You are on page 1of 15

CHƢƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA

THANH NIÊN SINH VIÊN (từ 19 đến 25 tuổi)

I. Những điều kiện phát triển của thanh niên sinh viên:
1. Quan niệm về giai đoạn tuổi thanh niên:
Tuổi thanh niên là một hiện tƣợng xã hội rất phức tạp và là đối tƣợng nghiên cứu của
nhiều quan điểm lý luận khác nhau, của các dòng phái khác nhau.
- Dòng phái sinh vật phát sinh phân định tuổi thanh niên chủ yếu dựa trên sự chín muồi
về phƣơng diện sinh vật của cơ thể. (Đại diện nhà TLH Hall, A. Gezell ngƣời Mỹ). A.
Gezell quan niệm lứa tuổi thanh niên là sự chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn và kéo
dài từ 11 tuổi đến 21 tuổi. Ở đây ông đã đồng nhất sự tăng trƣởng ( sự chín muồi về sinh
vật) và sự phát triển tâm lý.
- Dòng phái xã hội phát sinh nghiên cứu thanh niên do ảnh hƣởng của tâm lý học xã hội
( đại diện K. Lêvin ngƣời Đức) quan niệm: hành vi con ngƣời vừa là chức năng của nhân
cách và vừa là chức năng của hoàn cảnh xung quanh nó. Tuy nhiên, những thuộc tính của
nhân cách và thuộc tính của hoàn cảnh có quan hệ với nhau. K.Lê vin coi sự mở rộng
phạm vi sống của cá nhân, mở rộng phạm vi giao tiếp của nó, sự lệ thuộc nhóm và kiểu
ngƣời mà nó định hƣớng vào là quá trình quan trọng nhất của lứa tuổi chuyển tiếp. Hành
vi của thanh niên đƣợc quy định trƣớc hết là tính quá độ về vị trí của nó.
Ƣu điểm cơ bản của quan niệm này là Lêvin đã coi thanh niên nhƣ hiện tƣợng tâm lý xã
hội có liên quan đến sự phát triển tâm lý của cá nhân với sự thay đổi hoàn cảnh xã hội
của nó. Tuy nhiên quan niệm này còn rất trừu tƣợng và không xác định rõ giới hạn của
thời kỳ quá độ từ trẻ em sang ngƣời lớn.
- Dòng phái tâm lý phát sinh: dòng phái này không phủ nhận ý nghĩa của các dòng phái
nói trên nhƣng xem xét tuổi thanh niên dựa vào trƣớc hết là các quá trình tâm lý của cá
nhân. Hành vi con ngƣời đƣợc giải thích hoặc dựa vào các thuật ngữ về cảm xúc hoặc
dựa vào năng lực nhận thức và trí tuệ, hoặc chỉ chú ý đến nhân cách nói chung. E. Erisơn
là đại biểu cho lý thuyết cảm xúc để xem xét tuổi thanh niên trên quan điểm phƣơng pháp
luận triết học là phát triển quan niệm phân tâm học của Z. Phrớt. Ông chia cuộc đời con
ngƣời thành 8 giai đoạn và mỗi giai đoạn có thể thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển
trong tƣơng lai. Giai đoạn 5 và 6 là lứa tuổi thanh niên đƣợc biểu hiện ở tình cảm độc
đáo, ở cá tính và sự khác biệt vói những ngƣời khác và trong hoàn cảnh tiêu cực là tính
mâu thuẫn, là cái tôi bị khuyếch tán, lu mờ, là tính không xác định về vai trò của cá nhân.
Phạm vi vai trò cần thực hiện đƣợc mở rộng, nhƣng cá nhân không nắm vững chúng một
cách nghiêm túc. Erisơn cũng phân tích cơ chế hình thành tự ý thức, tình cảm mới có tính
chất tạm thời hứng thú tình dục và cả những quá trình bệnh lý và các phƣơng án phát
triển của thanh niên. Ơ giai đoạn thứ 6 tƣơng đƣơng với tuổi thanh niên sinh viên đƣợc
xác định bởi những nhu cầu và khả năng gần gũi thân mật với ngƣời khác kể cả sự gần
gũi về tình dục. Tình thế ngƣợc lại là tình cảm cách biệt, cô đơn…
Các công trình nghiên cứu của Esisơn cho nhiều tài liệu quan sát có giá trị về sự phát
triển xúc cảm và tự ý thức ở thanh niên và các kiểu bệnh tâm thần đối với lứa tuổi này.
Tuy nhiên, ông vẫn chƣa thể khắc phục đƣợc những nguyên tắc chung trừu tƣợng của
thuyết phân tâm dựa trên cơ sở phát triển tình dục. Esisơn ít chú ý đến trí tuệ có ảnh
hƣởng mạnh mẽ đến nội dung của quá trình tâm lý.
Các nhà tâm lý học Xô viết không phủ nhận ý nghĩa của các vấn đề đƣợc đặt ra của các
dòng phái trên về tuổi thanh niên và thừa nhận những nghiên cứu chuyên biệt về các qúa
trình tâm sinh lý, sự phát triển tình dục, xúc cảm, trí tuệ, tự ý thức, giao tiếp…Nhƣng họ
cho rằng các lý luận về thanh niên nói trên đã có thiếu sót về phƣơng pháp luận là xem
xét từng yếu tố riêng rẽ của sự phát triển. Do đó, họ nhấn mạnh rằng: một trong những
quá trình riêng không quyết định sự phát triển nhân cách nói chung. Hơn nữa chính các
quá trình từng phần đó chỉ có thể đƣợc hiểu trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trên cơ
sở nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động.
Vậy khái niệm tuổi thanh niên và giới hạn của nó là gì?
TLH lứa tuổi định nghiã tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ sự phát dục và
kết thúc vào lúc bƣớc vào tuổi trƣởng thành.
Nội dung tuổi thanh niên là những giai đoạn cuộc đời. Đó là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ
em đến ngƣời lớn và bao gồm lứa tuổi từ 11 –12 đến 23 –25 tuổi và đƣợc chia ra làm 3
thời kỳ:
+ Tuổi thiếu niên ( từ 11-12 đến 14 –15 tuổi) là tuổi chín muồi về giới, là tiếp tục ở giai
đoạn đầu tiên của quá trình xã hội hoá nhân cách, là tuổi có nhiều mâu thuẫn về phƣơng
diện tâm lý. Nét tâm lý mới quan trọng nhất ở lứa tuổi này là cảm nghĩ là ngƣời lớn và nó
thể hiện ở mức độ kỳ vọng mới về vị trí tƣơng lai của thiếu niên.
