You are on page 1of 5

Đinh Thị Mỹ Duyên

GD2-N1
Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Nhập Môn Khoa Học Giáo Dục


Bài tập cá nhân 2
Câu 1 : : Nêu khái niệm về nhân cách , sự triển nhân cách , sự phát triển nhân
cách?

Trả lời

 Nhân cách là một phần và là phần cốt lõi giá trí của mỗi cá nhân, là tập hợp những
giá trị và thuộc tính đặc biệt mà mỗi cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã
hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằm chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất
và tinh thần. Những giá trị và thuộc tính đóbao hàm các định hướng ía trị về mặt
trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,...
 Sự phát triển nhân cách được hiểu là quá trình biến đổi tổng thể, cải tiến toàn vjen
các sức mạnh thể chất, tinh thần cũng như năng lực của mỗi cá nhân, mà cốt lõi là
nhân cách, không chỉ bao gồm sự tăng trưởng về lượng, mà trước hết đó là nhữn
biến đổi về chất.

Câu 2 : Phân tích vai trò của di truyền của di truyền đối với sự phát triển nhân
cách. Rút ra kết luận sư phạm cần thiết đối với nhà giáo dục

Trả lời

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”

- Di truyền là gì ?
 Sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc trưng sinh học nhất định của nòi
giống, được ghi lại trong chương trình gen độc đáo bởi hệ thống gen goi là di
truyền. Gen là vật mang mã di truyền những đặc điểm sinh học của giống loài
trong quá trình tồn tại và phát triển theo con đường tiến hóa tự nhiên. Như vậy, di
truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định ghi lại trong cấu trúc
gen. Di truyền những đặc trưng sinh học của cha mẹ truyền lại cho con cái không
phải chỉ biểu hiện một cách hiện hữu khi đứa bé đó mới sinh ra mà có thể có
những mầm mống, tư chất sau một thời gian mới bộc lộ thành dấu hiệu của một số

Nhậ p Mô n KHGD Page 1


Đinh Thị Mỹ Duyên
GD2-N1
Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

năng khiếu như: hôi họa, thơ ca, toán học…hoặc thiểu năng trong một số lĩnh vực
của cuộc sống.
- Bẩm sinh là gì ?
 Bẩm sinh là những thuộc tính, những dặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới
sinh.

- Vai trò của di truyền , bẩm sinh :


 Lí luận và thực tiễn đã khẳng định rằng những mầm mống, tứ chất để phát triển
thành năng lực và phẩm chất về một lĩnh vực hoạt động nào đó ( Văn Học,
Toán Học, Nghệ Thuật,…) mang tính bẩm sinh, di truyền phản ánh sự kế thừa
tài năng . Điều này thể hiện ở một số gia đình xuất hiện liên tục người tài trong
các thế hệ nối tiếp nhau. Những đứa trẻ có gen di truyền về một lĩnh vực nào
sẽ bộc lộ thiên hướng về lĩnh vưc đó.
 Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố tiền đề vất chất (mầm mống) của sự phát triển tâm
lí, nhân cách . .Để trở thành một tài năng,phát triển năng lực , phẩm chất cần
có môi trường thuận lợi , hoạt động tích cực của cá nhânvà sự giáo dục cùng tự
giáo dục tốt .
 Các năng lực, phẩm chất hợp thành nhân cách được hình thành và phát triển
trong quá trình hoạt động và giao lưu.
 Đây là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò là tiền đề phát triển một
số phẩm chất, năng lực và tính cách.
 Di truyền tạo ra sự khác biệt ở mỗi cá thể người, trước hết ở các loại hình khí
chất, các kiểu hoạt động thần kinh, sau cùng với các yếu tố khác tạo nên những
đặc điểm riêng không chỉ về mặt sinh học mà cả về tính cách, năng lực của mỗi
cá nhân. Tuy nhiên, nếu chúng ta đề cao quá vai trò của yếu tố di truyền, phủ
nhận khả năng biến đổi bản chất con người, hạ thấp vai trò của giáo dục đến sự
hình thành nhân cách là một sai lầm vì những đứa trẻ sinh ra mặc dù không
được thừa hưởng khả năng bẩm sinh nhưng nếu được giáo dục đúng cách ở
môi trường lành mạnh thì đứa trẻ đó hoàn toàn có thể thành đạt, ngược lại
những đứa trẻ dinh ra trong gia đình đã có truyền thống về năng khiếu, năng
lực nhưng lại không được giáo dục đúng cách thì tài năng cũng sẽ tự nhiên bị
thui chột.
 nó có vai trò như là nguồn năng lượng cực kì quan trọng cho sự phát triển của
cá nhân, chi phối và để lại dấu ấn rõ nét trong nhân cách con người, một ví dụ
như sau: hai đứa trẻ cùng sinh ra trong cùng một khoảng thời gian, với điều
kiện gia đình là như nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đứa trẻ được
sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều làm trong làng giải trí lại có thể nói năng

