You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA GIÁO DỤC

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

BÀI 11: GIA ĐÌNH, SỰ NGHIỆP


VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
TUỔI TRƯỞNG THÀNH (25 ĐẾN
40 TUỔI)
CHƯƠNG 4: TUỔI TRƯỞNG THÀNH,
TRUNG NIÊN VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

BÀI 11: Gia đình, sự nghiệp và sự phát triển tâm lý


tuổi trưởng thành (25 đến 40 tuổi)
1. Khái niệm tuổi trưởng thành
Khó có thể xác định được chính xác các thời kỳ phát triển của người
trưởng thành chỉ dựa trên cơ sở độ tuổi.
Vì vậy, các nhà khoa học chia “độ tuổi” thành 3 phương diện:
● Tuổi sinh học: phản ánh hoàn cảnh cá nhân trong mối tương
quan với tuổi thọ dự kiến của họ.
● Tuổi xã hội: có liên quan trực tiếp đến vị thế xã hội của cá nhân
so với các chuẩn mực văn hóa xã hội.
● Tuổi tâm lý: thể hiện khả năng xử lý các vấn đề xã hội và thích
ứng với chúng. Tuổi tâm lý chứa đựng trình độ trí tuệ, khả năng học tập,
các kỹ năng xã hội và cả các đặc điểm như niềm tin, lý tưởng, động cơ.

- Theo các nhà tâm lý học, bộ phận cấu thành đầu tiên của sự trưởng
thành là sự trưởng thành về mặt tâm lý. Dấu hiệu đặc trưng của sự trưởng
thành này là khả năng giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề xã hội một
cách tích cực. Từ khoảng 23 - 40 tuổi, con người đứng trước những lựa
chọn và quyết định quan trọng của cuộc đời, đến cuối giai đoạn này thì
những người trưởng thành trẻ tuổi đã có nhân cách ổn định, có gia đình,
đã khẳng định bản thân trên con đường sự nghiệp và có vị trí nhất định
trong xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc khác nhau
có mốc trưởng thành khác nhau.

=> Vì vậy, không thể đưa ra một mốc tuổi trưởng thành chung cho các
nền văn hóa, hoặc ở cùng một nền văn hóa trong các giai đoạn lịch sử
khác nhau.

2. Sự phát triển thể chất


- Chức năng của các cơ quan, thời gian phản ứng, sức mạnh, các kỹ năng
vận động và sự cân bằng cảm giác vận động sẽ đạt mức tối đa theo độ
tuổi từ 25 đến 30, sau đó giảm dần.
- Từ 30 đến 40 và từ 40 đến 50, các chỉ số (như trên) giảm không nhiều.
- Thời kỳ tuổi trưởng thành là thời kỳ khỏe mạnh, đặc biệt đối với những
người có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên tập thể dục, không hút
thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện.
- Với việc hình thành và duy trì lối sống lành mạnh sẽ mang lại những
thành quả hữu ích cho sức khỏe và hình dáng cơ thể cho những năm
tháng sau này.
- Những năm gần đây, chất lượng ăn uống được nâng lên, các phương
pháp tập luyện hoàn thiện làm cho hình dáng, thể chất con người được cải
thiện rõ rệt.

3. Sự phát triển nhận thức


Nếu sự phát triển ở tuổi trẻ thơ và thiếu niên có thể nhận biết được rõ qua
các giai đoạn phát triển trí tuệ mà Piaget tìm ra thì giai đoạn nhận thức ở
tuổi trưởng thành lại không quá rõ rệt.
🡺 Thống nhất xác định có sự biến đổi về chất trong tư duy của người
trưởng thành so với trẻ em và thanh thiếu niên. Những thay đổi này
gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội.

TRÍ NHỚ
Các nhà nghiên cứu thấy rằng: Dạng trí nhớ thị giác và thính giác trong
trí nhớ ngôn ngữ ngắn hạn ở người trưởng thành biến đổi nhiều nhất.
● Từ 18 – 30 tuổi: Sự phát triển trí nhớ thính giác trong trí nhớ ngôn
ngữ ngắn hạn đạt chỉ số cao nhất.
● Từ 31 – 40 tuổi: giảm nhanh.
🡺 Có mối liên hệ mật thiết giữa sự biến đổi các chức năng trí nhớ với
tính chất hoạt động của con người: Những người hoạt động trí tuệ
tích cực thường có chỉ số phát triển các chức năng trí nhớ cao hơn.
(Theo Petanova E.I., 2002)

