You are on page 1of 20

Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

I. KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ


- Đề tài của dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí vô cùng phong phú. Nó bao gồm các vấn
đề nhận thức (như lí tưởng, mục đích sống…), về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng
nhân ái, tính trung thực, thói ích kỉ…), về các quan hệ gia đình, các quan hệ xã hội, cách ứng
xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống.

1. Dạng đề bàn luận về một tư tưởng, 1 quan niệm, 1 ý kiến, 1 câu danh ngôn.
Ví dụ: Cho 1 nhận đinh, đánh giá “……..” trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhận đính, đánh
giá ấy?

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 1
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

2. Dạng đề: Bàn luận về 2 quan điểm, 2 ý kiến trái ngược nhau
Ví dụ: Có người nói rằng: “….A…” có người lại nói rằng: “….B….” (A và B thường là hai quan
điểm trái ngược nhau về một vấn đề). Trình bày quan điểm của anh (chị).

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 2
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

II. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG


   
- Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống là một trong ba dạng bài cơ bản trong văn nghị
luận xã hội. Kiểu bài này tập trung vào những hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một
hiện tượng tích cực, cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực hoặc một hiện tượng có cả mặt tích
cực và tiêu cực…
- Với dạng đề này đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến
của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án,
vạch trần cái ác, cái xấu… Sơ đồ dưới đây góp phần định hướng các bạn cách làm đối với kiểu
bài này.

1. Đối với hiện tượng đời sống tích cực


Nếu đề bài đề cập đến một hiện tượng đời sống tích cực, được ca ngợi trong đời sống, cách làm
như sau:

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 3
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

2. Đối với hiện tượng đời sống tiêu cực


Đề bài có thể là một hiện tượng đời sống tiêu cực, nhằm phê phán những vấn đề tiêu cực trong
đời sống, kết cấu bài viết cũng thay đổi:
hiện tượng đời sống tiêu cực

III. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
- Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức cả về hai mảng văn học và đời sống,
cũng đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội. Nghĩa là
có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống. Đề thường xuất
phát từ một tác phẩm văn học nào đó để yêu cầu HS bàn bạc rộng ra về vấn đề xã hội đó. Vấn đề
xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học đã học trong chương trình nhưng cũng

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 4
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

có thể từ một văn bản văn học chưa được học (thường là một bài thơ ngắn, một câu chuyện ngắn,
giàu ý nghĩa).
    

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 5
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 1: SUY NGHĨ VỀ TÍNH KHIÊM TỐN


Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm
tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái
được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống. Khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối
với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân , luôn học hỏi
người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã
nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và
sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao
giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt
cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch
nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm
nhường là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong
chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người
khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ
giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của
mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện
cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và
thân thiết.Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự
mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá
kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt
rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công
việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần
thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá
đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều
đó.Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự
rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát
triển xã hội và đất nước.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 6
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 2: SUY NGHĨ VỀ TỰ TIN


  Có thể nói, trong vô vàn những đức tính quý báu của con người thì tự tin luôn luôn là đức
tính cần thiết khi ta mong muốn thành công trong công việc. Vậy tự tin là đức tính có giá trị như
thế nào trong xã hội của chúng ta? Ta cần hiểu tự tin nghĩa là gì? Tự tin nghĩa là phải biết tin
tưởng vào chính bản thân mình, dù cho ta có thất bại trước mắt nhưng vẫn cố gắng dấn thân tới vì
ta tin chắc rằng mình sẽ thành công. Vậy người tự tin là con người như thế nào? Đó là những con
người không bao giờ ngần ngại trước bất kì khó khăn nào, thử thách nào. Dù là thất bại họ vẫn
xem đó là cơ hội để dẫn đến con đường thành công. Là người trong tình huống khó khăn nào
cũng xem đó là một cơ hội to lớn cho mình tiến dần đến con đường thành công. Tại sao chúng ta
phải có sự tự tin trong công việc của mình? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi
con người chúng ta.Trong công việc, yếu tố tự tin vào năng lực của bản thân mình, tin tưởng vào
mình thì công việc dù có khó khăn đến mấy ta cũng có thể thành công. Có thể nói, tự tin là yếu tố
đi đầu dẫn ta đến bước đường thành công rực rỡ trong mọi việc. Bên cạnh đó, sự tự tin còn giúp
cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp cho ta vượt qua được
những nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản. Ví như trong công việc hàng ngày mà ta vẫn đi làm, ta cần
mạnh dạn, tự tin hơn nữa vào suy nghĩ, vào năng lực của chính bản thân ta, sáng tạo những xã hội
chưa có và đang cần, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Hay như trong học tập,
học sinh cần mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra để giải quyết, xung
phong, tự tin lên bảng làm bài, phát biểu xây dựng bài cùng thầy cô,… Tất cả những hành động
đó đều thể hiện sự tự tin.Tuy vậy, trong cuộc sống cũng tồn tại không ít những con người thiếu tự
tin dẫn đến mặc cảm, tự ti. Biểu hiện của những con người này chính là khi làm bất cứ việc gì, họ
cũng rụt rè, e ngại, sợ hãi không dám làm hết sức mình vì sợ người khác dòm ngó, dè bỉu, nhận
xét. Mặc dù họ thừa khả năng để làm nhưng vì vấn đề tâm lý e dè như vậy cũng khiến cho họ
không thể thành công trong cuộc sống. Mặt khác, trái lại với loại người e dè, mặc cảm, tự ti về
bản thân thì cũng có một loại người tự tin một cách thái qua dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn, chẳng
xem ai ra gì cả. Những con người này rất tài giỏi, rất có năng lực nhưng về phẩm chất thì hay coi
thường người khác, xem mình là cái rốn của vũ trụ. Những người này rất dễ gây mất tình cảm ở
mọi người xunh quanh họ. Ví dụ như, trong lớp học, nếu một em học sinh học rất giỏi nhưng có
tính kiêu căng, ngạo mạn, tự tin thái quá sẽ luôn xem những bạn học yếu là con giun, con dế còn
mình là người đứng trên thiên hạ và lúc nào cũng dè bỉu các bạn khi các bạn làm bài sai hay
không hiểu bài.Còn mình thì vênh váo tự đắc khi làm được bài và đạt điểm cao. Những người
như vậy, chúng ta cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ để mang tính giáo dục, răn đe kẻ khác sống
tốt hơn với con đường đúng đắn của cuộc sống. Tóm lại, tự tin là một trong những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp mà con người cần phải có. Chúng ta cần mạnh dạn đối đầu những thách thức, khó
khăn trong cuộc sống để rèn luyện sự tự tin cho bản thân. Điều đó sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt
được thành công trong cuộc sống.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 7
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 3: SUY NGHĨ VỀ LÒNG TỰ TRỌNG

Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng
là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của
mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi
con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong
xã hội của chúng ta? Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi
trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó
thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có. Cuộc sống của chúng ta
trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước.
Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không,
để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn
mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Lòng tự trọng còn được thể hiện
qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng
chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất,
“nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn
cảnh của chúng ta rất nghò khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng
của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi,
phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy. Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho
người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự
cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì
dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là
đúng đâu là sai. Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai
cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của
mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 8
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 4: SUY NGHĨ VỀ TÍNH TỰ LẬP

Một trong những đức tính quyết định thành công trong mỗi con người chính là đức tính tự
lập. Vậy tự lập có nghĩa là gì, và nó giúp ích gì cho chúng ta để đạt được thành công? Tính tự lập
có nghĩa là gì? Tính tự lập có nghĩa là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình,
không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Vậy thì tại sao chúng ta cần phải có tính tự lập? Bởi vì nó
thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Trong cuộc sống, có những giai đoạn chúng ta cần phải tự mình
lo liệu không phải lúc nào cũng cần đến ba mẹ nâng đỡ ta mãi. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,...Giúp cho ta
dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử
thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Dẫn chứng ở các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình
bươn trải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất.
Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống
cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy. Chính nhờ sự tự lập như vậy mà
các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống.
Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ sát thực tế cuộc sống.
Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó...với sự
rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc
ở tương lai. Vậy ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập
trước hết là trong học tập nhằm tạo hứng thú cho bản thân. Vì khi ta tìm tòi học hỏi về một bài
học nào đó nhưng lại không có thầy cô, bạn bè giúp sức thì bản thân ta phải tự mình tìm tòi, độc
lập trong suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Từ đó đã tạo cho chúng ta sự hứng thú trong học
tập rất tốt. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện tính tự lập thông qua những công việc mà mình có thể tự
tay làm được không cần phải nhờ vả đến người khác giúp. Những công việc trong nhà ta nên tự
giác làm không cần mẹ cha nhắc nhở vì đó là những công việc hết sức nhẹ nhàng. Ta dễ dàng làm
được và thể hiện được chúng ta là con ngoan, siêng năng còn thể hiện mình đã có tính tự lập từ
sớm. Đó là những điều tốt mà ta cần phải làm. Tự lập cũng đồng nghĩa với việc không sợ thất bại,
gian truân, khi vấp ngã ta cần đứng lên một cách tự tin và bằng sự quyết tâm cao độ hơn nữa.
Trong cuộc sống ta vẫn còn bắt gặp đâu đó những người không có tính tự lập, lúc nào cũng có tư
tưởng dựa dẫm vào người khác mà bản thân lại không biết phấn đấu vươn lên. Ví dụ như trong
các lần kiểm tra, những người không có ý thức tự giác, tự lập, tự mình học tập thì lúc nào cũng
nghĩ đến việc nhờ người khác giúp đỡ, chỉ bài cho mình. Những con người này cần phải bị phê
phán và lên án mạnh mẽ. Nhìn chung đức tính tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta
cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự
tin trước cuộc sống.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020 9
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 5: SUY NGHĨ VỀ LÒNG TRUNG THỰC

Trong cuộc sống hiện nay, đức tính trung thực là một nét đẹp đạo đức mà mọi người cần
có, nhất là giới học sinh rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người dân tốt.
Vậy ta hiểu “trung thực” là như thế nào? Trong thực nghĩa là hết lòng với mọi người, là thật thà,
là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự
thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống này, đức tính
trung thực được biểu hiện trong các kì thi của học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép
bài hoặc xem bài của bạn. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người
ngay thẳng, không nói sai sự thật, không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh
những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người mang trong mình
hoặc rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ
được mọi người tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc
sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta
sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm
cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và
phát triển. Bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những
người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái. Chúng ta cần phê phán và lên án những biểu hiện
như vậy. Rõ nhất là trong học sinh, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn
phổ biến gây ảnh hưởng xấu đền kết quả học tập. Thứ hai, không trung thực trong kinh doanh,
chất lượng ngày càng kém, ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, các loại sữa có chứa melamine,
trong nước mắm có độc tố, rau quả được bơm hóa chất để nhìn tươi hơn... Những hành vi trên
đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe người dân, chỉ lo đến hoa hông,
cái lợi của bản thân. Chính điều này khiến cho xã hội xuống cấp, đạo đức hạ thấp, hủy hoại nét
đẹp. Tóm lại, con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho
bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện mình, trở thành người
công dân tốt, đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
10
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 6: SUY NGHĨ VỀ LÒNG KHOAN DUNG

