You are on page 1of 14

2.5.

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA THIẾU NIÊN


- Ngoài hai nét cấu tạo tâm lý là “ cảm giác mình là người lớn” và “ nguyện
vọng hòa mình vào tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể” thì sự phát
triển nhân cách của thiếu niên còn có những nổi bật sau:
2.5.1. Sự hình thành tự ý thức của thiếu niên:
- Được hình thành từ trước tuổi thiếu niên.

- Tích cực nhận thức về bản thân.


- Thể hiện cái tôi ở “mức độ thấp”.

 Là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục tính tự lập cho trẻ.
- Trẻ lên 3 bắt đầu có xu hướng tự khẳng định bản thân.
- Thúc đẩy trẻ từ mọi mặt
 Sự hình thành và phát triển tự ý thức của thiếu niên:
- Thông qua các tuổi mẫu giáo, nhi đồng
- Cuối thời điểm nhi đồng, sang tuổi thiếu niên thì ý thức của trẻ mới được
hình thành và bộc lộ rõ nét.
- Cấu trúc tự ý thức về bản thân gồm: tự nhận thức, tự ý thức, tự giáo dục
bản thân.
1. Tự nhận thức về bản thân của thiếu niên:
- Các em quan tâm nhiều hơn đến bản thân.
- Tìm hiểu về phẩm chất và năng lực riêng của bản thân.
- Quan tâm tới cảm xúc, tình cảm mới, những mối quan hệ.
- Quan tâm tới vị thế của mình trong xã hội.
—> Hình thành hệ thống giá trị hướng đến thế giới của người lớn
 Nội dung và mức độ tự nhận thức của thiếu niên
- Không diễn ra cùng lúc.
- Đầu tiên, các em tìm kiếm về danh tính và sự nhận thức, tìm hiểu về sự
khác biệt của bản thân.
- Tiếp đến, là các hình vi ( đang học, hay chơi,…)
- Nhận thức được phẩm chất đạo đức, tính cách, năng lực riêng
- Thay đổi cảm xúc
- Tuổi thiếu niên là thời kì hình thành giá trị và niềm tin, tìm hiểu tình yêu
và các mối quan hệ.
- Cuối tuổi thiếu niên, các em đã có thể tìm kiếm sự đồng thuận và xã hội
hóa.
- Tuy vậy, một số em vẫn còn bỡ ngỡ khi đang trên con đường tìm kiếm
nhân dạng giới tính của bản thân.
 Khả năng đồng nhất với giới tính cũng là một nét cấu tạo tâm lý
mới đặc trưng trong nhân cách của thiếu niên.
 Nhìn chung thì tự nhận thức của thiếu niên về mọi mặt còn nhiều
mâu thuẫn. Các em nhận thấy mình vẫn còn yếu kém nhưng không
muốn bị giáo dục và bị coi thường.

2. Tự đánh giá của thiếu niên


- Đây là một đặc trưng mới trong tự đánh giá ở tuổi thiếu niên.
- Khi có khả năng tự nhận thức, các em xuất hiện nhu cầu đánh giá bản
thân, đánh giá người khác, so sánh mình với người khác để tìm ra những
ưu, nhược điểm của bản thân.
Ví dụ: Khi bước vào cấp 2, đặc biệt là những bạn nữ, sự quan tâm ngoại
hình sẽ nổi lên cực kì mạnh mẽ.

- Các em biết đánh giá và phê phán bản thân, biết xấu hổ, tỏ ra hối hận,
muốn phục thiện khi nhận thức được mình đã làm điều gì đó sai trái
Ví dụ:

- Sự tự đánh giá của thiếu niên là khác nhau ở mỗi thời kỳ:
+ Đầu tuổi thiếu niên (học sinh lớp 6 - 7), sự tự đánh giá thường lấy
chuẩn từ người khác.
+ Cuối tuổi thiếu niên (học sinh 8 - 9) sẽ hình thành khả năng độc lập
phân tích và đánh giá bản thân và người khác.

- Thiếu niên muốn tự đánh giá nhưng khả năng còn nhiều hạn chế, dễ rơi
vào tình trạng tự kiêu hoặc tự ti
 Người lớn nên thận trọng với lời nhận xét đánh giá của mình để giúp các
em tự đánh giá bản thân chính xác hơn.

- Đánh giá về người khác cũng phát triển mạnh ở thiếu niên
- Tuổi thiếu niên cũng là lứa tuổi bắt dầu hình thành quan điểm riêng, lý
tưởng, niềm tin.
 Là một cấu tạo tâm lý mới đặc trưng của thiếu niên
- Tuy nhiên, cái giá trị vẫn chưa có nền tảng vững chắc, dễ thay đổi
- Bên cạnh đó, nhiều giá trị đạo đức của các em được hình thành tự phát
dẫn đến sự phát triển những nét tiêu cực trong tính cách.
 Người làm công tác giáo dục nên chú ý đến điểm này.
3. Tự giáo dục bản thân của thiếu niên
- Do khả năng tự đánh giá phát triển, thiếu niên đã hình thành một
phẩm chất quan trọng của nhân cách là sự tự giáo dục.

