You are on page 1of 4

Như vậy, phần kể chuyện của chúng mình đến đây đã kết thúc rồi.

Một lần nữa,


mình xin được nhắc lại: “Cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tư” chính là quan
điểm mà chúng mình đang muốn truyền tải tới mọi người, là 1 trong 4 quan điểm
của Hồ Chủ tịch về những chuẩn mực đạo đức cách mạng. Vậy lí do gì mà nhóm 6
chúng mình lựa chọn quan điểm này? Xuất phát từ mong muốn được đem tới 1
quan điểm vừa có trọng tâm lại vừa gần gũi, cái mà hầu như ai cũng từng biết, từng
nghe đến nhưng có lẽ lại chưa có mấy ai hiểu về nó 1 cách có hệ thống. Và thật
may mắn khi quan điểm này lại hoàn toàn phù hợp khi đây là nội dung cốt lõi của
đạo đức cách mạng, là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của
mỗi người; hơn nữa lại được HCM đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản
ánh ngay từ Đường Kách mệnh đến bản Di chúc.

Tiến sâu hơn vào nội dung chính, có 2 vấn đề cần phải được làm rõ: Một, “Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là gì. Hai là mối quan hệ giữa các đức tính này.
Mời cô các bạn quan sát giáo trình trang.... cùng với slide trên đây để dễ cho việc
theo dõi cũng như có cái nhìn đầy đủ hơn về quan điểm này.

Đến với câu hỏi đầu tiên: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là gì? Mình xin
phép được mời một bạn đưa ra ý kiến ngắn gọn thông qua những hiểu biết, sự tìm
hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi này.... Cảm ơn bạn và mình thấy rằng câu trả
lời này đã khái quát chung được về 5 đức tính này. Tuy nhiên, chúng mình có sự
bổ sung và sửa đổi như sau:
- Cần:
+ “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”.
(Trích nguồn)
Siêng năng, chăm chỉ thì có lẽ mọi người ngồi đây đã hiểu rồi nhưng “cố gắng dẻo
dai” là sao nhỉ, tại sao lại đưa vào với chữ cần? Tất cả đều có dụng ý hết. Hãy thử
nghĩ đến ví dụ này xem sao: Tối nọ mình chăm chỉ học môn TTHCM, mình thấy
mình hiểu lắm rồi nên 2 tuần sau mình chả động gì đến môn này nữa. Và kết quả là
mình lại quên sạch những gì mình học hai tuần trước. Vậy “cần” của mình là hoàn
toàn vô ích. Vậy nên phải nhớ rằng “cần” phải đi đôi với sự dẻo dai và bền bỉ thực
hiện nữa nhé.
+ Thêm một điều nữa cũng không kém quan trọng “Muốn cho chữ Cần có nhiều
kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc”
(trích nguồn)
Bất kể việc to nhỏ, nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà lại để sau, điều
nên làm sau mà lại để trước như thế sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả
ít. Giống như việc trước khi học ta phải chuẩn bị đủ sách bút. Nếu để ngồi vào bàn
rồi, thấy thiếu sách chạy đi lấy sách, thiếu bút chạy đi lấy bút, thiếu thước chạy đi
lấy thước thì mất thời gian vô cùng mà lại chả học được mấy.
→ Như vậy ta hiểu cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng
tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
- Kiệm:
+ “Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.
(Trích nguồn)
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước,
của bản thân mình; không phô trương hình thức, không liên quan chè chén lu bù.
+ Đặc biệt: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không tiêu xài thì một đồng
cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ
quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng
là tiết kiệm.”
(Trích nguồn)
- Liêm:
+ “Là trong sạch, không tham lam” là liêm khiết, “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của
công, của dân”
+ “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ
hủ hóa.”. Ngược lại với liêm chính là bất liêm. Người cán bộ cậy quyền thế đục
khoét dân, trộm của công làm của tư hay người buôn bán mua 1 bán 10, mua gian
bán lậu đều là người bất liêm. Nếu có thể ham thì chỉ có một thứ ham là ham học,
ham làm, ham tiến bộ mà thôi.
- Chính:
+ “ Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”. Cứ điều gì không đứng đắn, ko
thẳng thắn thì là tà
+ Chính được thể hiện rõ trong 3 mối quan hệ:
Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà
 Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại. (trích nguồn) Tự kiêu, tự đại là khờ dại vì
mình hay, mình giỏi thì ngoài kia còn nhiều người hay, người giỏi hơn mình.
Phải luôn cầu tiến bộ và tự phê bình, kiểm điểm bản thân từ lời ăn tiếng nói
cho đến hành động cũng như tiếp thu ý kiến phê bình mình từ người khác.
Có vậy thì bản thân mới phát triển.
 Đối với người: Chớ nịnh hót người trên.Chớ xem khinh người dưới. Thái độ
phải chân thành, khiêm tốn; phải thật thà đoàn kết; phải học người và giúp
người tiến tới; phải thực hành chữ Bác – Ái (trích nguồn)
 Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà (trích
nguồn). Việc gì dù có lợi cho mình cũng phải xét nó có lợi cho nước không.
Nếu hại cho nước thì quyết không làm dù việc to nhay nhỏ
- Chí công vô tư:
+ Là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi.
+ Là hết sức công bằng, không chút thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng,
của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết; Chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc
+ Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Người
nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì
cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”
Giải quyết trong vấn đề đầu tiên thì mọi người cũng đã hiểu được cơ bản về những
phẩm chất này rồi vậy nên, hãy cùng đến với câu hỏi thứ 2 đã được đặt ra về mối
quan hệ giữa chúng. Nếu phải dùng 1 từ để miêu ta mối quan hệ này thì các bạn sẽ
dùng từ gì? ... Cảm ơn bạn vì câu trả lời hoàn toàn chính xác và đương nhiên để đặt
cùng với nhau tạo thành 1 quan điểm thì ắt sẽ phải liên quan chặt chẽ đến nhau chứ
không thể rời rạc hay mẫu thuẫn với nhau được đúng không ạ. HCM chỉ ra
rằng,các đức tính cần, kiệm liêm, chính,có quan hệ chặt chẽ với nhau ai cũng phải
thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước để làm kiểu mẫu
cho dân.