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng khoan dung, độ lượng là một trong những đức tính tốt
đẹp và cũng chính là tài sản của đời người mà ngày nay trong mỗi chúng ta ai cũng cần thiết phải
có. Vì thế câu nói trên là hoàn toàn đúng “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan
dung”. Trước tiên ta phải hiểu lòng khoan dung là gì? Đó là cách ứng xử độ lượng, là biết nhường
nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là khoan dung là tha thứ cảm thông trước
những sai trái mà người khác gây ra cho mình, cho xã hội. Vậy tai sao phải có lòng khoan dung?
Vì lòng khoan dung là một phẩm chất cao đẹp một cách ứng xử cao thượng đã trở thành một
trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Ta đã bắt  gặp sự bao dung của Vũ Nương
với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng vẫn tha thứ
cho lỗi lầm của Trương Sinh, rồi áng thiên cổ hùng văn: ” Bình ngô đại cáo”, là những trang văn
đẹp về lòng khoan dung độ lượng khi nói vê việc ta đã tha chết cho giặc Minh tàn bạo… Trong
thực tế, ta đã biết là con người thì “nhân vô thập toàn”, ai cũng có thể mắc sai lầm, đặc biệt hơn
trong cuộc sống hiện đại với nhịp độ hối hả tất bật con người dễ bị cuốn vào guồng quay của thời
gian, của công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Họ rất dễ vi phạm
những giá trị của cuộc sống nên họ rất cần những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa
chữa lỗi lầm, tìm lại giá trị trân chính của cuộc sống. Chẳng hạn sự tha thứ của cha mẹ trước
những việc làm sai trái của con cái sẽ giúp con rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện mình, rồi tấm
lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ sẽ giúp học sinh nhận ra lỗi
lầm, hoàn thiện nhân cách đạo đức. Rồi khi ta tha thứ cho lỗi lầm của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn
trong công việc và cuộc sống và cũng sẽ có một tình bạn tốt đẹp. Có thể thấy rằng khi ta tha thứ
cho ngươi khác, chẳng hạn những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình trở thành người tốt hơn
và ngay cả khi bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản để tình cảm con người ngày càng được
thắt chặt, xã hội vì thế mà trở nên thanh bình. Người có lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm
giác thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn luôn nhìn những biểu hiện sai trái của mọi người bằng cái
nhìn đồng cảm chia sẻ. Tuy nhiên, lòng khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho
những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đạo đức của con người. Bên cạnh rất
nhiều người có tấm lòng bao dung vẫn còn những kẻ sống vô cảm không quan tâm tới những
người xung quanh, rồi những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những
mưu đồ đen tối nguy hiểm, những kẻ đó Xã hội cần phải lên ái, trừng trị. Như vậy lòng  khoan
dung là thái độ là lẽ sống cao đẹp, chúng ta hãy thực hành lẽ sống khoan dung, bởi vì đó là
phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống của ta bình yên hơn, là học sinh chúng ta hãy rộng lòng
tha thứ với lỗi lầm của bạn bè, của những người xung quanh, hãy suy nghĩ và thực hiện lời nói,
đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
11
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 7: SUY NGHĨ VỀ TÍNH GIẢN DỊ


Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ
xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu.Đức tính giản dị đó là một phẩm
chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa
hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn,
xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo
cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu
cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và
trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người. Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là
sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi,
lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng
là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một
tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống
giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác. Sống giản dị không
có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm  cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn
mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều,
để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất
nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được. Người
sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi
người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để
khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ
dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn
giản theo một mạch sống riêng. Như xưa Bác Hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước
Việt Nam, nhưng cả cuộc đời bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi
người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của bác, từ việc bác sinh hoạt đến
những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ
bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị
cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản
dị nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao
trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn
mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm
chất quý giá của họ. Bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn
giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn
cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất
đáng chê trách, và phê phán. Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn
luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn
luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc
hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Mỗi chúng ta
cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn
biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa
to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
12
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 8: SUY NGHĨ VỀ LÒNG HIẾU THẢO