TƯ DUY
● Đặc trưng cơ bản nhất của tư duy của những người tuổi trưởng
thành là khả năng tích hợp cao nhưng dạng tư duy khác nhau:
▪ Tư duy hình tượng
▪ Tư duy logic
▪ Tư duy thực tiễn
▪ Tư duy lý thuyết.
⇨ Tạo nên tính toàn diện, giúp con người thích ứng cao với môi
trường xã hội phức tạp. Có tính linh hoạt đặc biệt của người đầu
tuổi trưởng thành trong việc sử dụng các dạng tư duy và chuyển
● Nghiên cứu của D. Wechsler:
▪ Từ 19 – 30 tuổi: Trí tuệ của người trưởng thành tiếp tục phát
triển suốt thời gian khá dài.
▪ Mốt số chức năng trí tuệ có thể đạt đỉnh điểm vào khoảng 40
tuổi, ví dụ trí tuệ cảm xúc, một số khác giảm sút sau 30 tuổi,
ví dụ trí tuệ vận động.
▪ So sánh tổng thể các chỉ số trí tuệ của nhóm thanh niên (18 –
19 tuổi) và nhóm đầu tuổi trưởng thành (25 – 34 tuổi): Nhóm
đầu tuổi trưởng thành cao hơn.
⇒ Kết quả này không giống với ý kiến của nhiều nhà nghiên
cứu trước đó cho rằng trí tuệ của con người đạt đỉnh cao
vào giai đoạn tuổi thanh niên.
🡺 Như vậy, khi con người có những điều kiện thuận lợi để phát triển
tư duy thì trí tuệ cũng sẽ không ngừng phát triển cả trong giai đoạn
tuổi trưởng thành.

NGÔN NGỮ
Sự phát triển tư duy của con người luôn đi song song với sự phát triển
ngôn ngữ .
Ngôn ngữ của người trưởng thành khác biệt rõ rệt với ngôn ngữ của
chính họ trong các giai đoạn phát triển trước đó không phải ở số lượng ,
mà là ở chất lượng .
● Nghiên cứu của E. Harke: Nhóm học sinh thường dùng các cấu
trúc câu đơn , còn nhóm những người trưởng thành thường dùng
cấu trúc câu phức với 2 , 3 hoặc 4 thành phần .
● Nghiên cứu D.B. Broomley: Các chức năng ngôn ngữ tiến bộ dần
từ 30 - 35 tuổi và đạt đỉnh điểm sau 40 - 45 tuổi.
⇨ Như vậy , ngôn ngữ không hề dừng lại ở tuổi thanh niên , mà
ngày càng phát triển ở tuổi trưởng thành.

CHÚ Ý
Khi đến tuổi trưởng thành, không chỉ tư duy và ngôn ngữ của họ có
sự biến đổi về chất, các quá trình nhận thức khác cũng có sự biến đổi
như vậy.
● Theo L.N. Phomenko: Trong độ tuổi này tính bền vững và sự tập
trung của chú ý không hề thay đổi . Các chỉ số khối lượng , sự di
chuyển và tính chọn lọc của chú ý phát triển dần từ 18 đến 33 tuổi,
đạt đỉnh cao vào những năm từ 20 đến 33 tuổi .
● Có sự khác biệt khá lớn về biểu hiện các tính chất của chú ý ở
những cá nhân khác nhau ở tuổi trưởng thành . Nguyên nhân do
những đặc điểm cá nhân, tiếp đến là tính chất các lĩnh vực hoạt
động mà cá nhân thường xuyên tham gia .

Kết luận: Sự phát triển nhận thức, trí tuệ của con người tuổi trưởng
thành diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với sự hình thành nhân cách
của họ, các quy luật phát triển hoạt động nhận thức của con người
cũng có ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành nhân cách, vì chính
nhận thức giúp con người hình quan điểm sống, thế giới quan, nhân
sinh quan của mình.

4. Các mối quan hệ tình cảm giai đoạn tuổi trưởng thành
- Theo Erikson, nhiệm vụ quan trọng nhất ở tuổi trưởng thành là tìm được
bản sắc của mình và thiết lập các mối quan hệ tình cảm gần gũi.
- Mối quan hệ tình cảm gần gũi: ổn định, gắn bó với người khác, mang lại
sự thỏa mãn lẫn nhau. Hai người vừa hòa quyện với nhau làm một nhưng
vẫn giữ được bản chất riêng.
- Không chỉ là sự gần gũi về thể xác, mà theo Erikson, khả năng tạo lập
mối quan hệ gần gũi còn là khả năng quan tâm, chia sẻ với người khác
toàn bộ bản thân mà không sợ đánh mất mình.
- Ngược lại, cô đơn (trạng thái khi con người không có ai để quan tâm,
chia sẻ) khi không có khả năng đạt đến sự hòa quyện với người khác.
- Nguyên nhân: có thể do không biết chấp nhận người khác, bản sắc cá
nhân quá yếu dẫn đến dễ dàng đánh mất bản thân.
- Đặc điểm các mối quan hệ tình cảm gần gũi của người trưởng thành:
tình bạn, tình yêu, tình cảm cha mẹ - con cái.
4.1. Tình bạn
- Định nghĩa: Mối quan hệ tình thân dựa trên sự chân thành, cởi mở, sự
tin tưởng lẫn nhau, trung thành và có nhiều sở thích chung, quan hệ bạn
bè thường vô tư, hào hiệp, con người cảm thấy hài lòng nếu làm được
điều tốt lành cho bạn mình.
- Mục đích: Tình bạn là mối quan hệ đa mục đích
▪ Công việc
▪ Tình cảm gắn với sự tha mãn trong giao tiếp với nhau
▪ Học hỏi
▪ Đạo đức, hướng đến sự hoàn thành nhân cách lẫn nhau
▪ Có thể là mục đích thực dụng nào đó

Tất cả những mục đích đó trong cuộc sống thực tiễn luôn đan xen lẫn
nhau, hoà quyện và bổ sung cho nhau.
- Đặc trưng: Sự thấu hiểu nhau sâu sắc ngay cả khi không cần nói nhiều.
- Vị trí: Chiếm vị trí trung gian giữa sự quen biết và tình yêu.
- Nguyên tắc:
▪ Sự bình đẳng
▪ Sự tôn trọng
▪ Sự hiểu biết và tương trợ giúp đỡ nhau
▪ Sự tin tưởng và lòng trung thành