+ Tuổi thanh niên mới lớn ( từ 14 –15 đến 18 tuổi) là “ thế giới thứ ba” tồn tại giữa trẻ
em và ngƣời lớn đúng hoàn toàn với nghĩa đó. Đây là thời kỳ trƣởng thành của cơ thể, sự
chín muồi sinh vật đã hoàn thành ở đa số thanh niên. Hoàn cảnh xã hội của thanh niên
không giống nhau. Thanh niên là giai đoạn hoàn thiện quá trình xã hội hoá đầu tiên. Tính
chât trung gian của vị trí và vị thế xã hội của thanh niên xác định chính đặc điểm tâm lý
của nó, nhiều thanh niên còn rất lo lắng những vấn đề đƣợc kết thừa từ tuổi thiếu niên
nhƣ quyền tự trị thoát khỏi ngƣời lớn nhƣng đồng thời nó có nhiệm vụ tự xác định nhân
cách nên tuyệt nhiên không tách khỏi ngƣời lớn mà nó định hƣớng rõ ràng và xác định vị
trí của mình trong thế giới ngƣời lớn. Nhờ có sự phát triển năng lực và hứng thú trí tuệ
mà thanh niên học sinh có thể chọn nghề, phát triển tự ý thức, hình thành thế giới quan và
quan điểm sống cả những định hƣớng tâm lý tình dục đƣôc xác định.
+ Thời kỳ thứ ba của lứa tuổi chuyển tiếp ( từ 18 đến 23 –25 tuổi) là tuổi thanh niên
muộn. Khác với tuổi thiếu niên còn thuộc thế giới trẻ con và thanh niên học sinh là tuổi
trung gian giữa trẻ con và ngƣời lớn, ở lứa tuổi 18 –25 con ngƣời là ngƣời lớn cả về
phƣơng diện sinh vật và quan hệ xã hội. Đƣơng nhiên SV vẫn còn là đối tƣợng còn đang
đƣợc tiếp tục giáo dục, nhƣng xã hội đã nhìn nhận họ nhƣ một chủ thể có trách nhiệm của
hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo chuẩn của “
ngƣời lớn”. Học tập của sinh viên không phải để có học vấn chung mà là chuẩn bị cho
một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, nên có thể coi là một hoạt động lao động, thậm
chí là loại lao động cực nhọc. Các thuộc tính tâm lý xã hội ở SV không chỉ phụ thuộc
vào nhóm lứa tuổi mà còn phụ thuộc vào vị trí nghề nghiệp trong xã hội. Hầu hết SV còn
phụ thuộc vào kinh tế của cha mẹ.
2. Sự phát triển thể chất:
- Trọng lƣợng não đạt tới mức tối đa ( khoảng 1400g) và chứa 14 –16 tỷ nơron vớichất
lƣợng hoàn hảo ( Theo G.S Lê Quang Long: SV có thể tích luỹ 2/3 lƣợng tri thức của
cuộc đời trong 6 –7 năm trên ghế trƣờng đại học). Ơ lứa tuổi thanh niên sinh viên còn có
nhiều yếu tố bẩm sinh di truyền đã đƣợc biến đổi dƣới ảnh hƣởng của điều kiện sống và
giáo dục.
- Là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xƣơng, cơ bắp, tạo ra nét đẹp hoàn mỹ
ở ngƣời thanh niên.
- Các tố chất về thể lực: Sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh
nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng nhƣ sự tăng trƣởng các hoóc môn
nam và nữ.
3. Vai trò xã hội của sinh viên:
- Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản
xuất vật chất hay tinh thần của xã hội.
- Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế
chính trị.
- Thanh niên sinh viên là nhóm ngƣời có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho 1 đội ngũ tri
thức có trình độ và nghề nghiệp tƣơng đối cao trong xã hội, là nguồn dự trữ chủ yếu cho
đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí
thức xã hội.
- Sinh viên là công dân thực thụ của đất nƣớc với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trƣớc
pháp luật.
- Sinh viên đƣợc xã hội coi là 1 thành viên chính thức, một ngƣời trƣởng thành nhƣng
tính chất trƣởng thành của SV có những nét đặc trƣng riêng.
Khái niệm trƣởng thành về xã hội đƣợc một số nhà xã hội học, TLH nghiên cứu. Đến nay
những tiêu chí mà họ đƣa ra không phải đã hoàn toàn thống nhất. Nhìn chung, nhiều tác
giả đề xuất các tiêu chuẩn để xét một ngƣời đã trƣởng thành gồm:
- Có quyền công dân đầy đủ.
- Kết thúc việc học tập ở nhà trƣờng.
- Có nghềnghiệp ổn định.
- Lao động làm ra của cải vật chất.
- Có cuộc sống độc lập, không phụ thuộc bố mẹ về kinh tế.
- Xây dựng cuộc sống gia đình riêng ( lấy vợ, lấy chồng)
Nhà TLH Pháp Bianka Zazzo đã nghiên cứu tuổi trƣởng thành của thanh niên và đi đến
kết luận: trình độ học vấn và vị trí xã hội của con ngƣời có ảnh hƣởng đến sự trƣởng
thành của họ. Những nghiên cứu của ông cho thấy: thanh niên nông thôn trƣởng thành về
mặt xã hội sớm hơn thanh niên công nhân. Thanh niên sinh viên trƣởng thành về mặt xã
hội muộn nhất. Lý do là càng tham gia lao động sản xuất thì tình cảm trách nhiệm, tình
cảm nghĩa vụ càng hình thành sớm và càng nhanh chóng sống độc lập, tách khỏi sự phụ
thuộc vào cha mẹ. Theo một số công trình nghiên cứu, nếu lấy mốc từ tuổi dậy thì, thời
gian trƣởng thành sẽ đƣợc tính nhƣ sau:
- Với thanh niên công nhân: tuổi dậy thì cộng thêm 4,8 năm.