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tấm lòng hiếu thảo của con người. Trước
hết "Hiếu thảo" là gì? "Hiếu" là hiếu nghĩa biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình. "Thảo" là
mở rộng tấm lòng, biết chia ngọt sẻ bùi với người thân và với tất cả mọi người. Vậy "Hiếu thảo"
là sự biết ơn, việc làm có nghĩa của người bề dưới (con cháu.....) với người bề trên (ông bà, cha
mẹ,....).Đây là một phẩm chất vô cùng tốt đẹp cần thiết phải có của mỗi con người dù sống ở thời
đại nào đi chăng nữa. Nên lòng hiếu thảo đã được đưa vào thơi ca từ bao đời nay như "Công cha
như núi Thái Sơn…..” Trong cuộc sống, chúng  ta bắt gặp rất nhiều biểu hiện của tấm lòng hiếu
thảo như người con biết chăm lo cho sức khỏe của cha mẹ, chia sẻ những việc làm nặng nhọc hay
những người con biết đem đén niềm vui cho ha mẹ của mình trong những việc làm việc làm cụ
thể : học giỏi, công ăn việc làm ổn định, anh em đoàn kết. Tấm lòng hiếu thảo của người con còn
được thể hiện qua việc quan tâm đến cha mẹ, biết sở thích của bố mẹ. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn
thấy có những biểu hiện thực sự đáng lên án khi những đứa con hành động thiếu suy nghĩ, đối xử
tệ bạc với chính cha mẹ của mình. Trong cuộc sống ngày nay,có những người con vì tham lam,
ích kỷ hay vì cuộc sống khốn khó nên đánh rơi mất tấm lòng hiếu thảo. Có rất nhiều bài báo đưa
những dòng thông tin về việc con cái ngược đãi hay con cái đưa cha mẹ vô viện dưỡng lão. Đó là
những việc làm rất đáng lên án và cần phải loại bỏ ra khỏi xã hội văn minh. Lòng hiếu thảo từ xa
xưa đến nay là một phẩm chất mà con người luôn hướng tới. Biết nhớ ơn nhứng người có ơn với
mình là truyền thống tốt đẹp bao đời nay. Mỗi con người tồn tại tồn tại đều có nguồn cội, đều
được nhận những thành quả tốt đẹp từ thế hệ đi trước. Vì thế sống biết ơn, sống có hiếu với cha
mẹ là việc làm tự nhiên theo lẽ phải. Nếu có lòng hiếu thảo, người con đó sẽ nhận được những
tình cảm tốt đẹp từ những người xung quanh. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày trở nên
khăng khít bền vững, từ đó tạo dựng nên hạnh phúc của gia đình và góp phần vào việc xây dựng
xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Không những thế, cha mẹ còn là người có công sinh thành dưỡng
dục chúng ta; là người luôn dành những thứ tốt đẹp nhất cho ta; luôn sát cánh đồng hành với
những đứa con, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa ra nhứng lời khuyên hữu ích cho mỗi đứa
con. Cha mẹ đã tạo nên gia đình để mỗi đứa con có chốn quay về. Vì vậy hiếu thảo với cha mẹ là
điều kiện đầu tiên, là bài học đầu tiên để mỗi chúng ta thành người. Nếu ko hiếu thảo với cha mẹ
của mình thì chắc chắn người đó sẽ bị người khác xa lánh, ko có bạn bè
Với em, em luôn hiểu ý nghĩa của tấm lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Để cố gắng trở thành 1
người con hiếu thảo trong từng việc làm cụ thể: nghe lời ông bà cha mẹ, làm việc nhà, hòa thuận
với anh em trong nhà…Và trước mắt thì chính là thi đỗ nguyện vọng 1 vào trường THPT để cha
mẹ yên lòng. Cho dù xã hội có thay đổi, hiện đại phát triển đến đâu chăng nữa thì chắc chắn lòng
hiếu thảo của con người vẫn luôn tồn tại như 1 thước đo để đánh giá phẩm chất đạo đức của mỗi
con người. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải rèn luyện lòng hiếu thảo ngay từ tấm bé các bạn nhé!!!!

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
13
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 9: SUY NGHĨ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm chống lại những cuộc
xâm lăng vô nghĩa, lập nên những trang sử oai hùng. Trong rất nhiều những yếu tố góp nên thành
công ấy, chúng ta phải kể đến lòng yêu nước dạt dào trong mỗi trái tim của người con đất Việt.
Giờ đây, khi đất nước đứng trước những thử thách mới của một thời đại phát triển, lòng yêu nước
được thể hiện như thế nào? Thật vậy, lòng yêu nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn
tại và phát triển của một đất nước. Ta hiểu đơn giản lòng yêu nước chính là việc yêu những thứ
nhỏ bé, giản dị, bình thường của quê hương đất nước. Những hàng tre xanh, dòng sông, xóm
làng,... Từ những cái nhỏ bé ấy đã giúp chúng ta thêm yêu và gắn bó hơn với quê hương và đất
nước của mình. Con người dù đi đến đâu, về đâu đều hướng về đất nước, quê hương. Quê hương,
đất nước không chỉ là nơi dạy dỗ cho chúng ta nên người, mà còn mang đến những điều thú vị,
dạy chúng ta từng bước đi vững chắc trong cuộc sống. Vì vậy đất nước luôn để lại một ấn tượng
cho mỗi con người, làm cho mọi người yêu đất nước hơn. Những con người có lòng yêu nước
luôn chất chứa những tình cảm đẹp đẽ, hướng về đất nước và ra sức để giúp cho đất nước ngày
càng phồn vinh. Những con người đó luôn tự hào về đất nước. Quê hương đất nước là bàn đạp
giúp con người đạt được những thành công. Ngay từ khi còn bé, mỗi người dân Việt Nam đều đã
được cha mẹ xây dựng và phát triển tinh thần yêu nước từ những giai điệu, lời hát, lời ru à ơi,...
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cùng với sự du nhập của những giá trị văn hóa
trên thế giới, những truyền thống dân tộc bị mai một và bị biến đổi; nhưng truyền thống yêu nước
của dân tộc sẽ không bao giờ bị thay đổi, nó như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tâm hồn mỗi con
người và khi có điều kiện hoàn cảnh, thử thách sẽ được bùng cháy. Trong thời gian vụ việc Trung
Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, những người con đất Việt ở
khắp mọi miền đất nước và ở hải ngoại đã bộc lộ rõ lòng yêu nước luôn luôn bùng cháy trong tâm
hồn họ. Họ đoàn kết lại, chung lòng phản đối mãnh liệt hành động sai trái và tư tưởng lệch lạc
của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong những ngày qua, trên các trang mạng đang xuất hiện những
lời kêu gọi mọi người tiến hành đấu tranh, xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc. Tuy
nhiên một số kẻ cơ hội, lợi dụng điều đó để thực hiện ý đồ bẩn thỉu của chúng thành những cuộc
biểu tình chống chính quyền. Đây chính là những âm mưu thủ đoạn dơ bẩn, đáng lên án, những
kẻ này đã lợi dụng lòng yêu nước của mọi người, một tình cảm thiêng liêng và đã làm nhơ bẩn
nó. Tóm lại, chúng ta cần phải luôn cảnh giác với những hành động này và tránh xa nó. Cần phải
thể hiện lòng yêu nước đúng lúc, đúng chỗ. Và bản thân tôi cũng phải nuôi dưỡng và phát triển
lòng yêu nước cho bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
14
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 10: SUY NGHĨ VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG

"Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi thiếu tình yêu thương' - câu nói ấy
như xoáy sâu vào trong tâm trí mỗi chúng ta, nhắc nhở ta về lối sống tình nghĩa, biết yêu thương,
luôn hướng về người khác.  “Yêu” là cảm xúc, thái độ, tình cảm tự nhiên của con người trước
một ai hoặc một điều gì. “Thương” là cảm xúc cao hơn, hàm chứa cả hành động, sự quan tâm,
tinh tế. Bởi vây, 'Tình yêu thương' là tình cảm, sự quan tâm, có sự kết hợp của nhận thức và hành
động của con người đối với sự vật,sự việc. Xã hội ngày một hối hả, vội vã, con người lại cần sống
chậm hơn, sống có ý nghĩa hơn để thấy được hết vẻ đẹp của cuộc đời. Và rồi, tình yêu chính là
chất xúc tác tuyệt vời nhất mà mỗi chúng ta cần có. Sống yêu thương là khi chúng ta biết trân
trọng, nâng niu những người xung quanh ta. Người biết yêu thương là người biết quan tâm, luôn
cố gắng giúp đỡ mọi người cho dù họ là ai, hoàn cảnh của họ như thế nào? Như những viên ngọc
ngời sáng, yêu thương là biểu tượng chân thực nhất về tấm lòng nhân ái, cao thượng. Hình ảnh về
cậu bé Nguyễn Thiện Nhân - sinh ra trong hoàn cảnh trớ trêu khi bị bỏ rơi trong rừng vẫn còn in
đậm trong tâm trí mỗi chúng ta. Chính sức mạnh của tình yêu thương, sự thương xót, đồng cảm
của một người mẹ đã thôi thúc chị Mai Anh nhận nuôi cậu bé. Để rồi hôm nay, người mẹ ấy luôn
mong mỏi và cố gắng để giúp nhiều những “Thiện Nhân” khác. Thật vậy, lối sống tình nghĩa sẽ
cho tâm hồn ta được thanh lọc, làm cho con người xích lại gần nhau hơn. Không những thế, chính
bản thân mỗi chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp khi biết chia sẻ 'Sống là cho đâu phải
nhận riêng mình' (Tố Hữu). Dường như, xã hội ngày một hiện đại và hội nhập, chúng ta bị chi
phối bởi những giá trị vật chất mà quên đi bản chất cốt lõi, tinh tuý nhất của vẻ đẹp nhân cách con
người. Nhiều người còn vô cảm, thờ ơ, sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho cá nhân mình. Tuy nhiên, không
phải lúc nào tình yêu, sự nhân hậu, vị tha cũng đáng khen ngợi. Đôi khi, tình yêu đặt sai chỗ, tình
yêu quá mù quáng sẽ làm hại người khác, thậm chí còn làm ta đánh mất bản thân mình. Vì vậy,
chúng ta cần phải yêu thương bằng một trái tim nóng và đi liền với một cái đầu lạnh; phải luôn
tỉnh táo, tuỳ thuộc hoàn cảnh khác nhau để tình yêu thương được lan toả, nhân rộng ra cả cộng
đồng. Mỗi con người hãy biết yêu từ những gì nhỏ nhặt nhất, yêu bản thân, yêu gia đình và những
người xung quanh ta.  Để rồi, yêu thương sẽ như một ngọn lửa sưởi ấm bao trái tim, gắn kết và
đồng điệu những tâm hồn với nhau.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
15
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 11: SỨC MẠNH NIỀM TIN

Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh thành công của mỗi con người, một
trong số đó không thể thiếu được đó chính là niềm tin. Niềm tin là sự tin tưởng tín nhiệm và một
điều gì đó có thể xảy ra trong tương lai. Có thể suy rộng ra rằng sức mạnh niềm tin là khả năng
làm nên một điều gì đó từ niềm tin, là sức mạnh tinh thần giúp con người làm những điều mong
ước và hoàn thành những dự định. Vậy vì sao trong cuộc đời lại cần có sức mạnh niềm tin? Cuộc
sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác; tuy rằng vật chất quyết
định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác. Cuộc
đời có nhiều chiều nhiều mặt, không phải lúc nào cũng lường trước được những khó khăn thử
thách, không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng bản chất của con người là luôn
hướng đến những điều tốt đẹp, những điều hay lẽ phải. Có niềm tin sẽ giúp con người tạo nên sức
mạnh để vượt qua những khó khăn trắc trở ấy. Những con người có niềm tin luôn lạc quan yêu
đời, không gục ngã trước bất kỳ khó khăn thử thách nào. Họ mang trong mình ngọn lửa nhiệt
huyết, luôn căng tràn sức sống, không bao giờ lùi bước mà luôn kiên trì theo đuổi ước mơ. Có thể
nói, thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng - những con người luôn cháy bỏng
với niềm tin của mình. Điển hình là Nick Vujicic - một chàng trai có hoàn cảnh nghiệt ngã: không
tay không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Nhưng anh quyết không để số phận quật ngã mình. Từ
chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản nhất như đi vệ sinh, ăn
uống, thay quần áo, Nick tập viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái, tự lấy cốc nước, chải tóc,
đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45
từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống,
chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù. Những công việc tưởng chừng như không thể đối với
chàng trai tật nguyền ấy. Sau đó, anh thậm chí trở thành một diễn giả nổi tiếng về động lực cuộc
sống, đi tới nhiều nước trên thế giới. Bạn thấy đấy, niềm tin thật là một phép màu kì diệu, mang
lại những kết quả bất ngờ. Tuy nhiên có không ít người đánh mất niềm tin ở chính mình, hay than
thở trốn tránh trách nhiệm. Hiển nhiên đó là lý do khiến họ luôn thất bại trong cuộc đời.  Niềm tin
là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin tinh thần là đủ. Nếu
chỉ tin vào điều gì đó một cách sáo rỗng sẽ  chỉ làm chúng ta thêm ảo tưởng về bản thân mà thôi.
Niềm tin ấy cần dựa trên những thực lực thực tế: cần phải có hành động, kế hoạch cụ thể để biến
niềm tin thành sự thật. Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa niềm tin trong bạn, để rồi những thành công
sẽ đơm hoa kết trái ở phía cuối con đường.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
16
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 12: SUY NGHĨ VỀ LÒNG DŨNG CẢM


