You are on page 1of 25

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

Môn: Giáo dục công dân


(Nội dung: Bài 1,2,3,4,5,6,7,8)
_________________________________________

Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I. Đặt vấn đề
Tô Hiến Thành, Bác Hồ là những tấm gương sang về sự công bằng, liêm khiết,
luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Chí công vô tư là sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc.
2. Ý nghĩa
- Góp phần làm cho đất nước them giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
III. Bài tập.
Câu 1:

Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư
hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập
thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;

c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ
và bảo vệ ông trong mọi việc ;

d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu
chuẩn đã đề ra ;

đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm
những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;

e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước
có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (đ), (e) vì:
1
+ (d) Việc làm của Lan thể hiện sự công bằng, không thiên vị, đúng người đúng yêu cầu
+ (đ) Việc làm của ông Đĩnh thể hiện sự công bằng, không thiên vị

+ (e) Việc làm của bà Nga là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá
nhân.

- Những hành vi (a), (b), (c) thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá
nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không
công bằng.

Câu 2:
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ? Vì sao ?
a) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư ;
b) Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình ;
c) Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư;
d) Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân ;
đ) Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
- Tán thành với quan điểm (d), (đ). Vì chí công vô tư là phẩm chất mà mọi công dân cần có
và cần được thể hiện bằng cả lời nói và việc làm
- Không tán thành với các quan điểm sau:

+ Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi
người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.

+ Quan điểm (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi
người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống
nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+ Quan điểm (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, khi còn
là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người
xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...)

Câu 3:
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải
thích vì sao em lại làm như vậy ?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp
phản đối.

2
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn
biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình
mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô
tư.
- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình
trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.

- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trang đúng, mình phải đứng về lẽ
phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.

Câu 4
Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy
cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.
-Ví dụ 1:
Hôm trả bài kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân, B và H đều điểm kém vì cả hai bài
kiểm tra có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết B là con một giáo viên trong
trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bênh vực B. Việc làm của cô T
hiện sự chí công vô tư, đánh giá công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó
là con của đồng nghiệp.

-Ví dụ 2:
Lan và Hoa cùng học chung lớp 9A. Hôm nay, có buổi lao động, Hoa cùng các bạn chăm chỉ
lao động, trong khi đó Lan chỉ làm hời hợt và chơi. Hoa bảo sẽ mách cô giáo nếu Lan còn
tiếp tục chơi trong khi Lan lại không chịu làm. Nhưng Lan tỏ thái độ coi thường và không
sợ vì mẹ Lan là bạn thân của cô giáo. Thế nhưng, khi mách cô giáo, cô đã phê bình và phạt
Lan về thái độ làm việc tập thể của mình.

=> Việc làm của cô giáo thể hiện sự chí công vô tư, xử lí công bằng đối với những
học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của bạn thân mình.
__________________________________________________________________________
Bài 2: TỰ CHỦ
I. Đặt vấn đề
- Bà Tâm biết kìm nén nỗi đau để lo cho con đồng thời giúp đỡ những người có cùng
hoàn cảnh.
- N thiếu tự chủ bản than  bị lôi kéo vào con đường tệ nạn.
II. Nội dung bài học
3
1. Khái niệm
- Tự chủ là làm chủ bản than
- Tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình
2. Ý nghĩa
- Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khan và thử thách, cám
dỗ
III. Bài tập
Câu 1
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân ;
b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động ;
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình ;
d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau ;
đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp ;
e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
- Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e). Bởi vì: Những biểu hiện đó là những
biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn.

- Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều
chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh
khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý
thích đó là không đúng, không hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.

