You are on page 1of 4

Các giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách

Khi bàn về nhân cách, các trường phái tâm lý học đã trình bày các luận
điểm về các giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Với mỗi tiếp cận sẽ có
cách phân chia các giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau. Trên cơ sở tiếp
cận của Tâm lý học hoạt động, chúng tôi cho rằng sự hình thành và phát triển
nhân cách không thể tách rời sự hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức, Do
đó, trong tài liệu này, chúng tôi đ cấp đến các giai đoạn hình thành và phát triển
nhân cách trên cơ sở sự hình thành và phát triển của ý thức và tự ý thức.
1. Giai đoạn hình thành nhân cách (1-3 tuổi)
Sau khi thứ bậc các động cơ được sắp xếp một cách ổn định, trẻ thực hiện
hoạt động để chiếm lĩnh những động cơ có thứ bậc ưu tiên. Quá trình này diễn ra
trong một khoảng thời gian, ổn định, tạo nên đặc trưng trong việc sắp xếp các
thứ bậc động cơ ở trẻ. Mặt khác, sau quá trình nhận biết về thế giới, đến khoảng
1 tuổi trẻ có khả năng gán những nhận biết về thế giới vào với bản thân mình. Ví
dụ, trước đây trẻ biết về những tên gọi “Bống, Bin...”, sau khoảng 1 tuổi, trẻ gán
được tên gọi “Bống, Bin” vào mình, biết đó là tên gọi minh. Sau khi biết nói
(khoảng hai tuổi), trẻ có thể gán được nhiều thứ khác vào bản thân, ví dụ gán
hình ảnh trong gương của mình với mình; Trẻ nhận ra mình trong ảnh.... Quá
trình nhận biết, ý thức về bản thân diễn ra như thế. Nhờ đó, đến khoảng 3 tuổi,
khi ngôn ngữ nói của trẻ phát triển mạnh, thì cũng là lúc cái “tôi” của trẻ bắt đầu
được hình thành. Trẻ bộc lộ những đặc trưng riêng của mình, hoạt động vì
những đặc trưng riêng đó và không muốn đồng nhất mình với mọi người. Trẻ
phát hiện ra các đặc trưng riêng của bản thân, phân biệt được giới tính của mình
với các bạn khác. Trẻ bắt đầu nhớ được minh trong quá khứ và có ý nghĩ về
mình trong tương lai dù còn mơ hồ, ví dụ trẻ bảy tỏ lớn lên muốn làm bác sĩ,
lính cứu hóa... Đặc trưng rõ ràng nhất thể hiện cái “tôi” của trẻ giai đoạn lên 3 là
việc trẻ có thể đưa ra nhận định về các sự vật hiện tượng xung quanh minh, về
bản thân mình, gán những khái niệm “tốt bụng, ngoan, hư...” vào bản thân mình.
Những đặc trưng về ý thức đó được trẻ bộc lộ qua việc tự hoạt động, tự thực
hiện các nhiệm vụ để tự thể hiện bản thân. Lúc này, trẻ biết mình là ai, có vai vế
như thế nào trong gia đình và trong môi trường xã hội thu nhỏ (như lớp học) nên
trẻ tự biết cách xưng hô theo đúng vai trò của bản thân trong các mối quan hệ
đó.