Chỉ cần một trong những nguyên tắc trên bị phá vỡ, có thể dẫn đến sự
tan vỡ tình bạn.
- Nội dung giao tiếp:
▪ Chuyện riêng tư là chính hoặc thể hiện ý kiến riêng của mình về
những gì xảy ra xung quanh.
▪ Những vấn đề cả hai quan tâm, có ý nghĩa với từng người.
- Trong giao tiếp thân tình, bạn bè nên giữ phép lịch sự nhất định, quan
tâm nhau, không xúc phạm nhau bởi những câu nói không thận trọng,
những hành động vô ý.
- Tình bạn mang tính thân thiết và sâu sắc hơn nhiều so với sự quen biết
hay sự thân thiện.
- Tình bạn kém thân tình, có lý trí hơn, nghiêm khắc hơn so với tình yêu
và có những nguyên tắc ứng xử theo tiêu chuẩn, nghi lễ nhất định.
- Nội dung và hình thức giao tiếp trong quan hệ bạn bè ngày càng phong
phú cùng với sự phát triển nhân cách ngày càng cao của những người
bạn.
4.2. Tình yêu
- Tình bạn giữa những người khác giới dần dần phát triển thành tình cảm
sâu sắc hơn, đó là tình yêu (gắn bó con người 1 cách bền lâu)
- Tình yêu:
▪ Tình cảm cấp cao chỉ có ở người
▪ Đòi hỏi sự nổ lực và cố gắng để hướng tới sự hoàn hiện

- Trong tình yêu:


▪ Không chấp nhận sự thống trị của 1 người và không chấp nhận sự
phục tùng vô điều kiện của 1 người
▪ 2 người đều bình đẳng
▪ Không làm mất bản thân mình mà còn phải làm phong phú thêm
chính mình
▪ Mỗi người là điều kiện và tiền đề quan trọng để hoàn thiện người
khác

- Tình yêu chân chính: chứa đựng lòng bao dung, trách nhiệm, sự trân
trọng, tôn trọng nhân cách của nhau, khám phá để hiểu và hòa quyện tâm
hồn với nhau. Tình yêu hướng tới sự quan tâm đến người khác, quan tâm
đến cuộc sống và sự phát triển của người mình yêu.
- Con người khi yêu sẽ mang niềm hạnh phúc và những phẩm chất cao
đẹp nhất của tình yêu: lòng nhân hậu, tình người ấm áp, lòng nhiệt tình,...
cho tất cả người xung quanh
- Lý thuyết của Sternberg về tình yêu (tam giác tình yêu): Mô tả sự phức
tạp thường gặp khi yêu, ông cho rằng tình yêu có 3 yếu tố cấu thành:
▪ Tình thân/ thân mật: là cảm giác gàn gũi và gắn bó với người yêu
▪ Sự say mê: sự lôi cuốn, hấp dẫn về ngoại hình, thể xác và dẫn đến
sự thỏa mãn về mặt tình dục
▪ Tính trách nhiệm/ tận tụy: là cảm xúc khiến đối phương chọn ở lại
bên bạn và cùng hướng đến những mục tiêu chung

- Mối liên kết của 3 yếu tố với nhau có thể tạo ra những hình thức, cấp độ
và tính chất khác nhau của các mối quan hệ tình cảm:
Các yếu tố cấu thành
Các dạng tình yêu
Tình thân Sự say mê Trách nhiệm

Tình bạn / thích (Friendship) + - -

Tình yêu mê đắm (Infatuation) - + -

Tình yêu trống rỗng (Emty love) - - -

Tình yêu lãng mạn (Romantic love) + + -

Tình nghĩa (Companionate love) + - +

Tình yêu khờ dại (Fatuous love) - + +

Tình yêu trọn vẹn (Consummate love) + + +


4.3. Tình cảm cha mẹ - con cái
- Chức năng làm cha mẹ với những nhiệm vụ và yêu cầu phức tạp là một
trong những chức năng quan trọng nhất của đôi vợ chồng trẻ
- Khi một đứa trẻ được sinh ra, bên cạnh những lo toan, bộn bề vất vả là
những giây phút vui sướng của cha mẹ và con cái: cặp mắt trong veo, cái
miệng xinh xắn, đôi tay nhỏ của con, lúc con cười, con khóc, lúc con
ngạc nhiên,... Tất cả những hình ảnh đó rất đặc biệt đối với người cha,
người mẹ.
✧ Sự vui sướng trong giao tiếp với con có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ, nó ảnh hưởng đến các mối
quan hệ xã hội của người cha, người mẹ. Khi trở thành cha mẹ, giúp
họ có đời sống tình cảm phong phú, đa dạng, trưởng thành hơn.
✧ Mối quan hệ gắn bó và sự tin cậy lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái
mang lại nguồn sinh lực lớn cho cả hai bên.
✧ Sẵn sàng đón nhận tình cảm trong mọi tình huống là một đặc trưng
của tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đó là trạng thái tình cảm trao
tặng và đón nhận vô điều kiện. Không chỉ là sự gần gũi, ôm ấp cơ thể,
nó còn là sự sẵn sàng trao cho con những gì ấm áp, dìu dàng, sự thấu
hiểu, động viên, khích lệ, đón nhận tình cảm nơi con.
✧ Sự nhạy cảm đặc biệt của người mẹ đối với các nhu cầu của con cái
để thấu hiểu những nhu cầu thể chất và tinh thần của con. Nhờ có sự
nhạy cảm của người mẹ, trẻ phát triển tốt hơn về cơ thể, nhận thức,
tình cảm.
✧ Sự hứng thú và thán phục đối với con được thể hiện qua việc các ông
bố, bà mẹ hào hứng khi nói về con mình, sự thích thú khi theo dõi
từng hành động, biểu hiện cảm xúc, và họ ngạc nhiên, thán phục trước
thành tựu của con. Điều đó làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái trở nên gần gũi, thân thiết, bình đẳng như giữa những người bạn

