You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Là một
sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN VĂN DƯƠNG


Lớp : POS 361 X
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ BẢO DUYÊN
Mã số sinh viên : 2220532377

Đà Nẵng, ngày 19 tháng 5 năm 2022

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3

CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ


TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH................................................................4
1. Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh..............................................4
2. Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.................................................5

CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:...............................................................................8
1. Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay.................................9
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh..........................................................................................................12

KẾT LUẬN........................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................17

T r a n g 2 | 17
LỜI MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho,
nguồn gốc nông dân, ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu
tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã
hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời
niên thiếu, với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về
chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân,
cứu nước. Sau bao gian nan, khó nhọc cuối cùng người cũng đã tìm ra và đưa
đất nước ta vượt lên tất cả, giành lại độc lập dân tộc.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế
lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho
nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì
hòa bình và công lý trên thế giới. Người chính là một tấm gương sáng để bất cứ
ai cũng phải học tập. Một trong những tư tưởng nòng cốt, quý giá nhất chính là
tư tưởng của người về đạo đức.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong những tác phẩm, bài
nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến các phẩm chất đạo
đức. Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng việt
Nam.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng
cho thế hệ thanh niên, bởi vì “…Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi
đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”. Đất nước có “sánh vai cùng
các cường quốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế
hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanh niên sống
thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý
thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân
tộc… chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mỗi cá nhân chúng ta phải tích cực rèn luyện, học hỏi để có thể đạt được
những chuẩn mực đạo đức của người đồng thời phải tìm ra giải pháp để khắc
phục những khó khăn. Bởi vậy, khẩn thiết vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh để giáo dục đạo đức cho sinh viên, đó là đòi hỏi khách quan và đáp ứng
yêu cầu thực tiễn hiện nay.

T r a n g 3 | 17
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN
TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1. Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh


Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức. Đối
với Người, đạo đức là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp cách
mạng. Mặc dù không để lại tác phẩm đạo đức nào lớn nhưng những tư tưởng
đạo đức của Người lại được thể hiện trong những bài viết, bài nói ngắn gọn,
diễn đạt, cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc đối
với con người Việt Nam. Hồ Chí Minh là hình mẫu về nhân cách cao đẹp của
con người, của nhà lãnh đạo cộng sản được nhân dân Việt Nam kính trọng, tin
yêu. Đó chính là chuẩn mực giá trị con người của dân tộc Việt Nam. Người là
một tấm gương đạo đức vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh hoa văn hóa
và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng về đạo đức là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng
trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Người. Đó là đạo đức làm người, hoàn
thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại là giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại
ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong những năm đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi
dưỡng xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục
vụ cách mạng.”
Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm hệ thống của các
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội do con người định ra, có tác dụng chi
phối, điều chỉnh hành vi của con người và toàn xã hội. Cùng với pháp luật, các
quy tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh hành vi của con người. nhưng
khác pháp luật, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người
bằng tự nguyện chứ không bằng cưỡng chế, nên làm hay không nên làm chứ
không phải là được làm và không được làm.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người
vững vàng trong mọi thử thách. “ Có đạo đức thì khi gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công
vẫn giữ vững tinh thần gia khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ;
không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.Đạo đức trở
thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất con người;
đạo đức cách mạng “ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội

