You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 1

MÔN GDCD

Bài 1: Mô tả nguyên nhân của mâu thuẫn


I. Nguyên nhân của mâu thuẫn, ví dụ
Nguyên nhân hầu hết vì sự bất đồng/khác biệt
Ví dụ:
+ Mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong công việc cùng thực
hiện nhưng mỗi cách có một cách làm, phương án và cách giải
quyết khác nhau.
+ Mâu thuẫn trong hôn nhân giữa vợ về chồng về quan điểm sống,
cách sống; dẫn đến sự xung đột không thể thống nhất, hòa giải
được, đỉnh điểm là ly hôn.
II. Yếu tố tạo nên sự khác biệt / mâu thuẫn
+ Hiểu biết, quan điểm
+ Nhu cầu mong muốn
+ Cách thức tư duy
+ Tính cách
+ Trạng thái cá nhân
+ Trải nghiệm quá khứ
+ Mục tiêu
+ Bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi, bất lực
Ví dụ:
- Hiểu biết, quan điểm:
- Nhu cầu, mong muốn: Trong lúc thiết kế poster cho nhóm, bạn
A thích màu chủ đạo poster là hồng nhưng bạn B thích màu xanh
=> mâu thuẫn
- Cách thức tư duy:
- Tính cách: Trong lúc làm bài, bạn A có tính nóng vội nên muốn
làm bài nhanh để kịp nộp bài rồi làm các việc khác. Còn bạn B có
tính chậm chạp hơn nên muốn làm từ từ vì hạn còn dài. => mâu
thuẫn
- Trạng thái cá nhân: Cả bạn A và B cùng nghe nhạc. Vì bạn A
đang vui nên muốn nghe nhạc sôi động nhưng bạn B đang buồn
nên muốn nghe nhạc nhẹ nhàng. => mâu thuẫn
- Trải nghiệm quá khứ:
Chị tôi từng quen nhiều người trên mạng và thấy họ không tốt
nên cấm tôi không được chơi với những người trên mạng.Tôi
cảm thấy vô lý vì bạn bè tôi quen được trên mạng rất tốt => mâu
thuẫn
- Mục tiêu: Mục tiêu của bạn A là đạt 9.5 điểm trung bình môn
GDCD còn bạn B chỉ đặt mục tiêu là 8.0 điểm. Khi 2 bạn cùng
làm bài nhóm môn đó thì bạn B không cố gắng bằng bạn A vì
mục tiêu bạn B thấp hơn. => mâu thuẫn
- Bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi, bất lực:
Cô kêu tôi điền đáp án vào padlet nhưng tôi thấy mọi người toàn ghi A trong
khi tôi ghi B, tôi hoảng sợ và sửa lại đáp án của mình là A => mâu thuẫn
Định mua mì cay hàn quốc ăn, nhưng sợ nổi mụn nên tôi không đi mua nữa
tôi muốn đăng post nhưng sợ mng chê xấu nên tôi quyết định đóe đăng nữa
tôi muốn giơ tay trả lời câu hỏi, nhưng sợ sai nên đéo giơ tay nữa
tôi muốn chia tay ông kia nhưng sợ mng bảo trap girl nên vẫn tiếp tục mối quan hệ
tôi muốn tỏ tình cô ấy nhưng tôi sợ cô ấy quá xinh đẹp nên không đồng ý tôi nên tôi quyết định im
lặng và chờ đợi
Tôi muốn ăn ở nhà vì cơm trường rất dở nhưng lại sợ mẹ cực khi làm đồ ăn
cho tôi mỗi ngày đem tới trường nên tôi phải ăn ở trường để mẹ đỡ cực

Bài 2: Cách tiếp cận mang tính xây dựng trong giải quyết mâu thuẫn
I. Phân tích cơ chế phản ứng với mâu thuẫn, ví dụ

