You are on page 1of 38

NỘI DUNG KIỂM TRA GIỮA KÌ

Chương trình tín chỉ (4 TC – 60 tiết (45 LT, 15 TH))


1. Hiện tượng giáo dục
 -Khái niệm
+Để duy trì sự tồn tại và phát triền của xã hội loài người, con người có nhu cầu trao đổi và
truyền thụ lại những kinh nghiệm đã tích lũy cho nhau. Sự truyền thụ và tiếp thu những kinh
nghiệm đó chín là hiện tượng giáo dục
 Tính chất, đặc điểm(6 tính chất)
 Tính nhân bản
Giáo dục là hiện tượng chỉ có ở xã hội loài người
 Tính phổ biến
Giáo dục xuất hiện phát triển gắn bó cùng loài người : Giáo dục hiện diện trong các giai đoạn
lịch sử của nhân loại, tất cả các chế độ xã hội. Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn
lịch sử nào thì giáo dục vẫn thực hiện sứ mệnh chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, truyền đạt
một cách có ý thức cho các thành viên của mình những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn
hoá, tinh thần của loài người và dân tộc, giúp cho họ có khả năng tham gia vào cuộc sống xã hội
đương thời ấy. Vì vậy giáo dục tồn tại và phát triển mãi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người
 Tính lịch sử
Giáo dục phản ánh điều kiện lịch sử, bị chi phối bởi lịch sử ,khi lịch sử thay đổi thì giáo dục
cũng thay đổi theo
Chẳng hạn, lịch sử loài người đã phát triển qua 5 giai đoạn và có 5 nền giáo dục tương ứng với 5
giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thuỷ, nền giáo dục chiếm hữu
nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
 Tính giai cấp
-Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp - đó là một tính qui luật
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục. Giáo dục phục vụ và là công cụ của giai
cấp cầm quyền, phương thức truyền bá tư tưởng, duy trì vị trí xã hội, củng cố nền thống trị.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục mang tính dân chủ, tính nhân đạo sâu
sắc - nền giáo dục của dân, do dân và vì dân hướng vào việc phát triển toàn diện, hài hoà và bền
vững nhân cách của mọi thành viên trong xã hội.

1
Sư phạm toán K43A
 Tính vĩnh hằng
Giáo dục chỉ mất đi khi nào con người không còn nữa,giáo dục xuất hiện và phát triển cùng với
sự tồn tại của con người
 Tính dân tộc
Giáo dục ở mỗi nước lúc nào cũng tồn tại những nét riêng độc đáo tạo nên sắc thái đặc trưng
được thể hiện trong mô hình con người đào tạo, trong hệ thống tri thức và giá trị văn hóa. Mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có một truyền thống lịch sử, văn hóa của mình làm nên
cốt cách, bản sắc con người dân tộc. Giáo dục của mỗi quốc gia đều hướng tới hình thành con
người dân tộc và công dân quốc tế trong mục đích giáo dục của mình.
2. Con đường giáo dục
 Khái niệm con đường giáo dục
Là cách thức hoạt động giáo dục có mục đích, thông qua đó góp phần phát triển nhân cách người
được giáo dục
 Các con đường giáo dục cơ bản(4 con đường)
 Thông qua dạy học
“Thông qua dạy chữ để dạy người”
Dạy học là con đường cơ bản nhất để giáo dục
 Tổ chức các hoạt động
-Vui chơi: Rèn luyện tích cực ,sáng tạo ,tinh thần đoàn kết tập thể,tính tổ chức kỷ luật qua đó
sức khỏe được tăng cường ,tính bền bỉ dẻo dai được phát triển
-Lao động:Rèn sức bền bỉ,trí thông minh,tinh thần vượt khó,tạo cho con người ý chí vượt lên
-Hoạt động xã hội:hình thành kỹ năng giao tiếp,ứng xử có văn hóa cá tính được bộc lộ,điều
chỉnh hành vi
 Sinh hoạt tập thể
Rèn luyện tinh thần đoàn kết ,tình nhân ái,tính hợp tác cộng đồng được hình thành,đó là
những phẩm chất quan trọng của nhân cách
 Tự giáo dục
-Bắt đầu bằng việc xây dựng mục tiêu,lý tưởng cho tương lai
-Tiếp đó là tìm các biện pháp và quyết tâm thực hiện các mục tiêu đã xác định
-Thường xuyên tự kiểm tra các kết quả và phương thức thực hiện ,tìm các giải pháp sáng tạo
mới ,xác định quyết tâm mới để tiếp tục hoàn thiện bản thân

2
Sư phạm toán K43A
⟹ Các con đường giáo dục không phải riêng lẻ tách rời mà là một hệ thống gắng bó với
nhau ,chúng bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục xã hội.P/hợp các con
đường giáo dục chính là nguyên tắc giáo dục phức hợp và cũng là một nghệ thuật giáo dục
3. Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách/33
 Yếu tố sinh học
 Khái niệm di truyền bẩm sinh
-   Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em những thuộc tính sinh học giống với bố mẹ, là sự truyền lại
từ cha mẹ đến con cái những đặt điểm , những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ
thống gen ( màu da,màu mắt,các đặc điểm trên cơ thể.tính cần cù….)
-Bẩm sinh là những thuộc tính, đặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới sinh.
*Phân biệt sự khác nhau giữa yếu tố di truyền và bẩm sinh
Di truyền Bẩm sinh
-Là những đặt điểm sinh học giống với bố mẹ -Có thể giống hoặc không
-Là những đặc điểm sinh học có thể bộc lộ -Bộc lộ ngay từ khi mới sinh ra
ngay sau kinh mới sinh hoặc sau một thời gian
mới bộc lộ như các khả năng toán học ,thơ
ca,hội họa…

- Vai trò của yếu tố sinh học là tạo ra tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách.

+Tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên con người, tạo khả năng cho con người tham gia và
hoạt động có hiệu quả trong một lĩnh vực nhất định

+Các tư chất di truyền không định hướng về lĩnh vực hoạt động cụ thể nào,mà định hướng đó là
do điều kiên lịch sử xã hội, điều kiện sống và hoạt động của cá nhân quyết định.
+Con người sinh ra những không được sống, không được hoạt động và giao lưu trong xã hội loài
người thì nhân cách sẽ không được hình thành và phát triển
⟹ Kết luận sư phạm
-Nhà giáo dục cần khai thác những tư chất, những năng lực vốn có, những say mê, hứng thú của
trẻ để lên kế hoạch chăm sóc và bồi dưỡng kịp thời nhằm phát triền tài năng của trẻ
-Cần chú ý đúng mức vai trò của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
+Không nên xem nhẹ ảnh hưởng của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

3
Sư phạm toán K43A
+Không nên tuyệt đối hóa ảnh hưởng của nhân tố này vì không phải là điều kiện quyết định đến
sự hình thành và phát triền nhân cách
*Những câu ca dao,tục ngữ cho thấy vai trò của yếu tố sinh học ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triền nhân cách
“Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con”
“Con nhà toong không giống lông cũng giống cánh”
“Khôn từ trong trứng khôn ra” →bẩm sinh
“ Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu”

 Yếu tố môi trường


-Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu có khả năng ảnh hưởng lớn lao
đến đời sống và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người gồm môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái v.v… và môi trường
xã hội, đó là các môi trường về kinh tế, chính trị, văn hoá v.v…
 -Phân loại môi trường: Môi trường xã hội bao gồm môi trường lớn và môi trường

+Môi trường nhỏ như gia đình ,hàng xóm, nhà trường, các tổ chức đoàn đội, bạn bè,tập thể lớp
học… tác động trực tiếp, mạnh mẽ, quyết liệt tạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách.

+Môi trường lớn là hệ thống các quan hệ kinh tế,chính trị,tư tưởng đã được thiết lập trong xã
hội… tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển động cơ, mục đích, quan điểm,
tình cảm, nhu cầu, hứng thú v.v… tạo nên sự phát triển của cá nhân.

-Vai trò

+Môi trường là nguồn gốc là điều kiện của sự hình thành và phát triền nhân cách

+Sự hình thành và phát triền nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định

+Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao
lưu của cá nhân nhờ đó cá nhân sẽ chiếm lĩnh được kinh nghiệm xã hội loài người để hoàn thiện
nhân cách của mình

+Khi nói sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triền nhân cách, gdh nhấn mạnh vai trò
của môi trường xã hội

Cụ thể: Nếu con người sinh ra nhưng không được sống ,không được hoạt động và sinh hoạt trong

4
Sư phạm toán K43A
xã hội loài người thì những tư chất có tính người(ngôn ngữ, ý thức,tư duy,đi bằng hai chân,…)
và nhân cách sẽ không được hình thành và phát triển

-Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển nhân cách còn phụ thuộc
vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đó

-Sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường

+Tính chất điểm của môi trường được phản ánh vào nhân cách

+Tính tích cực của nhân cách tác động đến hình ảnh nhận làm cho hình ảnh phục vụ nhu cầu và
lợi ích của mình

⟹ Kết luận sư phạm

-Cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách

-Cần tạo ra môi trường lành mạnh,tốt đẹp đảm bảo cho sự phát triền nhân cách toàn diện

-Gắn chặt quá trình giáo dục con người với quá trình cải tạo và xây dựng môi trường

-Giáo dục cho các em bản lĩnh tiếp nhận các tác động của môi trường một cách có chọn lọc

 Yếu tố giáo dục


-Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà giáo dục ) và đối tường
(người được giáo dục) nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội
-Vai trò
Nói tới vai trò của giáo dục, Bác Hồ cũng đã nói:

“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

-Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, bởi vì nó
được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu
cầu.

+Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết quả mong muốn.

+Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường,
hoàn cảnh không thể tạo ra được do tác động tự phát.

+Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc không phù hợp
với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục lại đối với trẻ

5
Sư phạm toán K43A
em hư hoặc người phạm pháp.

+Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do di truyền bệnh tật gây ra.(Giáo dục đặt biệt)

+Giáo dục có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển

⟹ Kết luận sư phạm

+Cần nguyên cứu tìm tòi những phương pháp, phương tiện có hiệu quả để tổ chức hoạt động
điều khiển quá trình dạy học và giáo dục học sinh đạt hiệu qur
+Cần phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của học sinh trong quá trình giáo dục.
+Cần giúp học sinh đề ra mục tiêu phấn đấu, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để hình thành và
phát triển nhân cách.
+ Phải kết hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục trong giáo dục và xã hội

 Hoạt động giao lưu


-Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo
ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người
-Vai trò
+Thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triền. Con người hoạt động
như thế nào thì nhân cách phát triển như thế ấy
+Trong hoạt động con người nắm được cái tri thức về đặc điểm, tính chất của đối tượng, các tri
thức về cách thức tổ chức các dạng hoạt động
+Trong quá trình hoạt động cá nhân lĩnh hội được hệ thống kinh nghiệm xã hội và ứng xử xã hội,
có được hiểu biết về chính bản thân mình
+Nhân cách con người được nhận biết và đánh giá thông qua hành động
→Hành động tích cực của nhân cách có vai trò quyết định đến trình độ chất lượng nhân cách

⟹ Kết luận sự phạm


+Đưa học sinh vào những hoạt động đa dạng, coi hoạt động là phương tiện giáo dục cơ bản
+ Tạo ra các hoạt động đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung lôi kéo học sinh tham gia
hoạt động
+Cần nắm được hoạt động chủ đạo trong từng thời kỳ nhất định để tổ chức hoạt động cho phù
hợp với lứa tuổi học sinh.
4. Mục đích giáo dục
 Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục

6
Sư phạm toán K43A
 Mục đích giáo dục
Là cái đích cần phải đạt được của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là mô hình nhân cách thế hệ mà
giáo dục phải đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội
 Mục tiêu của giáo dục
Mục tiêu là những tiêu chí,chỉ tiêu , những yêu cầu cụ thể đối với từng cấp học,bậc học, ngành
học, từng khâu, từng nội dung trong từng thời điểm mà giáo dục phải đạt được
 Mục đích giáo dục Việt Nam
 Cấp độ xã hội
-Đối với xã hội: Mục đích của hệ thông giáo dục Việt Nam là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài
→Biến giáo dục thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội
-Đối với thế hệ trẻ: Mục đích giáo dục là làm cho họ có thể trở thành người phát triển toàn diện
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và thời đại, tiến kịp với thế giới
 Cấp độ hệ thống giáo dục
1)Giáo dục mầm non

-Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một

2)Giáo dục phổ thông (Từ 6-18 tuổi)

- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp
tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
3)Giáo dục nghề nghiệp

- Giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có
năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề
nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao
năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn
4)Đại học, sau đại học : Thạc sĩ ,tiến sĩ

- Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và
công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.

7
Sư phạm toán K43A
- Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm
nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào
tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý
thức phục vụ Nhân dân.
-Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành ,có năng
làm việc độc lập sáng tạo và có năng lực phát hiện giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành đào
tạo
-Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thục hành ,có năng
lực nghiên cứu độc lập ,sáng tạo và có năng lục phát hiện giải quyết những vấn đề mới về khoa
học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn
5)Giáo dục thường xuyên

Mục tiêu :
Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập
suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời
sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập.
Nhiệm vụ
-Thực hiện xóa mù chữ cho người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật
-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc; cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống cho mọi người; tạo cơ hội cho người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ học
vấn
6)Giáo dục chuyên biệt

Trường chuyên, trường năng khiếu


- Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất
sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục
phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học
sinh trong các lĩnh vực này.
Trường, lớp dành cho người khuyết tật
-Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người
khuyết tật nhằm giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề và hòa
nhập cộng đồng.
Trường giáo dưỡng
- Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật để đối
tượng này rèn luyện, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có khả năng tái hòa nhập
vào đời sống xã hội.
Cơ sở giáo dục khác
7)Giáo dục của các đoàn thể và các lực lượng vũ trang

-Mục tiêu đào tạo cán bộ phục vụ cho ngành mình.

 Cấp độ cá nhân
- Học để biết

8
Sư phạm toán K43A
- Học để làm
- Học để cùng chung sống
- Học để khẳng định mình
 Cấp độ môn học
-Mục đích môn học là cung cấp khối lượng tri thức và kỹ năng cụ thể của lĩnh vực KH
-Mục tiêu bài học xác định rõ ràng những kiến thức kỹ năng cụ thể học sinh sẽ nắm được và thái
độ sẽ hình thành sau bài dạy, chương trình giảng dạy, đánh giá sản phẩm.
 5. Các nhiệm vụ giáo dục của quá trình sư phạm
- Nhiệm vụ giáo dục trí tuệ

Giáo dục trí tuệ có vai trò to lớn trong việc phát triển trí tuệ, là điều kiện quan trọng để phát
triển toàn diện nhân cách con người. Nhờ có sự phát triển trí tuệ, con người có phương tiện phát
triển nhu cầu nâng cao trình độ học vấn và tự hoàn thiện nhân cách…
Những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục trí tuệ.
- Tổ chức, điều khiển người học nắm vững hệ thống tri thức khoa học, phổ thông, cơ bản,
hiện đại, phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn về tự nhiên, xã hội, con người.
- Rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển năng lực và phẩm
chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
- Bồi dưỡng cho người học thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của
người công dân.

- Nhiệm vụ giáo dục đạo đức

Đức là gốc của nhân cách Nhân cách của học sinh trước hết thể hiện ở bộ mặt đạo đức. Giáo
dục đạo đức là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong các loại hình trường, là nền tảng của các
mặt giáo dục khác.
Những nhiệm vụ cụ thể của giáo dục đạo đức:
- Giáo dục cho người học thế giới quan khoa học, hiểu được tính qui luật cơ bản của sự phát
triển tự nhiên, xã hội; nhận thức đúng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân với
tư cách là những công dân chân chính đối với xã hội và cộng đồng, có ý thức phấn đấu thực hiện
tốt nghĩa vụ của người công dân trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Giáo dục cho người học hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, những cơ sở pháp luật của hiến pháp, các luật pháp hiện hành,để
người học có ý thức, hành động và lối sống theo pháp luật.

9
Sư phạm toán K43A
- Giáo dục cho người học thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức do xã hội qui
định về lối sống, phong cách và thái độ ứng xử trong cộng đồng như lòng yêu nước, ý thức dân
tộc, thái độ lao động, lòng nhân ái, ý thức công dân…
- Giáo dục cho người học tính tích cực tham gia các hoạt động lao động, xã hội, chính trị…
có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, lối sống lạc hậu, lỗi thời không phù hợp với
xã hội hiện đại.
- Nhiệm vụ giáo dục lao động

- Lao động là một loại hình đặc biệt của con người nhằm sản xuất ra các sản phẩm vật chất và
tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động cơ bản của con người và là nguồn gốc của mọi sự
tiến bộ xã hội. Lao động cũng là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách mỗi con người…

Giáo dục lao động là một bộ phận hữu cơ của hoạt động giáo dục, là quá trình tổ chức đưa học
sinh vào hoạt động lao động và bằng lao động mà hình thành thái độ tích cực đối với lao động,
trang bị cho học sinh những tri thức và kỹ năng lao động cần thiết, đồng thời bồi dưỡng những
năng lực và phẩm chất của người lao động mới.

Nhiệm vụ của giáo dục lao động:

- Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biên, giúp
học sinh nắm vững nguyên tắc chung của lao động, những kỹ năng sử dụng các công cụ lao động
phổ thông, phổ biến, những hiểu biết ban đầu về kinh tế, bước đầu hình thành tư duy kỹ thuật,
sáng tạo và tổ chức lao động tập thể.
-Giúp người học hình thành những của phẩm chất người lao động trong thời đại mới, những
thói quen và kỹ năng lao động tập thể, kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay, giữ gìn vệ
sinh trong lao động…
- Tạo mọi điều kiện hợp lý để học sinh vận dụng tri thức, kỹ năng vào cuộc sống.
-Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp
-Hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh nhằm
giúp học sinh chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực
của xã hội.
-Hoạt động hướng nghiệp bao gồm tư vấn nghề ,định hướng nghề và tuyển chọn nghề
-Trong nhà trường định hướng nghề nghiệp thông qua giảng dạy các môn KH-KT,thông qua lao
động sản xuất,tiếp xúc với gương những người lao động tiên tiến,thông qua sinh hoạt hướng
nghiệp,ngoại kháo,tư vấn nghề,định hướng nghề,thông qua đọc tài liệu hướng dẫn về chọn
nghề(những điều cần biết của tuyển sinh)
- Nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ
Trong nhà trường, giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nhân
cách, bởi vì văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ ván hóa nói chung.

10
Sư phạm toán K43A
Văn hóa thẩm mỹ của người học bao gồm trình độ phát triển nhất định về mặt thẩm mỹ của ý
thức, tình cảm, hoạt động và hành vi. Đó là những rung cảm thẩm mỹ, nhãn quan thẩm mỹ (tri
thức, quan niệm, lý thuyết, chuẩn mực về những giá trị thẩm mỹ), hứng thú, nhu cầu, năng lực
sáng tạo cái đẹp… Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hướng vào việc tổ chức cho người học lĩnh hội
những nền tảng của văn hóa thẩm mỹ.

Nhiệm vụ cụ thể của giáo dục thẩm mỹ:


- Giáo dục cho học sinh năng lực nhận thức và cảm thụ cái đẹp trong trong tự nhiên, trong
cuộc sống và trong nghệ thuật, vẻ đẹp chân chính ở mỗi con người.
- Bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm, tình cảm, những thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn trước
cái đẹp… Từ đó giáo dục học sinh thái độ đúng đắn khi nhận xét, đánh giá cái đẹp trong cuộc
sống cũng như trong nghệ thuật và vẻ đẹp của mỗi con người.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực vận đụng và sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc
sống và nghệ thuật, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
- Nhiệm vụ giáo dục thể chất

- Truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về thể dục, thể thao, vệ
sinh thường thức, giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khỏe, rèn luyện kỹ năng cơ bản về
các bài tập thể dục phổ thông theo chương trình giáo dục thể chất của nhà trường phổ thông.
- Hình thành cho học sinh hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực thói quen,ý thức rèn luyện
TDTT và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khoẻ và nâng cao năng lực làm việc cho cơ thể.
- Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao.
- Giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức khác.

⟹Các nhiệm vụ giáo dục có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, đan xen, chứa
đựng trong nhau, tạo thành nội dung giáo dục toàn diện nhân cách. Nhiệm vụ này vừa là tiền đề,
vừa là điều kiện cho sự vận động và phát triển của các nhiệm vụ khác. Vì vậy trong quá trình
thực hiện phải đồng bộ, không được coi nhẹ một nhiệm vụ nào.
 6. Đặc điểm của lao động sư phạm
Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên là 1 dạng “lao động sáng tạo”, là một dạng “lao
động đặt biệt”, đó là sự sáng tạo ra con người về mặt nhân cách thể hiện ở mục đích sư phạm,đối
tượng, công cụ sư phạm và các yếu tố khác
-Mục đích của lao động sư phạm
+Nhằm giáo dục cho học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

11
Sư phạm toán K43A
hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, giúp cho học sinh
có khả năng học lên bậc học cao hơn
-Đối tượng của lao động sư phạm
+Là con người cụ thể, là thế hệ trẻ có ý thức, những trẻ em có đời sống đa dạng với nhiều mqh
không đơn giản
+Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết phải hiểu con người về mọi phương diện.
Như vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, nhà giáo phải nghiên cứu, nắm
chắc các đặc điểm của đối tượng (học sinh), lựa chọn những tác động sư phạm mềm dẻo, uyển
chuyển, thích hợp với từng đối tượng, phát huy vai trò chủ thể giáo dục của học sinh, vai trò chủ
đạo của mình

- Công cụ lao động sư phạm

+Giáo viên khi thực hiện lao đông sư phạm cần sử dụng công cụ lao động đặt biệt không chỉ là
các phương tiện dùng để học tập, dạy học và giáo dục mà còn là trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, nhân
cách của người thầy giáo

⟹ Phẩm chất năng lực, đức và tài của nhà giáo có sức thuyết phục lớn.