- Với cán bộ kỹ thuật: tuổi dậy thì cộng thêm 6,4 năm.
- Với các nhà chuyên môn: tuổi dậy thì cộng thêm 8,4 năm.
Nhƣ vậy, sự trƣởng thành về mặt xã hội phải đƣợc xem xét nhƣ một quá trình có nhiều
mức độ, có tính năng động và phụ thuộc vào yếu tố khác nhau trong những điều kiện
hoàn cảnh rất cụ thể. Trên quan điểm này, sự trƣởng thành về mặt xã hội của SV có
những nét đặc trƣng khác với ngƣời trƣởng thành ở cùng độ tuổi. Điều này cần đƣợc tiếp
tục nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc hơn mới có thể đi đến những kết luận khách
quan.
4. Các hoạt động cơ bản của thanh niên sinh viên:
4.1. Hoạt động học tập:
* Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý đƣợc tổ chức một cách độc đáo
của SV nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành ngƣời chuyên gia phát triển toàn
diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao.
* Đặc điểm chung của hoạt động học tập ở SV:
+ Có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động.
+ Hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chƣơng
trình, mục tiêu, phƣơng thức và thời hạn đào tạo.
+ Phƣơng tiện hoạt động là các thƣ viện với sách vở, phòng thực nghiệm với các thiết bị
bộ môn…
+ Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ
về trí tuệ. Họ phải chịu một áp lực cao thể hiện rất rõ trong các kỳ kiểm tra, thi, bảo vệ
khoá luận, luận văn.
+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao.
+ Cốt lõi của hoạt động học tập của SV là sự tự ý thức về học tập của họ. Tự ý thức về
động cơ mục đích, biện pháp học tập, hiểu sâu sắc rằng chính mình là chủ thể của hoạt
động nên bản thân phải là ngƣời tổ chức, định hƣớng, cụ thể hoá quá trình học tập.
Nhiệm vụ cơ bản của SV là giải thích các nhiệm vụ học tập do cán bộ giảng dạy và do
chính mình đề ra; phải hoàn thiện các hành động học tập để biết cách học và học có hiệu
quả; có nhiệm vụ tự kiểm tra và tự đánh giá kết qủa học tập.
+ Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm cả hoạt động ở trên lớp và ở ngoài lớp. Hoạt
động ở trên lớp theo một thời gian biểu nhất định nên sinh viên đƣợc thông báo trƣớc để
có kế hoạch học tập, còn hoạt động ngoài lớp là sự hoàn thành một cách lôgíc các giờ học
trên lớp. Các hoạt động ngoài lớp trong thời gian tự do của sinh viên bộc lỗ rõ nét các sở
trƣờng, năng lực tổ chức và sự sáng tạo ở sinh viên.
+ Hoạt động học tập của sinh viên có thể có xu hƣớng hẹp, nghĩa là sinh viên chỉ tập
trung nghiên cứu các tài liệu cơ bản, muốn đƣợc đánh giá tốt…có thể là một hoạt động
tích cực rộng rãi nhƣ muốn trao đổi với giáo viên, muốn tham gia vào hoạt động nhóm
…và có thể là một hoạt động sáng tạo ( hiểu sâu sắc mục đích học tập ở đại học, độc lập
nghiên cứu tài liệu học tập, có óc phê phán, lập luận lô gíc chặt chẽ nên có nhữn ý kiến
phát biểu độc đáo, sắc nét trong các buổi thảo luận…
Hoạt động học tập của sinh viên thực sự là loại lao động trí óc căng thẳng và là hoạt
động quan trọng nhất trong quãng đời SV. Tính chất của hoạt động không mang tính phổ
thông mà mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn, nhằm đào tạo những
chuyên gia, những tri thức cho đất nƣớc. Cƣờng độ hoạt động phụ thuộc vào nội dung và
tính chất phức tạp của các nhiệm vụ, vào trình độ tri thức, vào các kỹ năng và kỹ xảo trí
óc, vào động cơ và tâm thế chung của nhân cách sinh viên. Vì vậy cần có sự động viên
một cách có mục đích đối với sinh viên trong quá trình giảng dạy và phải có sự chỉ dẫn
cần thiết nhƣng không áp đặt đối với sinh viên.
 Các quá trình nhận thức diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên:
Trong hoạt động học tập của sinh viên các quá trình nhận thức luôn luôn diễn ra từ mức
độ đơn giản nhất là cảm giác đến mức độ cao là tƣ duy sáng tạo. Đặc điểm quá trình nhận
thƣc ở sinh viên khác hẳn các lứa tuổi học sinh về sự phát triển, về tính chọn lọc cao và
tính độc lập sáng tạo.
- Tính chất chọn lọc trong tri giác của sinh viên rất cao. SV chỉ tri giác những thông tin
trong bài giảng hay trong tài liệu có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho hoạt
động nghề nghiệp. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy tốc độ tri giác ở SV còn rất
chậm.
- Các quá trình trí nhớ thƣờng diễn ra trong hoạt động học tập của SV. Nhờ có trí nhớ,
SV tích luỹ đƣợc những kinh nghiệm những tri thức, những thông tin, những kỹ năng
cần thiết cho hoạt động của mình.
- Quá trình tƣ duy diễn ra rất căng thẳng trong suốt quá trình học tập của SV. Tƣ duy ở
SV gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Tƣ duy độc lập là khả năng cá nhân “
chuyển “ những phán đoán nảy sinh trong quá trình nắm vững tri thức vào những ý kiến
riêng và niềm tin riêng của mình. Tƣ duy độc lập của SV biểu hiện ở mấy dấu hiệu sau:
+ Tự đặt ra vấn đề.
+ Tự tìm các cách giải quyết vấn đề đó theo nhiều chiều, nhiều phƣớng thức khác nhau.
+ Có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng.
+ Tự đánh giá kết quả tìm đƣợc.
Phẩm chất tƣ duy sáng tạo cũng bộc lộ trong hoạt động học tập của SV. Tƣ duy sáng tạo
có tính chất độc đáo, không rập theo khuôn mẫu, có tính chất mới lạ, khác thƣờng về
cách thử và sai, hoặc chọn ra phƣơng án đơn giản nhất trong các phƣơng án đã biết để
giải quyết những nhiệm vụ tƣơng tự.