Một trong những yếu tố giúp con người vượt qua được khó khăn, thử thách trong cuộc
sống là lòng dũng cảm. Trước hết, lòng dũng cảm là gan dạ, quả quyết, vững tâm, dám đối đầu
với những thách thức, nguy hiểm. Đôi lúc, nó tự bộc phát trong chính bản thân chúng ta khi gặp
một chuyện gì đó mà ta không nghĩ là mình có được nó. Nhưng đôi khi, lòng dũng cảm cần được
phải rèn luyện và kiên trì qua từng sóng gió để trưởng thanh, hoàn thiện mình hơn.Trong cuộc
sống hiện nay, lòng dũng cảm rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đóng góp một phần
không nhỏ vào phẩm chất đạo đức của bạn, giúp bạn có sức mạnh để vượt qua chông gai, sóng
gió lớn trong cuộc đời. Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mãnh mẽ, tự tin của con
người trong cuộc sống. Bạn có thể dũng cảm vì bản thân mình nhưng bạn có thể dũng cảm về
người khác, xả thân mình vì người khác, không mang đến lợi ích cá nhân. Đối với bản thân,
chúng ta dũng cảm khi chúng ta dám đối mặt với sự thật. Chúng ta dũng cảm khi chúng ta dám
làm những gì trước trước đây mình chưa dám thử, chúng ta dũng cảm khi dám nhận trách nhiệm
về bản thân mình và không bao giờ đổ lỗi cho người khác, chúng ta dũng cảm khi chúng ta quên
đi sự hèn nhát của chính bản thân mình. Điều đó thật tuyệt vời biết mấy. Một cậu bé rất hèn nhát,
cậu ta không dám làm những gì mà cậu ta cho là khó khăn bởi vậy kỹ năng sống của cậu ta không
hề có. Trong một lần suýt bị chết đuối khi đi qua con sông trên đường đi học về, cậu ta đã hoảng
sợ và lo lắng. Rồi từ đó, cậu ta quyết tâm học bơi để bảo vệ chính mình. Sự nhút nhát và lo sợ của
cậu ta đã biến mất khi lòng dũng cảm lên ngôi, dũng cảm vì chính bản thân mình, dám làm những
gì trước đây mà mình nghĩ bản thân sẽ không bao giờ làm được. Và rồi cậu ta biết bơi và sau đó
tự tin hơn, trưởng thành hơn rất nhiều. Vậy là, lòng dũng cảm của cậu bé đã được tôi luyện thành
công. Khi con người ta dũng cảm vì người khác, con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn về
chính phẩm chất của mình. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến những chú công an, sắn sàng
hi sinh bản thân mình để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước ngày
càng ấm no hạnh phúc. Thử hỏi nếu không có lòng dũng cảm, sự kiên trì và lòng yêu nghề thì họ
có làm được như vậy hay không. Những chú cảnh sát hình sự phải đối diện với những bọn tội
phạm nguy hiểm, lập những chuyên án để tìm ra người phạm tội. Ở họ, lòng dũng cảm được tôi
luyện qua từng vụ án, qua từng người mà họ tiếp xúc. Lòng dũng cảm ở đây là sự hi sinh, sự cho
đi và một phần nào cũng là vì nhiệm vụ mà họ đã lựa chọn. Con đường họ đang đi dẫu có nhiều
khó khăn vất vả nhưng nhờ có lòng dũng cảm, họ có thể vượt qua được những điều đó. Đối với
mỗi học sinh chúng ta, lòng dũng cảm được thể hiện một cách bình dị và đặc biệt nhất. Có thể
bạn dám đứng lên thừa nhận về việc bạn chưa làm bài tập về nhà với cô giáo, bạn dám đứng lên
bảo về cái tốt và phê phán cái xấu. Như vậy thôi là bạn đã dũng cảm rồi đấy. Không phải ai trong
chúng ta cũng dám dũng cảm vì mỗi người có một tính cách và phẩm chất khác nhau. Có những
người rất hèn nhát, không dám thừa nhận những lỗi lầm mà mình đã gây ra, không dám đương
đầu với những khó khăn gian khổ, không dám và chẳng bao giờ biết hi sinh vì người khác. Những
người như vậy sẽ không gây được thiện cảm với người khác, thành công sẽ không bao giờ đến
với bản thân và thậm chí bị người khác coi thường. Đôi lúc chúng ta hiểu sai về lòng dũng cảm.
Nhiều người cho rằng dũng cảm để thể hiện mình. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Nếu chỉ là để thể
hiện bản thân thì giá trị của dũng cảm đã mất đi ngay lập tức. Lòng dũng cảm chỉ xuất phát từ
chính bản thân mình, muốn thể hiện điều tốt chứ không phải thể hiện mình một cách thái quá,
không có điểm dừng. Là một học sinh, sinh viên chúng ta cần rèn luyện cho mình một lòng dũng
cảm thật vững chắc. Tương lai đang ở phía trước và đồng nghĩa với những khó khăn, thử thách sẽ
đến với chúng ta bất cứ lúc nào vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để bước
vào cuộc sống. Dũng cảm là đức tính vô cùng tốt, chúng ta cần phải nhìn nhận lại bản thân, rèn
luyện và phát huy lòng dũng cảm của mình ngày còn khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Hãy
dũng cảm lên bạn nhé!