T r a n g 4 | 17
mới và xây dựng mỹ tục thuần phong”. Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức vĩ
đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của loài người.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết “
cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Với Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: “Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó
cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian
khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”. Tuy nhiên, quan điểm này không phải đề cao tuyệt đối mặt đạo đức và
coi nhẹ mặt tài năng. Đức và tài là những phẩm chất thống nhất của con người.
Nếu đạo đức là tiêu chuẩn hành động thì tài năng là phương tiện thực hiện mục
đích đó. Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, “ nếu thiếu tài thì làm việc gì
cũng khó, nhưng thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có hại”.
Vai trò của đạo đức còn được xem như thước đo lòng cao thượng của
con người. Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng
lực làm việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ;
nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”. Hồ Chí Minh từng khẳng
định sức mạnh của tinh thần của đạo đức: “ Chúng ta đem tinh thần mà chiến
thắng vật chất, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị”.
Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của
mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp mỗi người vượt mọi thử thách. Vì
vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, phải
tiêu biểu cho lương tâm, phẩm giá và trí tuệ của dân tộc.
2. Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh
Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ
thể, với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó.
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc
chắn phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định rõ, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người
xã hội chủ nghĩa, những con người có đạo đức mới. Đó là những con người vừa
có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Riêng về khía cạnh đạo đức, đó
trước hết là những người có phẩm chất “ Trung với nước”, “Hiếu với dân”; là
T r a n g 5 | 17
tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên
hết, trước hết. Đó là những người luôn luôn gắn bó với nhân dân, yêu thương,
kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được dân tin,
dân phục, dân yêu. Đó phải là những con người có ý thức trách nhiệm với công
việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất và chất
lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Đó đồng thời phải là những con
người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời
gian cho đất nước và nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng phẩm
chất: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” này. Người còn quan tâm, chú
trọng đến các chuẩn mực đạo đức khác là tình thương yêu con người và tinh
thần quốc tế trong sáng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đó không dừng
lại ở lòng trắc ẩn, mà còn được nâng lên ở tầm cao, gắn tình yêu thương với
khát vọng giải phóng con người không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp,
tôn giáo khỏi những áp bức, bất công. Tình yêu thương con người ở Người vượt
ra khỏi phạm vi một quốc gia, dân tộc, đến với nhân loại tiến bộ và thu hút sự
ngưỡng mộ, cảm phục của nhân loại tiến bộ.
Đạo đức, với những chuẩn giá trị có tác dụng chi phối tinh thần của xã
hội; là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần của xã hội. Đạo đức góp
phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế-
xã hội. Hồ Chí Minh nói rõ “ Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu”. Ngày
nay, sự suy thoái của đạo đức trong mỗi người và xã hội là một trong những
nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội; điều này được Hồ
Chí Minh đề cập khi nhắc lại lời của Mạnh Tử: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ
nguy”. Vì vậy, trong di chúc của mình, Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của
nhân dân”.
Đối với từng đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh lại có những tiêu chuẩn
đạo đức khác nhau. Đối với công dân, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức toàn
dân. Đối với cán bộ, đạo đức cách mạng được nói tóm tắt là “ Nhận rõ phải, trái.
Giữ vững lập trường. Tập trung với nước. Tận hiếu với dân.”. Đối với đảng
viên, đạo đức cách mạng là bất kỳ hoàn cảnh khó khăn đến mức nào cũng phải
kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần
chúng”. Đối với lực lượng vũ trang, Người yêu cầu phấn đấu đạt tới “ Trí, dũng,
nhân, liêm, trung”. Đối với công an, Người đòi hỏi phải “ vì nước quên thân,
trung thành với Đảng, tận tụy với dân”. Đối với những người làm công tác y tế,
Hồ Chí Minh mong rằng người thầy thuốc phải luôn luôn đề cao “ y đức”, “y
thuật”, : thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đối với thầy giáo, cô giáo, phải có chí
khí cao thượng, phải “ tiên ưu hậu lạc”. Đối với đoàn viên, thanh niên, Người

T r a n g 6 | 17
mong muốn phải vừa “ hồng” vừa “chuyên”. Đối với nhi đồng, đạo đức cộng
sản chủ nghĩa là chăm học, giúp người lớn, đoàn kết, có kỷ luật tốt. Như vậy,
đạo đức cách mạng là nền tảng quy định nhân cách và tư cách của mỗi người,
đó cũng là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, là gốc của con người. Do đó, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn được Đảng ta chú trọng bồi
dưỡng, giáo dục. Trích từ Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" có
đoạn: “….làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

T r a n g 7 | 17
CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:

Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,
trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò
vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam, việc tu
dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"; là
cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên
già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì
vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên,
Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví
như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng
những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu
có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi
gì cho loài người".
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng
ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ
mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Người
viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không
sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh
thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo
hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công
thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã
hội. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường,
đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có
công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ,
nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với
tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những
phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện. Trong
Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất
đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc và “phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh”. Luận giải
điều vĩ đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cắt nghĩa rất giản dị: để “Tổ quốc ta giàu
mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”

T r a n g 8 | 17
Yêu nhân dân và muốn làm được như vậy “phải hiểu rõ sinh hoạt của
nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng,
những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân”. Đây đồng thời cũng
là thực hiện mối quan hệ gần dân, lắng nghe ý kiến dân, gắn bó máu thịt với
nhân dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu
chủ nghĩa xã hội, vì chỉ “có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi
ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.
Yêu lao động: Theo người “muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động”, vì lao động là một nghĩa vụ thiêng
liêng, là trách nhiệm của mỗi người. Một người tri thức nói yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội mà không yêu lao động, thì đó “chỉ là nói
suông”.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì “tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có
khoa học và kỷ luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn
luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực.
Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình
những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà. Mình phải làm thế nào
cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn
đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành,
học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư
tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc.
Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa
xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1. Phải
trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế
nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ rõ: "Đối với người,
ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì
có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng
và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và
hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố
làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều
trái nhỏ".
1. Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể,
phê phán chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã
vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng giai đoạn cách

