You are on page 1of 124

GIÁO ÁN HÓA HỌC THEO

CÔNG VĂN 5512

vectorstock.com/28062440

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA 11 - KẾT NỐI


TRI THỨC - CẢ NĂM SOẠN THEO CÔNG
VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2023-2024 (MA
SO TAI LIEU : DKQNGACDH11KNTT2C)
WORD VERSION | 2024 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
 Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc
vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau.
 Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị
trường Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được vai trò của phân
bón đối với năng suất cây trồng.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái
niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của
GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
 Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sử dụng phân bón là cần thiết để nâng
cao năng suất cây trồng.
 Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin
về loại phân bón phổ biến, biết chọn lựa phân bón phù hợp với từng loại cây
trồng và thời kì phát triển.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Hiểu và vận dụng sử dụng phân bón hợp
lí, tránh lãng phí, tiết kiệm, không ảnh hưởng đến môi trường; tận dụng được
rác thải hữu cơ để đưa ra các phương án phù hợp trong sử dụng phân bón.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT.
 Tranh ảnh, video thí nghiệm mô tả ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng.
 Video quy trình sản xuất phân bón ở một số nhà máy sản xuất phân bón ở Việt
Nam.
 Các phiếu học tập về tác dụng của các loại phân bón khác nhau với từng thời kì
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, loại đất, thời tiết, khí hậu.
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, dự đoán nguyên nhân và đề xuất giải pháp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của
phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh
nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”. Những vai trò này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Chúng ta cùng vào Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giới thiệu về phân bón
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, phân loại, chức
năng, vai trò của phân bón
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành phiếu học
tập số 1, trả lời CH1, 2 SGK trang 7
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm, phân loại, chức năng, vai trò của
phân bón, kết quả hoàn thành phiếu học tập số 1, CH1, 2 SGK trang 7.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Giới thiệu về phân bón


* Khái niệm và phân loại phân bón 1. Khái niệm và phân loại
- GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK trang 5, rút ra - Phân bón là sản phẩm có chức năng
khái niệm về phân bón và khắc sâu hai chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
của phân bón: hoặc có tác dụng cải tạo đất.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng - Phân loại các chất dinh dưỡng cần thiết
+ Cải tạo đất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành trồng:
phiếu học tập. + Nhóm nguyên tố đa lượng: nitơ
(Phiếu học tập số 1 ở cuối hoạt động 1) (nitrogen), phosphorus, kali (potassium).
* Vai trò của phân bón + Nhóm nguyên tố trung lượng: calcium,
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 SGK trang magnesium, lưu huỳnh (sulfur).
6 – 7 theo các ý sau: + Nhóm nguyên tố vi lượng: boron, đồng
+ Phân bón được sử dụng cho đất và cây bằng (copper), sắt (iron), chlorine, manganese,
cách nào? nickel, natri (sodium), molybdenum,
+ Nguyên tố nào là nguyên tố dinh dưỡng phổ kẽm (zinc),…
biến nhất trong phân bón? Nguyên tố đó có - Dựa vào nguồn gốc tạo thành, phân
nguồn gốc từ đâu? bón được chia làm hai loại chính:
+ Nông dân thường dùng phân bón ở dạng nào? + Phân bón vô cơ
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, dựa vào + Phân bón hữu cơ
các thông tin đã tìm hiểu ở trên đê trả lời CH1, 2 - Dựa vào thành phần nguyên tố có trong
SGK trang 7: phân bón :
1. Phân bón có vai trò gì đối với đất và cây + Phân đạm
trồng? + Phân lân
2. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên + Phân kali
tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng? + Phân NPK,…
A. Nitrogen 2. Vai trò của phân bón
B. Platinum
C. Phosphorus - Phân bón được thêm vào đất làm tăng
D. Kali độ phì nhiêu của đất hoặc được tưới trực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tiếp vào lá, thân cây nhằm bổ sung chất
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận dinh dưỡng để cây trồng phát triển tốt.
nhóm hoàn thành phiếu học tập, CH1, 2 SGK - Nguồn nguyên tố dinh dưỡng phổ biến
trang 7 nhất trong phân bón là nitrogen (không
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần khí), potassium (nước biến, hồ, tro đốt,
thiết. rơm rạ,…), phosphorus (đá).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Trong thực tiễn, nông dân thường bón
luận các loại phân ở dạng tan hoặc không tan
- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày theo từng thời kì sinh trưởng của cây
phiếu học tập, CH1, 2 SGK trang 7. trồng.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Trả lời CH1, 2 SGK trang 7
Bước 4: Kết luận, nhận định 1.
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm, phân Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho
loại và vai trò của phân bón. cây trồng vừa có tác dụng cải tạo đất
(như đất chua, đất nhiễm mặn) nằm mục
đích giúp cây trồng phát triển tốt, cho
năng suất cao.
2.
Đáp án B.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Em hãy điền cụm từ thích hợp còn thiếu vào ô trống
Bảng 1.1. Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Nhóm nguyên tố đa Nhóm các nguyên Cây trồng thiếu chất
lượng và nguồn cung tố vi lượng và dinh dưỡng sẽ dẫn đến
cấp nguồn cung cấp những hậu quả gì?

Thành phần
nguyên tố

Thành phần
phần trăm
trong thực
vật khô

Bảng 1.2. Phân loại phân bón dựa trên nguồn gốc tạo thành

Nguồn gốc tạo thành Phân bón vô cơ Phân bón hữu cơ


phân bón

Loại phân bón

Bảng 1.3. Phân loại phân bón dựa trên thành phần nguyên tố có trong phân bón

Loại phân bón Phân đạm Phân lân Phân kali Phân N, P, K
Thành phần nguyên tố
dinh dưỡng

*Đáp án phiếu học tập số 1


Bảng 1.1. Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

Nhóm nguyên tố đa lượng và Nhóm các Cây trồng thiếu


nguồn cung cấp nguyên tố vi chất dinh dưỡng sẽ
lượng và dẫn đến những hậu
nguồn cung quả gì?
cấp

Thành phần C, O, H B, Zn, Fe, Cu, - Cây trồng sinh


nguyên tố Cây trồng lấy từ không khí và Mn, Mo, Cl trưởng kém, khó ra
nước Cây trồng cần hoa, đậu quả.
được bổ sung - Phát sinh bệnh và
Đạm (N), lân (P), kali (K)
qua phân bón. có thể chết.
Cây trồng cần được bổ sung qua
phân bón.

Thành phần > 0,01 % < 0,0001%


phần trăm
trong thực
vật khô

Bảng 1.2. Phân loại phân bón dựa trên nguồn gốc tạo thành

Nguồn gốc tạo Phân bón vô cơ Phân bón hữu cơ


thành phân bón
Loại phân bón Được sản xuất theo quy trình Từ các chất hữu cơ có nguồn gốc
công nghiệp, nguyên liệu từ thực vật, động vật với sự có mặt
các hóa chất vô cơ. của các vi sinh vật.

Bảng 1.3. Phân loại phân bón dựa trên thành phần nguyên tố có trong phân bón

Loại phân bón Phân đạm Phân lân Phân kali Phân N, P, K

Thành phần nguyên tố N P K N, P, K


dinh dưỡng

Hoạt động 2: Nhu cầu phân bón của cây trồng


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được nhu cầu dinh dưỡng khác nhau
đối với từng giai đoạn phát triển.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành phiếu học tập số 2, thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở ví dụ về nhu cầu phân bón của cây trồng ở
các thời điểm, kết quả thực hiện phiếu học tập số 2, HĐ1, 2 SGK trang 8.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 3. Nhu cầu phân bón của cây
- GV dùng hình ảnh quá trình phát triển của cây trồng ở các thời kì phát triển
ngô, hướng dẫn HS tìm hiểu: đối với từng giai - Mỗi loại cây trồng có nhu cầu
đoạn phát triển cây cần chất dinh dưỡng nào là dinh dưỡng khác nhau đối với từng
phù hợp nhất, từ đó HS sẽ lựa chọn được loại giai đoạn phát triển.
phân bón phù hợp để cây phát triển tốt cho năng - Từ nhu cầu của cây, điều kiện cụ
suất cao. thể của đất trồng, điều kiện tưới
- GV: Trong suốt chu kì sinh trưởng và phát triển, tiêu và mục tiêu trồng mà quyết
tùy từng giai đoạn mà nhu cầu về dinh dưỡng của định sử dụng phân bón như thế nào.
cây trồng khác nhau, cần bón phân với liều - Ví dụ:
lượng vừa đủ tránh dư thừa, như vậy vừa tiết Để quyết định lượng và loại phân
kiệm kinh phí, thời gian, cây trồng vừa phát triển bón cho ngô cần căn cứ vào các
khỏe mạnh, cho năng suất cao và không gây ô yếu tố:
nhiễm môi trường. + Nhu cầu và đặc điểm hút chất
- GV dùng hình ảnh minh họa: dinh dưỡng theo từng giai đoạn.
+ phân đạm là nguồn dinh dưỡng chính yếu giúp + Đặc điểm, tính chất của đất.
cây phát triển cành lá, nuôi dinh dưỡng cho cành + Giống ngô
lá xanh tốt; + Đặc điểm của loại phân bón
+ phân lân giúp cây phát triển bộ rễ, chắc cây, + Chế độ luân canh, xen canh
kích thích ra nhiều mầm hoa; + Điều kiện khí hậu, thời tiết
+ các nguyên tố trung vi và vi lượng giúp cây
tăng cường đề kháng, hạn chế sâu bệnh
- GV đặt câu hỏi: Đối với từng giai đoạn phát
triển cây trồng, loại phân bón nào là phù hợp
nhất?
- GV: Với mỗi loại cây trồng, căn cứ vào mục
đích sử dụng mà lựa chọn thời điểm bón và loại
phân bón phù hợp.
Ví dụ: cây rau ăn lá là thích hợp với phân đạm,
nên bón vào thời điểm cây phát triển lá, đẻ
cành; cây ăn quả nên bón phân kali vào thời
điểm cây bắt đầu ra hoa và hình thành quả.
- GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thành phiếu học
tập số 2. (phiếu học tập số 2 ở cuối hoạt động
2).
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thực
hiện HĐ1, 2 SGK trang 8:
1. Hãy tìm hiểu về một loại cây được trồng phổ
biến ở địa phương em và cho biết:
a) Các giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo
hạt đến khi thu hoạch
b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai
đoạn phát triển của cây đảm bảo năng suất cao.
2. Hãy quan sát một số nhãn trên vỏ bao bì đựng
phân bón và cho biết thành phần các chất có
trong loại phân bón này. Tìm hiểu và cho biết
loại phân bón này được sử dụng như thế nào đối
với cây trồng đặc thù ở địa phương em.
- GV gợi ý HS thực hiện hoạt động:
1. HS nên lựa chọn cây lúa để quan sát phát triển
và bón phân theo thời kì, vì đó là cây lương thực
quan trọng.
2. Quan sát nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón
để biết thành phần các chất dinh dưỡng.
Ví dụ: phân NPK, thành phần dinh dưỡng tương
ứng với thành phần phần trăm của N, P2O5 và K;
phân đạm, tương ứng phần trăm N; phân lân (P)
tương ứng với thành phần phần trăm của P2O5,..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận
hoàn thành phiếu học tập số 2, thực hiện HĐ 1, 2
SGK trang 8.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS trình bày đáp án phiếu học tập số
2, kết quả thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về nhu
cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát
triển.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Hoàn thành bảng sau:

Giai đoạn cây trồng phát triển Nhu cầu phân bón của
cây trồng (loại phân,
cách bón phân)

1. Giai đoạn cây trồng còn nhỏ, chưa ra quả, phát triển cành

2. Thời kì đầu mùa và cuối mùa


3. Giai đoạn cây trồng ra hoa, tạo quả

4. Giai đoạn trước khi thu hoạch quả khoảng 1 hoặc 2 tháng

5. Giai đoạn sau khi thu hoạch quả

6. Giai đoạn cần kích thích sự phát triển bộ rễ ra hoa, làm


hạt

Đáp án phiếu học tập số 2

Giai đoạn cây trồng phát triển Nhu cầu phân bón của cây
trồng (loại phân, cách bón
phân)

1. Giai đoạn cây trồng còn nhỏ, chưa ra quả, phát triển cành Phân đạm

2. Thời kì đầu mùa và cuối mùa Bón lót phân tổng hợp

3. Giai đoạn cây trồng ra hoa, tạo quả Phân kali

4. Giai đoạn trước khi thu hoạch quả khoảng 1 hoặc 2 tháng Phân kali

5. Giai đoạn sau khi thu hoạch quả Phân lân và phân đạm

6. Giai đoạn cần kích thích sự phát triển bộ rễ ra hoa, làm Phân đạm, lân và kali
hạt

Hoạt động 3: Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số phân bón thông dụng ở
Việt Nam.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành phiếu học tập số 3, 4, CH3 SGK trang 9.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số loại phân bón thông dụng ở Việt
Nam, kết quả thực hiện phiếu học tập số 3, 4, CH3 SGK trang 9.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. Một số phân bón thông dụng ở
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành Việt Nam
phiếu học tập số 3 1. Phân đạm
(phiếu học tập số 3 ở cuối hoạt động 3) Cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh
- GV hướng dẫn HS đọc SGK và các tài liệu dưỡng nitrogen ở dạng
tham khảo trên sách, báo và trên các phương ammonium nitrate được sử dụng ở
tiện truyền thông và hoàn thành phiếu học tập dạng rắn, hút ẩm mạnh và tan trong
số 4 nước.
(phiếu học tập số 4 ở cuối hoạt động 3) 2. Phân lân
- GV cho HS thảo luận: Sản xuất phân đạm Cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh
thì bốn nhà máy trên cần những nguyên liệu dưỡng chính là phosphorus dưới dạng
gì? Xung quanh các địa phương đó có những ion phosphate ().
yếu tố gì thuận lợi cho việc xây dựng nhà 3. Phân kali
máy sản xuất phân đạm? (nguồn cung cấp Thường là các muối chứa nguyên tố
nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất,…) kali, dùng để bón thúc.
- GV yêu cầu HS trả lời CH3 SGK trang 9: 4. Phân hỗn hợp NPK
3. Ở Việt Nam có một số phân bón NPK sau: Cung cấp cả ba nguyên tố: N, P, K cho
NPK 30-10-10, NPK 20-20-15,…. cây trồng được chế biến phù hợp với
Hãy cho biết ý nghĩa của các con số này. từng loại đất, từng thời kì bón phân,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ từng loại cây trồng.
- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và 5. Phân bón hữu cơ
hoàn thành phiếu học tập số 3, 4, CH3 SGK
trang 9.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần - Phân bón hữu cơ là loại phân bón có
thiết. các hợp chất hữu cơ chứa các chất dinh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo dưỡng cần thiết cho cây trồng.
luận - Phân bón hữu cơ gồm các loại: phân
- Đại diện HS trình bày đáp án phiếu học tập bón hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ
số 3, 4, CH3 SGK trang 9. sinh học, phân hữu cơ khoáng.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Trả lời CH3 SGK trang 9:
Bước 4: Kết luận, nhận định Con số lần lượt cho biết hàm lượng hay
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân,
một số phân bón thông dụng ở Việt Nam. phân kali trong phân bón.
Hàm lượng đạm (tính theo % N), hàm
lượng lân (tính theo & P2O5) và hàm
lượng kali tính theo % K2O).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Em hãy hoàn thành bảng sau:

Hợp chất Ion cây trồng hấp Tên thương mại của
thụ phân bón

NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4

NaNO3, Ca(NO3)2

(NH2)2CO

Ca(H2PO4)2 và CaSO4

Ca(H2PO4)2

Đáp án phiếu học tập số 3


Hợp chất Ion cây trồng hấp Tên thương mại của
thụ phân bón

NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 , Phân đạm ammonia

NaNO3, Ca(NO3)2 Phân đạm nitrate

(NH2)2CO Phân đạm urea

Ca(H2PO4)2 và CaSO4 Superphosphate đơn

Ca(H2PO4)2 Superphosphate kép

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


Hoàn thành bảng sau:

Loại Thành phần hóa Cách sử dụng Nguyên liệu Nhà máy/ công
phân học, đặc điểm hiệu quả sản xuất ty sản xuất

Phân
đạm

Phân
lân

Đáp án phiếu học tập số 4

Loại Thành phần hóa Cách sử dụng Nguyên Nhà máy/ công ty
phân học, đặc điểm hiệu quả liệu sản sản xuất
xuất
Phân NO3-, NH4+, NH2 Dựa vào đặc , NH3, Hà Bắc (Bắc Giang)
đạm dạng rắn, hút ẩm điểm sinh lí loại H2SO4, Phú Mỹ (Bà Rịa –
mạnh cây trồng, vị trí, HNO3 Vũng Tàu)
loại đất, thời Cà Mau
tiết Ninh Bình

Phân PO43- ở dạng Dựa vào đặc Ca3(PO4)2, Công ty supe phốt
lân supephosphate kép, điểm sinh lí loại H2SO4, phát và hóa chất Lâm
supephosphate đơn, cây trồng, vị trí, H3PO4 Thao
phân lân nung chảy loại đất, thời Công ty phân lân
tiết nung chảy Văn Điền

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?
A. (NH2)2CO B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. Ca(H2PO4)2
Câu 2. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân lân là
B. nitrogen B. carbon C. potassium D. phosphorus
Câu 3. Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:
A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác
C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác
D. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác
Câu 4. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng của
C. P2O3 B. C. P2O5 D. P
Câu 5. Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là
1. NaNO3 B. BaSO4 C. KNO3 D. NH4H2PO4
Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối
lượng của nguyên tố nào sau đây?
D. Phosphorus B. Carbon C. Nitrogen D. Potassium
Câu 7. Chọn câu đúng?
A. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng.
B. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng
C. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng
D. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng
Câu 8. Công thức của Superphosphate kép là
A. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 C. CaHPO4 D. Ca(H2PO4)2.CaSO4
Câu 9. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
B. Đá vôi B. Muối ăn C. Phèn chua D. Vôi sống
Câu 10. Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là
A.95,51% B. 31,54% C. 79,26% D. 26,17%
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng: N, P, K
+ Các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: Ca, Mg, S
+ Các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Mo, Cl,...
+ Vai trò của phân bón: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất
+ Cách sử dụng phân bón: bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng với liều lượng phù hợp;
bón phân theo từng thời kì sinh trưởng của cây trồng, từng loại đất
+ Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn
hợp NPK, phân bón hữu cơ.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A 2. D 3. A 4. C 5. B 6. C 7. A 8. B 9. D 10. C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng nitrogen trong các loại phân bón chứa hợp
chất của nitrogen như CO(NH2)2, NH4NO3 và (NH4)2SO4 để làm gì?
Bài 2. Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón không phù hợp với thời điểm sinh
trưởng, phát triển của cây trồng?
Bài 3. Sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1.
Thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng nitrogen trong các loại phân bón chứa hợp chất
CO(NH2)2, NH4NO3 và (NH4)2SO4 chính là phân đạm để phát triển cành lá trước khi
ra hoa đậu quả.
Bài 2.
Sử dụng phân bón không hợp lí, dẫn đến năng suất kém. Ví dụ: khi cần kích thích ra
hoa đậu quả lại kích thích ra rễ cây; bón phân quá nhiều có thể làm cây chết; phân bón
dư thừa ảnh hưởng môi trường; các loại phân tan mạnh bón vào trời mưa dễ bị trôi
rửa,...
Bài 3.
Việc sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến thiếu oxygen trong nước. Do trong phân
bón chứa các chất bao gồm nitrate và phosphate,... sẽ chảy vào hồ và mương máng,...
do mưa và nước thải. Những chất này làm tăng sự phát triển quá mức của tảo, từ đó
làm giảm nồng độ oxygen trong nước. Sự thiếu oxygen dẫn đến cái chết hàng loạt của
cá, tôm, cưa và các loài động vật, thực vật thủy sinh khác.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Phân bón vô cơ
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ nghiên cứu, trình bày nội dung ở nhà, báo
cáo trước lớp vào giờ học nội dung quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ,
cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng (Bài 2: Phân bón vô cơ)
Nhiệm vụ chung:
- Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng phần mềm powerpoint, hoặc tiểu phẩm…
- Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục vụ cho bài thuyết trình của mình.
- Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, phân công cụ thể các công việc và tiến độ
làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Nội dung tìm hiểu:
1. Nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất các loại phân bón
2. Trình bày quá trình sản xuất mỗi loại phân bón, nêu các phản ứng hoá học xảy
ra (nếu có).
3. Cách sử dụng các loại phân bón
4. Nguyên tắc bảo quản các loại phân bón
Nhiệm vụ từng nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu phân đạm
Nhóm 2: Tìm hiểu phân lân
Nhóm 3: Tìm hiểu phân kali và ammophos
BÀI 2: PHÂN BÓN VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
 Phân loại được các loại phân bón vô cơ: phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là
phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng;
phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
 Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết
cho cây trồng
 Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ
 Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón vô cơ.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các
khái niệm liên quan đến phân bón vô cơ
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Phân loại được các loại phân bón vô cơ.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, tìm hiểu các thông tin, mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng
trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
o Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
o Trình bày được cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón vô cơ
thông dụng.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT.
 Tranh ảnh, các video clip về sản xuất phân bón vô cơ ở các nhà máy và trong
phòng thí nghiệm
 Tranh ảnh về sử dụng phân bón hợp lý và không hợp lý dẫn đến ảnh hưởng
năng suất cây trồng và môi trường sống.
 Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
 Bài thuyết trình theo nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cung cấp thông tin: Bón phân là việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng thông
qua các loại phân bón
- GV đặt vấn đề: “Em hãy cho biết các loại phân bón hiện nay. Phân biệt phân bón vô
cơ khác phân bón hữu cơ như thế nào? Phân vi sinh có phải là phân bón vô cơ
không?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Một số phân bón thông dụng: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp NPK,
phân bón hữu cơ;...
Phân biệt phân bón vô cơ khác phân bón hữu cơ
 Phân bón vô cơ có nguồn gốc từ những sản phẩm hóa học vô cơ chứa các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp
 Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ những chất hữu cơ các chất thải hữu cơ được
chế biến, pha trộn, lên men và có thể bổ sung thêm khoáng chất
Phân vi sinh không phải là phân bón vô cơ
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Phân bón vô
cơ hay còn gọi là phân bón hóa học dưới dạng muối khoáng thu được trải qua các
quá trình vật lý, hóa học theo quy trình công nghiệp. Vậy để biết phân bón vô cơ gồm
những phân bón nào và có những thành phần dinh dưỡng nào cần thiết cho cây
trồng,...thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong Bài 2: Phân bón vô cơ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân loại phân bón vô cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các loại phân bón vô cơ:
phân bón đơn, đa lượng hay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân
bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành phiếu học
tập 01, trả lời CH1 SGK trang 12
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở các loại phân bón vô cơ, kết quả hoàn thành
phiếu học tập 01, CH1 SGK trang 12.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ


- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 11, Phân bón vô cơ được phân loại
phân loại được các loại phân bón vô cơ. - Dựa theo số lượng nguyên tố dinh
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn dưỡng cơ bản
thành phiếu học tập 01 + phân đơn
(Phiếu học tập số 1 ở cuối hoạt động 1) + phân hỗn hợp
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, dựa vào + phân phức hợp
các thông tin đã tìm hiểu ở trên để trả lời CH1 - Dựa theo hàm lượng các nguyên tố có
SGK trang 12: trong cây
Phân loại các phân bón sau dựa vào Bảng 2.1: + phân đa lượng
a) Potassium chloride (KCl); + phân trung lượng
b) Calcium dihydrogenphosphate + phân vi lượng
(Ca(H2PO4)2); Trả lời CH1 SGK trang 12
c) Ammonium sulfate ((NH4)2SO4); (ở cuối hoạt động 1)
d) Ammonium dihydrogenphosphate
(NH4H2PO4).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận
nhóm hoàn thành phiếu học tập, CH1 SGK
trang 12
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày
phiếu học tập, CH1 SGK trang 12.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại
phân bón vô cơ

PHIẾU HỌC TẬP 01


1. Cho biết thành phần nguyên tố dinh dưỡng của các phân bón: phân đơn lượng; phân đa
lượng; phân trung lượng, phân bón vi lượng, phân bón phức hợp, phân bón hỗn hợp.
2. Hãy nhận xét nguyên tố dinh dưỡng chính của mỗi loại phân bón trên.
3. Nêu tác dụng của từng loại phân bón đối với cây trồng.

*Đáp án phiếu học tập 01


1.
 Phân bón đơn lượng là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng
chính là N, P hay K.
 Phân bón đa lượng Chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần với lượng
lớn như là đạm, lân, kali
 Phân bón trung lượng: chứa các chất dinh dưỡng S, Ca và Mg,...
 Phân bón vi lượng chứa Fe, Zn, Mn, Cn, Cl, B, Mo và Ni.
 Phân bón phức hợp, hỗn hợp chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
Nguyên tố dinh dưỡng chỉnh của phân bón đơn lượng, phân bón đa lượng là các
nguyên tố N, P và K; của phân bón trung lượng là S, Ca và Mg; của phân bón vi
lượng là các nguyên tố Fc, Zn, Mn, Cụ, CI, B, Mo và Ni.
Phân bón phức hợp chứa hai hoặc ba trong các nguyên tố N, P và K.
Phân bón hỗn hợp NPK chứa đồng thời ba nguyên tố dinh dưỡng N, P và K.
Tác dụng của phân bón đơn, đa lượng để bón thúc, kích thích sự phát triển của lá và
chồi cây.
Phân bón trung lượng giúp che cây hút phân lân nhanh, dễ dàng và vận chuyển chất
đường trong cây nhanh hơn.
Phân bón vi lượng tham gia quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và
điều chỉnh quá trình sinh trưởng, chống chịu của cây.
Phân bón hỗn hợp giúp cho cây có thể xanh tốt cũng như sinh trưởng chiều cao, kích
thích cây ra hoa, kết quả, tăng sức đề kháng cho cây.
Trả lời CH1 SGK trang 12

Phân bón Tiêu chí phân loại

Số lượng nguyên tố Hàm lượng của nguyên tố


dinh dưỡng cơ bản dinh dưỡng trong thực vật

a) Potassium chloride Phân bón đơn Phân bón đa lượng


(KCl)

b) Calcium Phân bón đơn Phân bón đa lượng/phân bón


dihydrogenphosphate trung lượng
(Ca(H2PO4)2)
c) Ammonium sulfate Phân bón đơn Phân bón đa lượng/Phân bón
((NH4)2SO4) trung lượng

d) Ammonium Phân bón phức hợp Phân bón đa lượng


dihydrogenphosphate
(NH4H2PO4)

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón
vô cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được vai trò của một số chất dinh
dưỡng trong phân bón vô cơ cần thiết cho cây trồng
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành CH 2, 3 SGK trang 13.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số nguyên tố dinh dưỡng trong
phân bón vô cơ, trả lời CH2, 3 SGK trang 13.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ


- GV dùng hình ảnh cây trồng hút các chất dinh NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG
dưỡng trong đất, Yêu cầu học sinh thảo luận vai TRONG PHÂN BÓN VÔ CƠ
trò dinh dưỡng của các nguyên tố như N, P, K, (Nêu chi tiết trong bảng 2.2 SGK tr 12,
Fe, Mn, Cl, Zn, Cu, B, Mo trong phân bón 13)
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm trả Trả lời CH2, 3 SGK trang 13
lời CH 2, 3 SGK trang 13: 2.
2. Dựa vào vai trò của các nguyên tố đa lượng, Phân bón vô cơ Thời điểm bón
hãy tìm hiểu và cho biết thời điểm thích hợp để phân
bón phân đạm, phân lân, phân kali cho cây
Phân đạm Bón lót + Bón
trồng.
thúc
3. Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước khi bón
phân đạm cho đất chua, đất nhiễm phèn. Phân lân Bón lót
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Phân kali Bón lót
- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK nêu vai trò
Phân hỗn hợp, Bón lót + Bón
dinh dưỡng của các nguyên tố như N, P, K, Fe,
phân phức hợp thúc
Mn, Cl, Zn, Cu, B, Mo trong phân bón
3. Đề xuất biện pháp cải tạo đất trước
- HS thảo luận trả lời CH 2, 3 SGK trang 13
khi bón phân đạm cho đất chua, đất
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
nhiễm phèn.
thiết.
- Bón vôi cải tạo đất trước khi mỗi mùa
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
vụ (giúp cân bằng độ pH của đất, hạ
luận
độ chua nhanh)
- Đại diện HS trình bày tóm tắt vai trò của một
- Tăng tỉ trọng bón phân hữu cơ (để
số nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón vô cơ.
cải tạo đất chua)
- Đại diện HS trả lời CH 2, 3 SGK trang 13
- Không sử dụng phân bón vô cơ làm
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
tăng nồng độ chua như ammonium
Bước 4: Kết luận, nhận định
chloride.
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vai
- Nên lựa chọn phân lân nung chảy
trò của một số nguyên tố dinh dưỡng trong
phân urea, DAP thay thế.
phân bón vô cơ

Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất, cách sử dụng và bảo quản một số loại
phân bón vô cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quy trình sản xuất một số
loại phân bón vô cơ, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông
dụng
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành phiếu học tập số 2, CH4-7 SGK trang 14-18.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở quy trình sản xuất một số loại phân bón vô
cơ, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng, kết quả thực
hiện phiếu học tập số 2, CH4-7 SGK trang 14-18.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT
- GV hướng dẫn các nhóm HS trình bày báo SỐ LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ
cáo nội dung được giao chuẩn bị trước lớp; 1. Sản xuất phân đạm
Nhiệm vụ chung: Tận dụng nguồn nitrogen có sẵn trong
- Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng không khí (78% thể tích) đề tạo ra
phần mềm powerpoint, hoặc tiểu phẩm… ammonia theo quy trình Haber - Bosch.
- Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục N2 + 3H2 2NH3
vụ cho bài thuyết trình của mình. a) Đạm ammonium.
- Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, Ammonium sufate:
phân công cụ thể các công việc và tiến độ làm 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
việc của từng thành viên trong nhóm. Ammonium nitrate
Nội dung tìm hiểu: HNO3 + NH3 NH4NO3
1. Nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất Ammonium hydrogen carbonate
các loại phân bón NH3+ CO2 + H2O → NH4HCO3
b) Đạm urea:
2. Trình bày quá trình sản xuất mỗi loại phân 2NH3 + CO2 (NH2)2CO + H2O
bón, nêu các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có). 2. Sản xuất phân lân
3. Cách sử dụng các loại phân bón a) Superphosphate đơn:
4. Nguyên tắc bảo quản các loại phân bón Nguyên liệu: Quặng apatite có thành
Nhiệm vụ từng nhóm phần 3Ca3(PO4)2.CaF2 hoặc
Nhóm 1: Tìm hiểu phân đạm Ca5(PO4)3F, sulfuric acid.
Nhóm 2: Tìm hiểu phân lân Điều chế: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2
Nhóm 3: Tìm hiểu phân kali và ammophos CaSO4 + Ca(H2PO4)2
- Sau khi nghe báo cáo nhiệm vụ học tập, kết b) Superphosphate kép:
hợp SGK, HS thảo luận nhóm, hoàn thành Nguyên liệu: quặng apatite, phosphoric
PHT 02 acid.
(Phiếu học tập 02 ở cuối hoạt động 3) Sản xuất qua 2 giai đoạn:
- GV yêu cầu hoạt động cá nhân trả lời CH4-7 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 +
SGK trang 14-18. 2H3PO4
4. Quy trình Haber-Bosch được sử dụng để Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3Ca(H2PO4)2
sản xuất c) Phân lân nung chảy
A. nitric acid. B. ammonia. Nguyên liệu là quặng apatit, khoáng
C. ammonium nitrate. D. urea. chất chữa MgO, CaO, SiO2.
5. Nguyên liệu nitrogen được sử dụng trong 4Ca5(PO4)3F + 6SiO2 Ca3(PO4)2 +
các nhà máy sản xuất phân bón được lấy từ CaSiO3 +SiF4
A. không khí. 3. Sản xuất phân kali
B. oxide của nitrogen. Nguyên liệu chủ yếu sản xuất KCl:
C. khí lò cốc. quặng sylvinite (thành phần chứa KCl,
D. ammonia. NaCl)
6. Người nông dân thường chọn điều kiện thời Sản xuất bằng cách hoà tan rồi kết tinh
tiết như thế nào để bón phân cho cây lúa? phân đoạn hoặc tuyển nổi
7. Urea là loại phân đạm được sử dụng phổ 4. Sản xuất phân hỗn hợp
biến, dễ hút ẩm và dễ bị phân hủy bởi ánh Sản xuất ammophos
sáng và nhiệt độ. Em hãy đề xuất cách bảo Nguyên liệu: phosphoric acid,
quản loại phân bón này. ammonia
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Điều chế:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ NH3+ H3PO4 → NH4H2PO4
- HS lắng nghe các nhóm báo cáo kết quả, tóm 2NH3+ H3PO4 →(NH4)2HPO4
tắt nội dung kiến thức trọng tâm, hoàn thành Trả lời CH4,5 SGK trang 14:
PHT 02 4. Đáp án B: Quy trình Haber-Bosch
- HS suy nghĩ trả lời CH 4-7 SGK trang 14-18 được sử dụng để sản xuất ammonia.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần 5. Đáp án A: Nguyên liệu nitrogen
thiết. được sử dụng trong các nhà máy sản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo xuất phân bón được lấy từ không khí.
luận IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhiệm vụ PHÂN BÓN VÔ CƠ
được giao. GV mời các nhóm khác bổ sung, - Khi sử dụng phân bón cần chú trọng
nhận xét, đánh giá nhóm bạn dựa vào các tiêu đến các yếu tố
chí trong phiếu đánh giá. + Đặc điểm từng loại phân bón,
- Đại diện HS trả lời CH4,5 SGK trang 14, các + Đặc điểm cây trồng,
HS khác nhận xét, bổ sung. + Chu kỳ sinh trưởng
- Đại diện HS báo cáo kết quả phiếu học tập + Điều kiện thời tiết
02, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bảo quản phân bón trong bao bì đóng
- Đại diện HS trả lời CH6, 7 SGK trang 17, 18, gói kín; để nơi khô ráo, thoáng mát,
các HS khác nhận xét, bổ sung. tránh ánh nắng trực tiếp; không để lẫn
Bước 4: Kết luận, nhận định các loại phân bón với nhau
Trả lời CH 6, 7 SGK tr 17, 18
GV đánh giá, nhận xét dựa vào các tiêu chí 6. Người nông dân bón phân trong điều
trong phiếu đánh giá, tổng kết về quy trình sản kiện thời tiết râm mát (sáng sớm hoặc
xuất một số loại phân bón vô cơ, cách sử dụng chiều tối),không bón ngay trước hoặc
và bảo quản một số loại phân bón thông dụng sau khi mưa to, không bón khi thời tiết
- GV thông tin: phân hỗn hợp NPK sản xuất nắng nóng.
chủ yếu bằng sự phối trộn các loại muối chứa 7. Bảo quản phân urea trong bao bọc
N, P, K với một tỉ lệ định sẵn phù hợp với cây nylon, buộc kín, để nơi khô ráo, thoáng
trồng. mát, không trộn lẫn với các loại phân
- GV thông tin: Sử dụng phân bón vô cơ hiệu bón khác.
quả theo nguyên tắc “4 đúng”
+ Bón đúng chủng loại phân
+ Bón đúng liều lượng
+ Bón đúng cách
+ Bón đúng thời điểm

PHIẾU HỌC TẬP 02


Em hãy hoàn thành bảng sau:

Loại phân Loại cây trồng Cách bón, lưu ý khi bón phân Cách bảo quản
bón

Phân đạm

Phân lân

Phân kali

Phân hỗn
hợp
Phân vi
lượng

Đáp án phiếu học tập 02


PHIẾU HỌC TẬP 02
Em hãy hoàn thành bảng sau:

Loại Loại cây trồng Cách bón, lưu ý khi bón phân Cách bảo
phân quản
bón

Phân Cây lấy lá, củ - Tưới cho cây, bón thúc Đóng gói kín
đạm - Đất có pH thấp không dùng đạm sulfate Bảo quản nơi
- Không bón đạm nitrate vào ngày mưa. khô ráo,
- Trước khi sử dụng đạm có đặc tính acid thoáng mát,
thì cần khử chua bằng vôi để cân bằng tránh ánh
pH. nắng trực tiếp
Không để lẫn
Phân Phân Superphosphate: - Thường được bón lót lúc mới trồng cây.
các loại phân
lân Cây ngắn ngày (đầu - Phân Superphosphate phù hợp tất cả các
bón với nhau
đỗ, rau cải,...) loại đất, hiệu quả tốt trên đất không chua
Phân lân nung chảy: hoặc ít chua
cây lâu năm, cây ăn - Không bón phân lân nung chảy cho đất
quả, cây họ đậu, cây kiềm, phân lân nung chảy thích hợp với
phân xanh đất chua, đất bạc màu, đất phù sa cũ

Phân KCl: bons cho nhiều - Có thể dùng để bón lót bằng cách trộn
kali loại cây vào đất hoặc bón thúc (phun lên lá)
K2SO4: cây cải, cà - Bón lâu ngày, liều lượng nhiều dễ làm
phê, chè đất bị chua

Phân Mọi loại cây - Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc
hỗn (phun lên lá) nên chia nhỏ bón nhiều lần
hợp - Cần bón đúng liều lượng, bón đúng lúc,
đúng cách, theo từng thời kỳ sinh trưởng
và phát triển của cây.
- Chỉ bón khi cây khoẻ mạnh
- Thời tiết nóng nên tưới nước trước khi
bón phân
- Không bón phân khi trời mưa to tránh bị
rửa trôi

Phân vi Mọi loại cây - Có thể bón thẳng vào đất, trộn với phân
lượng khác, phun lên lá
- Cần bón đúng liều lượng, bón đúng lúc,
đúng cách, theo từng thời kỳ sinh trưởng
và phát triển của cây.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Urea được điều chế từ:
A. Khí ammonia và khí carbon dioxide
B. Khí ammonia và carbonic acid
C. Khí carbon dioxide và ammonium hydroxide
D. Carbonic acid và ammonium hydroxide
Câu 2. Ammophos là một loại phân phức hợp gồm:
A. (NH2)2CO, NH4NO3 B. KCl, NH4Cl, Ca3(PO4)2
B. NH4H2PO4, (NH4)2HPO4 D. Hỗn hợp N, P, K
Câu 3. Bón phân đạm cho cây lúa trong điều kiện thời tiết như nào là hợp lí?
A. Mưa lũ. B. Trời râm mát. C. Mưa rào. D. Nắng nóng.
Câu 4. Hình thức bón phân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong
từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt được gọi là:
B. Bón lót. B. Bón thúc. C. Bón vãi. D. Bón theo hàng.
Câu 5. Cho các phản ứng sau:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc → 2CaSO4+ Ca(HPO4)2
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 đặc → 3Ca(H2PO4)2
Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2+ 2H2O
Những phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế superphosphate kép từ Ca3(PO4)2 là:
A.(2), (3) B. (1), (4) C. (2), (4) D. (1), (3)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A 2. C 3. B 4. B 5. D

1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
5. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Phân bón đơn và phân bón hỗn hợp khác nhau như thế nào?
Bài 2. Cây trồng phát triển chậm và cho ít quả. Hãy dự đoán cây có thể đang thiếu
chất dinh dưỡng nào? Từ đó em hãy đề xuất có thể bón loại phân nào để bổ sung chất
dinh dưỡng mà cây đang thiếu trong trường hợp này.
Bài 3. Vì sao không nên bón đồng thời vôi và đạm ammonium (NH4NO3, NH4Cl)?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Khác nhau về thành phần nguyên tố dinh dưỡng:
 Phân bón hỗn hợp thường chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng chính.
 Phân bón đơn chỉ chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng chính.
Bài 2. Dự đoán: cây thiếu đạm ⇒ có thể dùng phân đạm để bổ sung đạm cho cây
Bài 3.
Khi bón đồng thời vôi và đạm ammonium, có phản ứng giải phóng NH3, gây ra hiện
tượng mất đạm.
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Phân bón hữu cơ
BÀI 3: PHÂN BÓN HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
 Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống; phân hữu cơ sinh
học; phân hữu cơ khoáng.
 Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
 Trình bày được vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một
số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu
cơ.
 Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón hữu cơ.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các
khái niệm liên quan đến phân bón hữu cơ.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm
giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Phân loại được các loại phân bón hữu cơ.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, tìm hiểu các thông tin, mô tả được thành phần, ưu nhược điểm của một số
loại phân bón hữu cơ và tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử
dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy
trình sản xuất phân bón hữu cơ. Đề xuất được một số biện pháp làm giảm thiểu
tác hại của phân bón đến môi trường.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT.
 Tranh ảnh, các video/ clip về phân bón hữu cơ
 Tranh ảnh, các video/ clip giáo dục HS tái sử dụng rác thải, bảo vệ môi trường
 Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa video: https://s.net.vn/dYh8 (0:13 - hết)
- GV đặt vấn đề: “Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây
trồng thường mất nhiều thời gian hơn và có tác dụng chậm hơn các loại phân bón vô
cơ. Tại sao ngày nay phân bón hữu cơ được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong
nông nghiệp?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Phân bón vô cơ thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây được nhanh chóng.
Tuy nhiên, giá thành sản xuất rất đắt so với các loại phân bón khác và ảnh hưởng đến
môi trường đất và chất lượng cây trồng.
Chất hữu cơ là thành phần quan trọng trong đất, có tác dụng bồi dưỡng đất, cung cấp
đầy đủ các thức ăn cần thiết cho đất như: đạm, lân, kali, calcium, magnesium.... và
một số nguyên tố vi lượng khác.
Phân bón hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưng
hàm lượng nhỏ, không có tác dụng tức thời nhanh như phân bón vô cơ. Tuy nhiên khi
bón với số lượng lớn thì tác dụng của nó không kém phân bón hoá học.
Việc biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ thì vừa tiết kiệm tài
chính, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường xung quanh.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết thành
phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ, tác động của chúng đến môi
trường như thế nào,... Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Phân bón hữu cơ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân loại phân bón hữu cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các loại phân bón hữu cơ
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT01.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở các loại phân bón hữu cơ, kết quả hoàn thành
PHT 01
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ


- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 19, phân - Dựa vào nguồn gốc và cách chế biến
loại được các loại phân bón vô cơ. chia thành 3 loại chính:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành + Phân hữu cơ truyền thống;
phiếu học tập 01 + Phân hữu cơ sinh học;

PHIẾU HỌC TẬP 01 + Phân hữu cơ khoáng.

1. Thông qua các bức tranh về các loại phân bón Trả lời PHT 01

hữu cơ sau 1. Phân bón hữu cơ truyền thông ủ

Hãy nêu cách phân biệt ba loại phân bón hữu nguyên liệu là chất thải của người, động

cơ. vật hoặc từ các phế phẩm phụ chăn nuôi,

2. Nêu những ưu, nhược điểm của các loại phân chế biến nông, lâm, thuỷ sản,...

bón trên. Phân bón hữu cơ sinh học chế biến từ

3. Tại sao ba loại phân bón trên được gọi là các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên qua quá

phân bón hữu cơ? trình lên men và xử lý.


Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
hữu cơ chứa thêm ít nhất một nguyên tố
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận
đa, trung hoặc vi lượng.
nhóm hoàn thành PHT 01
2.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
Ưu điểm: giá thành rẻ
thiết.
Nhược điểm: mùi gây ảnh hưởng đến
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
môi trường xung quanh
luận
3. Ba loại phân bón trên được gọi là
- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày
phân bón hữu cơ phân bón được sản xuất
PHT 01
từ nguyên liệu là các chất hữu cơ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại
phân bón hữu cơ

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón hữu cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành phần, vai trò, ưu nhược
điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành CH 1 SGK trang 21.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt thành phần, vai trò, ưu nhược điểm của
một số loại phân bón hữu cơ, trả lời CH1 SGK trang 21.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. THÀNH PHẦN, VAI TRÒ, ĐẶC
- HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr 19, ĐIỂM
thảo luận trả lời CH1 SGK trang 21. (Sản phẩm dự kiến của CH1 - ở dưới
1. So sánh thành phần và ưu nhược điểm của HĐ2)
ba loại phân bón là phân chuồng, hữu cơ sinh - Phân bón hữu cơ truyền thông:
học và phân hữu cơ khoáng. + Từ chất thải của vật nuôi, phần
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm xanh,... xử lí qua quá trình ủ mục.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời CH1 SGK trồng, giúp cho đất được tơi xốp, tăng
trang 21. độ phủ nhiêu,cải tạo đất, tăng lượng
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân
thiết. bón hoá học không có được.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Nhược điểm: thường có hiệu lực
luận chậm, thời gian xử lí dài và hàm lượng
- Đại diện HS trả lời CH1 SGK trang 21. dinh dưỡng thấp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - Phân bón hữu cơ sinh học
Bước 4: Kết luận, nhận định + Được sản xuất bằng công nghệ sinh
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức học (như lên men vi sinh) và phối trộn
về thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón thêm một số hoạt chất khác.
hữu cơ + Khi bón vào đất, phân bón hữu cơ
tạo môi trường cho các quá trình sinh
học trong đất diễn ra thuận lợi, giúp
phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu
thành đề tiêu cho cây hấp thụ; cung cấp
đạm tự nhiên cho đất và cây.
+ Nhược điểm: có hiệu quả chậm, giá
thành cao
- Phân bón hữu cơ khoáng
+ Chứa ít nhất 15% là các chất hữu cơ
và từ 8% – 18% là tổng các chất vô cơ
(N, P, K).
+ Có tác dụng như keo, ít bị rửa trôi,
giữ lại các hạt đất rất nhỏ, chất mùn
trong đất tăng lên, giữ cho các chất
dinh dưỡng bón cho cây cũng ít bị rửa
trôi hoặc bay hơi mắt.
+ Nhược điểm: Không tốt cho đất và
hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày.

Sản phẩm dự kiến CH1:

Phân chuồng Phân hữu cơ sinh học Phân hữu cơ khoáng

Thành - Gồm phân, nước Các chất hữu cơ được pha trộn và Chứa ít nhất 15% là
phần tiểu động vật như gia lên men với sự có mặt của các các chất hữu cơ và từ
súc, gia cầm, phân loại vi sinh vật có lợi. Chứa đến 8% – 18% là tổng
bắc. 22% hàm lượng là các chất hữu các chất vô cơ (N, P,
- Chứa các chất dinh cơ. K).
dưỡng đa lượng, trung
lượng, vi lượng, bổ
sung các chất mùn.

Ưu Làm đất tơi xốp, tăng Sử dụng được với các giai đoạn Chứa hàm lượng
điểm hàm lượng chất mùn, phát triển của cây trồng, có thể khoáng chất cao,
tăng độ phì nhiêu, ổn bón lót, bón thúc. phát huy được các
định kết cấu đất, hạn Cung cấp đầy đủ và cân đối các thế mạnh của phân
chế hạn hán, xói mòn. chất dinh dưỡng cho cây trồng vô cơ và phân hữu
Tạo điều kiện cho bộ đạt hiệu quả cao. cơ.
rễ phát triển, tạo môi Bổ sung một lượng lớn chất mùn
trường thuận lợi cho giúp cải tạo đặc tính của đất.
hoạt động của vi sinh Bổ sung, thúc đẩy các hệ vi sinh
vật. vật trong đất phát triển, khống
chế mầm bệnh, tăng sức đề
kháng tự nhiên, sự chống chịu
của cây trồng với sâu bệnh và tác
động của thời tiết.
Tăng khả năng hấp thụ các chất
dinh dưỡng từ đất

Nhược Hàm lượng dinh Giá thành sản xuất cao và hiệu Không tốt cho đất và
điểm dưỡng thấp quả chậm. hệ vi sinh vật nếu
Chi phí vận chuyển bón cho đất lâu ngày.
cao
Tiềm ẩn nguy cơ
mang nhiều mầm
bệnh
Nếu sử dụng trực tiếp
phân tươi hoặc không
được ủ đúng quy
trình, gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con
người.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng và bảo quản
phân bón hữu cơ
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành CH2 SGK trang 23.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ,
CH2 SGK trang 23.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN


- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK tr PHÂN BÓN HỮU CƠ
22 Sử dụng các loại phân bón hữu cơ đúng
thảo luận nhóm trả lời CH2 SGK trang 23. kỹ thuật giúp cây phát triển tốt, cải tạo
2. Khi chế biến và sử dụng các loại phân hữu đất, bảo vệ môi trường
cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học và Trả lời CH2 SGK trang 23
phân hữu cơ khoáng cần lưu ý gì? Khi chế biến và sử dụng các loại phân
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học và phân hữu cơ khoáng cần lưu ý:
- HS tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm - Chế biến đúng quy trình
- HS suy nghĩ trả lời CH2 SGK trang 23. - Bảo quản và sử dụng phân bón trong
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thời hạn, thường từ 3 - 6 tháng.
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS trả lời CH2 SGK trang 23
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về
cách sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ

Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tác động của việc sử dụng phân
bón đến môi trường.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát video, thảo
luận và tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt một số quy trình sản xuất phân bón hữu
cơ.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN
- HS nghiên cứu nội dung mục IV SGK tr 23, BÓN HỮU CƠ
quan sát video: https://youtu.be/nGqGU7yYO- - Phân bón hữu cơ truyền thông:
c, tóm tắt quy trình Xử lí sơ bộ → phối trộn → Ủ → Đảo
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm trộn → Ủ chín
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện - Phân bón hữu cơ sinh học
hoạt động tại nhà: “Em hãy làm phân bón từ Chuẩn bị vi sinh vật → Chuẩn bị chất
rác thải hữu cơ ở gia đình”., yêu cầu các mang → Trộn chất mang và vi sinh
nhóm quay video, chụp ảnh quá trình thực hiện vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Phân bón hữu cơ khoáng
- HS thảo luận theo nhóm tóm tắt quy trình Phối trộn nguyên liệu (chất hữu cơ đã
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần lên men + một số chất đa, trung, vi
thiết. lượng) → Sản xuất theo quy trình →
- Các nhóm phân công và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn →
hoạt động. Đóng gói → Bảo quản.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS tóm tắt quy trình sản xuất phân
bón hữu cơ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
(Sản phẩm nhiệm vụ hoạt động bảo cáo sau 1-
2 tuần)
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về quy
trình sản xuất phân bón hữu cơ.