- Sản phẩm lao động của sư phạm

+là nhân cách của học sinh, không phải làm ra để trao đổi mua bán mà là gởi gắm vào đó những
hi vọng cao cả là ước mơ vươn tới của dân tộc của con người

- Môi trường của lao động sư phạm

Là điều kiện hoàn cảnh sư phạm cần cho hoạt động của giáo viên và học sinh
7. Yêu cầu nghề nghiệp đối với người giáo viên
 7 nhóm năng lực
-Năng lực tìm hiểu
+Sử dụng phương pháp thu nhập , xử lý thông tin
+Thể chất ,tâm lý,đạo đức,quan hệ xã hội, khả năng học của học sinh
+Đặc điểm môi trường nhà trường, giáo dục
⟹Sử dụng kết quả vào dạy học, giáo dục
-Năng lực giáo dục -Năng lực dạy học
+Thực hiện giáo dục qua giảng dạy môn học +Kỹ năng xác định mục đích mục tiêu

12
Sư phạm toán K43A
+Tổ chức, phát triển tập thể lớp +Lập kế hoạch dạy học
+Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm +Nắm kiến thức từng môn
+Giáo dục học sinh các biệt +Vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức
+Đánh giá kết quả +Phát huy tích tực, chủ động, sáng tạo của học
+Tư vấn cho học sinh và cha mẹ sinh
+Kỹ năng cảm hóa học sinh +Phân hóa, các nhân hóa, rèn luyện kĩ năng
+Kỹ năng ứng sử sư phạm một cách khéo léo +Sử dụng thiết bị, CNTT…
+Kiểm tra đánh giá kết quả

-Năng lực giao tiếp -Năng lực đánh giá


+Lắng nghe, kềm chế bản thân +Thiết kế công cụ đánh giá
+Tạo niềm tin +Thu thập thông tin khách chính xác
+Thuyết phục +Kết quả định tính định lượng
+Giao tiếp với học sinh, phụ huynh, đôngg +Phần mềm hỗ trợ tự đánh giá
nghiệp, cộng đồng…
-Năng lực hoạt động xã hội -Năng lực nghề nghiệp
+Chủ trì tổ chức HĐXH +Xây dựng kế hoạch tự học
+Tuyên truyền vận động +Tự bồi dưỡng
* Phát triển cộng đồng +Phát triển vận dụng giáo dục thực tiến
*Xây dựng môi trường văn hóa +Thiết kế đề tài nghiên cứu giải pháp

 Phẩm chất của người giáo viên


-Thế giới quan khoa học, lập trường tưởng chính trị rõ ràng
+ Thế giới quan khoa học của người giáo viên là thế giới quan khoa học Mác-Lênin
+Giáo viên cần có phẩm chất chính trị của giai cấp công nhân
-Hiểu biết đúng đắn về đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước
+Cập nhập đầu đủ, chính xác đổi mới, cải cách của Đảng và nhà nước→Tuân thủ và thực hiện
tốt
-Thống nhất giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp
+Lý tưởng cách mạng: Là lý tưởng CSCN, giáo viên hướng cho người học theo con đường
XHCN

13
Sư phạm toán K43A
+Lý tưởng nghề nghiệp: Say mê, yêu trẻ, trách nhiệm nghề nghiệp, tận tụy với công việc
-Tình cao trong sáng và cao thượng
+ Đối với xã hội: Yêu mến, quan tâm giúp đỡ mọi người
+Tình cảm đặc biệt: Tình yêu nghề, yêu trẻ
-Một số phẩm chất đạo đức
+Tinh thần trách nhiệm, lòng nhân đạo
+Tính nguyên tắc, mục tiêu, kiên trì, khiêm tốn,…
8. Khái niệm, bản chất, cấu trúc, sự vận động của quá trình dạy học
 Khái niệm
Quá trình dạy học là một quá trình trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức,điều khiển,lãnh
đạo…) của thầy giáo ;học sinh tự giác tích cực(tự tổ chức,tự điều khiển) các hoạt động nhận
thức ,thực hiện tốt các hoạt động dạu học nhằm đạt được mục đích dạy học
 Bản chất của quá trình dạy học
Là “hoạt động mang tính độc đáo” của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của người thầy
nhằn lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển nhân cách
-So sánh giữa học sinh và nhà khoa học
 Giống nhau
+Xét về mục đích:đều cùng mục đích khám phá thế giới
+Về nội dụng: đều có khả năng phản ảnh đúng bản chất quy luật của TG khách quan
+Về hình thức: đều có cách xây dựng khái niệm các cấu trúc logic của riêng mình
+Về phương pháp con đường nhận thức:theo quy luật nhận thức chung của loài người từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng đén thực tiễn
+Về kết quả nhận thức: đều đem đến những hiểu biết mới về thế giới khách quan
 Khác nhau
Nhận thức của nhà khoa học Nhận thức của học sinh
-Quá trình nhận thức của nhà khoa học là 1 - Quá trình nhận thức của học sinh có sự
quá trình độc lập công tác lãnh đạo ,tổ chức, điều khiển của người
giáo viên
-Diễn ra theo con đường mò mẫm thử và - Diễn ra theo con đường đã được khám
sai phá
-Phát hiện và chứng minh cái mới với nhân -Nhận thức những cái mới đối với bản thân

14
Sư phạm toán K43A
loại mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của
nhân loại
-Nhà khoa học nắm toàn bộ khoa học tức là -Học sinh nắm những gì cơ bản nhất
không ai hạn chế nhà khoa học khám phá
-Trải qua 3 khâu: -Bao gồm thêm 3 khâu nữa:
+Tri giác thông tin +Kích thích thái độ
+Hình thành khái niệm +Kiểm tra
+Vận dụng thức tiễn +Cũng cố tri thức

 Cấu trúc của quá trình dạy học


Bao gồm
-Mục đích dạy học: nắm vững hệ thống tri thức,hình thành kỹ năng kỹ xảo tưng ứng
-Nội dung dạy học: hệ thống tri thức,kỹ năng kỹ xảo cần dạy cho học sinh
-Hình thức tổ chức dạy học: hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian
thời gian xác định
-Phương pháp dạy học: tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm
thực hiện các nội dung dạy học ,để đạt được mục đích dạy học
-Phương tiện dạy học: bao gồm các trang thiết bị , phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học
-Giáo viên: Chủ thể của quá trình dạy học
-Học sinh: vừa là khách thể vừa là chủ thể của hoạt động học
-Kết quả: Tri thức,hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh đạt được sau 1 quá trình dạy
học
-Môi trường dạy học: là nới mà hoạt động dạy học diễn ra
 Sự vận động của quá trình dạy học
1 Động lực của quá trình dạy học
a) Mâu thuẫn của quá trình dạy học
-Mâu thuẫn bên trong
+Mâu thuẫn giữa các thành tố : Mục đích, nhiệm vụ dạy học để nâng cao mâu thuẫn nội dung
dạy học còn chưa đổi mới
+ Mâu thuẫn giữa thành phần bên trong 1 thành tố: nội dung: nội dung dạy học cũ mâu thuẫn với
nội dung dạy học mới

15
Sư phạm toán K43A
⟹Giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo ra động lực cho dạy học
-Mâu thuẫn bên ngoài
+Mâu thuẫn giữa các thành tố với điều kiện khách quan bên ngoài: Các nhân tố của quá trình dạy
học mâu thuẫn với nhân tố của môi trường KT-XH
⟹Giải quyết mâu thuẫn tạo điều kiện cho sự phát triển
b) Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu
-Tồn tại từ đầu đến cuối quá trình
-Giải quyết những mâu thuận khác suy cho cùng là để giải quyết nó
-Liên quan trực tiếp đến học sinh và hoạt động học mâu thuẫn cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản:
Yêu cầu nhiệm vụ nhận thức mới mâu thuẫn trình độ nhận thức hiện tại⟹động lực chủ yếu
Với sự nỗ lực của học sinh+sự hướng dẫn của giáo viên⟹ học sinh chiếm lĩnh được tri thức đó
được gọi là vùng phát triển gần nhất
-Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực:
+Mâu thuẫn phải được học sinh ý thức
+ Mâu thuẫn phải vừa sức
+Do tiến trình dạy học dẫn đến
-Động lực của QTDH: là việc giải quyết mâu thuẫn nôi tại giữa 1 bên là yêu cầu , nhiệm vụ nhận
thức mới và bên kia là trình độ nhận thức của học sinh ở 1 thời điểm nhất định
-Cách xây dựng động lực trong GDH
+Phân tích nội dung của bài, xác định những kiến thức mới học sinh cần lĩnh hội
+Chỉ ra các mâu thuẫn và chuyển hóa chúng thành những câu hỏi bài tập và qua đó tạo ra các
tình huống có vấn đề đối với học sinh
+Sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo logic nội dung của bài học
2.Logic của quá trình dạy học
-Logic là trình tự,các bước của quá trình dạy học đảm bảo cho học sinh có sự phát triển kỹ
năng,tri thức,trình độ trí tuệ
-Logic của quá trình dạy học là 1 trình độ tự vận động hợp quy luật của QTDH đảm bảo cho học
sinh đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực trí tuệ tương ứng lúc bắt đầu
nghiên cứu một môn học, một bài học nào đó đến trình độ tri thức,kỹ năng kỹ xảo và hoạt động
trí tuệ tương ứng

16
Sư phạm toán K43A
-Các bước
+Kích thích thái độ học tập
+Tổ chức lĩnh hội tri thức mới
+Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức
+Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng ,kỹ xảo
+Tổ chức kiểm tra đánh giá để thi được thông tin ngược
+Phân tích kết quả học tập
 9. Nhiệm vụ của quá trình dạy học, ví dụ
Quá trình dạy học gồm 3 nhiệm vụ
- Nhiệm vụ thứ nhất :Giáo dưỡng
+Tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học hình thành nên hệ thống kỹ
năng kỹ xảo tương ứng
Kỹ năng: là năng lực vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết
nhiệm vụ mới
Kỹ năng học tập: là năng lực vận dụng có kết quả những kiến thức về phương thức thực hiện các
hoạt động học tập đã được lĩnh hội để giải quyết nhiệm vụ mới
Kỹ xảo: vốn ban đầu là hành động có ý thức nhưng do quá trình tập luyện thường xuyên nên trở
thành nhuần nhuyễn, thuần thục không có hoặc có rất ít sự kiểm soát của ý thức.Kỹ xảo là hành
động đã được củng cố và tự động hóa
- Nhiệm vụ thứ 2:Phát triển
+ Tổ chức, điều khiển người học hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ đặc biệt là
năng lực tư duy sáng tạo
Các phẩm chất trí tuệ
*Tính định hướng của hoạt động trí tuệ
*Tính bề rộng của hoạt động trí tuệ
*Tính chiều sâu của hoạt động trí tuệ
*Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ
*Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ
*Tính độc lập của hoạt động trí tuệ
*Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ
*Tính phê phán của hoạt động trí tuệ

