You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ 11: TRÌNH BÀY TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.

ĐỂ
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH, SINH VIÊN CẦN PHẢI LÀM GÌ ?
A. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
I. Quan điểm về vai trò và sức mạnh đạo đức cách mạng
1. Đạo đức là gốc của người cách mạng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn.
Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người.
Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng
là một nhiệm vụ rất nặng nề.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnh làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách
mạng vẻ vang.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ Đảng xa rời cuộc sống, xa rời quần
chúng, rơi vào thoái hoá, biến chất. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng Phảo “là đạo đức, là văn
minh”.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành dộng, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm
một. Trong đó; Đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là
thể hiện cụ thể của đức trong hiêu quả hành động.

2.Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người
cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu chi lý tưởng đó trở thành
hiện thực.
Phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người
là những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

II. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1. Trung với nước, hiếu với dân
-Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống “ trung với
vua, hiếu với cha mẹ” và đưa vào đó nội dung mới: “trung với nước, hiếu với dân”, tạo nên một
cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.
- Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của HCM không những kế thừa giá trị yêu nước truyền
thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó
-Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân.
-Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với
con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
- Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng.
2. Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư
Đây là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng.
- Cần kiệm liêm chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc
cho dân.
-Cần là siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự
lực cánh sinh.
-Kiệm là tiết kiệm của nước của dân, không “xa xỉ, hoang phí, bừa bãi”.
-Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân.
-Chính là thẳng thắn, đứng đắn.
Đối với một quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh
thần, thể hiện sự văn minh, tiến bộ.
-Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên vị.
3. Thương yêu con người, sống có nghĩa có tình
Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
-Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại
độc lập, tự do, cơm áo ấm no và hạnh phúc cho con người.
-Dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột
không phân biệt màu da, dân tộc.
-Tình thương yêu con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân.
4. Có tinh thần quốc tế trong sáng
Đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn
từ bản chất giai cấp công nhân.
- Tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân
tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu.
-Nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội, là hợp tác và hữu nghị.
III. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- “ Nói đi đôi với làm” là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được HồChí Minh nâng
lên một tầm cao cao mới
- Nói đi đối với làm không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở để phân biệt giữa đạo đức
cách mạng với những thứ đạo đức khác
- Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm
- “Nêu gương về đạo đức” là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Lời nói đi đôi
với việc làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức
- Phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”.
b. Xây đi đôi với chống
- Xây là biểu dương, giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới, những tấm gương đạo
đức cao đẹp, trong sáng nảy sinh từ các phong trào cách mạng củaquần chúng
- Chống là phê phán, lên án, loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô nhân đạo đức đang thường xuyên diễn
ra trong cuộc sống
- Xây dựng đạo đức mới phải chống những biểu hiện sai trái, xấu xa, đi ngược lại những yêu
cầu của đạo đức mới
- Xây dựng cái mới tiến bộ phải chống lại cái cũ lạc hậu
- Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu,
cái sai vẫn đang diễn ra
c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
- Tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời, gắn với thực tiễn là thể hiện bản chất khoa học, cách
mạng của đạo đức mới, đạo đức cách mạng
- Trong mỗi con người đều có phần thiện và ác, tốt và xấu, trong công việc luôn có những cám dỗ
vật chất mà nếu không có ý chí, bản lĩnh thì sẽ có lúc vi phạm đạo đức
- Rèn luyện đạo đức cách mạng phải dựa trên tinh thần được giác ngộ, sự tự nguyện
B. Để học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh, sinh viên cần phải làm
gì ?
1.Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
2.Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
- Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức
tính khiêm tốn phi thường
- Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người
- Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách,
gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.

You might also like