Đi kèm với quá trình nhận thức là trạng thái chú ý giúp cho quá trình phản ánh có
hiệu quả hơn. Ở lứa tuổi SV sức tập trung chú ý cao, khối lƣợng chú ý lớn và SV có khả
năng chú ý tƣơng đối bền vững và lâu dài nên SV có thể nghe giảng hay đọc sách trong
thời gian liên tục từ 1 đến 2 giờ.
Trong quá trình giảng dạy cần tạo ra các hoàn cảnh “ có vấn đề” để kích thích
tƣ duy và tƣởng tƣợng sáng tạo ở SV, phát triển khả năng tƣ duy khái quát, trừu tƣợng
cao qua các khái niệm chuyên môn của ngành khoa học nhất định. Trong giảng dạy chú ý
định hƣớng vào tƣơng lai, nêu lên những vấn đề trong lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp
còn chƣa giải quyết đƣợc để kích thích óc tò mò khoa học và tƣ duy sáng tạo ở SV.
 Quan hệ giữa phƣơng pháp giảng dạy và các loại hành động trong hoạt động học
tập của SV:
Hoạt động của SV bao gồm nhiều hành động nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Tuỳ
theo quan điểm giảng dạy và cách tác động sƣ phạm của ngƣời giảng viên mà SV có thái
độ phản ứng khác nhau. Tuỳ theo cách giảng dạy mà có cách học khác nhau của SV trong
quá trình đào tạo ngƣời chuyên gia. Xảy ra 3 trƣờng hợp:
+ Trƣờng hợp 1: SV coi mình chỉ là đối tƣợng tác động hình thành của nhà sƣ phạm, nên
họ sẽ tri giác một cách thụ động để lĩnh hội những tri thức có sẵn, từ bên ngoài. Muốn
nắm vững chúng, họ phải dùng cách thức bắt chƣớc, ôn tập, rèn luyện và củng cố những
quy tắc, những định lý có sẵn. Trong trƣờng hợp này ngƣời cán bộ giảng dạy sẽ chỉ dùng
các phƣơng pháp thông báo, mô tả, giải thích.
+ Trƣờng hợp thứ 2: Khi ngƣời sinh viên xem mình là chủ thể đƣợc hình thành do tác
động của những hứng thú và mục đích riêng của cá nhân nên họ say mê, độc lập tìm tòi
các thông tin và tích cực vận dụng chúng. Các hànhh động học tập của họ nhằm thoả
mãn những nhu cầu, hứng thú của bản thân. Học tập trong trƣờng hợp này mang tính
sáng tạo những có tính chất tự phát và thiếu hệ thống các tri thức. Ơ đây giảng dạy chỉ là
kích thích các nhu cầu và hứng thú của sinh viên và do đó các PPGD là những phƣơng
pháp kích thích tính ham hiểu biết, tính ngạc nhiên, tính tò mò…của SV.
+ Trƣờng hợp thứ 3: Ngƣời SV thể hiện mình vừa là chủ thể và vừa là khách thể của
hoạt động học tập. Họ thực hiện việc tìm tòi và vận dụng các thông tin một cách có
phƣơng hƣớng. Ơ đây, nhà sƣ phạm tổ chức các hành động của SV xuất phát từ yêu cầu
bên ngoài từ các khả năng và mục đích của xã hội. Do đó, các phƣơng pháp đƣợc vận
dụng và đặt ra các vấn đề, các nhiệm vu, là việc thảo luận, tranh luận.
Nhƣ vậy ở trƣờng hợp thứ 3 cho ta quan niệm hiện đại và đúng đắn về giảng dạy và học
tập, nên cũng là cơ sở hợp lý cho việc sáng tạo các PPGD mới nhằm mục đích cuối cùng
là đào tạo những nhân cách sáng tạo ở ngƣời chuyên gia kiểu mới cho các ngành kinh tế
quốc dân.
4.2. Hoạt động NCKH:
Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu trong quá trình
học tập, là nhân tố tiến bộ xã hội phản ánh vào trƣờng đại học trong thời kỳ cách mạng
khoa học kỹ thuật. Do những đòi hỏi bức bách đối với các chuyên gia tƣơng lai nên
hoạt động NCKH đang dần trở thành hình thái chính thức trong quá trình đào tạo và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Nhà trƣờng đại học cần hình thành ở họ những chức
năng mới của ngƣời chuyên gia nhƣ:
- Cần phát triển tính sáng tạo hoạt động của họ.
- Ngƣời chuyên gia ngày nay phải nắm vững phƣơng pháp luận khoa học và các
phƣơng pháp nhận thức các hiện tƣợng mới nghĩa là hoạt động sáng tạo nghề nghiệp
đƣợc gắn liền với hoạt động sáng tạo khoa học.
- Thƣờng xuyên mong muốn mở rộng nhãn quan khoa học bằng cách khai thác các tri
thức khoa học thuộc các lĩnh vực tiếp cận.
- Nắm vững một cách sáng tạo những thành tựu mới nhất của KH và kỹ thuật, luôn
luôn hoàn thiện và tích luỹ tri thức.
- Có khả năng thích ứng nhanh chóng khi giải quyết các vấn đề khoa học mới thƣờng
hay nằm ở phần “ giáp ranh” của các khoa học.
* Vai trò: Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV là phƣơng pháp có hiệu quả nhất
trong việc đào tạo những ngƣời chuyên gia mới có chất lƣợng ở đại học. Nó phát triển tối
ƣu tƣ duy sáng tạo, những đặc điểm nhân cách, những kỹ xảo NCKH của ngƣời SV, cho
phép thực hiện đào tạo những chuyên gia có sáng kiến, phát triển tính linh cảm khoa học,
tƣ duy sâu sắc, quan điểm sáng tạo đối với việc tiếp nhận các tri thức và thực hiện sử
dụng chúng vào giải quyết các nhiệm vụ tổ chức, kỹ thuật, ứng dụng và các vấn đề khoa
học.
Hoạt động khoa học còn có tác dụng giáo dục sinh viên những kỹ năng làm việc cùng với
những ngƣời khác.
 Đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên:
- Phải phục vụ cho mục đích học tập.