Câu 2
Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.
Ví dụ 1:
Bạn Hưng lớp em là người biết tự chủ, dù xung quanh Hưng có rất nhiều bạn bè ham
chơi, hay trốn học đi chơi và rủ Hưng cùng đi, hay rủ Hưng cùng tham gia đánh nhau,
nhưng Hưng không bao giờ nghe theo cái xấu, Hưng luôn là học sinh gương mẫu, biết
giúp đỡ bố mẹ, học giỏi, được bạn bè thầy cô yêu quý.
Ví dụ 2:
Hoa và Lan là hai bạn thân chơi với nhau từ nhỏ. Một hôm, đang ở trong nhà, Hoa mới
nghe tiếng gọi của Lan nên chạy ra. Chưa kịp hỏi có việc gì thì Hoa đã nghe những lời
mắng thậm tệ của Lan. Hoa thực sự rất ngỡ ngàng và chưa biết lí do vì sao. Mẹ Hoa
nghe Lan nói lời nặng nhẹ, cũng chạy ra và mắng lại Lan sao nói Hoa như vậy. Còn Hoa
vẫn bình tĩnh, cản mẹ và bảo mẹ vào nhà để hỏi rõ ràng câu chuyện. Sau khi hạ hoả
4
xong, Lan mới nói lại đầu đuôi câu chuyện cho Hoa, Hoa phì cười và nói Lan đã hiểu
nhầm về cô ấy, Hoa đã giải thích và giúp Lan hiểu rõ ngọn ngành. Lan xin lỗi Hoa và mẹ
Hoa.

Trong trường hợp này, Hoa là người tự chủ về suy nghĩ và hành động của mình, không
vì những câu chửi mắng của bạn mà chửi lại bạn, Hoa còn bình tĩnh để Lan hạ giận sau
đó kể lại câu chuyện rõ ràng để làm rõ mọi chuyện.

Câu 3
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới
đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ
rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
- Việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, Hằng chỉ nên cho
phép mình mua một bộ đồ mà cảm thấy mình thích nhất để mua. Ngược lại, Hằng lại
thấy bộ nào cũng thích cũng đòi mua. Chính hành vi của Hằng đã làm mẹ bực mình.
- Em sẽ khuyên Hằng: Bạn làm như vậy là không nên, vì mẹ không thể chiều theo ý thích
của Hằng để mua hết những bộ nào Hằng thích được. Bạn nên xin lỗi mẹ vì hành động
chưa đúng của mình. Đồng thời nên suy nghĩ chín chắn, cân nhắc lựa chọn chỉ một món
đồ mình thích nhất để xin phép mẹ mua cho.
Câu 4
Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn,
xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng ? Khi bị
kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không ? v.v). Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi
tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng
xử phù hợp.
- Tự nhận xét: Bản thân em là người có tính tự chủ. Thể hiện:
+ Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em không theo họ mà luôn giữ vững lập trường của mình,
chăm lo học hành và tham gia các hoạt động xã hội.

+ Khi gặp khó khăn em không chán nản và đổ lỗi cho hoàn cảnh và nghiêm túc nhìn
nhận lại bản thân.

+ Khi gặp xích mích hay xung đột, em không tức giận gây gổ hay xúc phạm mọi người
mà im lặng và bĩnh tĩnh tìm hướng giải quyết mâu thuẫn.

- Một số tình huống đòi hỏi em có tính tự chủ:


5
+ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, trông em bé;

+ Giờ kiểm tra Toán bài khó quá không làm được, bạn bên cạnh cho chép bài nhưng em
từ chối;

+ Bạn rủ em bỏ tiết, trôn học để đi chơi điện tử, em đã kiên quyết từ chối và khuyên
bạn không nên làm như thế;

+ Chủ nhật cùng các bạn đi xem phim, phải xếp hàng mua vé nhưng có người khác chen
ngang, em ôn tồn yêu cầu người đó không nên làm thế, phải thể hiện nếp sống văn
minh của người có văn hoá.

Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT

I. Đặt vấn đề
- Lớp 9A nhờ phát huy tính dân chủ, đoàn kết mà lớp đã đạt được nhiều kì
tích được tuyên dương.
- Ông giám đốc công ty chuyên quyền độc đoán  sản xuất giảm xuất,
công ty thua lỗ.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi
người.
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã
hội.
2. Ý nghĩa
- Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp
của mình vào công chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được
thực hiện có hiệu quả.
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất về nhận thức.
III. Bài tập
Câu 1
Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?

6
a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo
luận và thống nhất thực hiện nội quy ;
b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ
thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;
c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;
d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã
tích cực phát biểu ý kiến ;
đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo
quyết định của trọng tài.
- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).

(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực
hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.

(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán
bộ lớp.

- Những hoạt động thiếu dân chủ, kỉ luật là: (b), (e)

(b) Ông Bính đã tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc
với các hộ gia đình => Đây là việc làm thiếu dân chủ.

