You are on page 1of 3

GDCD 9

Câu 1: Chí công vô tư là gì? Sự chí công vô tư có ý nghĩa gì đối vói mọi người?
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng,
khách quan trong cuộc sống, ủng hộ việc làm vị lợi ích tập thể , không thiên vị,
giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát tù lợi ích chung và đặt lợi ích chung
lên trên lợi ích cá nhân.
- Ý nghĩa: làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp, xã hội công bằng dân chủ văn
minh, được mọi người tin cậy và tôn trọng, đem lại lợi ích tốt đẹp cho tập thể,
cộng đồng.

Câu 2: Em hãy chi ra những biểu hiện của chí công vô tư? Tìm hiểu các câu ca
dao tục ngữ nói về sự chí công vô tư?
- Biểu hiện của chí công vô tư:
+ Không thin vị che giấu nhũng hành vi sai trái của người khác.
+ Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái của người khác và của bản thân
mình.
+ Không im lặng thờ ơ trước những hành vi không đúng.
+ Ủng hộ thực hiện những hành vi đúng, có ý nghĩa.
- Câu ca dao tục ngữ về chí công vô tư:
+ Áo rách cốt cách người thương.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm.
+ Tha kẻ gian, oan người ngay.
+ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
+ Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.

Câu 3: Tự chủ là gì? Tự chủ mạng lại cho chúng ta điều gì?
- Tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn
cảnh và điều kiện của cuộc sống.
- Ý nghĩa của tự chủ:
+ Giúp cho con người có cách ứng xử, lựa chọn đúng đán sáng suốt.
+ Giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách, gian nan, để vươn
kên trong cuộc sống.
+ Góp phần làm cho xã hội, đất nước phát triển.

Câu 4: Em hãy chỉ ra những biểu hiện của tự chủ? Tìm hiểu ca dao tục ngữ về
tự chủ?
- Biểu hiện của tự chủ:
+ Trong ứng xử lời nói thể hiện sự tự tin, chín chắn và lịch sự.
+ Không nóng nảy, vội vàng trong hành động, luôn bình tĩnh.
+ Biết điều chỉnh thái độ, hành vi, tình cảm của mình trong mọi tình huống khác
nhau.
+ Biết tự kiềm chế ham muốn của bản thân.
- Các câu ca dao về tự chủ:
+ Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiền ba chân.
+ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nỗi cơ đồ mới ngoan.

Câu 5: Hợp tác là gì? Để quá trình hợp tác có hiệu quả cao thì trong quá trình
hợp tác cần có những biểu hiện gì?
- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hay
lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Biểu hiện:
+ Vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết.
+ Tạo niềm tin với nhau, bàn bạc, đóng góp ý kiến, lắng nghe ý kiến.
+ Có trách nhiệm trong công việc và những thành công hay thất bại trong hợp
tác.
+ Tôn trọng và tin tưởng người hợp tác với ta.
- Ý nghĩa của hợp tác:
+ Tạo nên sức mạnh tinh thần, thể chất, giúp giảm thời gian làm việc, tăng hiệu
quả làm việc.
+ Dễ dàng đạt được lợi ích chung, tạo mối quan hệ gắn bó gần gũi.
+ Giải quyết được những vấn đề chung, khó khăn chung mà 1 cá nhân không
thể giải quyết được.
+ Giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết toàn cầu: bệnh dịch, môi trường.

Câu 6: Phát triển là gì? Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển đất nước như
thế nào?
- Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ
lạc hậu đến tiến bộ, từ đơn giản đến phức tạp.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phất triển đất nước:
+ Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với
phát triển con người.
+ Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục.
+ Hoàn chỉnh cơ sở pháp lí, công bằng, tăng trưởng quản lí nhà nước, bảo vệ và
cải thiện môi trường tự nhiên.
Câu 7: - Học sinh cần rèn luyện như thế nào để có được tính tự chủ?
- Học sinh cần rèn luyện như thế nào để có được tinh thần hợp tác?
- Học sinh cần phải làm gì để góp phần tham gia phát triển địa phương, phát
triển đất nước.
- Những việc học sinh cần làm để có được tính tự chủ:
+ Tập điều chỉnh hành vi, cảm xúc, thái độ của mình bằng cách: tập sống bình tĩnh,
ôn hòa, lịch sự.
+ Kiên định thực hiện và bảo vệ cái tốt.
+ Tuyệt đối tránh xa các tệ nạn xã hội bằng cách tập cho mình những tư tưởng
hướng về điều tốt lành.
+ Suy nghĩ trước khi hành động.
+ Sau mỗi việc làm, cần phải xem lại cử chỉ, lời nói, hành động có đúng hay không
để sửa chữa và rút kinh nghiệm.
- Những việc học sinh cần làm để có được tinh thần hợp tác:
+ Tham gia nhiều hoạt động của nhóm, trường, lớp, khu phố.
+ Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ.
+ Đặt lợi ích chung lên hàng đầu.
+ Tìm hiểu tình hình trong nước và quốc tế.
+ Có tinh thần đoàn kết và có trách nhiệm.
+ Hỗ trợ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc hiệu quả.
- Những việc học sinh cần phải làm gì để góp phần tham gia phát triển địa
phương, phát triển đất nước:
+ Bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta: bỏ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh
sạch sẽ, tái chế rác thải.
+ Chăm chỉ học tập để mang đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
+ Tham gia các hoạt động tập thể để tuyên truyền, phát triển đất nước, địa phương.
+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền các chính sách về Đảng và nhà nước.
+ Tránh xa các tệ nạn xã hội khiến cho đất nước xã hội kém phát triển.
+ Định hướng nghề nghiệp tương lai.
+ Tham gia hoạt động kinh tế gia đình.

You might also like