- Nhận thức khoa học là những động cơ chủ yếu của hoạt động khoa học.
- Hoạt động đó phải đƣợc tiến hành dƣới sự hƣớng dẫn của CBGD của trƣờng đại học.
- Tính độc lập về nghề nghiệp; năng lực giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn lúc
bắt đầu hoạt động lao động của SV đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động khoa học.
- Hoạt động khoa học góp phần mở rộng những tri thức giúp SV giải quyết có kết quả
những tình huống có tính chất nghề nghiệp, tổ chức …mà họ có thể sẽ gặp phải trong
tƣơng lai.
 Mục đích tham gia hoạt động khoa học của SV là nhằm hình thành tính độc lập nghề
nghiệp ở họ, hình thành khả năng giải quyết một cách sáng tạo những nhiệm vụ thực tiễn
khi bắt đầu lao động.
 Động cơ hoạt động khoa học của SV thể hiện ở chỗ: SV muốn hiểu ý nghĩa cá nhân và xã
hội của hoạt động; muốn đóng góp sức mình vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn và
khoa học; muốn tìm tòi khoa học, ham hiểu biết. Nhiều SV tham gia NCKH để chuẩn bị
cho hoạt động thực tiễn sau khi tốt nghiệp đại học.
 Hoạt động NCKH của SV làm tăng tính tích cực trí tuệ của họ, giúp họ nắm vững tài liệu
một cách sáng tạo, phát triển tƣ duy khoa học, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp
quan trọng của nhân cách.
4.3. Hoạt động chính trị – xã hội:
Hoạt động chính trị – xã hội là hoạt động đặc trƣng ở lứa tuổi SV, là nhu cầu, nguyện
vọng của SV. Sự tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội vừa có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển nhân cách toàn diện của họ, vừa góp phần không nhỏ vào sự thành
công của các thể chế xã hội.
Hoạt động chính trị -xã hội của sinh viên đƣợc tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và
phong phú từ tổ chức phong trào thi đua cuả SV và tổ chức Đoàn thanh niên CSHCM đến
các hoạt động thực tiễn tham gia sản xuất, lao động công ích đóng góp xây dựng công
trình công cộng nơi địa phƣơng trƣờng đóng.
Hoạt động chính trị – xã hội của SV biểu hiện nhƣ là một sản phẩm của sự trƣởng thành
về mặt xã hội. Cũng nhƣ các hoạt động khác, việc tham gia hoạt động của SV đƣợc kích
thích bởi nhiều động cơ khác nhau: nhƣ động cơ tự khẳng định và tự hoàn thiện nhân
cách; muốn có ích cho ngƣời khác; có tình cảm trách nhiệm đối với các nhiệm vụ xã hội
đƣợc giao, có trách nhiệm đối với nhóm, tập thể lớp, muốn thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc
với các bạn bè trong nhóm, lớp thông qua các công việc của khoa, của trƣờng giao cho
nhóm.
Các loại hoạt động của SV có mối quan hệ lẫn nhau theo cấu trúc bên trong do kết quả
giáo dục và quá trình thực hiện chúng. Hoạt động học tập, xã hội NCKH và thực tiễn có
những yếu tố chung ở mục đích (nắm vững nghề nghiệp, hình thành những phẩm chât và
kinh nghiệm cần thiết) ở động cơ ( hứng thú nhận thức, tình cảm trách nhiệm…) ở quá
trình thực hiện ( lĩnh hội và vận dụng những thông tin phù hợp, những nhiệm vụ thích
hợp cho một loại hoạt động nào đó…). Mặc dù mỗi loại hoạt động đƣợc biểu hiện ở mức
độ nhất định về các phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo khác nhau của sinh viên nhƣng
chúng cũng hình thành nhân cách của họ, chuẩn bị cho học lao động, nghĩa là có sự thống
nhất về kết quả giáo dục. Những nghiên cứu đƣợc tiến hành khẳng định mối liên hệ đa
dạng giữa các loạii hoạt động khác nhau của SV (trong phạm vi hứng thú, mục đích, kế
hoạch, tự đánh giá, tính chất của sự tham gia hoạt động… ).
Vậy hoạt động học tập, hoạt động xã hội và hoạt động khoa học của SV có sự thống nhất.
Đó là phƣơng thức chung để nắm vững nghề nghiệp, chúng là phƣơng tiện tốt nhất để
chiếm lĩnh hoạt động nghề nghiệp tƣơng lai, hình thành những phẩm chất và kinh nghiệm
cần thiết cho nghề đó.
II. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của thanh niên sinh viên:
1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới:
Hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trƣờng sống của SV có những nét đặc trƣng
và đòi hỏi khác về chất so với các lứa tuổi trƣớc đó. Để hoạt động học tập có kết quả,
trong thời gian đầu ở trƣờng ĐH – CĐ, SV phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt
động xã hội cũng nhƣ các sinh hoạt trong đời sống tập thể SV. Quá trình thích nghi này
tập trung chủ yếu ở các mặt:
- Nội dung học tập mang tính chất chuyên ngành.
- Phƣơng pháp học tập mới mang tính chất NCKH.
- Môi trƣờng sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế.
- Nội dung và cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ
chức xã hội phong phú, đa dạng...
Các công trình nghiên cứu cho thấy cần có một thời gian nhất định để ngƣời SV làm
quen, thích ứng với những vấn đề trên. Khó khăn có tính chất bao trùm hơn vẫn là phải
thích nghi đƣợc với nội dung, phƣơng pháp học tập mới có tính chất NCKH và học nghề
đối với những chuyên gia tƣơng lai. Mức độ thích nghi có ảnh hƣởng trực tiếp đến thành
công trong học tập của họ. Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình này là:
- Mâu thuẫn giữa ƣớc mơ, kỳ vọng của sinh viên với khả năng, điều kiện để thực hiện
mơ ƣớc đó.
- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích với
yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chƣơng trình học theo thời gian biểu nhất định.
- Mâu thuẫn giữa lƣợng thông tin rất nhiều trong xã hội hiện tại với khả năng và thời
gian có hạn.