17
Sư phạm toán K43A
*Tính khái quát của hoạt động trí tuệ
- Nhiệm vụ thứ 3: Giáo dục
+Tổ chức, điều khiển người học hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất nhân
cách của người công dân, người lao động
Đây là mục đích sâu xa của quá trình dạy học, suy cho cùng đây là mục đích cuối cùng của dạy
học
⟹Tuy 3 nhiệm vụ nêu trên có nội dung riêng nhưng chúng có mối quan hệ biên chứng với
nhau,quy định lẫn nhau
Nhiệm vụ giáo dưỡng là cơ sở để thục hiện nhiệm vụ phát triển và giáo dục.Nhiệm vụ phát triển
vừa là kết quả vừa là điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục.Nhiệm cụ giáo dục
là linh hồn của hai nhiệm vụ giáo dưỡng và phát triển là mục đích cuối cùng của dạy học
Câu 10 Chương VIII, Nội dung dạy học.
 Khái niệm nội dung dạy học: Là toàn bộ hệ thống kinh nghiệm xã hội được chất lọc, gia
công sư phạm mà người học cần lĩnh hội, để hình thanh và phát triển nhân cách.
(“là giải thích, phân tích, chứng minh biến những kiến thức khó khăn thành dễ hiểu)
 Xu hướng hoàn thiện nội dung dạy học hiện nay:
 Bổ sung, điều chỉnh nội dung để đảm bảo nhiệm vụ dạy học trong điều kiện cụ thể
+ Sgk thống nhất trên toàn quốc, tuy nhiên phải điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với học
sinh từng miền.
+ Thường xuyên cập nhập, bổ sung sửa đổi các sự kiện xã hội mới.
 Tăng cường hiện đại hóa nội dung dạy học:
+ Hiện đại hóa nội dung dạy học làm cho nddh truyền thống phù hợp với trinh độ phát triển
KHKT-Công nghệ.
+ HĐH bằng cách : -Đưa vào nội dung dạy học truyền thống những tri thức hiện đại
-Lấy nội dung các quan điểm các lý thuyết hiện đại soi sáng các tài liệu và
giao trinh giang dạy.
 Tìm thấy mối quan hệ giữa các môn học
+ Xác định những kiến thức liên quan ở các môn học khác để có thể sử dụng trong bài dạy của
minh
+ Loại bỏ các trường hợp trùng lặp kiến thức trong các môn học khác nhau. Giups rút ngắn, lướt
qua những kiến thức đã giảng dạy.
 Phân loại nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng:
+ Đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong tính vừa sức chung và vừa sức riêng.
+ Lựa chọn bài tập phù hợp với mỗi hs, kết hợp các hình thức giúp đỡ hs yếu kém và bồi dưỡng
học sinh giỏi (vd như chia nhỏ câu hỏi, phân chia mức độ) để lôi cuốn hs vào nội dung dạy học.

Câu 11 chương IX Phương Pháp Dạy Học


 Khái niệm phương pháp dạy học: là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo

18
Sư phạm toán K43A
viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học, giúp học sinh nắm vững
kiến thức kỹ năng kỹ xảo.
 Phương pháp thuyết trình: là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải thích
nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgíc cho học sinh tiếp thu, học sinh nghe nhớ và tái
hiện lại.
-Phân loại: + Giảng thuật là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên tường thuật lại các sự kiện,
hiện tượng một cách có hệ thống, thường sử dụng trong các môn khoa học xã hội , có yếu tố mô
tả và trần thuật.
+ Giảng giải là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng những luận cứ, những số
liệu để giải thích, chứng minh giúp học sinh hiểu được kiến thức.
+ Diễn giảng là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên trình bầy một cách có hệ thống
nội dung học tập . Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các lớp cuối cấp trung học phổ thông
và các trường đại học.
Ưu điểm:
- Là pp dạy học tiết kiệm nhất, dễ thực hiện với giao viên vì ko cần thiết bị dạy học nào.
 Tạo điều kiện cho giao viên tác động mạnh mẽ lên tư tưởng, tình cảm của hs
 Hs linh hội kiến thức 1 cách có hệ thống, hoàn chỉnh đối với vấn đề khó khăn phức tạp
Nhược điểm:
- Là pp độc thoại trong dạy học nên hs thụ động nghe, ghi chép và cố nhớ => không phát huy
được tinh tích cực của hs.
 Không kiểm tra được sự lĩnh hội của học sinh.Học sinh không được thực hành hoạt
động dẫn đến ngại tìm tòi, lười nghiê cứu, chất lượng học đi xuống.
Yêu cầu: - Cần nắm vững nội dung kiến thức, hình thức biểu đạt phong phú
- Phát âm phải rõ ràng, chính xác, tốc độ vừa phải (theo độ khó của tài liệu học tập), tần
số âm thanh vừa phải.
- Ngôn ngữ có tính thuyết phục cao, phải được thực hiện bằng sự giải thích, mô tả, so
sánh, chứng minh bằng các ví dụ, các luận cứ khoa học. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, thiện cảm,
giàu hình ảnh được thực hiện bằng cách sử dụng các biểu tượng kèm theo sự so sánh, sự hài
hước... Thuyết trình được sử dụng kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như trực quan,
vấn đáp, tình huống....
 Phương pháp đàm thoại: là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, thực hiện
quá trình hỏi và đáp giữa giáo viên và học sinh nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra
những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn. Yếu tố
quyết định trong sử dụng phương pháp này là hệ thống các câu hỏi
Yêu cầu xây dựng câu hỏi:
– Câu hỏi chính xác thể hiện trong hình thức rõ ràng đơn giản.
– Câu hỏi chính xác rõ ràng giúp người học hình thành được câu trả lời đúng, nếu câu hỏi đa
nghĩa, phức tạp sẽ gây khó khăn cho sự tư duy của học sinh.
– Câu hỏi xây dựng theo hệ thống lôgíc chặt chẽ. Để xây dựng hệ thống câu hỏi theo yêu cầu này,
cần căn cứ vào cấu trúc nội dung bài học.

19
Sư phạm toán K43A
– Hệ thống câu hỏi được thiết kế theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của đối tượng
cụ thể:
+ Xây dựng câu hỏi từ dễ đến khó.
+ Từ cụ thể đến khái quát, từ khái quát đến cụ thể.
+ Câu hỏi từ tái tạo đến sáng tạo.
+ Số lượng câu hỏi vừa phải, sử dụng câu hỏi tập trung vào nội dung “phải biết” trong bài học
(trọng tâm bài học).
Những yêu cầu khi đặt câu hỏi:
– Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng.
– Câu hỏi hướng tới cả lớp.
– Chỉ định một học sinh trả lời, cả lớp lắng nghe và phân tích câu trả lời
– Giáo viên có kết luận
Ưu điểm : nếu vận dụng khoe léo pp này có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh, kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng
lời những vấn đề khoa học, giáo viên có thể thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh để
điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động họ, đồng thời vấn đáp thường tạo không khí sôi
nổi trong giờ học.
Nhược điểm: Tuy nhiên, phương pháp này nếu vận dụng không khéo léo sẽ dễ làm mất thời gian,
ảnh hưởng đến kế hoạch đã dự kiến, hoặc cũng dễ trở thành cuộc đối thoại kém hiệu quả.
 Phương pháp trực quan: Là pp sử dụng các phiên dạy học trực quan trong quá trình dạy
học giúp hs linh hội tri thức mới và củng cố ôn tập lại kiến thức đã học.
Phân loại :
+ Các loại vật thật như thực vật, động vật sống trong môi trường tự nhiên, các hiện tượng tự
nhiên…
+ Các vật tượng trưng như: bản đồ, sơ đồ, bảng biểu..
+ Các tạo vật như hình , tranh ảnh, mô hình, phim, tivi,..
Cách thức thực hiện :
- Lựa chọn 1 cách thận trọng các phương tiện dạy hoc trực quan sao cho phù hợp với mục đích
và nhiệm vụ dạy học của bài đề ra.
- Trình bày các phương tiện trực quan theo một trình tự nhất định tùy theo yêu cầu của nội dung
bài giảng dùng đến đâu đưa ra đến đó. Sử dụng xong cất ngay tranh sự phân tán chú ý của học
sinh.
- Các sự vật hiện tượng trực quan phải phản ánh trung thực giống với hiện thực khách quan.
- Quan sát toan bộ rồi mới đến bộ phận, quan sát bộ phận thì tập chung vào chi tiết chủ yếu.
Không quan sát tràn làn, tích cực so sanh phân tích tổng hợp khách quan hóa trừu tượng hóa, tự
rút ra những kết luận cần thiết.
- Đảm bảo lời nói phù hợp với trình bày các phương tiện trực quan.
Ưu điểm: - Huy động được sự tham gia của nhiều giác quan học sinh, tạo điều kiện cho hs dễ
nhớ dễ làm dễ tiếp thu.

20
Sư phạm toán K43A
- Giúp học sinh phát triển sự tập trung,chú ý, quan sát.
- Tạo điều kiện cho các em liên hệ học tập với đời sống thực tiễn.
Nhược điểm: - Không sử dụng đung lúc đung chỗ đúng mức các phương tiện trực quan dễ làm hs
phân tán sự chú ý, không tập trung vào vấn đề cốt lõi.
Ví dụ như: khi muốn hs quan sát rễ cọc rễ chim nhưng hs lại chú ý đến lá thân hoa của cây.
- Mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị bài cũng như bài giảng trên lớp.
Yêu cầu: hướng dẫn rõ ràng (lý thuyết, quy trình, làm mẫu, mô tả), dụng cụ (đảm bảo an toàn),
can thiệp khi thấy điều bất thường, sử dụng tốt các phương tiện dạy học có cường độ phù hợp,
tuỳ hoàn cảnh, không lạm dụng.