+ Cần và kiệm: cần mà không kiệm như thùng không đáy, kiệm mà không
cần thì lấy gì mà kiệm. Cần và Kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con
người. Cần mà không Kiệm thì như gió vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng
không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không.Kiệm mà
không Cần thì không tăng thêm và không phát triển được.
(trích nguồn)

+ Cần, Kiệm, Liêm: Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải
đi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được, vì xa xỉ mà sinh ra tham lam
(trích nguồn)

+ Cần, Kiệm, Liêm, Chính: Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, là tứ đức của
không thể thiếu được của con người hệt như lời Bác đã nói
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”

+ Chí công vô tư, thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính vì vậy nó có
mối quan hệ mật thiết vởi nhau, thực hiện được cần kiêm liêm chính sẽ dẫn đến chí
công vô tư, ngược lại đã chí công vô tư một lòng vì nước, vì dân, vì đảng, thì
nhất định sẽ thực hiện được cần, kiêm, liêm, chính.
Kết thúc nội dung quan điểm tại đây. Mình có một câu hỏi nho nhỏ dành cho các
bạn rằng các bạn sẽ làm gì để thực hiện được những đức tính này?
.....Cô và các bạn nghĩ sao về câu trả lời này ạ? Có xứng đáng là sinh viên Học
viên Tài chính không ạ...... Và vâng một lời dặn cuối cùng Những lời dạy của Bác Hồ
về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi người là không bao giờ cũ. Nếu có cái gọi
là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến nơi, đến
chốn, nói mà không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít. Vậy nên mong rằng cả lớp chúng ta
ngồi đây sẽ đều là những tấm gương sáng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ạ

You might also like