You are on page 1of 1

Tâm lí con người mang nội dung xã hội

-Tâm lí người có nguồn gốc thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết
định.
-Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội vốn kinh nghiệm xã hội, nền
văn hoá xã hội, thông qua hoạt động giao tiếp.Trong đó, giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
Hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội quyết
định sự hình thành và phát triển tâm lý người.
-Tâm lí người mang nội dung xã hội còn do môi trường, các mối quan hệ trong gia đình
và bạn bè
Vd: đứa trẻ sinh ra mà sống trong rừng thì đứa trẻ đó tâm lí sẽ khác với người bình
thường.
Tâm lí con người mang tính lịch sử:
-Tâm lí con người hình thành, phát triển và biển đổi cùng với sự thay đổi các điều kiện
kinh tế xã hội trong đó. Sự thay đổi tâm lý con người thể hiện ở 2 phương diện.
+ Tâm lí của cộng đồng người thay đổi các điều kiện kinh tế xã hội cũng bị thay đổi.
+ Tâm lí từng con người cụ thể. Tâm lí con người thay đổi cùng với sự phats triển của
lịch sử cá nhân. Khi con người thay đổi về lứa tuổi, vị thế xã hội, các điều kiện sống và làm việc thì
tâm lý con người cũng có thể thay đổi.
-Tâm lí con người bị ức chế bởi các hoàn cảnh lịch sử cá nhân và cộng đồng khác nhau.
Mỗi người lại trải qua và tiếp xúc với lịch sử cá nhân khác nhau từ đó tạo ra cho họ những suy nghĩ,
cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Nên khi đánh giá hay nhận xét 1 ai đó ta không nên đưa định kiến
cá nhân vào để nói mà phải đánh giá 1 cách tổng quan.
Kết luận:- bản chất của tính chất lịch sử là do thời gian
-khi đánh giá học sinh, cần có quan điểm phát triển, không nên thành kiến với học
sinh, cũng không nên chủ quan với học sinh và với chính mình.

You might also like