Đặc điểm nổi bật nhất đánh dấu sự hình thành nhân cách ở trẻ là cuộc
khủng hoảng tuổi lên ba. Tức là khi trẻ ý thức rõ rệt về bản thân, có nhu cầu bộc
lộ cái “tôi” rõ nét, muốn tách mình ra khỏi người khác, có ý thức về khả năng
của mình. Lúc này, trẻ so sánh mình với người lớn, mong muốn mình trở thành
người lớn ngay lập tức. Mặt khác, trẻ lại muốn độc lập khỏi người lớn, không
muốn người lớn can thiệp vào các hoạt động của mình mà muốn sở hữu mọi thứ
của mình. Đây là căn nguyên của những biểu hiện mà người lớn gọi là “bướng
bỉnh, ích kỷ hay không tuân thủ nguyên tắc ở trẻ. Mỗi đứa trẻ khác nhau, phát
triển trong mỗi môi trường khác nhau. được tiếp nhận mỗi cách giáo dục khác
nhau, và tính tích cực hoạt động khác nhau sẽ hình thành cái “tôi” khác nhau
trong quá trình phát triển. Trong giai đoạn này, nếu người lớn hiểu được những
biểu hiện “ngang bướng, ích kỷ, không tuân thủ nguyên tắc...” thực chất là biểu
hiện nhân cách đang được hình thành ở trẻ và biết cách giáo dục phù hợp sẽ giúp
nhân cách trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực. Nếu cách giáo dục của người
lớn không phù hợp, làm dập tắt các biểu hiện cái “tôi” ở trẻ đồng nghĩa với việc
ngăn cản sự phát triển nhân cách của trẻ. Nguyên nhân của những rối loạn nhân
cách bắt nguồn từ giai đoạn này. Do đó, yếu tố giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia
đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này.
2. Giai đoạn phát triển nhân cách (4–18 tuổi)
Sau khi nhân cách được hình thành, đến khoảng 4 tuổi, nhân cách bắt đầu
phát triển theo xu hướng nhất định. Quá trình phát triển này kéo dài từ khoảng 4
tuổi đến 18 tuổi. Các yếu tố liên tục tác động đến nhân cách trong quá trình phát
triển này là môi trường, đặc biệt là môi trường gia đình và môi trường nhà
trường; Giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình và giáo dục trong nhà trường;
Tính tích cực hoạt động của mỗi cá nhân. Trong khoảng thời gian dài, nếu cuộc
sống của cá nhân ít có biển cố thi nhìn chung nhân cách của họ phát triển một
cách bình lặng, ít có xung đột. Nhưng nếu cá nhân gặp nhiều biến cố, sang chấn
trong giai đoạn này mà không được giải quyết hiệu quả thì nhân cách có thể có
nguy cơ phát triển lệch lạc. Trong giai đoạn này nhân cách bộc lộ những vấn đề
sức khỏe tâm thần hay rối loạn hành vi, nếu được can thiệp, hỗ trợ, giáo dục kịp
thời thì nhân cách ấy có thể phát triển phù hợp với giá trị xã hội. Nhưng những
lệch lạc của cá nhân đặc biệt ở cuối giai đoạn này nếu không được phát hiện và
hỗ trợ thì nhân cách có thể sẽ suy thoái rất nhanh. Do đó, quá trình nhân cách
phát triển rất cần sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và xã hội xung
quanh.
3. Giai đoạn nhân cách ổn định (19-40 tuổi)
Do đặc điểm phát triển sinh lý, sau 19 tuổi, trẻ có khả năng tự nhận thức,
tự ý thức về bản thân một cách rõ ràng và có cơ sở, tin cậy. Sự kiện dậy thì giúp
trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về bản thân. Trẻ ý thức mình đã là một người lớn
nên tự điều chỉnh mọi suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình cho phù hợp như
một người lớn. Sự cải tổ mối quan hệ từ gắn bó với cha mẹ chuyển sang gắn bó
với bạn cùng tuổi giúp mở rộng mối quan hệ và nguồn ảnh hưởng đến nhân cách
trẻ. Những quy định của nhóm, những ảnh hưởng của các thành viên trong
nhóm, sự cạnh tranh của các nhóm bạn với nhau khiến trẻ luôn phải hướng đến
hoàn thiện nhân cách.
Đầu giai đoạn này, nhân cách trẻ chưa thực sự ổn định. Những thay đổi
của cơ thể kéo theo sự thay đổi bất thường của tính cách và các hiện tượng tâm
lý khác. Nhưng chỉ sau 19 tuổi, khi bản sắc cái “tôi” của trẻ hình thành rõ nét,
nhân cách bắt đầu ổn định. Biểu hiện cho sự ổn định đô là trẻ bắt đầu chấp nhận
mọi thứ thuộc về mình, bao gồm cả ngoại hình, năng lực học tập, tính cách và
các đặc điểm nhân cách khác. Trẻ không còn hoang mang trong việc tìm hình
ảnh tiêu biểu của bản thân mà đã chấp nhận mình, xác định phát huy những gì
mình có để hoàn thiện nó.