Câu 12, chương X, Hình thức tổ chức dạy học


Khái niệm hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể,
trong không gian địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục
tiêu dạy học.
Các hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, chúng phân biệt nhau bởi các yếu tố sau đây :
+ Số lượng hs tham gia vào quá trình học tập ví dụ như học cá nhân, học nhóm hoặc học tập thể.
+ Thời điểm hs thực hiện hoạt động học tập: vd sáng chiều tối
+ Không gian tiến hanh học tập: ở nhà tại lớp, hoặc phòng thí nghiệm…
+ Đặc điểm và tinh chất hoạt động của gv và hs: bài trên lớp, giờ thảo luận, bài luyện tập,..
+ Mục tiêu cần đạt được sau bài học: học được tri thức mới, áp dụng làm bài tập kiểm tra..
+ Điều kiện hoàn cảnh địa lý: dạy lớp ghép, dạy học từ xa,..
Hình thức tổ chực dạy học lên lớp:
Những đặc điểm cơ bản của hình thức dạy học trên lớp:
+ Số lượng hs: 35-40 học sinh
+ Học sinh có cùng trình độ nhận thức, cùng độ tuổi.
+ Thời gian học, lớp học được xét theo thời khoa biểu, theo thuần học.
+ Không gian: trong phòng học sắp xếp theo kiểu bàn học quay lên
+ Giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hệ thống bàn học
Ưu điểm
+ Sáng kiến vĩ đại làm nên cuộc cách mạng giao dục lần thứ nhất trên thế giới.
+ Đẩm bảo sự thóng nhất trong toàn quốc về mặt kế hoạch nội dung dạy học.
+ Là hình thức phổ biến, tiết kiệm nhất.
Nhược điểm:
+ Hạn chế tinh cá biệt của quá trình dạy học
+ Không có điều kiện để chú ý đến đặc điểm nhận thức riêng của từng học sinh
+ Không đủ thời gian để giúp hs nắm vững toan bộ tri thứu, kỹ năng kỹ xảo.
+ Có khoảng cách giữa gv và hs

21
Sư phạm toán K43A
Câu 13: chương 11 Qúa trình giao dục.
Khái niệm quá trình giáo dục: là “một quá trình” dưới “tác động chủ đạo của nhà giao
dục” người được giao dục tự giác tích cực giáo dục nhằm giúp họ hình thành phẩm chất
nhân cách mới hoặc xóa bỏ những hanh vi sai lệch cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Bản chất : Về bản chất, QTGD là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giáo lưu của
người được giáo dục giúp họ chuyển hóa tự giác tích cực những yêu cầu của chuẩn mực
xã hội những hành vi và thói quen tương ứng của đối tượng giáo dục dưới hoạt động chủ
đạo của nhà giáo dục.
Cấu trúc của QTGD: Theo cách tiếp cận hệ thống, quá trình giáo dục là một hệ thống bao
gồm trong nó các thành tố cấu trúc như: mục đích và nhiệm vụ giáo dục; nội dung giáo
dục; phương pháp giáo dục; nhà giáo dục; người được giáo dục; kết quả giáo dục. Mỗi
thành tố có chức năng riêng và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cụ thể:
+ Mục đích, nhiệm vụ: giúp học sinh hình thanh nhân cách toàn diện hoặc sửa chữa những thói
quen lệch lạc trong nhân cách, phù hợp với thế giới quan..
+ Chủ thể: Nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo, cần quán triệt mục đích, nhiệm vụ giáo dục và
chuyển tải nó tới học sinh (đối tượng giáo dục). Đồng thời, nhà giáo dục lựa chọn nội dung,
phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục và tổ chức quá trình giáo dục học sinh.

+ Khách thể: Người được giáo dục với tư cách là khách thể của quá trình giáo dục nhận sự tác
động có định hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức và có hệ thống của giáo viên, nhà
giáo dục

+ Nội dung: là hệ thống những tri thức, những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho học sinh,
những tình cảm, thái độ, hành vi - thói quen trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Phương pháp: tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động của nhà giao dục và ngườ được giao
dục nhằm giúp học sinh đạt được mục đích đề ra.

+ Phương tiện: tất cả những trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình giao dục.

+ Hình thức tổ chức: hình thức vận động trong điều kiện cụ thể

+ Môi trường: nơi mà quá trình giao dục diễn ra

+ Kết quả: kết quả vận động và phát triển của quá trình giáo dục nói chung và kết quả làm hình
thành thói quen hành vi, thái độ nói riêng ở học sinh giúp hình thành và phát triển nhân cách.
Sự vận động của quá trình giáo dục:
 Động lực của sự phát triển được hình thành trong quá trình giải quyết có hiệu quả các mâu
thuẫn cơ bản, nội tại của chúng.
Mâu thuẫn bên trong bao gồm:+ Mâu thuẫn giữa các thanh tố:vd giữa mđ nhiệm vụ giáo dục
nâng cao > < nội dung giáo dục còn chưa đổi mới

22
Sư phạm toán K43A
+ Mâu thuẫn giữa các thanh phần trong một thanh tố: vd như học
sinh có mâu thuẫn giữa lời nói > < việc làm
⟹Từ đó tạo ra động lực.
Mâu thuẫn bên ngoài: mâu thuẫn giữa các thành tố với điều kiện khách quan bên ngoài. Ví dụ
như các nhân tố của quá trình giáo dục > < các nhân tố của môi trường KT-XH
⟹ Tạo điều kiện thay đổi, phát triển
- Quá trình giáo dục có nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản của bản thân quá trình giáo
dục, trở thành động lực chủ yếu của quá trình giáo dục. Động lực của quá trình giáo dục chính là
kết quả giải quyết tốt mâu thuẫn giữa một bên là những yêu cầu nhiệm vụ giáo dục mới đặt ra
cho người được giáo dục và bên còn lại là trình độ được giáo dục và phát triển hiệu quả của họ
còn thấp chưa thực hiện được.
Mâu thuẫn trở thành động lực khi thỏa 3 điều kiện sau:
+ Mâu thuẫn được học sinh ý thức đầy đủ và có nhu cầu giải quyết
+ Mâu thuẫn phải vừa sức, phù hợp với trình độ của học sinh
+ Mâu thuẫn nảy sinh theo tiến trình giáo dục, xuất hiện do sự phát triển của QTGD
 Logic của quá trình giáo dục: gồm 3 khâu (câu 14)
Câu 14, Nhiệm vụ của quá trình giáo dục
- Tổ chức, hình thành và phát triển ở người được giáo dục ý thức về các chuẩn mực xã hội
- Tổ chức hình thành và phát triển người được giáo dục thái độ, tinh cảm với các chuẩn mực xã
hội
- Tổ chức hình thành và phát triển người được giáo dục hành vi thói quen tương ứng với chuẩn
mực xã hội.
Ví dụ minh họa: Ví dụ, khi ta giảng giải về một yêu cầu, một chuẩn mực đạo đức, làm cho học
sinh nhận thức được nó thì đồng thời cũng tác động đến việc hình thành tình cảm đạo đức và có
phương hướng trong hành vi.
Ví dụ, để giáo dục cho học sinh ý thức tổ chức, kỉ luật, trật tự, vệ sinh thì chú ý tác động thường
xuyên vào khâu rèn luyện thói quen. Hoặc để nâng cao tình yêu quê hương, đất nước thì vừa bồi
dưỡng về nhận thức vừa đặc biệt gây nhiều ấn tượng tốt về quê hương, đất nước.
Ví dụ: Khi một đứa bé gặp người lớn luôn được bố mẹ dạy bảo con rằng phải luôn lễ phép chào
họ và khi đứa bé chào sẽ được bố mẹ cùng những người xung quanh khen từ đó em ấy thích thú
tạo điều kiện cho em muốn được làm lại hành động lễ phép ấy.
Câu 17: Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh?
1. Khái niệm Tập thể học sinh
 Tập thể là một cộng đồng người được tập hợp trên cơ sở mục đích chung có ý nghĩa xã
hội và hướng vào hoạt động thực hiện mục đích chung đó.
 Tập thể học sinh là một hình thức tổ chức của thanh thiếu niên học sinh cùng lứa tuổi,
trình độ được tập hợp lại với nhau trên cơ sở hoạt động nhằm đạt được mục đích chung
trong học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi…
2. Dấu hiệu đặc trưng của tập thể học sinh

23
Sư phạm toán K43A
- Cùng mục đích hoạt động có ý nghĩa xã hội (học tập rèn luyện, vui chơi
- Cùng lứa tuổi, cùng trình độ nhận thức
Cùng những hoạt động phong phú, đa dạng
Có những quan hệ đa dạng và ngày càng hoàn thiện
Có cơ quan tự quản do tập thể bầu ra -> thực hiện chức năng của tập thể bảo đảm ý chí nguyện
vọng của tập thể
Tập thể học sinh là 1 bộ phận hữu cơ của tập thể lớn hơn (tập thể nhà trường tập thể xã hội bên
ngoài)
3, Chức năng của tập thể
Chức năng tổ chức: tập hợp lôi cuốn các thành viên vào hoạt động phong phú, đa dạng cả
trong và ngoài nhà trường
Chức năng giáo dục: tập thể có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
nhân cách, tập thể học sinh vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh.
Chức năng kích thích và điều chỉnh: nghĩa là kích thích việc tốt và điều chỉnh việc sai trái.
4, Qúa trình hình thành và phát triển của tập thể học sinh
a. Giai đoạn 1: Tập thể mới được hình thành
* Đặc trưng:
-Các thành viên của tập thể mới được tập hợp lại từ nhiều nơi để tiến hành một khóa học tập
-Quan hệ giữa các thành viên còn rời rạc, chưa xuất hiện những thành viên tích cực
-Tập thể chưa tự giác đề ra yêu cầu
-Tập thể chưa có truyền thống
 trách nhiệm của nhà giáo dục trong giai đoạn này là rất lớn, rất nặng nề
* Tác động của nhà giáo dục
-Tìm hiểu đối tượng, tổ chức cơ cấu của tập thể và quan hệ trong tập thể.
-Xác định mục tiêu, mục đích của tập thể
-Xây dựng viễn cảnh của tập thể để học sinh cảm thấy tự hào, yêu mến trường lớp, có động
lực, niềm tin
-Thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên để học sinh gắn kết, xích lại gần nhau.
-Tổ chức, triển khai các hoạt động chung để lại ấn tượng, xúc cảm tốt đẹp ban đầu cho học sinh
Kết thúc giai đoạn 1, tập thể đã có được một bộ máy tự quản do tập thể bầu ra dưới sự hướng dẫn
của giáo viên
b. Giai đoạn 2:
* Đặc trưng:
 Tập thể đã được xây dựng và bước đầu thiết lập các mối quan hệ cá nhân – cá nhân, cá
nhân – tập thể
 Nhà giáo dục tiến hành tổ chức, lãnh đạo tập thể học sinh một cách gián tiếp thông qua
bộ máy tự quản
 Tập thể đã có sự phân hóa
 + Bộ phận học sinh tự giác, tích cực, gương mẫu
 + Bộ phận học sinh trung gian: sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ nhưng ít chủ động
 + Bộ phận học sinh thụ động: dửng dưng với hoạt động (nhưng không chống đối)
 + Bộ phận học sinh cá biệt, quậy phá, chống đối.