5. Sự phát triển tâm lý xã hội ở tuổi trưởng thành


Quá trình xã hội hóa diễn ra không chỉ ở trẻ em và thanh thiếu niên
mà vẫn tiếp tục diễn ra trong thời kỳ trưởng thành. Con người chiếm lĩnh
các vai trò mới trong xã hội tạo ra những bước ngoặt trong cuộc sống và
làm cho con người thay đổi.
Okun, 1984, đã mô tả sự phát triển của con người trưởng thành
trong mối liên hệ của ba hệ thống: sự phát triển của con người với tư cách
là một cá nhân, là thành viên của gia đình và là chủ thể của hoạt động lao
động. Các hệ thống này có mối liên hệ tác động qua lại chặt chẽ lẫn nhau
và diễn ra trong bối cảnh văn hóa xã hội rộng lớn.

5.1 Sự phát triển con người với tư cách là một cá nhân.


_ Theo Maslow, mục đích cuộc sống của con người là hiện thực hóa bản
thân ( phát triển và ứng dụng những tài năng và khả năng của mình vào
cuộc sống).
Tháp nhu cầu của Maslow đã cho thấy nhu cầu hiện thực hóa bản thân
nằm ở đỉnh cao hơn so với các nhu cầu khác, bắt đầu ở tuổi trưởng thành.
- Các đại biểu tâm lý học nhân văn khẳng định, trong quá trình sống con
người thường xuyên lựa chọn tương lai của mình. Dù môi trường xã hội
và các mối quan hệ ảnh hưởng, nhưng bản thân chúng ta mới là người lựa
chọn các mục tiêu cho bản thân.
_ C. Rogers bằng góc độ của nhà tâm lý trị liệu, ông quan tâm đến các
nguyên nhân lo sợ của người bệnh, sự tự đánh giá thấp và cảm xúc không
đầy đủ về giá trị bản thân cũng những khó khăn trong quá trình giao tiếp.
Theo ông:
▪ Con người khi sinh ra đã luôn sẵn sàng trở thành người tốt và
những thành viên bình thường của xã hội nhưng xã hội thường làm
“hỏng” họ trong tiến trình phát triển.
▪ Những người quan trọng trong xã hội, bắt đầu từ cha mẹ, đặt ra các
điều kiện để được tôn trọng ( làm điều này, điều kia, điều được làm
hay không được làm ). Sau khi lĩnh hội các điều kiện đó, họ bắt đầu
tự đánh giá thấp bản thân. Các điều kiện này trở thành những tiêu
chuẩn hoàn hải không thể nào đạt được.
🡺 Vì vậy, đề nghị chúng ta phải áp dụng và phổ biến một thái độ tích
cực vô điều kiện đối với người khác. Đây là sự tiếp nhận hoàn toàn
không có bất kì điều kiện nào khác.
_ E. Erikson và tiếp sau ông, các lý thuyết hiện đại về nhân cách nhấn
mạnh giá trị của tính đồng nhất ( là sự đánh giá độc lập của cá nhân về
những bản sắc muôn vẻ của bản thân liên quan đến thể chất, nhận thức,
tính cách và động cơ cũng như nhiều vai trò xã hội khác).
Tính đồng nhất trong suốt tuổi trưởng thành và cả cuộc sống sau này
không phải là tĩnh lại. Những trải nghiệm và kinh nghiệm của cá nhân có
thể bị đồng hóa hoặc dị hóa.
Theo tác giả, có 3 kiểu đồng nhất ở người trưởng thành:
▪ Những người không thay đổi.
▪ Những người luôn thay đổi dưới sự tác động của kinh nghiệm cá
nhân, cũng như các yếu tố bên ngoài.
▪ Những người cân bằng, tích hợp một cách hợp lý những trải
nghiệm tích cực cũng như tiêu cực trong tính đồng nhất của mình. (
phát triển lành mạnh nhất ).
⇨ Sự phát triển cá nhân luôn gắn với sự phát triển các mối quan hệ
giá đình và sự nghiệp của người trưởng thành.