Để phát triển, SV phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một cách hợp lý. Một
mặt ngƣời SV phải tích cực hoạt động, biết sắp xếp, mặt khác việc tổ chức dạy và học ở
các trƣờng cần hỗ trợ giúp đỡ SV giải quyết các mâu thuẫn trên. Xét đến cùng, nhân cách
của mỗi SV sẽ đƣợc phát triển chính trong quá trình họ giải quyết đƣợc các mâu thuẫn
một cách biện chứng.
2. Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của sinh viên:
Bản chất hoạt động nhận thức của những ngƣời sinh viên trong các trƣờng ĐH – CĐ
là đi sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách
chuyên sâu để nắm đƣợc đối tƣợng, nhiệm vụ, phƣơng pháp, quy luật của các khoa học
đó với mục đích trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định.
- Hoạt động nhận thức vừa gắn kết chặt chẽ với NCKH, vừa không tách rời hoạt động
nghề nghiệp của ngƣời chuyên gia.
- Hoạt động học tập của SV diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung, chƣơng trình,
phƣơng thức đào tạo theo thời gian 1 cách chặt chẽ.
- Phƣơng tiện hoạt động nhận thức của SV đƣợc mở rộng và phong phú với các thƣ viện, phòng
đọc, phòng thực nghiệm, phòng bộ môn với những thiết bị khoa học cần thiết của từng ngành
đào tạo.
- Hoạt động học tập của SV mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao.
- Hoạt động trí tuệ của SV vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ
sở,song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng,
tinh tế và uyển chuyển, linh động tuỳ theo từng hoàn cảnh có vấn đề.
- Phạm vi hoạt động nhận thức của sinh viên đa dạng: vừa rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp, vừa phát huy việc học nghề một cách rõ rệt.
- Hoạt động trí tuệ của SV vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm
tính làm cơ sở,song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối
hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tuỳ theo từng hoàn cảnh có vấn đề
3. Sự phát triển của động cơ học tập ở sinh viên:
-Động cơ là cái thúc đẩy con ngƣời hoạt động đạt mục đích nhất định.
-Động cơ học tập là những hiện tƣợng, sự vật trở thành cái kích thích ngƣời sinh viên đạt kết quả
nhận thức và hình thành phát triển nhân cách.
-Các sự kiện, vật chất, hoàn cảnh hay hành động đều có thể trở thành động cơ nếu chúng liên
quan đến nguồn gốc tích cực ( các nhu cầu) của con ngƣời . Có thể có 3 nguồn gốc sau:
+ Nguồn gốc bên trong đƣợc xác định bởi nhu cầu của con ngƣời. Trong hoạt động học tập có
thể là nhu cầu thông tin, nhu cầu nhận thức, nhu cầu xã hội.
+ Nguồn gốc bên ngoài: là những điều kiện xã hội của hoạt động sống, yêu cầu, hy vọng, khả
năng có quan hệ tới con ngƣời. Những yêu cầu của xã hội về hành vi và hình thức hoạt động.
+ Nguồn gốc cá nhân xác định bởi hứng thú, mong muốn, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, biểu
tƣợng về bản thân…nguồn gốc này có giá trị tích cự trong việc tự hoàn thiện của nhân cách.
Ba nguồn gốc trên đƣợc kết hợp rất khác nhau ở mỗi ngƣời và có tác động mạnh mẽ đến quá
trình học tập, đến mục đích và kết quả học tập.
Dựa vào mục đích học tập, các nhà tâm lý chia 5 loại động cơ chủ yếu: Động cơ xã hội, động cơ
nhận thức khoa học, động cơ tự khẳng định và động cơ vụ lợi.
- Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về các nhu cầu, các lợi ích xã hội, về các chuẩn mực và mục
đích xã hội.
-Động cơ nhận thừc – khoa học biểu hiện ở thái độ đối với chính qúa trình nhận thức, với nội
dung của vấn đề đƣợc nghiên cứu.
-Những động cơ nghề nghiệp bộc lộ ở chỗ: trình độ học vấn cao đƣợc xem là cơ sở chuẩn bị cho
nghề nghiệp.
-Những động cơ tự khẳng định là ý thức về những năng lực của mình và mong muốn đƣợc thể
hiện chúng…
-Những động cơ vụ lợi hay những động cơ về cái có lợi cho riêng cá nhân.
-Ngoài ra còn có những động cơ mang tính chất đồng nhất xã hội là do ảnh hƣởng trực tiếp của
bố mẹ hay bạn bè.
Những nghiên cứu về động cơ học tập của SV cho thấy trong cấu trúc thứ bậc của động
cơ ở SV thƣờng biểu hiện nhƣ sau:
+ Động cơ nhận thức xếp thứ nhất.
+ Động cơ nghề nghiệp xếp vị trí thứ 2.
+ Động cơ có tính xã hội ở vị trí thứ 3.
+ Động cơ tự khẳng định ở vị trí thứ 4.
+ Động cơ có tính cá nhân ở vị trí thứ 5.
Tuy nhiên thứ bậc các động cơ có thể thay đổi trong quá trình học tập và ở SV có trình
độ học lực khác nhau.
Theo nghiên cứu của AN. Ghebơxơ, việc hình thành động cơ học tập của SV phụ thuộc
vào 1 số yếu tố sau:
- Ý thức về mục đích gần và mục đích xa của hoạt động học tập.
- Nắm vững ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tri thức do sinh viên lĩnh hội.
- Nội dung mới của những tài liệu và thông tin khoa học đƣợc trình bày.
- Lựa chọn đƣợc những bài tập phù hợp, gây đƣợc những hoàn cảnh có vấn đề, tạo đƣợc
các mâu thuẫn trong quá trình dạy học.
- Thƣờng xuyên duy trì đƣợc không khí tâm lý nhận thức trong hoạt động học tập.
•Một số điều kiện sƣ phạm bảo đảm cho sự vận hành và phát triển động cơ học tập của mỗi sinh
viên trong “vùng tối ƣu”:
- Cần làm phong phú các thành phần động cơ học tập của sinh viên.
- Tăng cƣờng độ kích thích của các động cơ tốt của hoạt động hôc tập trong lao động trí tuệ căng
thẳng ở giảng đƣờng cũng nhƣ trong công tác độc lập của SV ngoài giảng đƣờng.
- Cần phải tạo ra những điều kiện để duy trì và tăng cƣờng các trạng thái có động cơ không chỉ
từ bài giảng này đến bài giảng khác mà còn trong suốt cả quá trình của một bài giảng.