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
17
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 13: SUY NGHĨ VỀ SỰ LẠC QUAN

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần có tinh thần lạc quan thì bạn đã có được một
nửa của thành công. Chỉ cần bạn luôn có tinh thần phấn đấu luôn nghĩ đến mặt tốt của   mọi việc
tích cực trong suy nghĩ thì bạn sẽ biến hóa được cuộc sống theo ý của mình. Có rất nhiều những
danh nhân thế giới họ đã vấp ngã nhưng họ đã lạc quan và kết quả của việc đó luôn là thành công
đến với họ . Họ đã đúc rút và trong những câu nới mà tôi đã được nghe  “người lạc quan luôn tìm
thấy ánh sáng trong bóng tối nhưng tại sao người bi quan lại đến và thổi tắt nó đi” hay “hướng về
ánh nắng bạn sẽ không nhìn thấy bóng tối” Khi bạn mắc kẹt vào một vấn đề khó nào đó thì người
bi quan luôn nhìn thấy những thất bại những điều không tốt lành và hậu quả hiển nhiên là họ
không thể tìm thấy lối thoát và lúc nào cũng trong tâm thế nơm nớp lo sợ và điều tất nhiên là họ
sẽ không thể tìm thấy đường thoát và vấn đề sẽ luôn đi theo chiều hướng xấu mà tôi đang nghĩ
đến. Trái với người bi quan người lạc quan luôn tin tưởng vào những điều mình đã làm luôn nghĩ
đến một tương lai tốt đẹp cho nó và khi khó khăn đến thì họ luôn tìm ra những giải pháp tối ưu
nhất. Nếu nói đến những tấm gương sáng của tinh thần lạc quan thì không hề hiếm . Trước tiên ta
phải kể đến đó là tinh thần lạc quan của Hồ chủ tịch khi mà người bị bắt và giam cầm trong nhà
lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đầy từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh
thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi
quan trong con người đó. Ta chỉ nhìn thấy tinh thần luôn luôn lạc quan tuy rất muốn ra ngoài để
hoạt động cách mạng nhưng cái tinh thần yêu thiên nhiên luôn được bác để lên hàng đầu. Bằng
chứng là trong hoàn cảnh này bác vẫn có thể sáng tác ta nhật kí trong tù thể hiện tinh thần rất lạc
quan yêu đời của bác. Hay tinh thần lạc quan mà cả thế giới đêu ngưỡng mộ chính là Nick Vujjic
là một người không chân không tay nhưng anh có một tinh thần lạc quan vô bờ. Thế nên thành
công luôn mỉm cười với anh , anh đi khắp nơi để truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người
và rất nhiều người đã được anh thắp sáng lên miền tin và tìm ra con đường cho mình. Tinh thần
lạc quan rất tốt cho chúng ta trong cuộc sống. Vậy chúng ta có thể hình thành nuôi dưỡng và tôi
luyện nó như thế nào? Hãy năng giao tiếp với những người có tinh thần lạc quan và tinh thần lạc
quan tin tưởng còn được vun trồng bằng cái nhìn tích cực, biết tìm kiếm những điều tốt đẹp, biết
đánh giá trị những khả năng, những gì mình có. Trái lại, nếu chỉ bận tâm đến những gì mình
muốn được, nhưng không có, thật chẳng khác gì đổ tro tàn trên than nguội. Khi quyết tâm thay
đổi lối suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi trở ngại Mọi sự kiện
buồn vui trong cuộc sống đều là cơ hội làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về những vấn đề
thường ngày. Trong môi trường làm việc cần tinh thần sáng tạo cao thì nhà quản trị càng nhận
thấy điều ấy rõ hơn ở ngay các nhân viên của mình. Điều đáng nói là thông thường, sau khi một
sự cố xảy ra đối với ai đó thì hầu hết xu hướng nhìn nhận vấn đề lại nghiêng về phía bi quan hơn
là lạc quan. Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng nên tránh cách sống
"lạc quan chủ nghĩa": dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang
diễn ra trong thực tế. Với cách sống như vậy, bạn sẽ rơi vào u mê, chủ quan, thiếu thực tế. Đây là
một thái độ sống sai lầm cần tránh để không trở nên thụ động, trì trệ. Ai cũng cần lạc quan để
nuôi dưỡng ước vọng, nỗ lực đạt cho được những thành công trong nghề nghiệp và còn để thoát
ra khỏi những mối bận tâm không cần thiết . Chúng ta là những người trẻ hãy tham gia những
hành động những diễn đàn về tinh thần lạc quan cho thấy tinh thần lạc quan và quyết tâm của giới
trẻ trong việc góp sức vì một xã hội tươi đẹp hơn.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
18
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 14: SUY NGHĨ VỀ SỰ VÔ CẢM