5.2. Sự phát triển con người với tư cách là thành viên của gia
đình
- Gia đình luôn chiếm vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con
người. Mỗi người trưởng thành thường đóng vai trò nhất định trong gia
đình mình và đảm nhiệm các nhiệm vụ, nghĩa vụ gia đình tương ứng.
- Quá trình hình thành cặp vợ chồng và sự phát triển của các mối
quan hệ vợ chồng là một phần chủ yếu trong sự phát triển của người
trưởng thành. Mỗi gia đình đều trải qua chu kỳ cuộc sống gia đình với các
sự kiện hoặc các giai đoạn quan trọng của nó:
▪ Giai đoạn 1: tách khỏi gia đình cha mẹ.
▪ Giai đoạn 2: kết hôn, thích ứng và điều chỉnh các mối quan hệ
với người bạn đời hoặc với những người họ hàng nội ngoại.
▪ Giai đoạn 3: Sinh con đầu lòng (hình thành gia đình riêng hoặc
chuyển sang thời kỳ làm cha mẹ).
▪ Ngoài ra còn có các giai đoạn quan trọng khác trong chu kỳ sống
của gia đình: đứa con đầu lòng đi học, sinh đứa con tiếp theo, đứa con lớn
rời khỏi gia đình, chồng hoặc vợ ốm nặng hay chết...

● KẾT HÔN
- R. Centers, 1975, khẳng định rằng một số nhu cầu (nhu cầu tình
dục và nhu cầu thuộc vào nhóm nhất định) có vai trò quan trọng nhất
trong việc thúc đẩy con người lựa chọn bạn đời.
- B. Murstein, 1982, cho rằng mỗi người khi lựa chọn vợ, chồng đều
mong muốn có được một người như ý. Những ưu khuyết điểm của người
khác được “khảo sát” trong quá trình tìm hiểu để xác định xem có nên
tiếp tục các mối quan hệ nữa hay không.
- Goldrick, 1988, cho rằng sự hình thành cặp nam nữ cũng như quá trình
tìm hiểu lẫn nhau là sự phát triển một cấu trúc mới. Nhiệm vụ xác định lại
ranh giới giữa họ với nhau và với những người xung quanh có ý nghĩa
quyết định trong việc hình thành cặp nam nữ, nếu xác lập được các mối
quan hệ mới và thỏa mãn thì sẽ tiến dần tới hôn nhân hay các quan hệ
chính thức.

● LÀM CHA MẸ:


Người trưởng thành gặp phải 2 vấn đề chủ yếu trong thời kì này:
❖ Thích ứng với các vấn đề phát sinh sau khi sinh con
- Vấn đề cả về vật chất lẫn tinh thần như giấc ngủ không yên, nếp sống
quen thuộc bị phá vỡ, chi tiêu tăng lên, căng thẳng và các cuộc xung đột
thường xảy ra do sự phân định trách nhiệm và việc phải tuân thủ những
trật tự ngặt nghèo. Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, người cha cảm thấy bị
bỏ rơi. Cả hai đều cảm thấy bị hạn chế về tự do.
- Tuy nhiên, sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với gia đình dù đôi khi áp lực
về trách nhiệm khá lớn.
- Dù có sự quan tâm lo lắng như nhau nhưng người cha và người mẹ lại
có những phản ứng khác nhau khi đứa con đầu lòng ra đời.
● Phụ nữ thay đổi lối sống, ưu tiên cho vài trò làm mẹ và gia đình.
● Nam giới làm việc nhiều hơn để bảo đảm cho gia đình được tốt
hơn.
● Một số nam giới ghen tị về khả năng sinh con, tình cảm gắn bó nảy
sinh giữa người mẹ và đứa con. Nhiều đôi vợ chồng nảy sinh các
vấn đề tình dục, xung đột phát sinh, thời gian dành cho nhau giảm
đi và nhiều vấn đề khác.
● Tuy nhiên, phần lớn các đôi vợ chồng cho biết họ chỉ gặp phải
những khó khăn không đáng kể trong thời gian đầu để thích nghi
với hoàn cảnh mới.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của cha mẹ trẻ mới
sinh con đối với vai trò mới của mình.
● Người mẹ: điều quan trọng nhất là chỗ dựa về mặt xã hội, nhất là
từ phía người chồng. Hạnh phúc vợ chồng trong thời kỳ thai nghén
xác định khả năng thích nghi hoàn cảnh mới của hai người.
● Sự đánh giá của người mẹ về quan hệ vợ chồng và thời kỳ mang
thai của mình có ảnh hưởng đặc biệt đến sự thích nghi của người
cha trong thời kỳ sau khi đẻ.
● Tự đánh giá của cha mẹ cũng có thể là một yếu tố quan trọng, ai có
tự đánh giá cao hơn thì có lẽ dễ thích nghi hơn. Những đặc điểm
của trẻ cũng rất quan trọng, trẻ nào có tính khí khó khăn hơn thì
cuộc sống vợ chồng cũng gặp nhiều phiền toái hơn, sự thỏa mãn
trong cuộc sống vợ chồng cũng thấp hơn (Belsky, Rovine, 1990).