24
Sư phạm toán K43A
Tác dụng của nhà giáo dục:
 Loại 1: Phát huy ảnh hưởng của họ. Xây dựng và bảo vệ uy tín cho họ có thể bồi dưỡng
cho họ nội dung và phương pháp làm việc
 Loại 2: Phải tìm cách lôi cuốn động viên họ tham gia vào hoạt động tập thể và mạnh dạn
giao việc cho họ.
 Loại 3: Thông qua các hoạt động hấp dẫn, phương pháp hình thức phải phát hiện được sở
trường, năng lực của học sinh.
 Loại 4: Phải có thái độ cương quyết, cứng rắn đối với đối tượng này
 Hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể và hình thành dư luận lành
mạnh (sử dụng vai trò của tập thể để giáo dục)
Nhà giáo dục phải đưa ra yêu cầu gián tiếp đối với tập thể thông qua bộ máy tự quản
C, Giai đoạn 3: tập thể trưởng thành
* Đặc trưng:
 Hầu hết các thành viên có thái độ tích cực và quan tâm đến tập thể
 Lợi ích của cá nhân thống nhất và phục tùng lợi ích tập thể
 Các mối quan hệ trong tập thể đã được hoàn thiện
 Định hướng về chính trị, đạo đức đã được thừa nhận
 Dư luận tập thể lành mạnh
 Tập thể tự đưa ra yêu cầu đối với mỗi thành viên và bản thân mỗi thành viên tự đưa ra
yêu cầu đối với chính bản thân mình
* Tác động của nhà giáo dục
 Nhà giáo dục phải theo dõi sự phát triển của tập thể và của từng cá nhân để giúp tập thể
xác định thích hợp những mục tiêu và cách thực hiện
Một số biện pháp xây dựng tập thể vững mạnh
1. Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp
 Ý nghĩa
 Tiêu chuẩn
 Biện pháp
 Căn cứ vào giai đoạn phát triển của tập thể. Giai đoạn đầu giáo viên chỉ định. Sau khi đã
ổn định thông qua đại hội bầu ra ban cán sự. Sau khi tập thể đủ khả năng bầu ra bán sự
thì giáo viên không nên can thiệp thô bạo.
 Giáo viên họp ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ phù hợp với từng em, phải giáo dục
cho học sinh về ý thức, trách nhiệm của mình cố gắng giao việc cụ thể
 Bồi dưỡng cho học sinh nội dung, phương pháp làm việc, xây dựng và bảo vệ uy tín cho
học sinh
2.Xác định mối quan hệ đúng đắn trong tập thể
 Quan hệ phụ thuộc trách nhiệm: quan hệ giữa cán bộ lớp và các thành viên, quan hệ công
việc và phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng, dân chủ.
 Quan hệ đoàn kết, thân ái: giữa các thành viên với nhau phải hỗ trợ, quan tâm, chia sẻ
 Quan hệ tình cảm riêng tư: đây là quan hệ dựa trên xúc cảm tâm lý phải dựa trên nguyên tắc
tôn trọng, tế nhị
3. Xác định mục đích phấn đấu trong tập thể
 Khi xác định phải có tính vừa sức và phải làm cho học sinh tin rằng họ có thể thực hiện
được
4. Đề ra yêu cầu cho tập thể

25
Sư phạm toán K43A
 Đề ra yêu cầu phải căn cứ vào giai đoạn phát triển của tập thể. Tùy từng giai đoạn khác
nhau mà ta đưa ra các yêu cầu khác nhau
 Yêu cầu phải thống nhất hợp lí, vừa sức khi đề ra phải nghiêm túc thực hiện kết hợp với
theo dõi.
5. Tổ chức các hoạt động và giao lưu trong tập thể
 Mục đích:
 Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong tập thể, tổ chức để phát triển nhân
cách cho trẻ
 Tổ chức hoạt động tập thể để cá nhân phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
 Tổ chức hoạt động tập thể là một hoạt động chính thức giảm tình trạng học sinh tham gia
vào các hoạt động tự phát tiêu cực “Trên mảnh đất không trồng hoa hồng thì cỏ dại sẽ
mọc lên”

 Yêu cầu:
 Thường xuyên tổ chức hoạt động và khi tổ chức phải thu hút sự tham gia một cách tự
giác tích cực của toàn thể học sinh.
 Muốn làm được điều này thì hoạt động của tập thể phải phong phú đa dạng, hấp dẫn phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính. Trong quá trình tham gia cố gắng làm
cho mỗi thành viên có vai trò trách nhiệm, tiếng nói của mình trong tập thể.
 Khi tổ chức hoạt động phải xác định hoạt động nào là chủ yếu, then chốt làm chỗ dựa cho
việc xây dựng và phát triển phong trào tập thể
6. Xây dựng viễn cảnh dư luận tập thể, truyền thống của tập thể:
 Một trong những con đường xây dựng tập thể là tạo nên hệ thống viễn cảnh tương lai với
những mục tiêu gần, mục tiêu trung bình và mục tiêu xa, dựa vào đó mà học sinh phấn
đấu. Viễn cảnh tương lai thường mang màu sắc lí tưởng, ước mơ hoài bão. Đối với tập
thể, viễn cảnh tương lai luôn có ý nghĩa giáo dục to lớn.
 Truyền thống là nét đẹp tiêu biểu, những thành công đã được duy trì trong một thời gian
dài, đó là biểu hiện trình độ phát triển của tập thể.
- Xây dựng, giữ vững và phát huy truyền thống đẹp đó chính là con đường xây dựng tập thể.
Truyền thống đẹp tạo nên sức mạnh, niềm tự hào của mỗi thành viên về tập thể của mình làm
cho mỗi người cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để không mất đi vẻ đẹp đã có

15. Khái niệm nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục ở trường phổ thông
 Khái niệm NDGD: Là một nhân tố của quá trình giáo dục trong đó có mối quan hệ với

các nhân tố khác. Nội dung giáo dục bao gồm hệ thống tri thức, thái độ và kỹ năng hành
vi
 Các nội dung giáo dục ở trường phổ thông
*Các nội dung giáo dục cơ bản cho học sinh:

Giáo dục đạo đức và ý thức công dân

 Giáo dục đạo đức

Khái niệm

26
Sư phạm toán K43A
+ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các
mối quan hệ của con người với con người.
+ Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế
hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm
chất đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội

Ý nghĩa
+ Nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng
đắn qua các mối quan hệ đạo đức hằng ngày
+ Nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về các chuẩn mực hành
vi, trên cơ sở đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh.

Nhiệm vụ
+ Hình thành thế giới quan khoa học, có ý thức thực hiện nghĩa vụ công dân
+ HS hiểu và nắm vững đường lối chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước
+ Bồi dưỡng năng lực phán đoán,đánh giá đạo đức, tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạo
đức truyền thống của dân tộc.
+ Rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức

 Giáo dục ý thức công dân

Khái niệm
+ Ý thức công dân là một phạm trù tinh thần, nói về trình độ nhận thức của công dân về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước
+ Giáo dục ý thức công dân là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có
kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để giúp họ có nhận thức đúng và
hành vi phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân

Nhiệm vụ
+ Giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh
+ Giáo dục ý thức pháp luật

 Các con đường giáo dục đạo đức và ý thức công dân
+ Thông qua dạy học
+ Thông qua tổ chức cho học sinh tham gia lao động công ích và các hoạt động xã hội
+ Tổ chức các cuộc thi
+ Tổ chức phong trào thi đua
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng…

Giáo dục trí tuệ

Giáo dục thẩm mỹ

Khái niệm
+ Thẩm mĩ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã hội và con người

27
Sư phạm toán K43A
+ Giáo dục thẩm mĩ là quá trình giáo dục hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, thưởng
ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp

Nhiệm vụ
+ Giúp HS hình thành quan điểm thẩm mĩ đúng đắn, nâng cao năng lực thẩm mĩ
+ Bồi dưỡng cho HS năng lực tri giác, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc
sống và trong nghệ thuật.
+ Bồi dưỡng cho HS tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ làm sao cho phù hợp với các giá trị văn hóa
dân tộc và văn minh của thời đại.
+ Bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày.

Các con đường giáo dục thẩm mĩ


+ Thông qua giáo dục nghệ thuật
+ Thông qua dạy và học các bộ môn khoa học.
+ Thông qua xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
+ Thông qua tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội

Giáo dục lao động và hướng nghiệp

 Giáo dục lao động

Khái niệm
+ Giáo dục lao động là quá trình tác động hình thành cho HS kiến thức, thái độ, kỹ năng lao
động để trở thành người lao động sáng tạo.

Nhiệm vụ
+ Giáo dục cho HS thái độ đúng đắn đối với lao động
+ Chuẩn bị cho HS có những kỹ năng lao động, kĩ thuật nghề nghiệp ở một số lĩnh vực nghề
nghiệp nhất định.
+ Hình thành cho HS thói quen lao động có văn hóa.
+ Tổ chức cho HS trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

Một số loại hình lao động


+ Lao động học tập
+ Lao động sản xuất của HS trong nhà trường.
+ Lao động công ích xã hội
+ Lao động tự phục vụ

Các con đường giáo dục lao động


+ Giáo dục thông qua các môn khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, thủ công – công nghệ
+ Cho HS trực tiếp tham gia lao động
+ Thông qua tham quan sản xuất
+ Thông qua tổ chức các cuộc thi

Giải pháp
+ Phối hợp với phụ huynh để tổ chức tốt công tác giáo dục lao động

28
Sư phạm toán K43A
+ Tổ chức các hoạt động lao động thường xuyên hàng ngày trên lớp
+ Tổ chức các giờ lao động trái buổi
+ Tổ chức các buổi lao động ngoài nhà trường

 Giáo dục hướng nghiệp

Khái niệm
+ Giáo dục hướng nghiệp là những tác động định hướng nghề nghiệp cho HS nhằm giúp các em
lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của cá nhân và phù hợp với
yêu cầu về nhân lực của thị trường lao động.

Nhiệm vụ
 Định hướng nghề nghiệp
 Tư vấn nghề nghiệp
 Tuyển chọn nghề (thích hợp nghề

Các con đương giáo dục


 Thông qua việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật.
 Tổ chức cho học sinh học nghề tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề
 Tổ chức cho HS tham quan các nhà máy xí nghiệp…
 Thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa tìm hiểu về nghề
 Tổ chức các trung tâm tư vấn hướng nghiệp trong nhà trườn
 Tổ chức các kì thi tìm hiểu về nghề

Giáo dục thể chất

Khái niệm
Giáo dục thể chất là quá trình tác động hướng vào việc hoàn thiện tâm lí và thể lực cho HS,
nhằm phát triển kĩ năng vận động cơ thể, tạo nên cuộc sống tâm lí và thể lực lành mạnh và hình
thành lối sống cá nhân có văn hóa

Nhiệm vụ thể chất trong nhà trường


 Tăng cường thể chất, sức khỏe cho HS
 Truyền thụ những tri thức vệ sinh cần thiết, bồi dưỡng thói quen vệ sinh tốt, hướng dẫn HS
phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm trí.
 Giúp HS dần dần nắm vững tri thức cơ bản và kĩ năng, kĩ xảo của vận động thể dục thể thao,
tạo nên thói quen và tự giác rèn luyện thân thể

Hình thức
 Thông qua giảng dạy giờ học thể dục chính khóa
 Tổ chức rèn luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ
 Tổ chức các hội khỏe thi đấu các môn thể dục, thể thao
 Tổ chức các câu lạc bộ ngoại khóa

*Các nội dung giáo dục mới cho học sinh

29
Sư phạm toán K43A
Giáo dục dân sô

Khái niệm:
-Giáo dục dân số là một chương trình giáo dục nhằm giúp người học hiểu được mối quan hệ qua
lại giữa động lực dân số và các nhân tố khác của chất lượng cuộc sống, từ đó hình thành ý thức
trách nhiệm của từng cá nhân trước những quyết định về lĩnh vực dân số nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình xã hội.

Mục tiêu
-Cung cấp những tri thức cơ bản về dân số
-Định hướng những giá trị đạo đức mới về hôn nhân, gia đình và hạnh phúc gia đình.
-Giáo dục thái độ đúng đắn trước những vấn đề dân số.
-Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng thực hiện KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-Biết làm công tác tuyên truyền về GDDS và KHHGĐ.