Mặc dù mỗi cá nhân đều có sự chuyển mình đáng kể khi đứng trước con
gái sau khi lập gia đình cố gắng trở thành một người vợ tốt; Sau khi sinh con cố
gắng có cách chăm sóc và giáo dục con cái hiệu quả... Tuy nhiên, sự chuyển
mình đó không xê dịch ra khỏi các đặc trưng nhân cách họ đã hình thành trước
đây, mà vẫn tiếp nổi, mang tính ổn định. Ví dụ người phụ nữ trước đây sống
trong môi trường được bao bọc, hình thành đặc trưng nhân cách phụ thuộc, thì
sau khi lập gia đình, quan điểm về người vợ tốt của cô gái ấy là ngoan ngoãn
nghe lời phụ thuộc chồng. Nhưng nếu người phụ nữ trước đây đã hình thành nét
nhân cách tự lập, chủ động, thì sau khi lập gia đình, quan niệm về một người vợ
tốt mà cô gái ấy vươn tới là tự chủ kinh tế, cùng chồng gánh vác việc gia đình.
4. Giai đoạn cải tổ nhân cách (sau 40 tuổi)
Giai đoạn sau 40 tuổi được coi là giai đoạn đỉnh cao của cuộc đời mỗi con
người. Do tính chất phát triển xã hội, hầu hết mọi nhân cách lúc này đều đã có
một vị trí xã hội nhất định, con cái đủ lớn để tự lập... nên giai đoạn này mỗi cá
nhân lại trải qua một bước ngoặt mới. Điều này tạo nên khủng hoảng tiếp theo
trong cuộc đời họ. Nhiều người muốn thay đổi bản thân vì những thứ đã có suốt
nhiều năm đầu đời trở nên nhàm chán, họ muốn có một cái “tôi” mới, hoặc cải
biến cái “tôi” hiện tại. Sự cải tổ nhân cách lúc này thể hiện cái nhìn của mỗi cá
nhân về cuộc đời cho đến hiện tại. Cuối giai đoạn này, mỗi người lại tiếp tục
nhìn lại toàn bộ cuộc đời mình. Việc đánh giá như thế nào về cuộc đời quyết
định sự tồn tại của cái “tôi” lúc đó. Nếu cá nhân hài lòng với cuộc đời họ thì cái
“tôi” thỏa mãn và trọn vẹn. Nếu cá nhân không hài lòng với cuộc đời mình, còn
hối tiếc hoặc đau khổ về những điều đã bỏ lỡ hoặc trải qua trong cuộc đời thì cái
“tôi” sẽ thất vọng. Do vậy, để có thể phát triển một nhân cách trọn vẹn, những
người già vẫn nên hoạt động bằng các hình thức khác nhau, phù hợp điều kiện
và sức khỏe, thay vì an cư và ngâm nghĩ về cuộc đời.
Việc phân chia các giai đoạn phát triển của nhân cách chi là một cách gọi
tương đối về các quá trình khác nhau của nhân cách con người Ngay trong mỗi
giai đoạn cũng có những bước phát triển khác nhau. Tuy nhiên, trong cuốn tài
liệu này, chúng tôi phân chia quá trình phát triển nhân cách dựa trên phương
diện là sự hình thành và phát triển cái “tôi” - sự tự ý thức về bản thân. Do đó, có
bốn giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách là: Giai đoạn hình thành nhân
cách (2-3 tuổi); Giai đoạn phát triển nhân cách (4-18 tuổi); Giai đoạn nhân cách
ổn định (19 40 tuổi); Giai đoạn cải tổ nhân cách (sau 40 tuổi)

You might also like