❖ Giáo dục con cái


- Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ gia đình, cha mẹ cần:
● Giải quyết tốt các vấn đề của con cái, khắc phục những khó khăn
nảy sinh trong cuộc sống vợ chồng và gia đình.
● Giải quyết và dàn hòa các xung đột sao cho mỗi người vẫn giữ
được cái Tôi của mình và luôn luôn tôn trọng lẫn nhau. Nếu một người
thường xuyên giữ vị trí thống trị, còn người kia cam chịu thì tình cảm vợ
chồng không thể bình đẳng, chia sẻ, tin yêu.
● Khi con bước vào tuổi thiếu niên, nề nếp trong quan hệ vợ chồng
và gia đình cần có những thay đổi linh hoạt để tạo cơ hội cho trẻ được tự
chủ, tự do hơn. Nếu cặp vợ chồng không thu xếp được ổn thỏa quan hệ
giữa họ thì không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của những
đứa con

5.3. Sự phát triển con người với tư cách là chủ thể của hoạt
động lao động
- Có thể nói, công việc quyết định lối sống, hoàn cảnh vật chất, thể diện,
thái độ và các giá trị của chúng ta. Đúng ra thì công việc phải là tác nhân
của sự tăng trưởng và phát triển, công việc có thể đem lại niềm vui, sự
thoả mãn và góp phần vào việc tự xác định bản thân.
- Có thể hình dung cuộc sống của con người dưới dạng chu kỳ nghề
nghiệp:
▪ Bắt đầu từ những suy nghĩ và lo lắng về tương lai
▪ Lựa chọn nghề nghiệp
▪ Chuẩn bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
▪ Quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đã lựa chọn
▪ Kết thúc công việc và nghỉ hưu.

- Các yếu tố như điều kiện kinh tế xã hội, quê quán, khả năng trí tuệ, các
khả năng chuyên môn và giới tính, hoàn cảnh và trách nhiệm trước gia
đình có tác động rất nhiều lên việc lựa chọn nghề nghiệp.
- Khi những người trẻ tuổi mới bước vào công việc, họ có thể phải trải
qua trạng thái khủng hoảng tinh thần (căng thẳng, stress). Họ sẽ bị vỡ
mộng mọi tưởng tượng mà khi họ còn được ngồi trên giảng đường đại
học hay các trường dạy nghề. Khi mới vào nghề, họ thường bị những
người đã làm lâu năm giao cho những công việc máy móc năng nề, buồn
tẻ, không đúng với năng lực của mình.
- Những suy nghĩ như người thành đạt trong xã hội và có thu nhập cao
không hề giống như họ tưởng tượng. Thêm vào đó là việc hoà đồng với
mọi người nơi làm việc cũng rất khó khăn. -> hiện thực này gây ra sự
chán nản, tâm trạng hoang mang, căng thẳng, bực tức trong giai đoạn đầu.
- Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ dần dần chuyển sang quá trình học hỏi,
vươn lên và cuối cùng là quá trình làm việc độc lập
- Levinson, 1978 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người hướng dẫn.
Đó là những người có kinh nghiệm và giàu lòng nhân ái, họ giúp những
bạn trẻ nắm được các giá trị và yêu cầu nghề nghiệp cần thiết.
- Khi các nhà nghiên cứu hỏi những người trưởng thành về công việc của
họ. Thường có hai loại câu trả lời:
🟒 Nhóm câu trả lời thứ nhất thường tập trung vào: những đặc điểm
của công việc, khả năng chuyên môn cần thiết để hoàn thành công
việc, ý nghĩa công việc, sự am hiểu nghề nghiệp, những thành quả
lao động đặt được.
⇨ Đó là các yếu tố bên trong của công việc

🟒 Nhóm câu trả lời thứ hai thường tập trung vào: các khoản tiền
thưởng, tiền lương, tiện nghi nơi làm việc, giờ giấc làm việc,
những người lãnh đạo, các chương trình nâng cao trình độ, an
dưỡng, các quan hệ thân thiết, khả năng thăng tiến
⇨ Đó là các yếu tố bên ngoài của công việc
- Những người may mắn làm các công việc có nhiều yếu tố bên trong
thường hài lòng với công việc hơn, họ hay chia sẻ về động lực và ý nghĩa
của công việc đó nhiều hơn.
- Các mối quan hệ bạn bè thường là yếu tố bên ngoài rất quan trọng của
công việc.
- Các mối quan hệ này tạo nên sự chia sẻ động viên về tình cảm => là một
trong những nguyên nhân tại sao những người đi làm việc ở ngoài gia
đình thường có sức khoẻ tâm lý và thể chất tốt hơn so với những người
lao động tại nhà.
- Mặc dù còn rất nhiều người lao động chỉ để kiếm tiền, song song đó
cũng có những người khác làm việc vì đam mê, sở thích, để phát triển bản
thân.
- Cũng có nhiều người không đặt công việc lên hàng đầu, mà tìm sự cân
bằng giữa gia đình, công việc cũng như các lợi ích và sở thích cá nhân.
6. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
TUỔI TRƯỞNG THÀNH
Người trưởng thành là người có sự chín muồi vể cả ba mặt: Sinh lý,
xã hội và tâm lý. Giai đoạn này con người cần phải có những quyết
định cũng như hành động độc lập trong cuộc sống của bản thân mình.
Đây là thời kì vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Trong lịch sử phát triển tâm lí học đã có nhiều nghiên cứu về mục
tiêu cơ bản trong cuộc sống của người trưởng thành. Dưới đây là 3
quan điểm tiêu biểu:
1. HAVINGUAR:

Havinguar R. –Havinguar (1958) đã đưa ra một mô tả mang tính kinh


điển và khuôn mẫu về chu kỳ sống của con người .
● Trong đó ông rất tâm tới quãng đời của người lớn . Ông cho rằng
quãng đời này bao gồm nhiều giai đoạn , trong mỗi giai đoạn con
người cần phải giải quyết những nhiệm vụ phát triển nhất định .
● Những nhiệm vụ cơ bản của người trưởng thành là :
▪ Bắt đầu cuộc sống gia đình và sự nghiệp.
▪ Chọn vợ (chồng)
▪ Học cách sống với vợ (chồng)
▪ Bắt đầu cuộc sống gia đình
▪ Giáo dục con trẻ bắt đầu hoạt động nghề nghiệp
▪ Bắt đầu thực hiện trách nhiệm công dân.
● Quan điểm của Havinguar cho đến nay, ở một khía cạnh nào đó,
vẫn còn có tính đúng đắn khi xem xét các nhiệm vụ của người
trưởng thành .