Hoạt động 5: Tìm hiểu tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cách sử dụng và bảo quản
phân bón hữu cơ; đề xuất được một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của
phân bón đến môi trường.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời
CH, hoàn thành CH3 SGK trang 25.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở tác động của việc sử dụng phân bón đến
môi trường, CH3 SGK trang 25.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ V. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG


- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục V SGK tr PHÂN BÓN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
25 - Tác động tích cực: Giúp cải tạo đất.
thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: - Tác động tiêu cực: lạm dụng phân bón,
+ Nêu những tác động tích cực, tiêu cực đến sử dụng không đúng kỹ thuật gây ra ảnh
môi trường khi sử dụng phân bón hưởng xấu đến môi trường (ô nhiễm môi
+ Hãy nêu một số biện pháp làm giảm thiểu tác trường, phú dưỡng, giảm lượng sinh vật
hại của phân bón đến môi trường trong đất,...)
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời CH3 - Một số biện pháp làm giảm thiểu tác
SGK trang 25 hại của phân bón đến môi trường:
Giải thích tại sao: + Bón đúng loại phân mà cây đang cần.
a) Bón nhiều phân ammonium sulfate làm tăng + Tìm hiểu kĩ cách sử dụng và liều lượng
độ chua của đất? cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho
b) Bón nhiều phân superphosphate đơn làm cây.
đất chai cứng? + Giảm sử dụng phân bón hoá học, tăng
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm cường sử dụng phân bón hữu cơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Tự ủ phân bón hữu cơ từ rác thải sinh
- HS tóm tắt nội dung kiến thức trọng tâm hoạt,...
- HS suy nghĩ trả lời CH3 SGK trang 25. Trả lời CH3 SGK trang 25
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần a) Sau khi bón phân, ammonium sulfate
thiết. tan trong nước, ion ammonium phân li
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo acid yếu, làm tăng độ chua của đất.
luận b) Phân superphosphate đơn có chứa
- Đại diện HS trả lời CH3 SGK trang 25 nhiều CaSO4 ít tan, tích tụ trong đất làm
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. đất dần trở lên chai cứng
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức về
tác động của việc sử dụng phân bón đến môi
trường

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Phân xanh có thành phần
1. Rơm, rạ, thân cây, rác thải hữu cơ. B. Thân cây, cành cây, lá cây tươi.
2. Phân, nước tiểu động vật D. Rác thải sinh hoạt
Câu 2. Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót:
1. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
2. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi
sinh
Câu 3. Nhóm An thực hiện ủ phân hữu có tại nhà gồm các bước sau:
(1) Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
(2) Đảo đều bổ sung nước không khí
(3) Thu hoạch phân hữu cơ vi sinh bảo quản, sử dụng
(4) Tiến hành ủ phân
(5) Chọn nơi ủ phân
(6) Che phủ và bảo quản phân khi ủ
Thứ tự đúng là:
1. 1-4-5-2-6-3 B. 1-5-4-6-2-3 C. 1-5-2-6-4-3 D. 1-5-4-2-6-3
Câu 4. Phân hữu cơ sinh học mùa hè bảo quản được
1. 3 tháng. B. 4 tháng. C. 5 tháng. D. 6 tháng.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng.
1. Phân hữu cơ truyền thống gồm: phân chuồng, phân vi sinh và phân xanh
2. Phân hữu cơ truyền thống có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
3. Phân xanh chỉ dùng để bón thúc.
4. Phân hữu cơ truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang mầm bệnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B 2. C 3. B 4. B 5. D

1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
5. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Nêu các ưu điểm của phân bón hữu cơ.
Bài 2. Hãy đề xuất cách giải thích tại sao phân bón hữu cơ thường dùng để bón lót, tại
sao cần bón kết hợp phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ với tỉ lệ hợp lí.
Bài 3. Tại sao trong quá trình nung ủ phân bón hữu cơ thì việc đảm bảo nhiệt độ, thời
gian và sự khuấy trộn thường xuyên là yêu cầu quan trọng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời còn cung cấp chất
mùn giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp.
Bài 2.
Phân bón hữu cơ có tác dụng chậm nên thường dùng để bón lót.
Phân bón hữu cơ thường chứa ít nguyên tố đa lượng nên cần bón kết hợp với phân
bón vô cơ.
Bài 3.
Nhiệt độ nung ủ giúp quá trình chuyển hoá phân bón hữu cơ xảy ra mạnh và triệt để,
đồng thời diệt các mầm bệnh và mùi khó chịu.
Thời gian nung ủ giúp quá trình chuyển hoá phân bón hữu cơ xảy ra triệt để.
Sự khuấy trộn thường xuyên giúp quá trình chuyển hoá và nhiệt được phân bố đều
khắp khu vực ủ.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự
nhiên
HS chuẩn bị theo nhóm nguyên liệu làm thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Khoảng 200g cây sả cắt nhỏ khoảng 1cm.
Thí nghiệm 2: Khoảng 100g vỏ cam phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm vỏ cam khô bằng
ethanol trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.
CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỮU CƠ
BÀI 4: TÁCH TINH DẦU TỪ CÁC NGUỒN THẢO MỘC TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ vận dụng được phương pháp chiết hoặc chưng cất để tách tinh
dầu từ nguồn thảo mộc tự nhiên.
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tinh dầu (khái niệm,
các phương pháp tách, ứng dụng,...)
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo yêu
cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình
bày báo cáo; tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản
thân.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến với các thành
viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong quá trình thí nghiệm
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm về tinh dầu, biết các phương pháp
tách tinh dầu, sử dụng phương pháp phù hợp cho một số nguyên liệu, sử dụng
các loại dung môi phù hợp (độ phân cực, khả năng hòa tan, …) cho các nguyên
liệu quen thuộc.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, quan sát và nhận biết các loài thực vật chứa tinh dầu, phân tích bộ phận
chứa nhiều tinh dầu nhất, đề xuất phương pháp chưng cất tinh dầu phù hợp.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thực hiện tách tinh dầu từ nguồn nguyên
liệu tìm được tại địa phương, biết được ứng dụng của một số loại tinh dầu, từ
đó sử dụng đúng mục đích.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực
nghiệm
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT.
 Tranh ảnh, các video về tinh dầu và quy trình tách tinh dầu
 Nguyên liệu và dụng cụ cho thí nghiệm 1: bộ dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi
nước, phễu chiết.
 Nguyên liệu và dụng cụ cho thí nghiệm 2: bình tam giác có nút kín, phễu thuỷ
tinh, giấy lọc, ethanol.
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
 Nguyên liệu làm thí nghiệm:
o Thí nghiệm 1: Khoảng 200g cây sả cắt nhỏ khoảng 1cm.
o Thí nghiệm 2: Khoảng 100g vỏ cam phơi khô, nghiền nhỏ, ngâm vỏ cam
khô bằng ethanol trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi:
Chia lớp thành 4 đội, đặt vấn đề: “Trong thời gian 1 phút, hãy liệt kê một số sản phẩm
có chứa bạc hà”
Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác nhất thì chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận viết câu trả lời ra bảng phụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS treo kết quả lên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án: Kem đánh răng, kẹo, thuốc, dầu gội, mỹ phẩm trị mụn, tinh dầu treo xe,...
- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng những
hợp chất từ thiên nhiên, đặc biệt là các loại tinh dầu dùng trong hương trị liệu và
công nghiệp mỹ phẩm, dẫn đến nhu cầu sử dụng tinh dầu ngày càng tăng cao. Các
tinh dầu sử dụng hằng ngày có trong các nguồn thảo mộc tự nhiên nào và được tách
ra bằng phương pháp nào?Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 4: Tách tinh dầu từ các
nguồn thảo mộc tự nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tinh dầu
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về tinh dầu, liệt kê
được một số loại thực vật có chứa tinh dầu.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ
học tập
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái niệm về tinh dầu, một số loại thực vật có
tính dầu.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. TINH DẦU


- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 26, - Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa
nêu khái niệm tinh dầu các hợp chất hữu cơ thường có mùi đặc
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4-6HS) trưng, dễ bay hơi được chiết xuất từ thực
“Liệt kê được một số loại thực vật có chứa vật bằng nhiều phương pháp khác nhau.
tinh dầu.”theo kĩ thuật khăn trải bàn VD: thực vật có chứa tinh dầu: Chanh,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ sả, quế, bạc hà, hoa hồng,...
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo
luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tinh dầu

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp thu tinh dầu
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên tắc và cách tiến hành
một số phương pháp tách tinh dầu.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn
thành PHT 01
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở tóm tắt nguyên tắc và cách tiến hành một số
phương pháp tách tinh dầu, phiếu học tập số 01.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG


- HS nghiên cứu nội dung mục II, III SGK tr 27, CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC
thảo luận nhóm hoàn thành PHT 01 1. Nguyên tắc

PHIẾU HỌC TẬP 01 Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ

Nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng sau: sôi của các chất trong hỗn hợp ở
một áp suất nhất định
Phương pháp Nguyên tắc Cách tiến hành
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
Chưng cất lôi
nước thường dùng để tách chất ra
cuốn hơi nước
khỏi hỗn hợp dựa trên khả năng dễ
Chiết bay hơi của nó cùng hơi nước và

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm tính không tan trong nước của chất

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đó.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời PHT 01 2. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần Nghiền nhỏ nguyên liệu → Chưng

thiết. cất lôi cuốn hơi nước → Tinh dầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo III. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT

luận 1. Nguyên tắc

- Đại diện HS trả lời PHT 01 Dựa vào sự hoà tan khác nhau của

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. các chất trong hai môi trường không

Bước 4: Kết luận, nhận định trộn lẫn vào nhau.


Sử dụng dung môi dễ hoà tan chất
cần tách (thường là tinh dầu)
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về các 2. Cách tiến hành
phương pháp tách tinh dầu Nghiền nhỏ nguyên liệu → ngâm
GV lưu ý khi sử dụng phương pháp chưng cất lôi trong dung môi → chiết → Tinh
cuốn hơi nước: dầu
- Tuỳ thuộc vào bản chất của nguyên liệu mà
chia nhỏ nguyên liệu cho phù hợp.
- Thời gian chưng cất phụ thuộc bản chất của
nguyên liệu và tính chất của tinh dầu.
GV giới thiệu một số dung môi thường dùng để
chiết: ether dầu hoả, hexane, diethyl ether,
chloroform, dichloromethane, ethanol,...
GV giới thiệu phần Em có biết SGK tr27

Sản phẩm dự kiến PHT 01

PHIẾU HỌC TẬP 01


Nghiên cứu SGK, hoàn thành bảng sau:

Phương pháp Nguyên tắc Cách tiến hành

Chưng cất lôi Dựa vào sự khác nhau về nhiệt Nghiền nhỏ nguyên liệu →
cuốn hơi nước độ sôi của các chất trong hỗn Chưng cất lôi cuốn hơi
hợp ở một áp suất nhất định nước → Tinh dầu.