Nhậ p Mô n KHGD Page 2


Đinh Thị Mỹ Duyên
GD2-N1
Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát và dễ hòa đồng hơn do đó nó có nhiều bạn
bạn bè, làm quen nhanh, điều đó cho thấy vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di
truyền – bẩm sinh cho sự phát triển của trẻ.
- Kết luận sư phạm :
 Nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức sức sống vốn có trong bản chất tự nhiên
của con người . Từ đó xác định phương hướng , chăm sóc khai thác để phát
triển tài năng
 -Nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh – di truyền chúng ta sẽ bỏ qua tiền đề quan
trọng cho sự phát triển
 Nếu đánh giá quá cao sẽ dẫn tới sai lầm về mặt nhận thức, phủ nhận khả năng
biến đổi của con người , phủ nhận vai trò của giáo dục và tự giáo dục .
 Người giáo dục cần đổi mới biến đổi phương pháp truyền đạt để có thể thivhs
hợp với từng khả năng riêng.
 Tạo nhiều săn chơi bổ ích , cơ hội sáng tạo , điều kiện để phát hiện cũng như
phát triển tài năng .
 Tôn trọng , khích lệ đánh giá cao năng lực của từng người
 Giúp người học khắc phục những khả năng yếu kém.
Câu 3: Phân tích vai trò của môi trường đối với sự phát triển của nhân cách . Rút ra
kết luận sư phạm cần thiết đối với nhà giáo dục

Trả lời :

-Môi trường là gì ?

 Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn lao đến đời sống
và nhân cách con người. Môi trường bao quanh con người gồm tự nhiên và môi
trường xã hội .Môi trường tự nhiên gồm khí hậu, dất, nước , sinh thái,… và môi
trười xã hội, đó là các điều kiện về kinh tế , chính trị , văn hóa ,…
- Vai trò của môi trường :
a) Môi trường tự nhiên :
 Là điều kiện địa lí – hệ sinh thái xung quanh con người tạo điều kiện rèn luyện
hình thành những phẩm chất nhân cách của cá nhân.
 Mỗi con người ngay từ khi sinh ra đã phải sống trong một môi trường, hoàn
cảnh nhất định , có thể gặp thuận lợi khó khăn trong quá tr
 Thông thường tính cách của con người liên quan đến đặc điểm Đia lý của khu
vực sinh sốngình phát triển thể chất , tinh thần

Nhậ p Mô n KHGD Page 3


Đinh Thị Mỹ Duyên
GD2-N1
Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

 Tuy nhiên môi trường tự không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định
mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng
không mạnh mẽ và quan trọng bằng môi trường xã hôi.

b) Môi Trường Xã Hội :

Kinh tế Văn hóa


Gia đình

Cộng Khu
Đồng CÁ NHÂN phố
Chính trị
Khoa
học CN
Nhà trường

 Thông qua hoạt động môi trường và giao lưu trong môi trường mà cá nhân chiếm
lĩnh được kinh nghiệm, các giá trị xã hội loài người , từng bước điều chỉnh , hoàn
thiện nhân cách của mình
 Con người luôn luôn là một chủ thể có ý thức , tùy theo lứa tuổi và trình độ được
giáo dục chứ không hoàn toàn bị tác động bởi những tác động xấu của môi trường
 Ngay cả khi con người cùng sống chung hoàn cảnh môi trường thì nhân cách của
họ cũng phát triển theo hướng khác nhau .
 Sự tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường cần chú ý đến hai vấn đề :
 + Tính chất tác động của môi trường , hoàn cảnh vào quá trình phát triển nhân
cách
 +Tính tích cực của nhân cách tác động vào môi trường , hoàn cảnh nhằm điều
chinh, cải tạo nó phục vụ nhu cầu, lợi ích của mình.
- Kết luận sư phạm  
 Giúp các bạn tự tin , giúp các bạn tự phát triển bằng cách cho trẻ tham gia nhiều
hoạt động đưa đi chơi khám phá trải nhiệm
 Cha mẹ thầy cô cần là những tấm gương tốt cho trẻ noi theo

Nhậ p Mô n KHGD Page 4


Đinh Thị Mỹ Duyên
GD2-N1
Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội

 Nếu có mâu thuẫn trong gia đình của ngường lớn cần giữ khoảng cách an toàn với
trẻ
 Hãy chọn môi trường năng động có các bạn đồng trang lứa cho trẻ

Câu 4 : Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách . Rút ra
KLSP

Trả lời :

- Vai trò của giáo dục :


 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhâncách
của cá nhân
- Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ
mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể tạo ra
được do tác động tự phát.
 Giáo dục có sức mạnh cải biên những nét tính cách hành vi , phẩm chất lệch lạc
không phù hợp với chuẩn mực xã hội.
 Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt với những người khuyết tật , tai nạn hoặc
bẩm sinh giúp họ phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức
năng khác để họ hòa nhập với cuộc sống.
- Kết luận Sư phạm :
 Giáo dục toàn diện học sinh từ khi trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành phải đảm bảo
đạt được (hội tụ trong một con người) những yếu tố: đức (đạo đức, ngoan, lễ
phép, thân thiê ̣n, hòa nhã), trí (kiến thức, trí tuê ̣, sự hiểu biết - thông thái), thể (sức
khỏe, thể dục - thể thao, năng khiếu), mĩ (đẹp trong trang phục, quan niệm về cái
đẹp) và văn (con người hoàn thiê ̣n về nhân cách và thể hiê ̣n là người có văn hóa).
 Giáo dục phải diễn ra trong quá trình có sự tác động đồng bộ của những thành tố
như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức.
 Cần có hoạt động tích cực hướng con người đến giá trị tốt đẹp . Tránh tiêu cực
trong giáo dục
 Giáo dục cần có mối liên hệ với Gia Đình và Xã Hội để đạt hiệu quả tốt nhất cho
học sinh

Nhậ p Mô n KHGD Page 5

You might also like