TUY NHIÊN
● Hoàn cảnh nền kinh tế, văn hoá, xã hội của con người ngày
càng phát triển và ở mỗi khu vực, quốc gia, dân tộc lại có những
yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội khác nhau nên tính ứng dụng của
các quan điểm của Havinguar không cao và không phù hợp với
tất cả mọi người .
🡺 Ví dụ : Hiện nay có một số lượng lớn thanh niên đến 30 tuổi vẫn
sống phụ thuộc vào gia đình, hoặc ở những nơi có nền kinh tế, văn
hoá xã hội phát triển thanh niên có xu hướng kết hôn muộn, còn ở
một số nơi ( đặc biệt là ở các vùng nông thôn ) do sự nghèo nàn,
lạc hậu, vẫn còn giữ hủ tục “ tảo hôn ” nên những nhiệm vụ chọn
vợ, chọn chồng, bắt đầu cuộc sống gia đình có thể được đẩy lên
sớm hơn vào tuổi thanh niên.

2. THEO ERIKSON
Chủ đề chính trong cả cuộc đời con người là sự tìm kiếm cái bản sắc.
● Bản sắc (Identity) là tổ hợp các biểu tượng bền vững của con người
về bản thân, về vị trí của mình tron gthe61 giới và trong các mối
quan hệ xã hội; là ý thức về cái Tôi với những phẩm chất riêng độc
đáo, thể hiện thống nhất ở tình cảm, nhận thức và hành vi con
người.

Erikson chia quá trình phát triển đời người thành 8 giai đoạn trong đó
có 3 giai đoạn liên quan đến người trưởng thành. Sự phát triển của mỗi
giai đoạn liên quan chặt chẽ với việc thực hiện thành công hay không
thành công nhiệm vụ của giai đoạn trước.
● Giai đoạn 5 – Định hình cái tôi và Bối rối về vai trò (Stage 5 –
Identity vs. Confusion):
▪ Giai đoạn thứ năm trong quá trình phát triển tâm lý xã hội diễn ra trong
những năm tháng tuổi teen đầy xáo trộn. Giai đoạn này đóng một vai
trò thiết yếu trong sự phát triển cảm nhận về định hình (bản dạng) cái
tôi, bản dạng này sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên hành vi và sự phát triển của
toàn bộ cuộc sống sau này.
▪ Trong suốt tuổi vị thành niên, trẻ khám phá sự tự lập và hình thành
cảm nhận về bản thân. Những người nhận được sự khích lệ và củng cố
phù hợp sẽ vượt qua giai đoạn này với sự cảm nhận mạnh mẽ về bản
thân, cảm giác tự lập và chủ động kiểm soát. Những người vẫn còn
không chắc chắn về những niềm tin và ham muốn của mình sẽ cảm
thấy bất an và bối rối về bản thân cũng như tương lai.

● Giai đoạn 6 – Gắn bó và Cô lập (Stage 6 – Intimacy vs. Isolation):


▪ Giai đoạn này trải dài trong thời kỳ đầu giai đoạn trưởng thành khi
con người ta khám phá những mối quan hệ cá nhân.
▪ Mỗi bước đều hình thành dựa trên những kỹ năng mà chủ thể học
được trong những bước trước đó. Erikson tin rằng cảm quan rõ ràng
về bản dạng cá nhân là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của các
mối quan hệ thân thiết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có
cảm quan kém về bản thân thực sự có ít mối quan hệ gắn kết hơn và
dễ bị cô lập cảm xúc, cô đơn và trầm cảm.
▪ Việc chúng ta hình thành những mối quan hệ gần gũi, gắn kết với
người khác là một điều quan trọng nhất. Những người hoàn thành
bước này tốt sẽ hình thành được những mối quan hệ bền lâu và đảm
bảo. Giải quyết thành công giai đoạn này sẽ đưa đến một “trái ngọt”
gọi là tình yêu thương, được xác định bằng khả năng hình thành
những mối quan hệ lâu bền và có ý nghĩa với những người khác.

● Giai đoạn 7 – Kiến tạo giá trị và Đình trệ (Stage 7 – Generativity
vs. Stagnation):
▪ Trong suốt những năm tháng trưởng thành, chúng ta tiếp tục vun đắp
cuộc sống, tập trung vào sự nghiệp và gia đình.
▪ Người thành công trong giai đoạn này sẽ cảm thấy mình đang chủ
động đóng góp cho thế giới qua các hoạt động ở nhà và ở cộng đồng.
Những người không thể đạt được kỹ năng này sẽ cảm thấy mình
không có ích và không gắn kết với thế giới.
▪ Chăm sóc là phẩm chất đạt được khi vượt qua giai đoạn này thành
công. Tự hào về những thành tích của bản thân, nhìn con cái trưởng
thành mỗi ngày và hình thành một cảm nhận về sự thống nhất với bạn
đời là những thành tích quan trọng đạt được trong giai đoạn này.