- Mối quan hệ
VD: Tôi biết Khoa nhưng không quá thân thiết, chỉ là mối quan hệ xã
giao.
- Sự kiện
VD: Bỗng nhiên Khoa đẩy tôi ngã trên hành lang.
- Cảm xúc
VD: Tôi cảm thấy bị tổn thương, tức giận, bất ngờ vì Khoa đẩy tôi.
- Giả định (tại sao lại như vậy)
VD: Tôi cố nghĩ tại sao Khoa lại đẩy tôi. Có thể do Khoa ghét tôi, có thể
do Khoa là một người xấu tính và chỉ làm vậy cho vui,...
- Phản ứng bên ngoài
VD: Tôi quyết định đẩy lại Khoa.
- Kết quả
VD: Giữa tôi và Khoa đã nổ ra một cuộc cãi vã lớn trên hành lang. (Tiêu
cực)

II. Xác định các giai đoạn có thể kiểm soát, cách thức kiểm soát
- Các giai đoạn có thể kiểm soát: Giả định và hành động
- Cách thức kiểm soát: Bạn nên xem xét lại giả định của mình tích cực
chưa, khả năng hậu quả của phản ứng của bạn. Bạn có thể giải quyết
nhẹ nhàng phù hợp hoặc bốc đồng và gây xung đột.

Bài 3: Chiến lược giải quyết mâu thuẫn


I. Mục đích của việc giải quyết mâu thuẫn
- Giải quyết vấn đề và tạo ra các giải pháp phù hợp
- Duy trì và cải thiện mối quan hệ
*Lưu ý: Một số vấn đề sẽ không thể giải quyết hoàn toàn, nhưng khám
phá cảm xúc và nhận ra những giới hạn liên quan là điểm cần thiết
II. 5 chiến lược giải quyết mâu thuẫn
+ Tránh né
+ Thoả hiệp
+ Đầu hàng
+ Cộng tác
+ Cạnh tranh
III. Phân biệt giữa các chiến lược
+ Tránh né
Vấn đề và mối quan hệ không đủ quan trọng
Chưa sẵn sàng đối mặt
Sẽ quay lại giải quyết sau
+ Đầu hàng
Xem trọng mối quan hệ
Không đưa ra vấn đề
Chấp nhận chịu thiệt
Sợ, địa vị/vị trí thấp hơn
+ Thoả hiệp
Vấn đề và mối quan hệ ở mức trung bình
50/50 cho hai người, cả 2 đều có lợi và hại
+ Cộng tác
Sự đột phá, giá trị của phương án là quan trọng nhất
Cả vấn đề và mối quan hệ đều quan trọng
+ Cạnh tranh
Vấn đề quan trọng
Mối quan hệ không quan trọng

Ví dụ:
+ Thỏa hiệp: Tôi muốn uống cà phê, nhưng bạn tôi lại muốn uống
sữa, vì thế chúng tôi thỏa hiệp với nhau sẽ uống cà phê sữa thay
thế.
+ Cộng tác: Cô giao cho nhóm làm infographic, mình thì mình
không được giỏi vẽ nhưng giỏi tìm kiếm thông tin và viết văn, bạn
mình thì giỏi vẽ nhưng lại không tốt về phần viết nên vì thế tụi
mình đã cộng tác để giúp đỡ bù trừ cho nhau để hoàn thành bài
tập cô giao.
+ Đầu hàng: Sếp nhầm tưởng rằng trưởng phòng làm sai sót nhiệm
vụ được giao mặc dù anh ta làm đúng. Nhưng anh vẫn quyết
định không cãi lại vì mối quan hệ đó quan trọng, anh chấp nhận
nghe sếp mắng oan để giải quyết vấn đề.
+ Tránh né: Tôi với A là bạn. Trong 1 lần đi ăn bánh tráng trộn thì
có tranh nhau trứng cút => mâu thuẫn 2 ngày không nói chuyện
với nhau. Qua ngày thứ 3 chúng tôi nói chuyện lại bình thường
+ Cạnh tranh: Hai bạn A và B là bạn. Trong một lần đang đi trên
cầu thang, vì quá đông nên bạn A lỡ đẩy bạn B ngã. Bạn B nghĩ
bạn A cố tình nên quay lại chửi, bạn B vì bị oan nên tức và tranh
luận lại. Từ đó mâu thuẫn nổ ra và từ đó 2 đứa nghỉ chơi.