Nội dung giáo dục dân số


Dân số ↔ Môi trường ↔ Chất lượng cuộc sống ↔ Dân số

Các con đường giáo dục dân số


• Tích hợp vào các môn khoa học tự nhiên – xã hội
• Thông qua các hoạt động ngoại khóa
• Thông qua các buổi tuyên truyền

Giáo dục giới tính

Khái niệm
Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận
thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới
tính, hướng hoạt động vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới
tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã
hội phát triển”

Nội dung
• Những vấn đề về các mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái, vợ - chồng, nghĩa vụ và trách
nhiệm của mỗi thành viên với nhau và với xã hội.
• Sức khỏe sinh sản vị thành niên
• Những hiểu biết về đời sống tình dục (sức khỏe tình dục)
• Những hiểu biết về các phương pháp KHHGĐ, những bệnh liên quan đến sinh sản, tình dục
và vấn đề phòng bệnh.

Con đường
• Thông qua dạy học, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tư vấn,truyền thông; sinh hoạt tập thể,
vui chơi,…

Giáo dục môi trường

30
Sư phạm toán K43A
Khái niệm
-Môi trường là vùng vật lí và sinh học xung quanh con người, môi trường là sinh quyển bao gồm
không khí, đất đai và hệ sinh thái có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Nội dung giáo dục môi trường: Bao gồm

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

- Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống lại những hành vi ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí, không khai thác bừa bãi tài nguyên, tàn phá thiên nhiên.

- Có ý thức giữ gìn sự trong lành của môi trường sống hàng ngày của con người ở mọi nơi, mọi
chỗ.

* Bồi dưỡng kiên thức về môi trường, bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường

- Tìm hiểu về môi trường, hệ sinh thái;

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và tác hại của nó (ô nhiễm đất, bầu khí quyển, "hiệu ứng
nhà kính", ô nhiễm nguồn nước, hoá chất, thuốc trừ sâu...);

- Rèn luyện và hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo đảm sự trong lành của môi trường sống
xung quanh con người, tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn và làm sạch môi trường.

Các con đường giáo dục

-Thông qua giảng dạy trong các bộ môn như sinh học, giáo dục công dân,…, và dạy lồng ghép,
tích hợp trong các môn học khác
- Tổ chức trao đổi, tọa đàm, tranh luận qua các buổi sinh hoạt về môi trường và bảo vệ môi
trường cũng như các hoạt động cụ thể.

Tổ chức cho học sinh tham gia vào việc bảo vệ môi trường: tuyên truyền, cổ động, trồng cây,
chăm sóc hoa, chim, cây cảnh, dọn vệ sinh, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy...

- Tham quan, du lịch môi trường sinh thái, danh lam thắng cảnh, rừng nguyên sinh, các môi
trường tự nhiên và thiên nhiên nhân tạo.

Giáo dục phòng chống HIV/AIDS

Khái niệm
-HIV là tên gọi của loại virut làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người, nếu nhiễm phải nó, khả
năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể sẽ bị suy yếu.
-AIDS tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải

Khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể

31
Sư phạm toán K43A
• Người nhiễm HIV sẽ mang nó suốt đời cho đến lúc chết. Khi người nhiễm HIV chết, HIV
vẫn tiếp tục tồn tại trong tử thi từ 1 – 2 ngày.
• Ở ngoài môi trường HIV rất dễ bị tiêu diệt bằng các phương pháp tiệt trùng thông thường
như luộc, hấp, sấy và một số hóa chất
• Nếu không được xử lí, HIV sẽ tồn tại đến 72 giờ trong máu khô ở môi trường bên ngoài.

Giai đoạn phát triển: bao gồm 3 giai đoạn sau


• Giai đoạn cửa sổ→Giai đoạn chưa có triệu chứng→Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng của
AIDS

Giai đoạn cửa sổ:


- Thường kéo dài từ 3 – 6 tháng sau khi nhiễm HIV . Đậy là thời gian đầu khi HIV xâm nhâp vào
cơ thể nhưng chưa xuất hiện kháng thể hoặc đã có nhưng số lượng quá ít nên xét nghiệm cho kết
quả HIV âm tính dù vậy vẫn có khả năng lây truyền HIV cho người khác.
-Hầu hết những người nhiễm HIV ở giai đoạn này không có triệu chứng gì, một số trường hợp có
thể có biểu hiện như sốt, đau cơ, đau khớp, phát ban đỏ ngoài da…nhưng các dấu hiệu này
không đặc trưng và thường bỏ qua.

Giai đoạn chưa có triệu chứng:


-Giai đoạn này bắt đầu từ khi nhiễm HIV cho đến khi bắt đầu thấy xuất hiện những biểu hiện và
có triệu chứng của AIDS. Giai đoạn này kéo dài từ 6 đến nhiều năm
-Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu
chứng gì. Họ có thể mắc một số bệnh thông thường nhưng vẫn điều trị khỏi.
-Giai đoạn này có thể kéo dài và thay đổi tùy thuộc từng người. Nếu người nhiễm HIV mắc thêm
các bệnh khác thì thời kì này sẽ rút ngắn hơn.
-Ở giai đoạn này xét nghiệm sẽ phát hiện được HIV. Nhưng nếu người nhiễm HIV không đi xét
nghiệm cũng không biết minh bị nhiễm HIV.

Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng của AIDS


-AIDS không phải là một bệnh mà là một hội chứng, tập hợp nhiều dấu hiệu và triệu chứng xảy
ra đồng thời.
-AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Đa số người nhiễm HIV đều tử vong trong một vài năm sau
khi chuyển sang giai đoạn AIDS. Hầu hết người nhiễm HIV đều phát triển thành AIDS.
-Thời gian kể từ khi nhiễm HIV chuyển thành AIDS có thể từ 2 – 15 năm. Thời gian từ lúc xuất
hiện các triệu chứng AIDS đến khi chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng.

Con đường lây nhiễm


• Đường máu, đường tình dục, mẹ sang con, dùng chung bơm, kim tiêm,…
Triệu chứng và các mối nguy hiểm
-Khi phát hiện AIDS biểu hiện thường là sụt cân, ho kéo dài, ỉa chảy, sốt, sưng hạch, ra mồ hôi
đêm, đau họng, cổ, có nốt mẩn trên da
-Đến giai đoạn AIDS người bệnh có thể mắc nhiều bệnh như lao, viêm phổi, bệnh đường ruột,
các bệnh phụ khoa...gọi là các bệnh cơ hội. Chính các bệnh cơ hội là thủ phạm gây ra cái chết.
-Hiện nay chưa có loại thuốc chống lại được HIV. Các nhà khoa học mới tìm ra loại thuốc làm
chậm sự sinh sôi của loại virut này. Tuy nhiên giá thành của thuốc khá cao.
HIVS không lây qua các con đường sau

32
Sư phạm toán K43A
 Muỗi đốt
 Khi muỗi đốt muỗi tiết vào cơ thể người một ít nước bọt, nhưng HIV không sống trong
cơ thể muỗi nên nước bọt này không chứa HIV nên không thể lây nhiễm HIV được
 Hôn
 Hôn nhìn chung không làm lây nhiễm HIV, bởi HIV trong nước bọt vô cùng ít, không
truyền được. Chỉ khi hai người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu rang mà hôn sau
thì mới có khả lây do tiếp xúc máu.
 Tiếp xúc thông thường: như ăn, uống, mặc chung quần áo, dung chung bể bơi, ở cùng
nhà, ngủ chung giường… không lây nhiễm HIV

16. Khái niệm phương pháp giáo dục và các phương pháp giáo dục cơ bản ở trường phổ
thông
 Khái niệm PPGD: là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động giữa nhà giáo dục và đối
tượng giáo dục nhằm thực hiện các nội dung giáo dục để đạt được mục đích giáo dục.
 Các phương pháp giáo dục cơ bản ở trường phổ thông
- Phương pháp khuyên giải
- Phương pháp tranh luận
- Phương pháp nêu gương
- Phương pháp giao việc
- Phương pháp luyện tập
- Phương pháp rèn luyện
- Phương pháp thi đua
- Phương pháp khen thưởng
- Phương pháp trách phạt
 Nhóm phương pháp thuyết phục?
Bao gồm các phương pháp sau
 Phương pháp khuyên giải
Khái niệm
Khuyên giải là phương pháp gặp gỡ, trò chuyện tâm tình riêng giữa nhà giáo dục với đối tượng
cần được giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều hay lẽ phải làm rõ những khái niệm đạo
đức, những nội dung, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần phải tuân theo
Yêu cầu
-Cần phải hiểu rõ đối tượng giáo dục, biết cách tiếp cận đối tượng sao cho có hiệu quả
-Nhà giáo dục phải gương mẫu có uy tín
 Phương pháp tranh luận
Khái niệm
-Tranh luận là phương pháp tác động khéo léo của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bằng con
đường tổ chức đối thoại nhằm hình thành cho học sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin
dựa trên sự va chạm các ý kiến, quan điểm khác nhau.
Yêu cầu
-Cần phải xác định chủ đề phù hợp với đối tượng, mục tiêu.
-Học sinh cần phải được biết trước chủ đề và chuẩn bị chu đáo
-Trong khi tranh luận giáo viên không nên can thiệp một cách thô bạo, không nên vội vã phê
phán những quan điểm sai lầm của học sinh, không bắt học sinh phải theo quan điểm của mình.
 Phương pháp nêu giương
Khái niệm

33
Sư phạm toán K43A
-Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương sáng của các cá nhân hoặc của tập thể để
kích thích những người được giáo dục học tập và làm theo
Cơ sở tâm lý để xây dựng phương pháp nêu gương:
Dựa vào đặc điểm tâm lý là trẻ em rất thích bắt chước và khéo bắt chước nhất là trẻ nhỏ.
Yêu cầu
-Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của người được
giáo dục để lựa chọn tấm gương cho phù hợp
-Tấm gương phải gần gũi với cuộc sống của người được giáo dục
-Tấm gương phải điển hình, cụ thể, tránh tràn lan, chung chung
-Tấm gương này phải có tinh khả thi đối với người được giáo dục

