You are on page 1of 3

Có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con

người:
+ Sinh học
+ Môi trường
+ Giáo dục
+ Hoạt động và giao tiếp
1) Yếu tố sinh học: gồm các đặc điểm đặc trưng cho mỗi cá thể như: đặc điểm
hình thể, giác quan, hệ thần kinh, cấu trúc và chức năng nao bộ...Những đặc
điểm sinh học có thể là bẩm sinh (sinh ra đã có), hoặc được di truyền (ghi lại
trong gen truyền cho thế hệ sau.
- Vai trò: là tiền đề cho sự hình thành và sự phát triển nhân cách, chúng không
quyết định nhân cách ấy như thế nào. Yếu tố sinh học có thể ảnh hưởng tới
mức độ đỉnh cao tạo ra sự khác biệt về những đặc điểm nhân cách nào đó
giữa các cá nhân.
- Ví dụ: Việc so sánh 1 đứa trẻ 13 tuổi và một người vừa đạt ngưỡng tuổi vị
thành niên – 18 tuổi, nhân cách giữa 2 người có sự khác biệt rõ ràng: đứa trẻ
13 tuổi không có suy nghĩ chin chắn như chàng trai 18 tuổi; cũng như mục
tiêu, sự tư duy của một đứa trẻ 13 tuổi cũng không thể so sánh bằng một
người vị thành niên 18 tuổi với một quy mô lớn và nhiều chi tiết. Đặc biệt,
chàng trai 18 tuổi rất cần đến nhu cầu tình cảm nhiều hơn so với cậu bé 13
tuổi qua sự phát triển sinh lý.
2) Yếu tố môi trường: Môi trường là tập hợp các yếu tố bên ngoài tác động lên
hoạt động sống của từng cá nhân và cộng đồng. Có 2 cách phân chia về moi
trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, môi trường vi mô và môi
trường vĩ mô.
- Vai trò: môi trường là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách,
môi trường tự nhiên có thể tác động một phần đến nếp suy nghĩ hay hướng
phát triển năng lực nào đó của con người nhưng không trực tiếp. Trong môi
trường vĩ mô, con người được cho một không gian học tập và quan hệ mở
rộng.
- Ví dụ: yếu tố môi trường xung quanh cũng tác động không hề nhỏ đến nhân
cách con người. Điển hình là việc so sánh 1 người sống ở vùng quê, tỉnh
cách xa thành phố và 1 người sống ở thành thị, nội đô. Người vùng quê sẽ có
cách ăn mặc ư không trang trọng, không lịch thiệp hay hiện đại như người
nội đô. Hay cách nói chuyện và hành động cũng không được dứt khoát từ
người vùng quê.
3) Giáo dục: là hoạt động chuyên biệt, có mục đích, có kế hoạch, có chương
trình và sử dụng nhũng hình thức, phương pháp tác động dựa trên cơ sở
khoa học nhằm hình thành nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.
- Vai trò: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển
nhân cách.
+ Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành cho sự hình thành và phát
triển nhân cách, xác định mô hình nhân cách trong tương lai, giúp đáp ứng
yêu cầu của cuộc sống
+ Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa, tri thức, kinh
nghiệm được chọn lọc dưới sự dẫn dắt của thế hệ trước
+ Mang lại hiệu quả phát triển cao và rút ngắn thời gian khi dựa trên những
thành tựu khoa học kĩ thuật.
+ Phát huy , hiện thực hóa các mặt mạnh của các yếu tố khác nhau chi phối
sự hình thành nhân cách như yếu tố sinh học, môi trường, hạn chế bệnh tật,
khuyết tật..
+ Uốn nắn con người ( những sai lệch của nhân cách về mặt nào đó so với
chuẩn mực)
- Ví dụ: Ta có thể so sánh giữa 1 học sinh giỏi Ngữ Văn cấp thành phố với 1
học sinh bình thường. Xu hướng của những người giỏi Văn luôn cố gắng
viết văn hay cố gắng sử dụng từ ngữ một cách trang trọng, lịch sự nhất cũng
như dễ tạo sức thuyết phục nhất. Còn học sinh bình thường chỉ cần viết cho
người đọc hiểu được nội dung mình cần ghi là được.
4) Hoạt động và giao tiếp:
- Vai trò: hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách , cùng với hoạt động giao tiếp có vai trò quyết định sự hình thành
và phát triển nhân cách. Qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các quan hệ xh,
lĩnh hội các giá trị, nhận thức được người khác và bản thân, tạo ra sự chuyển
biến ở người khác và khẳng định giá trị xh của mình
- Ví dụ: Việc đối chiếu giữa 1 sinh viên năng động - hay đi giao tiếp mọi
người, tham gia các khóa bồi dưỡng và hay phát biểu, sẽ có sự khác biệt rõ
ràng so với 1 sinh viên lười biếng - chỉ đi học cho có bằng tốt nghiệp. Khả
năng giao tiếp và cách ứng xử của sinh viên năng động sẽ tốt hơn, lưu loát
hơn so với sinh viên lười biếng, kèm theo đó các khả năng xử lý tình huống
cũng nhanh hơn so với sinh viên lười biếng.
_ Biện pháp rèn luyện:
Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể tìm được cách rèn luyện nhân cách bằng:
+ Trau dồi các kiến thức nhân bản, tư duy cá nhân để làm mới nhân cách và cải
thiện bản thân.
+ Không dừng chân tại chỗ, luôn học hành như lời nói của Lê-nin: “Học, học
nữa, học mãi.”
+ Không cần phải học theo quan điểm của mọi người, mà hãy học theo những
gì mà bản thân cho là hợp lý – đúng với pháp luật – và thực tế.
+ Biết kiềm chế bản thân, hoặc tốt hơn là tránh xa các tệ nạn xã hội hay từ các
thành phần không tốt.

You might also like