính được Người coi là nền tảng của đời sống mới, của các
phong trào thi đua, yêu nước, là bốn đức tính cơ bản của con người, thiếu đi một
đức tính là không thành người.
- Tinh thần quốc tế trong sáng:
+ Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa. Đó là tinh thần: “Tứ hải giai huynh đệ” mà Hồ Chí Minhđã

5
tiếp thu được của quá khứ; tinh thần quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên
bằng mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em”; tinh thần đoàn kết với các
dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí minh đã dày công
vun đắp bằng hoạt dộng cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự
nghiệp cách mạng của cả dân tộc; tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với
tất cả những người tiến bộ trên thế giới, vì hòa bình, công lí và tiến bộ xã hội. Sự
đoàn kết ấy nhằm mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.
+ Chủ nghĩa quốc tế vô sản phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, và chủ nghĩa
yêu nước phải đi tới chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước
chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng, theo Hồ Chí Minh, là tinh thần “giúp bạn là tự
giúp mình”, nó hoàn toàn xa lạ với tinh thần sô-vanh nước lớn hay tinh thần dân
tộc hẹp hòi.
* Liên hệ với thực tiễn của bản thân:
- Cần có định hướng riêng của bản thân về việc nâng cao, tu dưỡng đạo đức cá
nhân và rèn luyện đạo đức Cách mạng để tránh phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất
phương hướng, chạy theo lối sống thực dụng; noi theo những tấm gương sáng,
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức lối sống trong Đảng và trong xã hội.
- Đấu tranh đẩy lùi những biểu hiện, hành vi suy thoái về đạo đức, chính trị, tư
tưởng, quan liêu, lãng phí, tham nhũng; yếu kém về phẩm chất và năng lực, thờ
ơ, vô cảm, thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm; xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa,
tự diễn biến, tự chuyển hóa; tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đạo đức xuống
cấp, kỷ cương chưa nghiêm,...
- Giữ gìn lối sống nhân hậu, nghĩa tình, khiêm tốn, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có chí lập thân, lập nghiệp,
gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc.

6
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ môn Lý luận Chính trị (trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và khoa Lý luận
Chính trị (trường ĐH Kinh Tế TP.HCM): Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh,
tháng 6/2020 (trang 23-24)
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (trang 71-77)
3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.216, 226.
4. “Phòng chống chủ nghĩa cá nhân trong sinh viên”,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/component/k2/item/3926-phong-chong-
chu-nghia-ca-nhan-trong-sinh-vien.html
5. Bộ môn Lý luận Chính trị (trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và khoa Lý luận
Chính trị (trường ĐH Kinh Tế TP.HCM): Tài liệu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh,
tháng 6/2020 (trang 158-159-160)
6. “Liên hệ bản thân về đạo đức Cách mạng”
https://luathoangphi.vn/lien-he-ban-than-ve-dao-duc-cach-mang/

You might also like