T r a n g 9 | 17
mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to lớn, đóng góp vào tiến
trình chung của lịch sử dân tộc.
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới
của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó
là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu
nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và
thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống
tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học
tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối
mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chày
lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong học tập,
nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao trong nước và quốc tế. Trong phong trào
Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn phát động, thanh niên sinh viên
luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu. Các em đem tri thức, lòng quyết tâm, sự
quan tâm tới cộng đồng... đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn; giúp đỡ nhân dân cải thiện môi trường sống, môi trường văn
hoá... Phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Tiếp sức mùa thi”… được nhiều sinh
viên quan tâm hưởng ứng. Những phong trào đó nói lên ý thức đạo đức cộng
đồng, ý thức tiên phong gương mẫu của sinh viên đã được nâng cao.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã
dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu hiện xa
rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các
thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" đã tác
động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân. ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình
cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ
phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu,
không có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống
dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội,...Đây là những biểu
hiện không thể coi thường
Một vấn đề nhức nhối khác trong đời sống sinh viên nước ta hiện nay là
hiện tượng sống thử. Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy, có tới 56,3%
trong số 13.611 phiếu thăm dò ủng hộ chọn sống thử. Từ sống chung với phim
sex đến sống thử đối với sinh viên hiện nay là khoảng cách quá ngắn. Qua
nghiên cứu 243 sinh viên (123 nữ và 120 nam) của Trường Đại học Khoa học

T r a n g 10 | 17
xã hội và nhân văn thì có 23% sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Trong đó, nữ sinh viên từng quan hệ tình dục là 14,6% và nam sinh viên là
32,5%. Đáng chú ý, gần 40% số người đã quan hệ tình dục lại có quan hệ với
người khác không phải là người mình đang yêu (31% là nam và 8% là nữ). Hiện
nay, số lượng bạn trẻ có quan hệ tình dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường gia tăng. Cũng qua khảo sát, chỉ có 28,9% sinh viên có thái độ kiên
quyết phản đối vấn đề quan hệ trước hôn nhân; 32,8% chấp nhận nếu họ yêu
thực sự; 5,4% cho đó là chuyện bình thường. Điều này phản ánh xu hướng dễ
chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên ngày nay, quan niệm
về tình yêu và hôn nhân của họ “thoáng hơn”, dễ tiếp cận với lối sống phương
Tây. Đây là sự suy thoái trong lối sống, trong chuẩn mực về đạo đức, sự suy
nghĩ lệch lạc về tình yêu và sức khỏe sinh sản...
Theo khảo sát của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, trong đời sống sinh viên hiện nay đáng lo ngại là hiện tượng sinh viên có
tư tưởng không chịu học hành, xin điểm, quay cóp. Chỉ có khoảng 30% sinh
viên say mê học tập, tích cực tham gia các sinh hoạt tập thể; 10% sinh viên rất
tích cực và hứng thú tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ
những thú vui của tuổi trẻ và thể hiện lối sống tiêu dùng hiện đại, sành điệu; còn
lại 60% sinh viên thể hiện lối sống thụ động, ít tham gia vào các hoạt động
chính trị - xã hội và văn hóa thể thao chung. Gần đây, tác động tiêu cực của môi
trường ảo đã hiện thực hóa qua một số vụ xung đột ngoài đời. Bởi thế, sự dối
lừa được coi là chuyện bình thường. Nhiều sinh viên không cho rằng việc sao
chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, viết tiểu luận và khóa
luận là một hành vi phi đạo đức. Ngoài những sinh viên chăm chỉ học hành,
kiên trì phấn đấu, còn có không ít sinh viên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, thiếu
động cơ học tập. Việc học hành của một bộ phận sinh viên còn mang tính đối
phó: đối phó với kỳ vọng và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của
nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cô. Vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ
điểm danh, không chịu học tập nghiên cứu, quay cóp, thuê làm khóa luận, đồ án
tốt nghiệp, hoặc thi hộ, mở đường dây thi thuê trong kỳ thi tuyển sinh vào đại
học và cao đẳng để kiếm lời bất chấp mọi thủ đoạn. Hiện tượng mua bằng, bán
điểm, chạy thầy, chạy điểm không còn là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao
đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp hiện nay. Chính hiện tượng tiêu cực
này đã phần nào làm tha hóa nhân cách của chính số sinh viên ấy và một số
người thầy (chuyện gạ tình lấy điểm, thầy giáo quấy rối tình dục nữ sinh...).
Điều đáng lo ngại là, nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên
quan đến tiêu chí đạo đức, trong khi ở các nước phát triển sự lừa dối là hành vi
bị lên án mạnh nhất trong môi trường học đường.
Sự thực dụng trong học tập, trong cách sống do ảnh hưởng của lối sống
và sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã làm không ít sinh viên