- Sự phát triển các động cơ không chỉ có sự gia tăng về số lƣợng các động cơ mà còn làm thay
đổi tính chất chung của chúng, thay đổi sức kích thích, vai trò của 1 động cơ nào đó trong hoạt
động học tập.
-> Hiểu và quan tâm đến sự phát triển động cơ cho phép tổ chức tốt hoạt động học tập của SV.
5. Đời sống xúc cảm, tình cảm của sinh viên:
Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp
nhƣ: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, những tình cảm này
biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của sinh viên. Thể
hiện:
- Hầu hết SV biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề
nghiệp đã chọn.
- SV là ngƣời yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng nhƣ vẻ đẹp
thẩm mỹ ở các sự vật, hiện tƣợng của thiên nhiên hoặc con ngƣời tạo ra. Cá biệt
có những SV đã xây dựng đƣợc " triết lý" cho cái đẹp của mình theo chiều hƣớng
khá ổn định.
- Tình bạn cùng giới, khác giới ở tuổi SV tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tình
bạn đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của SV rất nhiều.
- Tình yêu ở tuổi SV đạt đến hình thái chuẩn mực cùng với những biểu hiện phong
phú, đặc sắc của nó. Đây là 1 loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con ngƣời, nó
chín vào độ tuổi mà SV trải qua, nó rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị...Song SV gặp phải
những mâu thuẫn nội tại nhƣ mâu thuẫn giữa đòi hỏi của tình yêu với môi trƣờng
sống tập thể khó biểu lộ điều đó, mâu thuẫn giữa khối lƣợng tri thức nhiều, đa dạng
với thời gian có hạn trong học tập trong khi tình yêu đòi hỏi không ít thời
gian...Trong khi giải quyết mâu thuẫn này,SV gặp không ít khó khăn, vì vậy nhiều
SV đã chọn con đƣờng tập trung cho hoạt động học tập
6. Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở sinh viên:
 * Tự đánh giá ở sinh viên:
- Tự đánh giá của nhân cách thể hiện ở thái độ đối với bản thân và kết quả sự biểu hiện
các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động, giao tiếp và tự giáo dục.
- Tự đánh giá có ý nghĩa định hƣớng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt
mục đích, lý tƣởng sống một cách tự giác. Nó giúp con ngƣời không chỉ biết ngƣời mà
còn “ biết mình”.
- Tự đánh giá ở tuổi SV là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tƣợng nhận thức chính
là bản thân chủ thể , là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra
đƣợc mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái dộ, hành vi, hoạt động phù hợp
nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển…
- Tự đánh giá ở SV mang tính chất toàn diện và sâu sắc. SV không chỉ đánh giá hình
ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất,
các giá trị của nhân cách.
- Hạt nhân của việc tự đánh giá nhân cách ở ngƣời SV là lòng tự tin vào bản thân và
tốc độ phản ứng.
- Tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở
SV. Những SV đánh giá thấp về mặt này thƣờng gây khó khăn cho họ trong quá trình
học tập. Vì vậy cần giúp những SV này thay đổi sự tự đánh giá ở mức lạc quan, tự tin
hơn là điều cần thiết . Có những SV tự đánh giá mình quá cao, thƣờng bị động trong
học tập, nhu cầu giao tiếp thƣờng mạnh hơn nhu cầu nhận thức.
 Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên:
- Định hƣớng giá trị là những giá trị đƣợc chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý
nghĩa định hƣớng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vƣơn tới những
giá trị đó.
- Sinh viên đã chọn và đánh giá cao các giá trị cơ bản của con ngƣời nhƣ hoà bình, tự do,
tình yêu, công lý, việc làm, gia đình, nghề nghiệp, tình nghĩa, sống có mục đích, tự
trọng...Nhƣng do ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng nên định hƣớng giá trị của SV đã
có những thay đổi, những phân hoá nhất định. Ví dụ: có xu hƣớng đề cao những giá trị
kinh tế, vật chất và có phần coi nhẹ những giá trị về phẩm chất đạo đức, chính trị, xã hội.
- Định hƣớng giá trị của SV liên quan mật thiết với xu hƣớng nhân cách và kế hoạch
đƣờng đời của họ. SV không chỉ đặt kế hoạch đƣờng đời của mình mà còn tìm cách để
thực thi kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định.
III. Một số đặc điểm nhân cách của ngƣời sinh viên hiện đại:
1. Xu hƣớng phát triển nhân cách của sinh viên:
- Niềm tin, xu hƣớng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết đƣợc củng cố và phát triển.
- Các quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thức đƣợc "nghề nghiệp hoá".
- Tình cảm nghĩa vụ, tình thần trách nhiệm, tính độc lập đƣợc nâng cao, cá tính và lập
trƣờng sống của SV đƣợc bộc lộ rõ rệt.
- Kỳ vọng đối với tƣơng lai của SV đƣợc phát triển.
- Sự trƣởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức , những phẩm chất nghề nghiệp và
sự ổn định chung về nhân cách của SV đƣợc phát triển.
- Khả năng tự giáo dục của SV đƣợc nâng cao.
- Tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc củng cố.
Có thể hình dung sự phát triển nhân cách của SV trong quá trình học tập ở đại học nhƣ
sau:
 Vào năm thứ nhất, SV chƣa có đƣợc những phẩm chất nghề nghiệp thuộc 1 ngành
nhất định. Họ là con em thuộc các dân tộc, các tầng lớp xã hội khác nhau. Vào đại học họ
đã có 1 số phẩm chất tƣơng đối ổn định đại biểu cho lối sống của tầng lớp, giai cấp và địa
phƣơng của mình. Cho nên, trong tập thể SV thƣờng có va chạm mạnh do tính độc đáo
của nhân cách con ngƣời trẻ tuổi. Trong qúa trình làm quen với cuộc sống tập thể ở
trƣờng đại học, SV thƣờng có hành vi bắt chƣớc lẫn nhau thể hiện bƣớc đầu sự đồng nhất
xã hội, chƣa có sự phân hoá đối với các vai trò của mình.