- Tuy nhiên, sự tự giáo dục của các em cũng còn nhiều hạn chế.
- Nguyên nhân chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển tự ý thức của
thiếu niên là “cảm nhận mình là người lớn
 Trải nghiệm xã hội: giao tiếp với người lớn, tham gia hoạt động,
câu lạc bộ → cảm thấy có vai trò, trách nhiệm như người lớn

4. Ý nghĩa của tự ý thức đối với thiếu niên


- Ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lí của thiếu niên, đến tính chất
hoạt động cùng các mối quan hệ.
- Các em có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân phù
hợp với yêu cầu khách quan, giữ được quan hệ, có vị trí xứng đáng
trong xã hội, nhóm bạn và lớp học.
- Thúc đẩy thiếu niên bước vào một giai đoạn mới (trở thành chủ thể
của sự giáo dục)
=> Người làm giáo dục nên hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo
điều kiện cho tự ý thức của các em phát triển
2.5.2. Sự hình thành ý chí của thiếu niên
- Định nghĩa: Ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục
đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
- Cùng với sự phát triển của tự ý thức, thiếu niên nảy sinh khát vọng tự tu
dưỡng rèn luyện cho mình các phẩm chất ý chí
VD: tính độc lập, tính kiên trì, lòng dũng cảm, nghị lực vượt khó,…
- Các em xem việc giáo dục ý chí, tự tu dưỡng như là một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân, đặc biệt là các em Nam.
VD: nhiều em viết nhật ký để tự tu dưỡng bản thân, cố gắng vượt khó học
tập và luôn đạt học sinh giỏi, có em thì kiến trì giảm cân để đạt được vóc
dáng mơ ước.

Viết nhật kí tu dưỡng bản thân


Nhà nghèo vượt khó để học tập và luôn đạt học sinh giỏi

Kiên trì giảm cân giảm cân


- Những thiếu sót trong sự tự giáo dục ý chí của thiếu niên:
 Chưa hiểu đúng về các phẩm chất ý chí
 Thiếu bình tĩnh, thô lỗ trong ứng xử với người lớn, với bạn bè
 Rèn luyện ý chí trong những điều kiện khắt khe
VD: đi nắng không đội mũ, bị bệnh không uống thuốc, chui vào bụi rậm, nhảy
qua hàng rào, ăn trộm táo nhà hàng xóm, tổ chức các cuộc thi thố như nhảy từ
trên cao xuống sông,…)
 Người lớn cần giúp thiếu niên hiểu rõ những phẩm chất ý chí và định
hướng sự rèn luyện ý chí cho các em, giúp các em phấn đấu theo những
phẩm chất ý chí tích cực để hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp.
2.5.3. Sự phát triển hứng thú của thiếu niên
- So với nhi đồng, hứng thú của thiếu niên được phát triển mạnh hơn cả về chiều
rộng, lẫn chiều sâu.
- Phạm vi hứng thú được mở rộng ra ngoài xã hội, vượt khỏi phạm vi học tập
trong nhà trường và cuộc sống trong gia đình.
 Trong học tập: hứng thú với một số môn học, có xu hướng quan tâm đến
những môn được cho là quan trọng.
 Trong đời sống:
 đọc truyện, xem phim, vào mạng chơi game,… thậm chí có em thích
đọc sách báo, xem phim, xem tranh ảnh cấm.
 say mê ca nhạc, phim ảnh
 hoạt động thể thao, tham gia các cuộc thi dành cho thiếu niên.
 sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội,…
 Một số em học sinh lớp 8 – 9 bắt đầu có hứng thú nghề nghiệp nhưng
chưa suy nghĩ được, dễ thay đổi.
 Hứng thú thúc đẩy tính tích cực của các em trong học tập, hoạt động rèn
luyện và hoạt động xã hội.
* Hạn chế:
 Hứng thú còn mang tính chất tản mạn, phiến diện, dễ thay đổi
 Hứng thú chủ yếu thiên về hoạt động thực tiễn, có tính chất kĩ thuật đơn
giản
 Hứng thú bước đầu thiết thực, gắn với đời sống nhưng vẫn còn bay bổng,
thiếu thực tiễn, mong muốn được hoạt động ở nhiều lĩnh vực nhưng
không quan tâm đến khả năng đạt được hoạt động đó.
 Cần giáo dục để các em duy trì được hứng thú và làm việc kiên trì nhằm
đạt được mục đích đã đề ra.
TÓM TẮT
- Thời kỳ quá độ, chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn.
- Nhiều biến động và thay đổi, như:
+ Nhảy vọt về thể chất

+ Thay đổi điều kiện sống và học tập

+ Trưởng thành về mặt sinh dục

+ Thay đổi vị thế trong gia đình, nhà trường, xã hội


=>Tạo điều kiện phát triển nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm của tuổi thiếu
niên: “Cảm giác mình là người lớn”.
- Cảm nhận về sự trưởng thành =>Phát triển nhu cầu được độc lập, tự
khẳng định, tìm một vị trí
=>Động lực giúp sự tự ý thức hình thành và phát triển.