T r a n g 11 | 17
xa rời các giá trị đạo đức truyền thống. Những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối
sống thiếu lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch
chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc... đã và đang
xuất hiện trong đời sống văn hóa của sinh viên; Vấn nạn bạo lực học đường có
xu hướng gia tăng (xuất hiện nhóm “nữ quái”, nữ “đầu gấu” trong trường học);
sự vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng (phát tán văn hóa phẩm đồi trụy,
gây án nơi học đường, nghiện hút, lô đề, cờ bạc, đua xe...). Sự lạnh lùng trong
các mối quan hệ tình cảm ngày càng lan rộng trong một bộ phận sinh viên. Lời
một bài hát: "tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối
tiếc" không thể không đáng suy nghĩ. Đó là biểu hiện của lối sống lạnh lùng, vô
cảm, thiếu hụt những đam mê và khát vọng vốn là tài sản quý báu của tuổi trẻ.
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm rất sớm đến việc giáo dục
đạo đức cho sinh viên, và cũng khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có
tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi
đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có
hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại
gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người". Bản thân là sinh viên còn ngồi trên
ghế nhà trường học tập và rèn luyện, tuổi đời còn trẻ, có sự năng động, sáng tạo
cũng như tích cực học tập, tuy nhiên cũng vì còn trẻ mà kinh nghiệm sống vẫn
chưa có nhiều, còn mắc sai lầm cũng như dễ bị kích động, lôi kéo… Do đó,
chúng ta cần phải thường xuyên, tự thân, tự giác học tập và tu dưỡng đạo đức để
nâng cao tầm hiểu biết của bản thân và tạo nền móng vững chắc cho lập trường
và tư tưởng đạo đức đúng đắn.
Thứ nhất, chúng ta cần xác định rõ những nội dung tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức trong tình hình hiện nay. Trong xã hội chủ nghĩa hiện nay, Bác Hồ đã
nhấn mạnh: “…thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế
phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm
nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa”. Chúng ta phải
luôn đề phòng và tránh khỏi cái “chủ nghĩa cá nhân”, cái mà có thể đẻ ra hàng
trăm thứ “bệnh” nguy hiểm như quan liêu, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí,
tự cao tự đại… Tự chung lại, nội dung đạo đức bao trùm để thanh niên Việt
Nam tu dưỡng, rèn luyện trong giai đoạn hiện nay chính là “Tâm trong - Trí
sáng - Hoài bão lớn”; trong đó, “Tâm trong” được xác định là căn bản trong rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức của thanh niên hiện nay.
Thứ hai, sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên
truyền tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh suốt cuộc đời cũng như nâng cao