🡺 Vấn đề xác định bản sắc trải dài trong suốt quá trình trưởng thành:
thành công và tự tin vào bản thân hoặc thất bại và mơ hồ về vai trò.
Nhiệm vụ quan trong nhất ở tuổi trưởng thành là xác định rõ bản
sắc riêng và thiết lập các mối quan hệ thân tình.

3. THEO LEVINSON
D.Levinson đã tiến hành một cuộc điều tra lớn ở Mỹ về sự phát
triển của những người trưởng thành.
Theo ông và các đồng nghiệp, để đạt được độ trưởng thành chân
thực, con người phải giải quyết bốn nhiệm vụ phát triển sau đây: Xác
định khát vọng; Tìm người hướng dẫn; Xây dựng sự nghiệp; Thiết lập
các mối quan hệ thân tình.
Xác định khát vọng
Khát vọng là những mục tiêu, ước mơ, những hình ảnh lý tưởng mà
con người muốn vươn tới.
Khi bước vào tuổi trưởng thanh, mỗi người đều có những mong
muốn nhất định. Có người mong muốn trở thành ngôi sao điện ảnh, có
người ước minh trở thành một doanh nhân, một chinh trị gia, một cô
giao, một nhà báo, một phi công. Có người mong muốn được học đại
học, được giâu có, được nổi tiếng, tài giỏi,…
Con người không thể đạt được ngay những khát vọng của chinh
minh. Tuy nhiên, thông qua việc xác định khát vọng và thực hiện nó,
con người tìm thấy được động cơ, hứng thú để làm việc, học tập và có
ý chí quyết tâm trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Tìm người hướng dẫn
Sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm có thể đóng vai trò
quan trọng trên bước đường theo đuổi khát vọng của những người
trưởng thành trẻ tuổi. Người hướng dẫn, người thầy có thể làm cho các
bạn trẻ cảm thấy tự tin, chia sẻ và tán đồng những ước mơ của họ,
đồng thời có thể truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm đã được tích
lũy và kiểm nghiệm trong cuộc sống và nghề nghiệp của minh.
Tuy vậy, chức năng chủ yếu của người hướng dẫn là biến mối quan hệ
thầy trò trở thành mối quan hệ giữa những người trưởng thành bình
đẳng.
⇨ Nhìn chung, các bạn trẻ đều có xu hướng tìm cho minh một
hoặc nhiều người hướng dẫn để có thể học hỏi. Người hướng
dẫn không chỉ là người có kinh nghiệm trên con đường nghề
nghiệp, mà còn có thể là những người am hiểu trong các linh
vực như: tinh yêu, hôn nhân, gia đinh và đối nhân xử thế trong
các mối quan hệ xã hội nói chung.

Xây dựng công danh, sự nghiệp


Ngoài việc ấp ủ khát vọng và tìm kiếm người hướng dẫn, các bạn
trẻ phải tự minh nỗ lực học tập, tích cực vượt qua những khó khăn trên
con đường tự khẳng định minh theo một kế hoạch nghề nghiệp đã lựa
chọn. Đó là quá trinh nỗ lực biến ước mơ thành sự thật.
Theo Levinson, đây là một nhiệm vụ quan trọng, nó bao trùm toan
bộ thời kỳ đầu của con đường sự nghiệp, khi bạn trẻ còn đang gắng tự
xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho minh. Tuy nhiên đây là một
nhiệm vụ có thể nói là có tính chất quyết định đến cuộc sống sau này
của người trưởng thành. Việc thực hiện thành công dù chỉ một phần
những mục tiêu đề ra có thể trở thành niềm khích lệ, động viên các
bạn trẻ tiếp bước trên con đường đã chọn.
Ngược lại, những ai không đạt được mục tiêu nào trong số những
nhiệm vụ đề ra có thể đanh mất sự tự tin vào bản thân và gặp nhiều
khó khăn trong cuộc sống tiếp theo.
Thiết lập mối quan hệ thân tình
Như Erikson đã nói, vấn đề quan trọng nhất ở tuổi trưởng thành là
tìm được bản sắc của mình và thiết lập các mối quan hệ thân tình. Đó
là những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với người khác, có khả năng
đem lại sự thỏa mãn lẫn nhau. Trong mối quan hệ này, hai người vừa
hòa quyện với nhau, vừa giữ được bản sắc riêng của mỗi người.
Ở đây, Levinson muốn nói đến mối quan hệ thân tình với người
khác giới. Mối quan hệ thân tình của chàng trai với cô gái mà anh ta
yêu có khả năng cổ vũ, động viên, khích lệ anh ta trong cuộc sống
cũng như trong sự nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn đúng đối với cô
gái trẻ khi bước vào tuổi trưởng thành.
Như vậy, theo quan điểm của Levinson, tuổi trưởng thành là một giai
đoạn mà con người cần thực hiện những nhiệm vụ quan trọng có ảnh
hưởng lớn tới toàn bộ đời sống sau này của cuộc đời con người.

You might also like