- Hoạt động học tập thay đổi về nội dung, hình thức => lĩnh hội tri thức lý
luận có tính khái quát cao => Cấu tạo tâm lý mới trong hoạt động nhận
thức.
- Hoạt động giao tiếp, mang tính cá nhân thân tình là hoạt động chủ đạo.
Giao tiếp với người lớn cải tổ, dựa trên tôn trọng, bình đẳng. Nhu cầu kết
bạn, tìm chỗ đứng là động cơ chủ lực thúc đẩy hành động.

- Đời sống tình cảm phong phú


+ Nội dung: hình thành, phát triển loại tình cảm cấp cao như đạo đức ,trí tuệ,
thẩm mỹ, xuất hiện rung động giới tính.
+ Hình thức: nhiều mâu thuẫn, dễ thay đổi.

- Cấu tạo tâm lý mới:


+ Cảm giác là người lớn
+ Nguyện vọng hoà mình vào tập thể, tìm chỗ đứng
+ Tự ý thức
+ Khả năng đồng nhất với giới tính
+ Hình thành quan điểm riêng.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của việc tự nhận thức
bản thân của thiếu niên?
A. Thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh.
B. Tìm kiếm các hoạt động để phát triển năng lực cá nhân.
C. Biết yêu thương cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh hơn.
D. Chăm sóc bản thân, để ý tới diện mạo, vẻ bề ngoài bản thân
2. Nội dung nào dưới đây không biểu thị cho việc tự nhận thức
của thiếu niên?
A. Hoàn thiện bản thân
B. Che giấu khuyết điểm của mình và không cải thiện.
C. Chọn điểm tốt để thể hiện
D. Chọn việc làm phù hợp với đạo đức.
3. Khi năng lực tự đánh giá của thiếu niên phát triển thì sẽ hình
thành phẩm chất quan trọng gì?
A. Tự ý thức
B. Ý chí
C. Tự giáo dục
D. Sự hứng thú
4. Khi thiếu niên đã bắt đầu hình thành các quan điểm, lý tưởng,
niềm tin thì sự hình thành ấy sẽ rất vững chắc và khó thay đổi.
A. Đúng
B. Sai
C. Không được đề cập đến
5. Giáo viên cần làm gì để khắc phục những thiếu sót trong sự tự
giáo dục ý chí của thiếu niên?
A. Giúp thiếu niên hiểu rõ những phẩm chất ý chí và định hướng
sự rèn luyện ý chí cho các em, giúp các em phấn đấu theo những
phẩm chất ý chí tích cực
B. Khuyến khích các em rèn luyện ý chí trong những điều kiện
khắc nghiệt nhất có thể
C. Khuyên các em bỏ cuộc khi gặp khó khăn quá mức.
D. Không làm gì cả
6. Ý nghĩa của tự ý thức đối với thiếu niên
A. Ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lí của thiếu niên, đến tính
chất hoạt động cùng các mối quan hệ
B. Các em có khả năng điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân
phù hợp với yêu cầu khách quan, giữ được quan hệ, có vị trí xứng
đáng trong xã hội, nhóm bạn và lớp học.
C. Thúc đẩy thiếu niên bước vào một giai đoạn mới (trở thành chủ
thể của sự giáo dục)
D. Cả 3 ý trên

7. Khả năng nhận biết và thể hiện bản thân đồng nhất với giới tính
của mình thuộc về khả năng?
A. Tự đánh giá của thiếu niên.
B. Tự giáo dục bản thân của thiếu niên.
C. Tự nhận thức về bản thân của thiếu niên.
D. Tự ý thức của thiếu niên.
8. Chọn câu SAI:
A. Nội dung và mức độ tự nhận thức về bản thân của thiếu niên
không diễn ra cùng lúc.
B.Tự ý thức được hình thành từ trước tuổi thiếu niên.
C. Tuổi thanh niên là lứa tuổi bắt đầu hình thành quan điểm riêng, lý
tưởng, niềm tin.
D. Tự ý thức tiếp tục được hình thành và phát triển dần dần thông qua
tuổi mẫu giáo, tuổi nhi đồng nhưng mức độ chưa cao.
9. Đặc điểm nào sau đây không phải biểu hiện sinh lý của thiếu
niên?
A. Dễ mất cân bằng.
B. Dễ kích động, xúc động.
C. Khó phá vỡ, thay đổi.
D. Quyết liệt khi không đáp ứng.

You might also like