You are on page 1of 3

1.

Vai trò của yếu tố môi trường đến sự phát triển nhân cách
- Khái niệm nhân cách:
+ Những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với cá nhân và xã hội được hình
thành và phát triển qua hoạt động và giaolưu mà cá nhân tham gia.
+ Mỗi cá nhân có một nhân cách riêng, bao gồm hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã
hội, trong đó mặt xã hội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thể hiện đặc thù về nhân
cách của mỗi con người.
- Nhân cách là tổ hợp những phẩm chất, năng lực không nhất thành bất biến mà
thường xuyên vận động, biến đối theo chuẩn mực, giá trị xã hội. Vì vậy, mọi cá
nhân không chỉ phải thường xuyên giữ gìn, bảo vệ mà còn phải rèn luyện,
bồidưỡng để nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn.
- Khái niệm sự phát triển nhân cách
+ Khái niệm: Sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn
diện những sức mạnh thể chất và tinhthần ở trẻ diễn ra theo quy luật tích lũy về
lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ýthức
trong xã hội.
+ Sự phát triển nhân cách được thể hiện trên cả 3 phương diện như: Sự phát triển
thể chất, sự phát triển về tâm lý và sựphát triển về phương diện xã hội
+ Các yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách: Di truyền bẩm sinh môi trường,
giáo dục và hoạt động cá nhân.
- Khái niệm môi trường:
+ Môi trường là: toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiệu hữu ảnh hưởng lớn lao
đến đời sống và nhân cách con người.Môi trường bao quanh con người gồm môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu,đất nước,
sinh thái và môi trường xã hội, đó là các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa…
Hoàn cảnh được hiểumột yếu tố hoặc một môi trường nhỏ hợp thành của môi
trường lớn, môi trường nhỏ tác động trực tiếp, mạnh mẽ,quyết liệt trong một thời
gian, không gian nhất định tạo nên hướng hình thành và phát triển nhân cách.
+ Phân loại: Môi trường tự nhiên: khí hậu, đất, nước, hệ sinh thái
Môi trường xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa,…
- Vai trò của yếu tố môi trường
+ Tác động của môi trường đối với sự phát triển của cá nhân vô cùng mạnh mẽ,
phức tạp, có thể cùng chiều hay ngược chiều, có thể tốt hoặc xấu, chủ yếu theo con
đường tự phát. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của môi trường bị “khúcxạ” bởi yếu
yếu tố giáo dục, bởi trình độ nhận thức, niềm tin, quan điểm, ý chí, xu hướng và
năng lực của cá nhân.Vì vậy C Mác đã khẳng định: “Hoàn cảnh sáng tạo ra con
người, trong một mức độ con người lại sáng tạo ra hoàncảnh”
+ Như vậy trong sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường cần chú ý đến
hai mặt của vấn đề:
Thứ nhất, tính chất tác động của môi trường, hoàn cảnh vào quá trình
phát triển nhân cách
Thứ hai là tính tích cực của nhân cách tác động vào môi trường, hoàn
cảnh nhằm điều chỉnh, cải tạo nó phục vụ nhu cầu,lợi ích của mình.
+ Có thể khẳng định ảnh hưởng to lớn của yếu tố môi trường đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiênnếu tuyệt đối hóa vai trò của môi trường là
phủ nhận vai trò ý thức, sáng tạo của chủ thể, đó là sai lầm về nhận thứcluận.
Ngược lại, việc hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của yếu tố môi trường cũng phạm sai
lầm của thuyết “Giáo dụcvạn năng”. Do đó phải đặt quá trình giáo dục, quá trình
hình thành và phát triển nhân cách trong mối quan hệ tươngtác giữa các yếu tố để
có thể đánh giá đúng đắn.
- Ví dụ: người có hoàn cảnh sống khó khăn nhưng người ta vẫn vươn lên hoàn
cảnh ấy để có thể trở thành nhữngnhân cách hoàn thiện hơn
- Kết luận sư phạm: Trong quá trình giáo dục con người, cần chú ý:
+ Gắn giáo dục, học tập với thực tiễn sáng tạo xã hội.
+ Hình thành ở học sinh những định hướng giá trị đúng đắn.
+ Xây dựng cho học sinh bản lĩnh vững vàng trước ảnh hưởng của môi trường.
+ Tạo điều kiện cho học sinh tham gia cải tạo xây dựng môi trường theo yêu cầu
của xã hội.
- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cần đánh giá đúng mức vai trò
của môi trường :
+ tránh tuyệt đối hoá vai trò của hoàn cảnh - hạ thấp vai trò của giáo dục;
+ ngược lại phủ nhận tính qui định của xã hội đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách).
Phải xem môi trường là yếu tố quyết định gián tiếp.Không phủ nhận nhưng cũng
không tuyệt đối hóa vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách. Tạo 1
môitrường thuận lợi cho học sinh. Cải biến môi trường giáo dục cho học sinh

You might also like