IV. Các bước giải quyết mâu thuẫn


Bước 1: Xác định mâu thuẫn (Điều gì đang xảy ra? Vì sao mâu thuẫn?)
Bước 2: Làm rõ bối cảnh mâu thuẫn (Điều tạo nên mâu thuẫn? Góc
nhìn của mỗi người như thế nào?)
Bước 3: Tạo ra các phương án (Bạn, tôi muốn điều gì xảy ra? Chúng ta
nên đi hướng nào?)
Bước 4: Thỏa thuận và đặt mục tiêu (Chúng ta có thể làm gì? Nhận
diện và áp dụng các bước ra quyết định)

Bài 4: Nhận diện và áp dụng các bước ra quyết định


I. 7 bước ra quyết định
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Xác định phương án tiềm năng (nêu ít nhất 2 phương án)
Bước 4: Đánh giá phương án (nêu 2-3 tiêu chí)
Bước 5: Lựa chọn phương án
Bước 6: Thực hiện
Bước 7: Đánh giá kết quả
II. Ví dụ minh họa cho việc ra quyết định trong 1 số tình huống
*Lưu ý: Nêu những quyết định lớn và quan trọng
- Học tập:
+ Trường cấp 3 nào?
+ Có nên đi học thêm không?
+ Môn tự chọn là gì?
+ Môn chính lựa chọn cho năm sau là gì?
+ Có nên du học không?
- Gia đình:
+ Sống chung với ba hay mẹ?
+ Đi du lịch ở đâu?
+ Có nên sống riêng tự lập không?
+ Phân chia việc nhà như thế nào?
- Bạn bè:
+ Có nên kết nạp/khai trừ thành viên trong nhóm?
+ Xử lý bắt nạt học đường như thế nào?
+ Có nên yêu?

III. Cách sử dụng 7 Bước Ra Quyết Định


Bước 1: Xác định vấn đề:
+ Vấn đề là gì?
VD: Nên/không nên đi học thêm.
+ Tại sao cần ra quyết định?
VD: Mình học còn yếu so với các bạn.

Bước 2: Thu thập thông tin:


Thu thập thông tin gì? Tại sao cần thu thập? Thu thập bằng cách?

Vị trí Xem vị trí có thuận lợi cho - Tìm kiếm online


việc đi lại không.

Giá tiền Xem có phù hợp với điều - Tìm kiếm online
kiện của gia đình không. - Đến trung tâm
nhờ nhân viên tư
vấn

Chất lượng, mức độ Xem chỗ học thêm dạy học - Hỏi giáo viên,
hiệu quả có hiệu quả, chất lượng người có kinh
không. nghiệm.
- Đến trung tâm
nhờ nhân viên tư
vấn

Bước 3: Xác định phương án tiềm năng:


+ Phương án 1: Đi học thêm
+ Phương án 2: Không học thêm
+ Phương án 3: Học từ bạn

Bước 4: Đánh giá phương án:


+ Nêu được 2-3 tiêu chí đánh giá
+ Đánh giá
Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Chi phí 1 triệu / tháng Không có 500 ngàn / 3
tháng (tiền bao
đồ ăn cho bạn để
nó dạy học cho
mình)

Thời gian 2 giờ / ngày Không có 30 phút / ngày

Khoảng cách Xa Nhà Khá gần

Bước 5: Lựa chọn phương án:


+ Tôi sẽ chọn phương án [số] vì [lý do]
VD: Tôi chọn phương án số 3 vì giá tiền hợp lý với điều kiện của nhà
tôi. Cũng như thời gian hợp lý không quá nhiều cũng không quá ít để
học. Nơi học không cần phải di chuyển, học là học liền ở trường. Vị trí
hai người có thể đến dễ dàng, không gặp bất lợi cho cả hai
Bước 6: Thực hiện (3-4 bước)
- Tìm kiếm mục tiêu
- Thỏa hiệp
- Lên lịch học
- Ký hợp đồng

Bước 7: Đánh giá kết quả/hậu quả


- Dựa vào ……… để đánh giá sự thành công hay thất bại của phương án
đã chọn.
VD: Dựa vào kết quả học tập, cảm xúc học tập, hiểu bài để xác định độ
thành công hay thất bại của phương án đã chọn.

You might also like