Chiết Dựa vào sự hoà tan khác nhau Nghiền nhỏ nguyên liệu →
của các chất trong hai môi ngâm trong dung môi →
trường không trộn lẫn vào nhau. chiết → Tinh dầu
Sử dụng dung môi dễ hoà tan
chất cần tách (thường là tinh
dầu)

Hoạt động 3: Thực hành tách tinh dầu


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện tách tinh dầu từ nguồn nguyên
liệu tìm được tại địa phương (tinh dầu sả chanh và tinh dầu cam).
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận
trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH
SGK, phiếu đánh giá.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Nhiệm vụ 1: Thực hành tách tinh dầu sả IV. THỰC HÀNH TÁCH TINH DẦU
chanh bằng phương pháp chưng cất lôi Thí nghiệm 1. Tách tinh dầu sả chanh
cuốn hơi nước bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ hơi nước
- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu 1. Mục tiêu
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành 2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
tách tinh dầu sả chanh, GV nhắc nhớ chung 3. Cách tiến hành
về các điều kiện đảm bảo an toàn khi thực 4. Thảo luận, đánh giá kết quả
hành thí nghiệm. 5. Kết luận
- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho Tinh dầu thu được là chất lỏng trong
từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo suốt, đồng nhất
cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK Có màu và có mùi thơm đặc trưng của
tr28: tinh dầu sả chanh.
1. Tại sao phải cắt nhỏ cây sả khoảng 1 cm Trả lời CH tr28
mà không giã nát? 1. Phải cắt nhỏ cây sả khoảng 1 cm mà
2. Tại sao phải bảo quản tinh dầu sả chanh không giã nát vì: tinh dầu dễ bay hơi nên
thu được trong các lọ tối màu và có nút kín? trong quá trình giã nát, tinh dầu sẽ bay
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm hỏi một phần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2. Do tinh dầu dễ bị phân huỷ bởi ánh
- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công sáng và dễ bay hơi nên phải bảo quản
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. trong các lọ tối màu và có nút kín.
- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế
hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với
GV để thống nhất về quy trình thực hành.
- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm,
GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành
cho các em.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm HS báo cáo kết quả thu tinh dầu
sả chanh trước lớp.
- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm
vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện
tượng quan sát được và kết quả thực hành.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh
nghiệm cho HS.

Nhiệm vụ 2: Thực hành tách tình đầu cam Thí nghiệm 2. Tách tinh dầu cam bằng
bằng phương pháp chiết phương pháp chiết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Mục tiêu
- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu 2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
(yêu cầu HS ngâm vỏ cam khô bằng ethanol 3. Cách tiến hành
trước buổi thực hành ít nhất 6 giờ.) 4. Thảo luận, đánh giá kết quả
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành 5. Kết luận
tách tinh dầu vỏ cam khô Tinh dầu thu được là chất lỏng trong
- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho suốt, đồng nhất
từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo Có màu và có mùi thơm đặc trưng của
cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK tinh dầu cam
tr29: Trả lời CH tr29
1. Tại sao phải nghiền nhỏ vỏ quả cam khô? 1. Nghiền nhỏ để tăng khả năng hòa tan
2. Tại sao chỉ tách lấy phần vỏ quả cam màu tinh dầu vỏ cam vào dung môi.
vàng, không lấy phần màu trắng của vỏ quả 2. Tinh dầu tập trung hầu hết trong lớp
cam? vỏ vàng phía ngoài
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế
hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với
GV để thống nhất về quy trình thực hành.
- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm,
GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành
cho các em.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm HS báo cáo kết quả thu tinh dầu
cam trước lớp.
- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm
vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện
tượng quan sát được và kết quả thực hành.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh
nghiệm cho HS.
GV thông tin cho HS công dụng của tinh dầu
sả chanh và cam trong mục Em có biết SGK
tr 29

Mẫu báo cáo thực hành của HS

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Nhóm:..................Lớp:........................
Thí nghiệm 1. Tách tinh dầu sả chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước
1. Mục tiêu
2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
3. Cách tiến hành

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

5. Kết luận

6. Trả lời câu hỏi


1. Tại sao phải cắt nhỏ cây sả khoảng 1 cm mà không giã nát?
2. Tại sao phải bảo quản tinh dầu sả chanh thu được trong các lọ tối màu và có nút kín?

Thí nghiệm 2. Tách tình đầu cam bằng phương pháp chiết
1. Mục tiêu

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

3. Cách tiến hành


4. Thảo luận, đánh giá kết quả

5. Kết luận

6. Trả lời câu hỏi


1. Tại sao phải nghiền nhỏ vỏ quả cam khô?
2. Tại sao chỉ tách lấy phần vỏ quả cam màu vàng, không lấy phần màu trắng của vỏ
quả cam?

GV cho học sinh tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm bằng cách đánh dấu tích vào
bảng sau:
Họ tên học sinh:........................................................................

STT Tiêu chí Mức 5 Mức Mức Mức Mức


(thành 4 (làm 3 (còn 2 (còn 1 (chưa
thạo) đúng) lúng sai sót) làm được)
túng)
1 Chuẩn bị đầy đủ nguyên
liệu, hóa chất, dụng cụ
đạt yêu cầu của thí
nghiệm.

2 Lắp ráp, thiết kế bộ dụng


cụ thí nghiệm hợp lý,
hiệu quả.

3 Thực hiện các thao tác


thí nghiệm thành thạo

4 Xử lý tốt các tình huống


trong quá trình thí
nghiệm

5 Ghi chép tiến trình thí


nghiệm đầy đủ

6 Giải thích kết quả thí


nghiệm rõ ràng

7 Rút ra kết luận chính xác

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS

STT Tiêu chí Xác nhận

Có Không

1 Thu được tinh dầu

2 Đúng màu sắc của tinh dầu


3 Mùi hương tinh dầu tương ứng
với nguyên liệu

4 Hiệu suất thu nhận(*) tinh dầu cao

5 Hiệu suất thu nhận tinh dầu trung


bình

6 Tạo ra sản phẩm mới có sử dụng


tinh dầu thu được
(*)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiệu suất thụ tinh dầu của các nghiên cứu
khoa học hay dự án đã có so sánh với giá trị để nhận định cao trung bình hoặc thấp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác ?
A. Chưng cất là phương pháp thuận tiện để tinh chế các chất lỏng có nhiệt độ
sôi khác nhau.
B. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về thành
phần của hỗn hợp hơi và thành phần hỗn hợp lỏng nằm cân bằng với nhau.
C. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ
sôi của các chất.
D. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về tỉ khối
hơi của các chất.
Câu 2. Để thu được tinh dầu hoa hồng người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Chiết B. Chưng cất C. Kết tinh D. Sắc kí
Câu 3. Ngâm rượu thuốc đã ứng dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
A. Chiết B. Chưng cất C. Kết tinh D. Sắc kí
Câu 4. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa trên khả năng dễ bay hơi và tính không tan
trong nước, người ta sử dụng phương pháp
1. chưng cất phân đoạn. B. chưng cất thường.
2. chưng cất ở áp suất cao. D. chưng cất lôi cuốn hơi nước
Câu 5. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu của cây quế là:
B. rễ. B. quả. C. vỏ cây. D. lá.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. D 2. B 3. A 4. D 5. C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Tại sao tĩnh dâu thường có mùi đặc trưng?
Bài 2. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (chỉ ghi sản phẩm chính) khi cho limonene
tác dụng với HBr.
Bài 3. Tại sao phương pháp cất lôi cuốn hơi nước khi tách tỉnh dầu ra khỏi nước để
tăng hiệu suất thu tỉnh dầu người ta thường cho vào dung dịch NaCl bão hòa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Tỉnh dầu thường là những hợp chất hữu cơ thiên nhiên. dễ bay hơi. Mặt khác,
mỗi loại tinh dầu có thành phần chính là các hợp chất hữu cơ khác nhau, được chiết
xuất từ các nguyên liệu thực vật khác nhau nên mỗi loại tỉnh đầu có mùi đặc trưng
riêng.
Bài 2. PTHH:
Bài 3.
Trong phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, khi tách tỉnh dầu ra khỏi nước, để tăng hiệu
suất thu tỉnh đầu người ta thường cho vào dung dịch NaCl bão hoà vì NaCl có khối
lượng riêng lớn hơn nước, không hoà tan tỉnh đầu sẽ nằm ở phía dươi bình hứng, tỉnh
dầu nhẹ nổi lên trên, để dàng tách tỉnh đầu ra khỏi dung dịch NaCl bằng phẫu chiết.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng
HS chuẩn bị theo nhóm nguyên liệu làm thí nghiệm: nguyên liệu để sản xuất xà
phòng (dầu thực vật); dung dịch NaCl bão hoà, hương liệu (nếu có), khuôn ép tạo
bánh xà phòng
BÀI 5: CHUYỂN HOÁ CHẤT BÉO THÀNH XÀ PHÒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tuỳ
điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn chế hoá từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ,
mỡ động vật,...).
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí
thuyết với thực hành trong phản ứng xà phòng hoá.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thí
nghiệm chuyển hoá chất béo thành xà phòng; Hoạt động nhóm một cách hiệu
quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được
tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu vấn đề trong quá trình làm thí nghiệm và
tìm cách giải quyết chúng thông qua làm việc nhóm.
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Thực hiện được thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo
(tuỳ điều kiện địa phương và nhà trường, có thể chọn chế hoá từ dầu ăn, dầu
dừa, dầu cọ, mỡ động vật…)
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, quan sát và nhận biết các loại dầu, mỡ động thực vật có trong tự nhiên
dùng để sản xuất xà phòng.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: chuyển hoá chất béo thành xà phòng để
nâng cao giá trị sử dụng của chất béo trong sản xuất xà phòng.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực
nghiệm
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT, PHT.
 Tranh ảnh, các video về xà phòng
 Nguyên liệu, hoá chất và dụng cụ cho thí nghiệm: mỡ động vật, dầu thực vật
hoặc dầu ăn thải đã qua chế biến có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà
phòng; dung dịch NaOH 10M, dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch NaCl bão
hoà, hương liệu (nếu có); bình tam giác, đũa khuấy, bếp điện, khuôn ép tạo
bánh xà phòng.
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
 Nguyên liệu làm thí nghiệm: nguyên liệu để sản xuất xà phòng (dầu thực vật);
dung dịch NaCl bão hoà, hương liệu (nếu có), khuôn ép tạo bánh xà phòng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Trong thời gian 30s, hãy liệt kê một số sản phẩm xà
phòng thương mại.”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:

Xà phòng Dove Xà phòng Enchanteur

Xà phòng Lifebuoy Xà phòng Safeguard

Xà phòng Coast

- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS vào bài học: “Xà phòng là một sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng
ngày, với đủ loại kiểu dáng, màu sắc cũng như hương thơm. Em có biết cách làm xà
phòng từ những nguyên liệu sẵn có trong gia đình không? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài
5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về xà phòng
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái quát về xà phòng và quá
trình tẩy rửa của xà phòng.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở khái quát về xà phòng, PHT
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. GIỚI THIỆU VỀ XÀ PHÒNG


- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 31 - Xà phòng (hay xà bông) là chất tẩy rửa
quan sát hình 5.1, nêu khái quát về xà phòng các vết bẩn, diệt vi khuẩn.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn - Thành phần: Muối sodium hoặc
thành PHT sau: potassium của acid béo.

