You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHXH & NV




TIỂU LUẬN

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một sinh viên, em


cần làn gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Dương


Sinh viên thực hiện : Dương Thị Kim Tuyến
Lớp : POS 361 SC . MSSV: 26202442311

Nhóm sinh viên thực hiện:


Lê Thị Hoài Vy - 26202442309
Nguyễn Thị Mỹ Duyên -
Dương Thị Mỹ Phượng -
Thái Bá Toàn Thắng -

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 8 năm 2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU (Giới thiệu về Hồ Chí Minh)

CHƯƠNG 1: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi
thử thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại
không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ,
chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm
vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ
gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng,
lắng nghe ý kiến của quần chúng.

Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật
trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I.
Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời
đại.

Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu cầu
đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động,
trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối
với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng
trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm
quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư”.

b. Vị trí đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh:


Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một
người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu
trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với công việc.

Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp
rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức
tạp, lâu dài, gian khổ.

Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân”.

2.Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả về vật
chất và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội. Sự phát triển của xã hội Việt
Nam cũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần cho sự phát triển lâu dài,
bền vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức. Do đó, việc hình thành một nền đạo
đức - nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam trong hiện tại và
tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực tiễn phát triển của dân tộc.

Sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, con người. Chúng ta khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, cơ sở
vững chắc, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là nền
tảng vững chắc cho sự hình thành và trồng người của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để đội
ngũ cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, những chuẩn mực đạo đức cơ bản
của con người Việt Nam hiện tại và tương lai và là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện tại.

a. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để đội ngũ cán bộ, đảng viên tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức:

Ý nghĩa của nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực hành theo
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là giải pháp quan trọng nhất, giúp xác lập lại vị
trí, vai trò của đạo đức - yếu tố gốc rễ, nền tảng tinh thần của mỗi con người. Chủ tịch
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là các cán bộ, đảng
viên, khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người. Đạo đức là
nền tảng của người cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng
sự nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyết định sự
thắng lợi của mọi công việc, phẩm chất, uy tín của mỗi con người. Người cho rằng, mọi
việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng
hay không và “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to,
người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.

Đạo đức cách mạng giúp người cách mạng đứng vững trong mọi hoàn cảnh, dù khó
khăn hay thuận lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặp
khó khăn gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước..., khi gặp thuận lợi và
thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ
đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người.

Người yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, phải tiêu biểu cho lương tâm,
phẩm giá và trí tuệ của dân tộc. Trong Di chúc, Người căn dặn: “mỗi đảng viên và cán
bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người
đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

b. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của
con người Việt Nam hiện tại và tương lai:

Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn
phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ,
muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ
nghĩa. Đó là những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Riêng
về khía cạnh đạo đức, đó trước hết là những người có tinh thần yêu nước, thương dân,
đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đó là những người luôn luôn
gắn bó với nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu
mến, quý trọng, được dân tin, dân phục, dân yêu. Phải là những con người có ý thức
trách nhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng
suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Đồng thời phải là những con
người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian cho
đất nước và nhân dân.

Sự phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi những con người trong xã hội, trước hết là
cán bộ nắm giữ các cương vị trong hệ thống chính trị, phải là những người không để các
căn bệnh tiêu cực, như quan liêu, tham nhũng... xâm nhập, khống chế, đồng thời dám
đấu tranh chống các căn bệnh, tiêu cực đó. Đó là những chuẩn mực đạo đức được Chủ
tịch Hồ Chí Minh chú trọng chỉ ra và quan trọng hơn là nêu gương thực hành trong thực
tiễn đời sống.
Trước hết là phẩm chất “Trung với nước”, “Hiếu với dân”. Trung với nước là tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên
của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân là có hiếu
với cha mẹ mình và rộng ra là tình họ hàng, rộng nữa là tình người đối với cộng đồng,
với dân tộc. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ gần dân, kính trọng dân, học tập dân, dựa vào
dân và lấy dân làm gốc, thương dân, tin dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư. Người chỉ ra rằng cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của “đời sống mới”,
nền tảng của thi đua ái quốc; là chuẩn mực đạo đức cần phải có của con người, là tiêu
chí xác định “chất người” của mỗi người, bởi “Thiếu một đức, thì không thành người”.
Cần, kiệm, liêm, chính gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể
thống nhất, không thể thiếu một yếu tố nào. Người nhắc nhở: “Đem lòng chí công vô tư
mà đối với người, đối với việc”, “khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước,
mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã. Ta có câu nói: “Có khó nhọc thì mình nên
đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích
chung trước và lợi ích riêng sau”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan tâm, chú ý đến các chuẩn mực đạo đức khác theo
quan điểm của giai cấp công nhân như tình thương yêu và tinh thần quốc tế trong sáng.
Nó không dừng lại ở lòng nhân ái mà vươn lên một tầm cao hơn, gắn kết yêu thương
với khát vọng giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, không phân biệt màu da,
chủng tộc, giai cấp, tôn giáo. Tình yêu thương của Người dành cho con người đã vượt
qua cả một quốc gia hay một dân tộc, vượt lên trên những con người tiên tiến, và thu hút
sự ngưỡng mộ và ngưỡng mộ của những con người tiên tiến.

c. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá
trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gương thực hành
những nguyên tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới, nền đạo đức
mới của Việt Nam. Đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức;
phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Người chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho
phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó
là thái độ của người cách mạng”. Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp
chặt chẽ giữa xây và chống. Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây; phải
bằng nhiều biện pháp kết hợp cả giáo dục, phê phán và trừng trị bằng pháp luật; phải kết
hợp giữa quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng...

Đồng thời, Người cũng nhắc nhở hết sức sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải
trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng
cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Đạo đức không
phải là cái nhất thành bất biến, không phải là điểm đến, chỉ cần phấn đấu vươn tới một
lần là xong xuôi, mà là quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời. Một nền đạo đức mới chỉ
có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.

Gần nửa thế kỷ sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tư tưởng và tấm gương đạo
đức của Người vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp trẻ hóa đất nước hôm nay và
tương lai, vì dân giàu, nước mạnh. Nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là cơ sở
tinh thần để Việt Nam xây dựng nền đạo đức mới hiện nay và tương lai.

CHƯƠNG 2: Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1.Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay:

Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những nguyên
lý, quy tắc chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và
với cộng đồng. Đạo đức không phải là một phạm trù trừu tượng do thượng đế sinh ra, mà
là một phạm trù lịch sử. Đạo đức ra đời, phát triển do nhu cầu của xã hội, nhằm duy trì,
phát triển quan hệ xã hội đã được xác lập.

Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển
vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được
nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy
vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống
hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng
cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như
những người có trách nhiệm.

a. Tình trạng đạo đức của giới trẻ:

“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã
biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt
đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi
giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị
tinh thần.

Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang
diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải
các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn
gái), thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên
cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ
là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng
vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô
bé đang bị một nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy
dỗ" rất “anh chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản
nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư
luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh
Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động
hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo
viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém
trọng thương.

Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng
cao. Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, việc các bạn trẻ
quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối
sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ
nghĩa gia phong, nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị
nết na…. Đồng thời, tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động. Theo GS.BS
Nguyễn Thị Ngọc Phượng - giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM - cho biết:
thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ
nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn
100.000 ca sinh nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương. Tại BV Từ Dũ, mỗi năm
tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn 30.000 người và tổng số 1,2-
1,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con
trước 20 tuổi”
Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ
những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau
cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm,
rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi. Ngay tại
Thị xã Thủ Dầu Một, vào những đêm cuối tuần, khoảng 200 bạn trẻ tụ tập đua xe làm
cho Cảnh sát Giao thông cũng phải “bó tay”.Vào những đêm cuối tuần tại khu vực
Quảng trường Hồ Chí Minh - thành phố Vinh (Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập
tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ
20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt giữ, lập biên bản xử lý hơn 100
người đua xe, tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy nhiên đám đông vẫn không
giải tán.

Đau lòng hơn nữa số đông trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì. Để có tiền
gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn từng gánh rau, đấu
thóc, đã làm việc hết mình mông một ngày được nhìn thấy con thành đạt.
Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe máy, máy tính xách tay
để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi
trác tán hoặc sau vài đòn thất thủ trong các trò cá độ hoặc lô đề.

Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm,
nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta.

b. Nguyên nhân tha hoá đạo đức của giới trẻ:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng chỉ xin
đơn cử một vài nguyên nhân sau:

 Nguyên nhân bản thân:


Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự
do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do
không phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh
phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ,
chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.”

 Nguyên nhân từ gia đình:

“Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt
đẹp được”. Đây chính là bài học giáo dục công dân của cấp II. Thế mà gia đình trong
xã hội chúng ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết
người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với
đồng tiền. Sau giờ làm, cha bận “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ bận việc nhà, thế là
cha mẹ không có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ
mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích cãi vã, thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con
cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm, học đàn, học nhạc, học
võ... Và thay vì khuyên bào thì chỉ là quở trách và la mắng. Dần dà con cái không
biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai. Một số sinh ra cách sống đơn độc,
nhút nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá
xưng hùng xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm
bất cứ gì, chơi bất cứ thứ gì để chứng tỏ “đẳng cấp”, “thua trời một vạn không bằng
kém bạn một ly”.

Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con
từ thuở còn thơ”, cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc trẻ còn non. Nhưng xem
ra nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc xây
dựng nếp sống có văn hóa trong gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối
sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay
chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn
trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực
giá trị đạo đức mà con người phải sống theo và tôn trọng với tư cách là một con
người?

 Nguyên nhân từ nhà trường:

Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề
cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu
cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người
học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của trường học
đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học những giá
trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và
biết tôn trọng người khác. Thậm chí một số trường học còn là nơi dung dưỡng điều
xấu, bởi ta mới chỉ nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Chính
vì chỉ quan tâm đến việc nhồi nhét kiến thức nên trường học chỉ có thể đào tạo ra
những con người đầy tri thức, thông thạo các kỹ năng mang tính công cụ nhưng
không phải là những người trí thức thật sự. Chính vì không phải là người trí thức nên
những “sản phẩm giáo dục” ấy rất “hồn nhiên” gây tổn hại đến người khác và vi
phạm pháp luật. Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ của giới trẻ
trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của những gì
đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.”

 Nguyên nhân từ xã hội:

Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện
tượng tha hóa đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân
theo “quy luật nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do
những ảnh hưởng không mong muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do
ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Có người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao
nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại
bao nhiêu thì hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất vọng.
Khi đó họ tìm đến với rượu bia, xì ke, ma túy, thuốc lắc, ăn chơi trác táng.

Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng
vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị
vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu
thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như
những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc
độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho
rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống một cách lương thiện thì áo
chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn no mặc ấm, ăn sung mặc
sướng”.

Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối
giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả, gian
lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “múa kiếm”, tham
ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người trẻ
nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị trừng phạt
thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn
biết đến nền tảng đạo đức của con người. Từ đó, nảy sinh ra nhiều kiểu sống bệnh
hoạn, làm băng hoại những giá trị truyền thống văn hoá. Trong mục “Gặp gỡ đầu
tuần” của báo Phụ Nữ ngày 21 tháng 03 năm 2009, cố Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị
Oanh cho biết: “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho
giới trẻ”. Mối quan ngại của bà là mặc dù ngày nay lãnh vực khoa học kỹ thuật, kinh
tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng
việc học và rèn luyện đạo đức làm người.

2.Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:

Hội viên, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng
và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp
phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.
Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều
vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai của cá nhân và
đất nước.

Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với
làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi
đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, hội viên, sinh viên cần:
- Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương
Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.
- Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm theo lời
Bác dạy.
- Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung
thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.
- Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên
các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu
chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.

Hội viên, sinh viên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về
trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm mà còn phải:
- Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung quanh mình có nhận thức đúng đắn,
đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần trách nhiệm,
trung thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách nhiệm, sự
giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm thì dở" đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
- Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh
viên hoặc các cơ sở Đoàn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả
trong thực hành theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung
thực nói đi đôi với làm.

Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của
mình đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy
sinh vì sự nghiệp chung của đất nước:
- Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một phút nào được
quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".
- "Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà
phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước
nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".
- Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có
trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ,
không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng
nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm
vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác.

Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm:

Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, Với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp.
- Dũng cảm.
- Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện:
"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm",
"gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
Cần nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và trong
cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm,
trước hết phải nói đi đôi với làm, phải tạo ra sự chuyển biến về tình cảm và nhân
cách:

- Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ phải.
- Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, cầu thị, sửa chữa
khuyết điểm, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt
tích cực.

Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm:

- Mỗi hội viên, sinh viên cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình.
- Phải thật sự trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn
bè, đồng chí, với Tổ quốc và nhân dân.
- Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người, dối
Đảng, dối dân.
- Phải chống lại thói Ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm,
"đục nước béo cò" khi người khác gặp hoạn nạn.
- Phải đấu tranh với tệ làm ăn chụp giật, quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán
tri thức...
- Đã trung thực với chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình.
- Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong Đảng, trong xã hội.
- Để làm được như vậy, trước hết phải nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực,
trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cân thiết và quý
báu, là phẩm giá của mỗi người.
Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên gắn tinh thần trách nhiệm, được tính
trung thực, nói đi đôi với làm và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công việc
chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đoàn, hội, đội:

- Hội viên, sinh viên cần Chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức,
rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, không
nói dối thầy cô, cha mẹ.
- Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con ngoan, trò giỏi.
- Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng vào cuộc sống hằng
ngày, vào công việc.

KẾT LUẬN: (Tóm tắt những gì các bạn nêu ra trong phần nội)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4, tr.56.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, 2000, t.12, tr.501.

(3) Xem Y.Stenson: Hồ Chí Minh là nhân cách thời đại.

Phân công nhiệm vụ giữa các thành viên

You might also like