You are on page 1of 4

việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà, đã phụ trách việc gì thì làm

cho kỳ được,
làm đến nơi đến chốn, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.

- Chí công vô tư: làm việc không tư lợi, chống chủ nghĩa cá nhân, là hết lòng, hết
sức vì việc nước, việc dân theo đúng với kỷ cương phép nước.

KL: Thực chất chí công vô tư là sự tiếp nối của cần, kiệm, liêm, chính bởi nếu đã
thật sự cần, kiệm, liêm, chính thì nhất định sẽ trí công vô tư và ngược lại, từ đó sẽ nảy
sinh nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.

d. Tinh thần quốc tế trong sáng

- Đó là tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em”

- Đây là một phẩm chất đạo đức mới, dựa trên bản chất quốc tế của giai cấp công
nhân, hướng vào những mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi những khuôn khổ quốc gia,
dân tộc.

- Tinh thần quốc tế đòi hỏi phải biết yêu thương không chỉ dân tộc mình mà cả dân
tộc khác, phải biết tôn trọng văn hóa, lối sống của dân tộc khác.

- Yêu cầu của nguyên tắc này là phải xây dựng khối đại đoàn kết chiến đấu giữa
vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức, xây dựng tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân
tộc để cùng nhau đấu tranh cho những mục tiêu lớn của thời đại.

3/ Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

+ Nói đi đôi với làm là phương pháp tu dưỡng là phải gắn lời nói với hành động
trong thực tiễn, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói
một đường làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng.

+ Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc rèn luyện đạo đức quan
trọng bậc nhất. Người thường phê phán thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm
quan cách mạng” nói mà không làm, Người yêu cầu phải tẩy sạch bệnh quan liêu.

+ Nêu gương đạo đức là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, đồng thời là cơ sở để
phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức cũ.

+ Hồ Chí Minh yêu cầu đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối
tượng, mọi lĩnh vực từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, trong nhà trường, gia đình, xã hội.
b, Xây dựng đạo đức đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng
rộng rãi.

+ Phải kết hợp giữa xây và chống là vì không phải “người người đều tốt, việc việc
đều hay”, Người yêu cầu phải kiên quyết chống ba loại kẻ thù nguy hiểm: tư tưởng thực
dân đế quốc, thói quen lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân.

+ Người yêu cầu, với từng người, trước hết phải chiến thắng lòng ta trong mình,
với việc, với người nhất thiết phải phê phán, đấu tranh loại bỏ những hiện tượng phi đạo
đức, tàn dư đạo đức cũ.

+ Về quan hệ giữa chống và xây, Hồ Chí Minh chỉ rõ chống là nhằm để xây,
chống đi liền với xây, lấy xây làm chính, lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo
dục lẫn nhau.

c, Tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng

+ Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng không phải tự nhiên mà có, nó chỉ hình
thành trong quá trình rèn luyện, phấn đấu suốt đời.

+ Hồ Chí Minh yêu cầu tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự nguyện
tự giác, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Người khẳng định
làm cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm, song vấn đề là phải cố gắng sửa
chữa sai lầm khuyết điểm.

4/ Ý nghĩa của nó đối với việc “ lập thân, lập nghiệp” của giới trẻ hiện nay?

- Ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của tài trong việc lập thân lập nghiệp, vì thế hệ
trẻ nên ra sức học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao năng lực của bản thân, để có “tài”...
nhưng nếu chỉ dựa vào tài, vào năng lực thôi thì chưa thể “lập thân lập nghiệp” được.
HCM đã nói: “ có tài mà không có

CÂU 7. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG HCM VỀ CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC
TRỒNG NGƯỜI?

1/ Quan niệm của HCM về con người:

- Người xem xét con người trong tính lịch sử, cụ thể của nó.

- Người xem xét con người như một chỉnh thể, đa chiều: con người luôn có xu
hướng vươn tới cái chân - thiện - mỹ, mặc dù “có thế này, thế khác”.
- Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: Bản
chất con người mang tính xã hội. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử.
cao đẹp:

- Khi nói về con người, bao giờ Hồ Chí Minh cũng thể hiện tư tưởng nhân văn
cộng sản cao đẹp:

+ Một là: sự cảm thông hết sức sâu sắc với những đau khổ của người nô lệ và
người cùng khổ.

+ Hai là: quyết tâm hy sinh chiến đấu để giải phóng con người và đem lại tự do và
hạnh phúc cho con người.

+ Ba là, tin tưởng tuyệt đối ở khả năng tự giải phóng của con người và không
ngừng rèn luyện, phát huy khả năng ấy.

2/ Vai trò của con người:

a) Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng:

- Con người là sức mạnh đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của CM, vì vậy
con người là vốn quý nhất, cần phải bảo vệ con người như là bảo vệ sinh mệnh của CM.

- Hòa bình trong độc lập, tự do là nguyện vọng thiêng liêng nhất của con người, vì
vậy mục tiêu của CM là phải giành lại độc lập, tự do, một nền hòa bình chân chính.

- Tận dụng tối đa mọi khả năng hòa bình để phát triển CM. còn chiến tranh chỉ
được coi là giải pháp bắt buộc cuối cùng, nhưng nếu buộc phải tiến hành chiến tranh
chính nghĩa thì cần phải chủ động, tích cực bằng mọi cách để giảm bớt hy sinh xương
máu cho con người.

- Con người còn là nhân tố quyết định thắng lợi của CM. Bởi con người là chủ thể
của lịch sử, trong đó quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Vì vậy phải coi
trọng sức dân, của dân, phải ra sức bồi dưỡng sức dân, phải luôn lấy dân làm gốc.

b) Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng:

- Mục tiêu của CM là phải giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con
người. Vì vậy đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng đều phải xuất phát từ con
người, đều phải hướng tới mục tiêu giải phóng con người.

- Sự nghiệp giải phóng con người phải do chính con người thực hiện, con người là
động lực chủ yếu của CM, trong đó nhân dân lao động là động lực cơ bản nhất.
- Con người chỉ trở thành động lực của CM khi học được giác ngộ, tổ hướng hoạt
động đúng đắn. Vì vậy việc phát huy động lực con người phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo
đúng đắn của ĐCS, vai trò tổ chức, tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân của những
người CM, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh khắc phục các phản động lực trong con
người và xã hội.

3/ Chiến lược trồng người:

- “Trồng người” vừa là vấn đề vừa là yêu cầu khách quan, cấp bách, lâu dài của
cách mạng.

- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa”, “trồng người” phải là chiến lược hàng đầu của CM, đó là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, là sự nghiệp nhà trường, cơ quan đoàn thể. của mỗi gia đình,

- Xây dựng con người phải toàn diện, có đủ đức - tài, trong đó đức là gốc, vì vậy
sự nghiệp trồng người phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức.

- Chiến lược “trồng người” là chiến lược trọng tâm của phát triển quốc gia, mỗi
bước xây dựng con người đồng thời là một nấc thang trong quá trình xây dựng xã hội
mới.

You might also like