T r a n g 12 | 17
nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành. Kết quả của việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của
thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai của cá nhân và đất nước.
Hoạt động học tập và tuyên truyền đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính
chủ thể cao của mỗi sinh viên. Trong công tác, sinh hoạt và cuộc sống đời
thường, sinh viên cần dành thời gian để tìm hiểu về tinh thần trách nhiệm, trung
thực, nói đi đôi với làm. Chúng ta cần phải luôn tự soi mình để sửa và rèn
luyện, tạo thói quen học và làm theo lời Bác dạy, phấn đấu trở thành tấm gương
về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho
người khác noi theo. Đồng thời, là một Đoàn viên, chúng ta cũng cần phải tham
gia tích cực và hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các
cấp; phấn đấu đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học
tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
Thứ ba, mỗi thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình
đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy
sinh vì sự nghiệp chung của đất nước. Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu
trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình,
nỗ lực hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ
qua cho hoàn cảnh hay người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu
đến với mình khi mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn
cảnh hay người khác. Những điều đó thể hiện lối sống ngay thẳng, thật thà,
dũng cảm và đồng thời cũng cho thấy được tính tự giác trong phấn đấu, rèn
luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, sửa chữa khuyết điểm cá nhân, khắc phục
những mặt hạn chế, tiêu cực và phát huy ưu điểm, mặt tích cực của bản thân.
Hơn hết cả, trong tình hình hiện nay, chúng ta không những phải đối mặt
với các vấn đề chính trị, tư tưởng đã tồn tại từ trước mà còn còn phải đối mặt
với vấn đề dịch bệnh đang ngày càng gia tăng. Là sinh viên, là một cá thể trong
xã hội, chúng ta cần phải tuân theo các chính sách mà Nhà nước đề ra để dự
phòng lan tràn dịch bệnh cũng như bảo vệ cho bản thân, gia đình, xã hội. Bên
cạnh đó, chúng ta cũng phải cố gắng học tập, nâng cao tầm hiểu biết của bản
thân, tuyên truyền để mọi người xung quanh cùng biết và làm theo, Ngoài ra, sự
gia tăng dịch bệnh cũng làm nhiều thói xấu khác ngày càng gia tăng như tham
lam, ích kỷ, lừa lọc, “đục nước béo cò”, mà ở sinh viên là các trường hợp quay
cóp, học hộ, thi hộ, mua bán bằng cấp… Đây là những thói xấu mà chúng ta cần
phải bài trừ, đấu tranh chống lại để góp phần khắc phục sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong xã hội. Để làm được như vậy, trước hết bản
thân mỗi sinh viên phải nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách
nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý
báu, là phẩm giá của mỗi người. Tiếp đó, sinh viện cần phải “nói đi đôi với
làm”, chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức

T r a n g 13 | 17
khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, không nói dối thầy
cô, cha mẹ, không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con
ngoan, trò giỏi, tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày, vào công việc. Mặt khác, là những sinh viên y sau
này sẽ trực tiếp làm các công tác y tế, mà với tình hình dịch hiện tại cũng đã góp
một phần vào công tác phòng chống dịch ở địa phương, chúng ta cần phải năng
động, sáng tạo, có trách nhiệm, có “y đức” và cũng phải tích cực trong việc
nâng cao tầm hiểu biết và kiến thức chuyên môn. Tất cả những điều này là
những vấn đề bức thiết để có thể thực hiện được nhiệm vụ và trách nhiệm của
bản thân ở hiện tại và tương lai.

T r a n g 14 | 17
KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là vô
cùng quan trọng vì đối với mỗi người sinh viên , họ chính là những con người
được đào tạo bài bản để đóng góp cho đất nước của chúng ta khi họ ra trường,
hay nói cách khác sinh viên chính là " người chủ tương lai của nước nhà" ; là
cầu nối giữa các thế hệ và sinh viên chính là người tiếp sức cho cách mạng
trong thời đại hiện nay. Sinh viên là những con người được đào tạo trong các
trường đại học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là người
vô dụng , cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và
cần thiết.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà đạo đức lỗi lạc mà con là một tấm gương
đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức
của Người có một sức sống mãnh liệt và cổ vũ lớn lao với nhân dân ta và nhân
dân thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam
trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan
điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm
cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
đời sống cách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai
trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
Thực trạng hiện nay, Sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích to
lớn trong học tập, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao trong nước và quốc
tế. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất
phương hướng phấn đấu, không có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống
thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã
hội,… Do vậy, cần liên tục trau dồi các đức tính cần, kiệm, liêm , chính, chí
công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường.
Một đạo đức hi sinh tính cá nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ
những ham muốn cá nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương
mẫu trong sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỷ , cá nhân , tham lam . Học
tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được đức tính như
vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được trong cuộc sống
và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu. Thông qua học tập nghiên cứu tư tưởng

T r a n g 15 | 17
Hồ Chí Minh để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan
điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ
động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
ta; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống. Tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất
cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét
cái ác, cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự
nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì
sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu
vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái
và tích cực làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống.

T r a n g 16 | 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn
đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Văn Thụy (2013), “Tu dưỡng đạo đức cách mạng của thanh niên học
sinh theo gương Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1.
4. Trần Thị Minh Ngọc (2014), “Đạo Đức sinh viên thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2

T r a n g 17 | 17

You might also like