(e) Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của
trọng tài => Đây là việc làm thiếu kỉ luật

Câu 2
Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà
trường.
Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết
điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo
dục Công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của
lớp. Em đã có ý kiến góp ý cho bạn Khuê phải thực hiện nghiêm túc kỉ luật giờ học: Giờ nào
việc nấy, nếu bạn làm như vậy là không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà
trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục Công dân.

7
Câu 3.
Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một
tập thể”.
Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được
biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung
của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. Kỉ luật là
những quy định chung của cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất
trong hành động. Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình
vào những công việc chung, kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ thực hiện có hiệu
quả.
Vì vậy thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cao về ý chí, nhận
thức và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được
quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt
động xã hội. Phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi người,
tạo ra sự thống nhất trong hành động nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc, vì vậy dân
chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể
Câu 4
Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần
phải làm gì ?
Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;

+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt
lớp;

+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

_________________________________________________________
Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH

I. Đặt vấn đề

- Chiến tranh đã gây ra nhiều mất mát, đau thương về người và tài sản.

8
 Bảo vệ hòa bình là nhiệm vụ cần thiết

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Hòa bình là không có chiến tranh.


- Bảo vệ hòa bình là bảo vệ cuộc sống xã hội bình yên

2. Vì sao phải bảo vệ hòa bình?

- Ngày nay, ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ
trang.
- Chúng ta đã và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí
trên thế

III. Bài tập

Câu 1

Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc
sống hằng ngày ?
a) Biết lắng nghe người khác ;
b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;
c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân ;
d) Học hỏi những điều hay của người khác ;
đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình ;
e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;
g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc ;
h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;
i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Giải chi tiết:
Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc
sống hàng ngày.

Câu 2
Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
9
Em tán thành với ý kiến (a), (c). Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình
để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển. Vì vậy
bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải
chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.
Câu 3
Em hãy tìm hiểu về một số hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do lớp em,
trường em, nhân dân địa phương, nhân dân trong cả nước ta cũng như nhân dân các
nước đã tiến hành và giới thiệu cho các bạn khác cùng biết.
- Phong trào đi bộ vì hoà bình;

- Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;

- Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;

- Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;

- Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;

- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;

- Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.

Câu 4
Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động bảo vệ
hoà bình (ví dụ : biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với
thanh, thiếu niên quốc tế ; viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế
; lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm của các em về chiến tranh và hoà bình, về một
hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh,..).
Ví dụ lập kế hoạch về buổi vẽ tranh về chủ đề hòa bình:
Mục đích, chuẩn bị:
- Tim hiểu về chủ đề hòa bình, bảo vệ hòa bình

- Lên kế hoạch về dự định quy mô buổi vẽ tranh.

- Dụng cụ cần chuẩn bị: Giấy vẽ, màu vẽ, bút vẽ...

- Tuyên truyền mọi người cùng tham gia.

Thực hiện:

10
- Phân chia mọi người cùng nhau thực hiện: nhóm lên kế hoạch và chuẩn bị dụng cụ
vẽ, nhóm lên kế hoạch chuẩn bị phương án và dụng cụ cần thiết để tuyền truyền ý
nghĩa của buổi vẽ tranh và kêu gọi mọi người cùng tham gia.

- Tiến hành buổi vẽ tranh như kế hoạch.

_______________________________________________________________________

Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

I. Đặt vấn đề

- Việt Nam đã thiết lập ngoại giao với nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Tình hữu nghị là bạn bè than thiện giữa nước này với nước khác.

2. Ý nghĩa

- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về mặt
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học.

3. Chính sách của Đảng Nhà nước. (sgk trang 19)


4. Trách nhiệm

- Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, than thiện trong cuộc sống.

III. Bài tập

Câu 1
Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hĩru nghị với bạn bè và người nước ngoài trong
cuộc sống hằng ngày.
Một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống
hằng ngày:

+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;

+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;

+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;

11
+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.

Câu 2
Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây ? Vì sao ?
a) Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài ;
b) Trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài.
a) Khi bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài, em sẽ góp ý với bạn:

+ Chúng ta cần phải có thái độ vui vẻ, lịch sự đối với người nước ngoài khi họ đến thăm
Việt Nam đó là biểu hiện của sự mến khách.

+ Giúp đỡ họ tận tình nếu họ có yêu cầu, có như vậy mới phát huy được tình hữu nghị với
các nước.

b) khi trường em tổ chức giao lưu với học sinh nước ngoài em sẽ:

- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;

- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;

- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt
Nam...

- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước
bạn...

Câu 3
Hãy sưu tầm các tranh ảnh, bài báo, băng hình,.. về những hoạt động thể hiện tình hữu
nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước khác và chia sẻ những thông tin đã sưu tầm
được với các bạn trong tổ, trong lớp

12
Kanagawa – Lễ hội Việt gắn kết tình hữu nghị Việt – Nhật

Tình hữu nghị Việt - Triều

Tình hữu nghị Việt - Hàn

Giao lưu hữu nghị Việt – Lào tại Mỹ


Câu 4
Em hãy cùng các bạn trong lớp, trong nhóm lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu
nghị với thiếu nhi các trường khác, các địa phương khác, nước khác và hành động theo
kế hoạch đã lập ra.
- Tên hoạt động -> Ví dụ: Ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.
13
- Nội dung: Quyên góp áo quần, sách vở, tiền...

- Thời gian và địa điểm hoạt động:


+ Hoạt động trong nhà trường;

+ Thời gian quyên góp: 5 ngày.

- Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom,
tất cả học sinh các lớp tham gia.

- Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội
Chữ thập đỏ).

__________________________________________________________________________

Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

I. Đặt vấn đề

- Ngày nay Việt Nam đã hợp tác có hiệu quả với nhiều quốc gia trên thế giới về nhiều
lĩnh vực.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

a. Thế nào là hợp tác

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh
vực nào đó.

b. Các nguyên tắc hợp tác

- Bình đẳng cùng có lợi.


- Không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

2. Ý nghĩa

- Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu.

3. Chính sách của đảng nhà nước (phần 3 sgk trang 22)
4. Trách nhiệm (sgk trang 22)

III. Bài tập

14
Câu 1
Hãy nêu các ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói
nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố,...
Giải chi tiết:
- Hợp tác trong lĩnh vực môi trường. Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình
thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ
chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt
Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng
dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí
chất thải”.
- Hợp tác xoá đói giảm nghèo. Ngày 25/3/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Phát triển nông thôn và Xoá đói
giảm nghèo Lào, ngài Onneưa Phommachan đã có buổi hội đàm nhằm thúc đẩy các
chương trình hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo của hai nước.
- Hợp tác phòng chống HIV/AIDS. Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội, Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế
Việt Nam đã công bố Kế hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp Việt
Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
- Hợp tác về lĩnh vực an ninh - quân sự: Trong chuyến thăm Việt Nam, chiều 4 - 12 -
2007, Đại sứ Stephen D. Mull, Trợ lý Ngoại trưởng Mi phụ trách vấn đề chính trị - quân
sự đã có cuộc gặp gỡ báo chí, khẳng định triển vọng hợp tác an ninh - quân sự hai nước
rất tươi sáng. Trong thời gian làm việc ở Việt Nam, Đại sứ Mull đã gặp Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công an. Hai
bên đã cùng thảo luận về môi quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Phía Mĩ chủ trương tăng
cường sự trợ giúp cho quân đội và công an Việt Nam về khả năng cứu trợ nhân đạo và
đối phó với thảm hoạ. Hai nước cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng
bố và phổ biến vũ khí hạt nhân.
Câu 2
Em đã hợp tác với bạn bè và mọi người trong công việc chung như thế nào ? Sự hợp
tác đó đã mang lại kết quả gì ? Em dự kiến sẽ làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi
người được tốt hơn ?
Giải chi tiết:
- Em đã hợp tác với bạn bè trong công việc chung thông qua:

+ Sự quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt

+ Tôn trọng và học hỏi những điều tốt lẫn nhau


15
+ Trao đổi phương pháp học tập

+ Không ghen ghét, đố kị lẫn nhau

- Sự hợp tác đó đã giúp cho tình bạn thêm ngày càng gắn bó thân thiết hơn, học tập
ngày càng tiến bộ hơn.

