You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH

VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


-----------OOO------------

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


SEMINAR LẦN 2

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Hiệp


Trần Văn Trường
Vũ Thị Thúy Cải
Quàng Thị Kiều Trang
Hoàng Thị Ngọc Trân
Hoàng Minh Liễu
Lớp : TA27.01
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mỹ Nhung

Năm học 2023-2024


PHẦN MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh – Lãnh tụ có cống hiến về tư tưởng đạo đức Cách mạng.
Người bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng cách giáo dục lý tưởng và đạo đức cách
mạng cho mọi người. Đồng thời, Người còn là hiện thân của đạo đức cách
mạng, nêu gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Người là bậc đại trí,
đại nhân, đại dũng.

Ở Hồ Chí Minh có sự thống nhất hoà quyện giữa chính trị, đạo đức, văn
hoá, nhân văn: một nền chính trị rất đạo đức, rất văn hoá và đạo đức, văn hoá lại
rất chính trị. Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là tư tưởng chính trị, định hướng
chính trị nhưng dễ dàng tìm thấy một đạo đức trong sáng, một chủ nghĩa nhân
văn hoàn thiện, một nền văn hoá của tương lai. Vấn đề này nằm trong vấn đề
kia, gắn bó với nhau, nâng lên, gộp lại thành chất “người” hay trình độ “người”
như cách nói của Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Tư tưởng đạo đức “nước
lấy dân làm gốc” lại nhằm phục vụ cho sự nghiệp chính trị vì nước, vì dân. Hoặc
“trung với nước, hiếu với dân” là một tư tưởng chính trị đồng thời cũng là một
phẩm chất cơ bản của tư tưởng đạo đức. Sự thống nhất trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nói đi đôi với
làm; giữa đức và tài; giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.
PHẦN NỘI DUNG
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức:

1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:

a. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế giới
bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục, thực hành đạo đức. Khi đánh giá vai
trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu rõ đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng
định đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của
người cách mạng.Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như
ngọn nguồn của sông, suối. Trong tác phẩm Sửa đối lối làm việc (1947),
Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một
công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã
hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng
(1958), Hồ Chí Minh viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội
mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng
nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm
nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân phục, thì cần
nhớ rằng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ
“cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách, đạo đức”.

Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công
việc, phẩm chất mỗi con người. Trong bài Người cán bộ cách mạng
(1955), Hồ Chí Minh yêu cầu “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức
cách mạng… Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm
nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”. Bởi vì, có đạo đức cách mạng
trong sáng mới làm được những việc cao cả, vẻ vang. Người quan niệm,
“Việc nước lấy Đoàn thể làm cốt cán. Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt
cán. Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán”. Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số
chiến sĩ cách mạng là người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì làm gương mẫu: gian khổ, chất phác,
kính trọng của công... Đạo đức ấy có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã
hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong”. Theo Hồ Chí
Minh, đạo đức cách mạnglà chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong
mọi thử thách. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành
công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”.

Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con
người.Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy
năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người
làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Thực
hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị
của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách.
Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em học sinh,
sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là
cực kỳ quan trọng, không có tài thì không xây dựng, phát triển được đất
nước. Đức bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia
đình, anh em, bạn bè, rộng ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm việc,
làm người, làm cán bộ.

b. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:

Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là
ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải phóng, mà trước
hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng
sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý
tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực. Trong Bài xây dựng những con
người của chủ nghĩa xã hội (1961), Người viết: “Nhà nước ta ngày nay là
của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách
mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay, nhân dân lao động ta là những người
làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp
bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay
mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là
những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi vậy mọi người đều phải thấm
nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình””. Người
nói rõ: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo. Khác hẳn với trước kia,
công nhân bây giờ là người chủ đất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống. Bởi
vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc ý thức làm chủ tập thể và đạo
đức cách mạng “mình vì mọi người”. Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào
cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của
loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng
vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản
trở thành một sức mạnh vô địch.
2. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức:

Có tài mà không có đức là người vô dụng.

Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Sức có mạnh mới gánh được nặng mới đi
được xa”, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, nếu
không có đạo đức làm nền tảng, làm cái căn bản thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân.

Có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang.
Sự nghiệp cách mạng của chúng ta là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, làm cho con người Việt Nam từ nghèo đói trở lên đủ
ăn, từ đủ ăn trở lên khá, từ khá trở lên giàu và giàu thì lại càng giàu thêm. Sự
nghiệp đó rất cao cả và nhân văn, đòi hỏi phải có những phẩm chất tương
ứng.

Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi lẽ, có tâm, có đức mới giũ vững
được chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào cuộc sống.
Trong mối quan hệ giữa đạo đức và trí tuệ, đức và tài, Hồ Chí Minh đã nêu
một quan điểm lớn: Phải có đức để đi đến cái trí. Vì khi có cái trí, thì cái đức
chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững chủ nghĩa mà mình đã
giác ngộ, đã chấp nhận, đã đi theo.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt: Đạo
đức và tài năng, phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, trong đó, Người xác
định đạo đức, phẩm chất, hồng là gốc, là nền tảng, nhưng điều đó không có
nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài
phải kết hợp, phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Hồ Chí Minh
đã nói rất rõ, có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất
giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho
xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông
bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người. Người thực sự
có trí thì bao giờ cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài
năng, nghiệp vụ để hoàn thành tốt, có hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất mọi
nhiệm vụ được giao. Khi đã thấy rằng không vươn lên được thì đối với ai có
tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và sẵn sàng nhường bước, để họ
bước lên trước. Quan niệm đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội
ở Hồ Chí Minh phải được hiểu trong mối quan hệ đa chiều và biện chứng
vậy.