 Phương pháp khen thưởng

-Khái niệm: Khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hành vi ứng xử
của người được giáo dục
-Tác dụng:
+ Khẳng định hành vi đã có là đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định
+ Giúp học sinh khẳng định hành vi tốt của mình từ đó mà củng cố và phát triển niềm tin về
các chuẩn mực xã hội có liên quan đến hành vi tốt của mình đã thực hiện
+ Kích thích người được giáo dục tiếp tục duy trì và phát triển hành vi tích cực, đồng thời tránh
được hành vi tiêu cực, không phù hợp
-Cơ sở để lực chọn hình thức khen thưởng:
+ Dựa vào tính chất, mức độ→ dựa vào phạm vi ảnh hưởng→ dựa vào nỗ lực của học sinh,…
Ví dụ: dựa vào nỗ lực của học sinh: Khi thi chạy, một em bị khiếm khuyết về đôi chân chạy về
đích cùng thời điểm với các bạn khác nhưng chúng ta khen bạn ấy nhiều hơn bỏi bạn nổ lực hơn
các bạn khác rất nhiều để đạt được thành tích như vậy.
-Hình thức khen thưởng:
+ Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp→ Tỏ lời
khen đối với hành vi tốt→ Biểu dương những hành vi tốt→ Tặng giấy khen, bằng khen về
những hành vi tốt→ Thưởng bằng vật phẩm, tiền, học bổng đặc biệt
Ví dụ: Thưởng bằng vật phẩm, tiền, học bổng đặc biệt: Chúng ta nên linh hoạt lực chọn vật
tưởng phù hợp thiết thực cho học sinh như các trẻ em nhỏ ta nên thưởng vật phẩm bởi các em
chưa ý thức được việc sử dụng tiền sao cho đúng.
-Yêu cầu:
+ Khen thưởng phải khách quan, công bằng, hợp lý, đúng người, đúng chỗ, đúng thời điểm
+ Phải gây dựng được tập thể đồng tình
+ Kết hợp khen thưởng thường xuyên và quá trình, khen thưởng một mặt hoặc nhiều mặt, khen
thưởng tập thể hoặc cá nhân
+ Khen thưởng không chỉ đánh giá kết quả hành động mà còn chú ý đến động cơ và phương
thức để đạt được kết quả đó
+ Phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tính cách của học sinh khi được khen
 Phương pháp trách phạt
-Khái niệm: Trách phạt là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán
những hành vi sai trái của người được giáo dục so với chuẩn mực xã hội đề ra.
-Tác dụng:

34
Sư phạm toán K43A
+ Buộc người phạm lỗi dừng ngay hành vi phạm lỗi và không tái phạm hành vi đó trong tương
lai
+ Tạo cơ hội nhắc nhở những người khác không vi phạm những chuẩn mực xã hội, không rơi
vào những hành vi sai trái như những người đã bị trách phạt
-Cơ sở để lực chọn hình thức trách phạt:
+ Dựa vào nguyên nhân, mức độ, hậu quả của hành vi phạm lỗi
+ Dựa vào tính chất của hành vi phạm lỗi
+ Tùy thuộc vào đặc điểm giới tính
-Hình thức:
+Nhắc nhở
+Chê trách
+Phê bình
+Cảnh cáo
+Buộc thôi học
+Đuổi học,…: Không nên vì các em bị phạt tức đã hư hỏng nên chúng ta càng cần cho các em
được giáo dục trong môi trường lành mạnh ,nếu không thể giáo dục ở nhà trường chúng ta nên
đưa các em vào trại giáo dương không nên để các em tiếp xúc va chạm ngoài xã hội sớm khi
chưa hoàn thiện về mặt nhân cách điều đó sẽ dễ đưa các em vào tệ nạn xã hội…
-Yêu cầu:
+ Trách phạt phải khách quan,công bằng, đúng mức
+ Phải làm cho người bị trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và tự nguyện chấp nhận hình thức
và mức độ trách phạt
+ Phải tôn trọng nhân cách người bị trách phạt
+ Phải tranh thủ sự đồng tình của tập thể
+ Phải đảm bảo sự cá biệt trong trách phạt: Như phạt em bị khiếm khuyết về chân đi lao động
hay phạt chạy khi em có bệnh tim thì ko được.
+ Không nên sử dụng phương pháp trách phạt thường xuyên vì nó sẽ gây nên sức ỳ tâm lý và do
đó sẽ không hiệu quả

17. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh

18. Nội dung, phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp(C16 13/16)
 Nội dung
1.Tìm hiểu đối tượng

a) Tác dụng ý nghĩa:


 Hiểu học sinh là để chúng ta có cơ sở vạch ra kế hoạch giáo dục học sinh
 Góp phần xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
⟹Thông qua đó xây dựng mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với GVCNL và nhà trường để
phối hợp giáo dục

b) Nội dung cần tìm hiểu:

*Tập thể học sinh


 Sĩ số
 Tỉ lệ giới tính

35
Sư phạm toán K43A
 Tìm hiểu số học sinh cá biệt, đạc biệt
 Tổ chức của lớp
 Bầu không khí của tập thể
 Điều kiện, hoàn cảnh chung về mặt kinh tế, tôn giáo.

⟹Khái quát lên mặt mạnh, yếu của tập thể để biết được những thuận lợi và khó khăn trong công
tác chủ nhiệm sau này

*Tìm hiểu bản thân học sinh


 Tìm hiểu về thể chất: khỏe, yếu
 Tâm lý: năng lực, sở trường, sở đoản, tính cách, nhu cầu, khí chất, xu hướng
 Các mối quan hệ của học sinh
 Giáo viên phải chú ý phân loại sơ bộ học sinh trong khi phân loại nên chú ý học sinh cá
biệt, đặc biệt

*Tìm hiểu gia đình học sinh


 Bố mẹ học sinh
 Hoàn cảnh, kinh tế gia đình
 Mối quan hệ giữa các thành viên
 Số lượng thành viên, số thế hệ
 Địa chỉ, số điện thoại liên lạc
 Truyền thống gia đình
 Quan hệ của gia đình đối với hàng xóm, láng giềng
 Sự quan tâm của gia đình đối với đối tượng

*Tìm hiểu về địa phương


 Tình hình an ninh chính trị, trật tự của địa phương
 Kinh tế địa phương
 Sự quan tâm của chính quyền địa phương của các tổ chức đoàn thể ở địa phương  công
tác giáo dục trẻ
 Tìm hiểu những ảnh hưởng xấu tốt của môi trường địa phương đó  ảnh hưởng đến đối
tượng
 Thuận lợi và khó khăn cho công tác giáo dục

 Thông qua:
 Qua hồ sơ (học bạ, y bạ, sơ yếu lý lịch, bản nhận xét đánh giá định kì của học sinh)
 Qua gia đình, qua sản phẩm hoạt động của cá nhân: bài làm, báo tường, các sản phẩm lao
động, qua quan sát hành vi, thái độ của học sinh
 Thường xuyên tiếp xúc với lớp (15 phút đầu giờ, buổi sinh hoạt lớp)
 Thông qua tổ chức các hoạt động tập thể, văn nghệ thể dục thể thao có thể biết được ý
thúc tự giác, ý thức tổ chức, ý thức kỷ luật, năng khiếu, sở trường sở đoản.
 Lưu ý
 Tất cả những thông tin thu thập được phải ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ, cụ thể, đều đặn, xử lí
thông tin khoa học và ghi vào sổ chủ nhiệm hay nhật kí chủ nhiệm.

36
Sư phạm toán K43A
 Cần phải tiến hành nghiên cứu thường xuyên và liên tục cả trong năm học và ngoài thời
gian học tập
 Khi tìm hiểu đối tượng không có những kết luận vội vã, chủ quan, hấp tấp, tùy tiện,
tránh định kiến với học sinh
 Muốn tìm hiểu đối tượng phải xây dựng quan hệ thầy trò gần gũi thân mật nhưng phải
đúng mực (nghĩa là phải có khoảng cách nhất định)

2.Xây dựng và phát triển tập thể học sinh (Phần tập thể học sinh)

3.Quan tâm giáo dục toàn diện (thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh và tập thể học
sinh)

4. Công tác giáo dục học sinh cá biệt


a. Những biểu hiện của học sinh cá biệt
 Ăn mặc: không theo quy định (không đồng phục, mang dép lê…)
 Đi đứng: vi phạm giao thông, nghênh ngang, ngỗ ngang.
 Nói năng: sỗ sàng, không lễ phép, nói tục, chửi thề, dối trá, trống không, nói khích bác
sặc mùi xã hội đen.
 Hành vi: gây gỗ, đánh bạn bè, cả thầy cô.
 Tác phong sinh hoạt: uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, xem phim đồi trụy.
 Quan hệ tập thể: không hòa đồng, gây mất trật tự, mất đoàn kết, lôi kéo bè phái, chống
phá tập thể…
 Học tập: cúp tiết, bỏ giờ, không thuộc bài, gây mất trật tự trong giờ học, cãi thầy, gian
lận.
 Đạo đức: thường xếp loại TB, yếu, kém
 Những biểu hiện lặp lại thường xuyên, có hệ thống.
b.Nguyên nhân
 Gia đình:
 Hoàn cảnh, điều kiện kinh tế: 3 hoàn cảnh chính
+ Gia đình mâu thuẫn, xung đột thường xuyên
+ Gia đình có cấu trúc không hoàn thiện: ly hôn, mồ côi, con ngoài giá thú
+ Gia đình không lương thiện thiếu gương mẫu
 Phương pháp giáo dục sai lầm
+ Không thống nhất được trong cách giáo dục: giữa các thể hệ, giữa cha mẹ
+ Giáo dục theo lối hà khắc, độc đoán
+ Không quan tâm, thiếu trách nhiệm

 Nhà trường
 Sai lầm hạn chế ở mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục đều ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh
 Giáo viên thành kiến, định kiến thiếu quan tâm đến học sinh, không khách quan, xúc
phạm học sinh.
 Bị tập thể lớp cô lập
 Thiếu các hoạt động vui chơi bổ ích
 Xã hội

37
Sư phạm toán K43A
Ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống
+ Môi trường có nhiều sách báo, văn hóa phẩm đồi trụy, phim, đĩa lậu…
+ Sự lôi kéo dụ dỗ, ép buộc của các phần tử xấu
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, các hội địa phương
Bản thân học sinh
+Trẻ đang bước vào lứa tuổi dậy thì có những thay đổi về tâm sinh lí trẻ muốn khẳng định
bản thân, nếu giáo dục không đi đúng hướng  ảnh hưởng rất lớn đến trẻ
⟹ Kết luận sư phạm:
 Cần tìm hiểu kỹ về học sinh cá biệt để tránh có những nhận định sai lầm, tránh những
thành kiến, định kiến đối với học sinh cá biệt
 Trách phạt trẻ cá biệt cần phải đúng mức.
 Cần phải phát động phong trào thi đua, tin tưởng giao việc cho học sinh tạo điều kiện để
học sinh cố gắng
 Đưa học sinh vào tình huống cụ thể để giáo dục
 Dựa vào sự đồng tình ủng hộ của tập thể.
 Phải thật sự cảm thông, yêu thương chân thành, nhân đạo, kiên trì, nhẫn nại, không nôn
nóng, vội vàng.
Cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát tương đối chặt chẽ nhưng không làm cho đối tượng
mất cảm giác tự

5. Phối hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn đội


 GVCNL cần có kế hoạch phối hợp với các tổ chức Đoàn-đội trong việc tổ chức các hoạt
động
 GVCNL đóng vai trò là cố vấn trong mọi hoạt động Đoàn-đội.
 Phối hợp tổ chức các hoạt động phong trào để giáo dục học sinh: phong trào thi đua,
phong trào văn hóa thể dục thể thao.
 Bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ Đoàn.

 Phương pháp
 Phương pháp vận động quần chúng
 Phương pháp giáo dục cá biệt
 Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể
 Phương pháp tổ chức các hoạt động : Vui chơi,…
19. Bài tập tình huống giáo dục.

38
Sư phạm toán K43A

You might also like