Trong cuộc sống của chúng ta luôn có những khó khăn bất ngờ xảy ra, lúc đó ta thường
được mọi người giúp đỡ cũng và ta cũng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, tuy nhiên một bộ
phận không nhỏ đặc biệt là thế hệ ” gấu bông” đã thờ ơ vô cảm trước những khó khăn, những bất
thường của cuộc sống và nhân vật co bé trong sự việc mà báo tuổi trẻ chủ nhật đưa tin là một điển
hình. Trước hết hiện tượng được bàn tới trong tình huống liên quan đến bệnh vô cảm của thanh
thiếu niên hiện nay với những biểu hiện: cô bé 15 tuổi thờ ơ đứng nhìn người qua đường cùng mẹ
gom nhặt đồ đạc bị rơi, đợi mẹ nhặt xong mọi thứ cô leo lên xe và thản nhiên dặn ” lát về mẹ nhớ
mua cho con ly chè” Vậy thói vô cảm ở đây là gì? là lối sống chỉ nhằm phục vụ chính bản thân
mình. Biểu hiện của vô cảm thường xuất hiện ở những người có trái tim lạnh giá không xúc động,
sống ích kỷ lạnh lùng chỉ lo sự an toàn của bản thân mình là trên hết. Họ thờ ơ, làm ngơ trước
những điều xấu xaỷ ra hoặc nỗi bất bạnh không may của những người sống xung quanh mình
thậm chí thờ ơ vô cảm với mẹ mình. Nguyên nhân nào gây ra thói vô cảm, là do con người sống
thiếu tình thương, chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh
giá. Một phần nữa, cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn khiến người ta bỏ quên thời gian để
trao nhau hơi ấm của tình thương để ươm mầm cảm xúc. Vô cảm có gây nên hậu quả gì không?
hậu quả của nó thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô
trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Thực tế ta đã thấy rất nhiều
trường hợp vô cảm như khi tham gia giao thông va chạm vào người khác, họ trốn tránh trách
nhiệm bằng cách bỏ trốn. Rồi có những người nhìn thấy người bị tai nạn không giúp đỡ lại hôi
của, lục lọi đồ đạc, tiền bạc của người bị nạn để lấy cắp. Những kẻ  như vậy cả xã hội cần lên án
mạnh mẽ, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ bệnh vô cảm ra khỏi xã hội. Bởi nếu bệnh
này còn tồn tại nó sẽ làm vẩn đục và xói mòn truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt
Nam: ” thương người như thể thương thân” Là học sinh , thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì để nhận
thức, khắc phục bệnh vô cảm? chúng ta hãy học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương chia sẻ
đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính văn hóa cao như
phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên và ngày mai lập nghiệp. Đồng thời nhận ra sự
nguy hại thói vô cảm của bạn bè trong lớp, trong trường,… cần tu dưỡng, rèn luyện bản thân để
sống vị tha: Mình vì mọi người. Như vậy thói vô cảm là một căn bệnh có hại rất lớn đối với bản
thân gia đình xã hội cần phải loại bỏ. Chúng ta hãy sống biết yêu thương, chia sẻ  cũng có nghĩa
là chúng ta đang bôi đắp cho mình những tình cảm tốt đẹp.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
19
Chuyên đề: Luyện viết đoạn văn Nghị luận xã hội

ĐỀ 15: SUY NGHĨ VỀ SỰ LƯỜI BIẾNG.

“ Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là câu nói nổi tiếng để
phê phán, chê trách về hành vi, thói quen lười biếng. Vậy “lười biếng” là gì? “Lười biếng” là sự ỷ
lại, phụ thuộc , không tự chủ, chủ động trong cả về hành vi và lối suy nghĩ. Trong thời đại phát
triển ngày nay, các sản phẩm hiện đại ứng dụng khoa học kĩ thuật được phổ biến rộng rãi, tạo tiện
ích, tiện nghi cho con người. Cũng vì thế mà một bộ phận con người ngày càng trở nên lười biếng
và ỷ lại. Những người lười biếng thường là những người, trong công việc chung, thường ỷ lại,
dựa dẫm vào người khác,hoặc chọn làm công việc nhẹ nhàng nhất để làm. Còn trong công chuyện
riêng, họ trì hoãn, thờ ơ, không chủ động tự giác từ trong nhận thức, ý thức. Căn bệnh lười biếng
này là một sự cản trở trong công việc, khiến đầu óc con người trở nên mụ mị, mất đi tính sáng
tạo, sự động não suy nghĩ, tư duy. Hơn nữa, nó còn là tác nhân khiến những con ngừoi không
vượt qua được nó, trở thành những người thất nghiệp, không có công ăn việc làm, là gánh nặng
của gia đình, gây nên sự trì trệ của toàn xã hội. Có thể thấy các buổi sáng ngày thường, trong giờ
hành chính, các quán cà phê vẫn rất đông người, ngồi la liệt cả vỉa hè, đặc biệt là thanh niên,
những ngừoi trong độ tuổi lao động .Bên cạnh đó vẫn có những người hằng ngày chăm chỉ, cần
cù đóng góp công sức nhỏ bé của mình để giúp ích cho xã hội, cho đất nước càng ngày càng trở
nên giàu mạnh hơn. Họ luôn tự giác cố gắng, phấn đấu để hoàn thiện bản thân mình, chủ động
vươn lên trong mọi công việc, trước mọi khó khăn, thử thách. Nhưng chỉ không lười biếng, chăm
chỉ lên thôi là chưa đủ, mà chúng ta còn phải làm việc một cách thông minh và khoa học nữa. Tỷ
phú Bill Gates đã từng nói :”Tôi chọn người lười biếng để làm những việc khó khăn. Bởi một
người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó.”. Tuy vậy, chúng ta đều hiểu rằng bệnh
lười biếng để lại rất nhiều hậu quả trong cuộc sống. Vì thế, chúng ta cần phải tự giác ý thức để
hành động, tạo kế hoạch, tìm con đường, cách giải quyết để vượt qua sự lười biếng, trì trệ này. Sự
lười biếng như một chiếc mỏ neo kéo người ta xuống tận cùng đáy đại dương của vô vọng.  Hãy
tự vươn lên để vượt qua sự lừoi biếng , vì kẻ thù lớn nhất của mỗi chúng ta chính là bản thân
mình.

Lớp 9A0 & 9A1 THCS&THPT Lương Thế Vinh – Năm học 2019 – 2020
20

You might also like