- Dự kiến, để hợp tác bới bạn bè và mọi người được tốt hơn, em sẽ cố gắng mở lòng
mình để mọi người đểu cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc, tìm hiểu tính cách của mỗi
người để có thể hợp tác tốt hơn…

Câu 3
Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp,
trong trường, ở địa phương.
Giải chi tiết:
Ví dụ: Cô Huệ là bí thư đoàn trường. Cô luôn là người đầu tiên xung phong tham gia các
hoạt động đoàn trường. Ngoài việc thực hiện tốt các công tác đoàn ở trường, cô còn
chủ động liên hệ với đoàn xã địa phương, bí thư các trường khác để tổ chức các hoạt
động lành mạnh, bổ ích cho thanh niên. Trong lần tổng kết sinh hoạt công tác đoàn
năm 2016, cô được tuyên dương và tặng bằng khen khi đạt thành tích trong phòng trào
đoàn.
Câu 4
Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác
quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
Giải chi tiết:
Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là
hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên -
Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.

Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại
Quyết định sô' 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính
thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư
vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và
khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật
Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính
phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ
đầu tư.

16
- Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng 10m, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.

- Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.

- Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.

Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm
được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện
thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát
và điều khiển giao thông.

Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m.

Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3

Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải
Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các
hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng
máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm
năng lượng.
Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật
Bản đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước
láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!

Ngày 05 - 6 - 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh
thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30
hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Công trình sau khi hoàn thành
sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km (nếu qua đèo Hải Vân) xuống còn 12km (nếu
chạy qua hầm).

_______________________________________________________________________

Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

I. Đặt vấn đề

- Bác Hồ nói về long yêu nước của dân tộc ta: truyền thống yêu nước.
- Chuyện về người thầy: truyền thống tôn sư trọng đạo.

II. Nội dung bài học

17
1. Khái niệm

- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu
dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Những truyền thống tốt đẹp

- Truyền thống đoàn kết. - Truyền thống hiếu thảo


- Truyền thống thiếu học - Truyền thống cần cù lao động

III. Bài tập

Câu 1
Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ?
a) Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc ;
b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa ;
c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;
d) Không tôn trọng những người lao động chân tay ;
đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác ;
e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ;
g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ;
h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam ;
i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo ;
k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật,
l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.
Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l). Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích
cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Câu 2
Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em (phong tục, tập
quán, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục dân tộc...) và giới thiệu để bạn
bè cùng biết.
Quê hương em có truyền thống làm bánh phu thê. Đây là một trong những loại bánh
không thể thiếu trong những đám hỏi, đám cưới.

Tương truyền, bánh phu thê gắn với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa.
Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm
bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà
18
như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là bánh phu thê. Chẳng ngờ đến phương xa,
người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở
nhà biết tin liền làm bánh gửi cho chồng kèm theo lời nhắn:

“Từ ngày chàng bước xuống ghe

Sóng bao nhiêu đợt bánh rầu bấy nhiêu”.

Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không
còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó, người ta truyền nhau rằng bánh phu thê
tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng, và thường hay có mặt trong tiệc cưới như
một lời nhắn nhủ đến các đôi vợ chồng trẻ.

Có thể nói, Bánh phu thê không chỉ là một trong những loại bánh truyền thống của Việt
Nam mà còn hàm chứa trong đó triết lý âm dương của cả dân tộc.

Câu 3
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ?
a) Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá ;
b) Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;
c) Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;
d) Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;
đ) Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan
trọng nữa ;
e) Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.
Đáp án đúng: (a), (b), (c), (e). Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp
phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng ta phải
bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc
dân tộc Việt Nam.

Câu 4
Hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ giữ và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương.
Những việc làm mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep
của dân tộc, của địa phương đó là:

+ Quét dọn khu di tích lịch sử

+ Tìm hiểu về các truyền thống của quê hương

19
+ Vận động các bạn trong lớp cùng tham gia các hoạt động vì cộng đồng tại địa phương

+ Xây dựng ý thức mọi người cùng bảo vệ các truyền thống tại địa phương.

+ Cố gắng chăm ngoan học giỏi để trở thành công dân có ích cho xã hội

+ Cùng đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập

+ Thăm và tưởng niệm các anh hùng đã hi sinh vì độc lập dân tộc

+ Tặng quà và thăm hỏi các thương bệnh binh ở địa phương….

Câu 5
An thường tâm sự với các bạn : “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có
mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống
đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu ?”. Em có đồng ý với An
không ? Vì sao ? Em sẽ nói gì với An ?
- Em không đồng ý với ý kiến của An. Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với
mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân
tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền
thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền
thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống
đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống
hiếu thảo, thuỷ chung... Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải
bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

20
21
22
23
24
25

You might also like