 Đến năm thứ 2, SV đã làm quen với hầu hết các hình thức giảng dạy và giáo dục ở đại
học. Quá trình thích ứng đối với hoạt động học tập về cơ bản đã hoàn thành. Do tích luỹ
đƣợc tri thức chung mà các nhu cầu văn hoá rộng rãi đƣợc hình thành.
 Bƣớc sang năm thứ 3, hứng thú với hoạt động khoa học và học tập chuyên môn đƣợc
phát triển theo chiều hẹp và sâu của nghề nghiệp đã chọn. Những phẩm chất có liên quan
và phù hợp với nghề nghiệp tƣơng lai đƣợc phát triển mạnh.
 Chuyển sang những năm cuối cùng, ngƣời SV thực sự tập làm các công việc của ngƣời
chuyên gia khi đi thực tập ở các cơ sở thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Họ thể
nghiệm mình trong đời sống, đối chiếu, đánh giá lại các giá trị có liên quan tới nghề của
mình; tích cực tìm tòi các thông tin nghề nghiệp và rèn các kỹ năng cần thiết. Họ nghĩ
đến viễn cảnh tốt nghiệp đại học và các giá trị có liên quan đến đời sống vật chất, gia
đình, nơi công tác...
Việc xem xét các đặc điểm nhân cách của SV có vai trò quan trọng trong việc xác định
nội dung, hình thức và phƣơng pháp tác động đến họ theo hƣớng hình thành nhân cách
ngƣời chuyên gia tƣơng lai trong trƣờng đại học. Hình thành nhân cách ngƣời chuyên gia
không thể nằm ngoài quy luật chung là: Nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển
trong hoạt động.
3. Đặc điểm kiểu nhân cách sinh viên:
 Kiểu 1:
- Sinh viên học xuất sắc cả về chuyên môn riêng lẫn cả về những bộ môn lý luận chung
và các bộ môn xã hội.
- Có niềm tin chính trị rõ ràng.
- Có tham gia công tác NCKH.
- Có văn hoá chung cao.
- Tham gia tích cực vào công tác xã hội.
- Gắn bó với tập thể bằng những hứng thú đa dạng.
 Kiểu 2:
- Sinh viên học khá, coi việc thu nhận lấy một chuyên môn nào đó là mục đích duy nhất
của việc học tập ở trƣờng đại học.
- Quan tâm đến khoa học trong khuôn khổ của chƣơng trình.
- Nhiệt tình tham gia công tác xã hội và quan hệ tốt với bạn bè.
- Gắn bó với tập thể bằng các hứng thú học tập và nghề nghiệp.
 Kiểu 3:
- Sinh viên học xuất sắc, xem khoa học là phạm vi chủ yếu của hứng thú và hoạt động,
thể hiện hứng thú đối với các khoa học xã hội nhƣ là đối với mọi phƣơng tiện để cắt
nghĩa hiện thực và hành vi của mình.
- Có văn hoá chung cao.
- Tích cực trong văn hoá xã hội, gắn bó với tập thể bằng các hứng thú khoa học.
- Không tự nguyện tham gia các hoạt động quần chúng nhƣ hội, họp.
 Kiểu 4:
- Sinh viên học trung bình và khá.
- Quan tâm tích cực đều các KHXH ngoài chƣơng trình.
- Thƣờng không tham gia nghiên cứu khoa học.
- Văn hoá chung đƣợc hạn chế ở các hứng thú nghề nghiệp.
- Đặc biệt tích cực trong công tác xã hội và trong đời sống tập thể, coi hứng thú của tập
thể nhƣ là hứng thú của cá nhân.
 Kiểu 5:
- Sinh viên học trung bình và khá.
- Không tham gia NCKH.
- Coi chuyên môn và văn hoá nhƣ là lĩnh vực chủ yếu của các hứng thú và hoạt động
của mình.
- Tham gia vào cuộc sống xã hội 1 cách không tích cực.
- Gắn bó với tập thể bởi những hứng thú có tính chất giải trí và văn hoá.
- Có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật ( sáng tác kịch thơ...).
 Kiểu 6:
- Sinh viên học yếu.
- Không tham gia NCKH.
- Học vì mốt, không yêu nghề.
- Tham gia công tác xã hội một cách thụ động.
- Coi nghỉ ngơi và giải trí là lĩnh vực chủ yếu của các hứng thú và hoạt động của mình.
- Gắn bó với tập thể bởi những hứng thú cùng dƣợc nghỉ ngơi với nhau là chính ( tham
quan, cắm trại...).
Việc nghiên cứu các đặc điểm kiểu nhân cách của SV sẽ đem lại những đề xuất có cơ
sở khoa học cho lãnh đạo nhà trƣờng, các tổ chức Đảng, đoàn trong công tác giáo dục,
giảng dạy sinh viên. Tuy nhiên , muốn hình thành giáo dục một kiểu nhân cách đúng nhƣ
mong muốn cần nhớ 1 nguyên tắc rất quan trọng mà Macarenco đã chỉ ra: phải " hoạch
định nhân cách", giáo dục con ngƣời là giáo dục về những con đƣờng tƣơng lai cho họ.
Hoạch định về tƣơng lai là nguyên tắc quan trọng trong công tác giáo dục ở đại học. Nó
cho phép xác định các con đƣờng chiến lƣợc và hoàn thiện công tác giáo dục và học tập,
nó đem lại khả năng chẩn đoán ảnh hƣởng tiếp theo của cách mạng khoa học kỹ thuật đến
sự phát triển nhân cách. Vì thế việc phân kiểu nhân cách và đặc biệt xây dựng, hoạch
định mô hình kiểu nhân cách sinh viên có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục sinh viên
đại học.

BÀI TẬP:
1. Những yếu tố về thểchất, vai trò xã hội và hoạt động xã hội đã ảnh hƣởng đến sự
phát triển tâm lý sinh viên nhƣ thế nào?
2. Những nét đặc trƣng trong hoạt động học tập của sinhviên là gì? Điều đóchi phối
sự phát triển trí tuệ của sinh viên nhƣ thế nào?
3. Những đặc điểmcơ bản trong sự phát triển nhân cách của sinh viê n và ảnh hƣởng
của nó đến kết quả học tập ,nghiên cứu khoa học của ngƣời sinh viên?

You might also like