Về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng giúp
cho con người vững vàng trong mọi thử thách. Người viết: “Có đạo đức cách
mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước”; “khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh thần gian khổ,
chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành
nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
II. Vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh:

1. Doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm gốc:

Lấy lợi nhuận làm gốc là một chiến lược kinh doanh mà nhiều doanh nhân và
doanh nghiệp áp dụng để phát triển hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô. Ý
tưởng chính là sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hiện tại để
đầu tư vào các lĩnh vực mới, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, mở rộng thị
trường, hoặc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới.
Việc ưu tiên lợi nhuận giúp cho việc:

1) Đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ từ việc sử dụng dụng lợi
nhuận để nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất mới, cải thiện quy trình
sản xuất để tăng chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

2) Mở rộng thị trường: Sử dụng lợi nhuận để mở rộng thị trường tiêu thụ, mở
rộng quy mô hoạt động kinh doanh sang các khu vực mới hoặc quốc tế.

3) Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới, khám phá các thị trường mới hoặc
phát triển công nghệ mới.

4) Mở rộng dịch vụ hoặc sản phẩm mới: Sử dụng lợi nhuận để mở rộng dịch vụ
hoặc sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc tạo ra sự đột phá trong
ngành.

2. Vì sao doanh nhân, doanh nghiệp nên lấy lợi nhuận làm gốc:

Doanh nhân và doanh nghiệp cần lấy lợi nhuận làm gốc vì một số lý do quan
trọng sau đây:

1) Phát triển và mở rộng: Lợi nhuận làm gốc giúp doanh nghiệp phát triển và mở
rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Nó cung cấp nguồn vốn để đầu tư vào các
dự án mới, mở rộng thị trường, và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.

2) Tăng cường năng lực cạnh tranh: Sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào nghiên cứu
và phát triển, cải tiến quy trình sản xuất, và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch
vụ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
3) Đổi mới và sáng tạo: Lợi nhuận làm gốc cung cấp nguồn tài chính cho các
hoạt động đổi mới và sáng tạo, từ việc phát triển sản phẩm mới đến tạo ra các
mô hình kinh doanh mới.

4) Đảm bảo sự ổn định tài chính: Lợi nhuận làm gốc giúp doanh nghiệp đảm bảo
sự ổn định tài chính trong dài hạn, giúp họ đối phó với những thách thức và biến
động trong môi trường kinh doanh.

5) Đóng góp vào phát triển kinh tế: Bằng cách sử dụng lợi nhuận để đầu tư vào
các dự án mới và mở rộng quy mô hoạt động, doanh nhân và doanh nghiệp
không chỉ tạo ra giá trị cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của kinh
tế địa phương và quốc gia.

6) Xây dựng lòng tin của cổ đông: Việc sử dụng lợi nhuận một cách hiệu quả và
minh bạch giúp xây dựng lòng tin của cổ đông và nhà đầu tư, làm tăng giá trị thị
trường của doanh nghiệp.

3. Ví dụ doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm gốc?

*Tập đoàn Vingroup:

Một ví dụ về doanh nghiệp ở Việt Nam có thể là Tập đoàn Vingroup. Vingroup
là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Việt Nam và hoạt động trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như bất động sản, dịch vụ giải trí, bán lẻ, y tế, giáo dục và năng
lượng.

Vingroup thường tập trung vào việc phát triển các dự án bất động sản lớn và đa
dạng, từ căn hộ, biệt thự đến các khu đô thị mới. Bên cạnh đó, họ cũng mở rộng
vào các lĩnh vực khác như bán lẻ với chuỗi cửa hàng VinMart, VinMart+, và
dịch vụ giải trí với Vinpearl.
Vingroup thường xuyên cải tiến và mở rộng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị
trường và khách hàng. Họ sử dụng lợi nhuận từ các lĩnh vực kinh doanh để đầu
tư vào các lĩnh vực mới và mở rộng quy mô hoạt động của mình.

Ví dụ, lợi nhuận từ bất động sản có thể được sử dụng để đầu tư vào các dự án y
tế, giáo dục hoặc năng lượng tái tạo, giúp tập đoàn phát triển một cách bền vững
và đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh. Điều này giúp Vingroup không chỉ tạo
ra giá trị cho cổ đông mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.

*Vinamilk – Tập đoàn sữa Việt Nam:

Một ví dụ về doanh nghiệp tại Việt Nam lấy lợi nhuận làm gốc có thể là
Vinamilk – Tập đoàn Sữa Việt Nam. Vinamilk là một trong những công ty hàng
đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa.

Vinamilk không chỉ tập trung vào việc sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa mà
còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như nước giải khát, thực phẩm chức năng,
và sữa công thức cho trẻ em.

Doanh nghiệp này đã xây dựng một thương hiệu uy tín trong và ngoài nước
thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu
dùng. Lợi nhuận từ việc kinh doanh được sử dụng để đầu tư vào nâng cao chất
lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất, và mở rộng quy
mô hoạt động của doanh nghiệp.

Bằng cách tận dụng lợi nhuận để đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mới và cải
thiện chất lượng sản phẩm, Vinamilk không chỉ tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và dinh
dưỡng tại Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
Đảng ta khẳng định doanh nghiệp, doanh nhân là một trong bốn lực lượng chủ
yếu trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lực lượng
doanh nghiệp, doanh nhân nước ta lớn mạnh về mọi mặt, sẽ là lực lượng quan
trọng trong công cuộc xây dựng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn mình”. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng
vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với
lợi ích kinh doanh. Bản thân em là một sinh viên trường đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường được giảng dạy và
nhận thức tầm quan trọng của đạo đức, đạo đức làm gốc của một người. Bất kể
ngành nghề gì, mỗi cả nhân đều phải rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.

You might also like