PHIẾU HỌC TẬP - Trạng thái: rắn (bánh, bột) hoặc chất

1. Nêu khái niệm, thành phần, cách sản xuất lỏng.


xà phòng. - Điều chế: chất béo (triester của

2. Nêu tóm tắt quá trình tẩy rửa của xà glycerol với acid béo) tác dụng với

phòng. kiềm.

3. Tại sao xà phòng có thể làm sạch các vết - Quá trình tẩy rửa của xà phòng:

dầu, mỡ? Khi hòa tan xà phòng vào nước dung


dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
hơn nước có thể thẩm thấu vào sợi vải
- HS suy nghĩ hoàn thành PHT
và lôi các vết dầu mỡ ra. Các vết dầu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
mỡ được lấy ra và treo lơ lửng dưới
thiết.
dạng nhũ tương hoặc dung dịch đồng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
nhất.
thảo luận
- Xà phòng có thể làm sạch các vết dầu,
- Đại diện HS trả lời PHT
mỡ do:
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Xà phòng là muối của acid béo, có
Bước 4: Kết luận, nhận định
khối lượng phân tử lớn, gồm một gốc kỵ
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về xà phòng
nước dạng chuỗi dài (ưa dầu) và các gốc
nhỏ ưa nước tạo nên
+ Khi hoà xà phòng vào nước, nếu gặp
các chất bẩn là các phân tử dầu thì
nhóm ưa nước kết hợp với phân tử
nước, còn nhóm ưa dầu kết hợp với
phân tử dầu → làm sức căng bề mặt của
nước giảm đồng thời các phân tử muối
của acid béo bậc cao tụ tập thành các
nhánh keo bó chặt → làm sạch vết bẩn
bám trên quần áo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chí đánh giá xà phòng


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các tiêu chí đánh giá xà phòng
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời
câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các tiêu chí đánh giá xà phòng
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ


- HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr 32 - Kết cấu bánh xà phòng: chắc, mịn,
và nêu các tiêu chí đánh giá xà phòng không có vết rạn nứt.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng - Màu sắc: tươi sáng, đồng nhất.
tâm - Mùi: mùi thơm dễ chịu, đặc trưng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ theo từng loại sản phẩm, không có mùi
- HS nghiên cứu SGK tìm hiểu các tiêu chí hôi hay mùi chua của mỡ/ dầu ăn bị
đánh giá xà phòng phân hủy.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần - pH khoảng từ 8 đến 10.
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS trả lời các tiêu chí đánh giá xà
phòng
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về
các tiêu chí đánh giá xà phòng

Hoạt động 3: Thực hành điều chế xà phòng


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện thí nghiệm điều chế xà phòng từ
chất béo (tuỳ điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn chế hoá từ dầu
ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật,...).
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận
trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH
SGK, phiếu đánh giá.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ XÀ


- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu PHÒNG
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực 1. Mục tiêu
hành điều chế xà phòng, GV nhắc nhớ 2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
chung về các điều kiện đảm bảo an toàn khi 3. Cách tiến hành
thực hành thí nghiệm. 4. Thảo luận, đánh giá kết quả
- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho - Nhận xét màu, mùi của sản phẩm xà
từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu phòng sau 15 ngày.
báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi - Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề
SGK tr33: mặt hay bị co rút sau 15 ngày không?
Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta - Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2
cho thêm tinh dầu để làm gì? ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng sát hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng
tâm theo thời gian.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét độ cứng của xà phòng sau
- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân những lần cân.
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. - Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà
- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế phòng thu được có tương tự với xà
hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với phòng thị trường không?
GV để thống nhất về quy trình thực hành. 5. Kết luận
- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, - Xà phòng có thể dễ dàng điều chế từ
GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành các chất béo khác nhau
cho các em. - Quy trình nóng cho phép rút ngắn thời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và hạn sử dụng thành phẩm xà phòng sau
thảo luận điều chế
- Các nhóm HS báo cáo kết quả điều chế xà - Cần tính toán khả năng xà phòng hóa
phòng trước lớp sau 15 ngày. của các chất béo khác nhau để xà phòng
- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã thu được không còn NaOH dư.
làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các Trả lời CH tr33
hiện tượng quan sát được và kết quả thực Tinh dầu được cho thêm vào xà phòng
hành. để tạo hương thơm dễ chịu cho người sử
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. dụng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh
nghiệm cho HS.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Em đã học
và Em có thể SGK tr33

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Nhóm:..................Lớp:........................
Thí nghiệm. Điều chế xà phòng
1. Mục tiêu:

2. Nguyên liệu:

3. Cách tiến hành:

4. Thảo luận, đánh giá kết quả


- Nhận xét màu, mùi của sản phẩm xà phòng sau 15 ngày.
- Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề mặt hay bị co rút sau 15 ngày không?
- Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2 ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan sát
hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian.
- Nhận xét độ cứng của xà phòng sau những lần cân.
- Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà phòng thu được có tương tự với xà phòng thị
trường không?
5. Kết luận

6. Trả lời câu hỏi SGK


Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta cho thêm tinh dầu để làm gì?

GV cho học sinh tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm bằng cách đánh dấu tích vào
bảng sau:
Họ tên học sinh:........................................................................

STT Tiêu chí Mức 5 Mức Mức Mức Mức


(thành 4 (làm 3 (còn 2 (còn 1 (chưa
thạo) đúng) lúng sai sót) làm được)
túng)

1 Chuẩn bị đầy đủ nguyên


liệu, hóa chất, dụng cụ
đạt yêu cầu của thí
nghiệm.
2 Lắp ráp, thiết kế bộ dụng
cụ thí nghiệm hợp lý,
hiệu quả.

3 Thực hiện các thao tác


thí nghiệm thành thạo

4 Xử lý tốt các tình huống


trong quá trình thí
nghiệm

5 Ghi chép tiến trình thí


nghiệm đầy đủ

6 Giải thích kết quả thí


nghiệm rõ ràng

7 Rút ra kết luận chính xác

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS

STT Tiêu chí Xác nhận

Đạt Chưa đạt

1 Thu được xà phòng

2 Kết cấu bánh xà phòng: chắc, mịn, không có vết


rạn nứt.

3 Màu sắc: tươi sáng, đồng nhất.


4 Mùi: mùi thơm dễ chịu, đặc trưng theo từng loại
sản phẩm, không có mùi hôi hay mùi chua của
mỡ/ dầu ăn bị phân hủy.

5 pH khoảng từ 8 đến 10.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Thành phần của xà phòng là
A. muối Sodium chloride.
B. muối Sodium hydrogen carbonate.
C. muối Sodium hoặc potassium của acid béo.
D. muối Sodium hoặc calcium của acid béo.
Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây không được sử dụng để sản xuất xà phòng?
A. Dầu dừa. B. Dầu nhớt. C. Mỡ động vật. D. Kiềm.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng
A. Sự tẩy rửa là làm sạch các bề mặt của một chất khí hoặc lỏng.
B. Các “đuôi” không phân cực của xà phòng hòa tan trong nước.
C. Sức căng bề mặt của nước nhỏ lên nước không thể tách hoặc hòa tan dầu
mỡ.
D. Dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước.
Câu 4. Xà phòng thủ công sản xuất xong được để khô tự nhiên khoảng bao nhiêu
ngày thì mới sử dụng?
A. 1 ngày. B. 10 ngày. C. 2 - 10 ngày. D. 2 - 5 ngày.
Câu 5. Xà phòng hóa được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với
B. acid. B. muối. C. kiềm. D. nước
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C 2. B 3. D 4. D 5. C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Tại sao người ta thường ngâm quần áo bẩn với xà phòng trước khi giặt?
Bài 2. So sánh và giải thích tác động của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đến môi
trường.
Bài 3. Vì sao không nên dùng xà phòng để giặt quản áo ở những vùng nước cứng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Người ta thường ngâm quần áo bẩn với xà phòng trước khi giặt để có đủ thời
gian xà phòng thấm sâu vào sợi vải và lôi hết các vết dầu mỡ ra.
Bài 2. Thành phần của xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid béo nên xà
phòng nên không làm hại da tay và môi trường do dễ bị vi sinh vật có trong tự nhiên.
Nhược điểm là nếu dùng với nước cứng thì các muối calcium stearate, calcium
pannitate,... sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải.
Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ, có dạng R-CH2-
OSO3Na, ngoài ra còn có các chất thơm, chất màu, chất tẩy trắng
Nhược điểm: chứa các gốc hydrocarbon phân nhánh rất khó bị các vi sinh vật phân
hủy, gây ô nhiễm môi trường, hại da tay.
Ưu điểm: dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion calcium.
Bài 3.
Không nên dùng xà phòng để giặt quần áo ở những vừng nước cứng vì phản ứng của
xà phòng với nước cứng sẽ tạo ra các muối calcium stearate, calcium palmitate,... ở
dạng kết tủa, làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ
tôm
HS chuẩn bị nguyên liệu làm thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, than hoạt tính.
BÀI 6: ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ thực hiện được thí nghiệm điều chế Glucosamine
hydrochloride từ vỏ tôm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí
thuyết với thực hành trong quá trình điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ
tôm.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thực
hành điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm; Hoạt động nhóm một
cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm
đều được tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu vấn đề trong quá trình làm thí nghiệm và
tìm cách giải quyết chúng thông qua làm việc nhóm.
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Trình bày được mối quan hệ giữa chitin, chitosan và
glucosamine; nêu được của tác dụng dược lí của glucosamine.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, quan sát và thực hiện được thí nghiệm để điều chế Glucosamine
hydrochloride từ vỏ tôm
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ứng dụng của glucosamine
trong thực tiễn tận dụng được phế liệu của ngành chế biến thủy sản trong sản
xuất, chế biến.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực
nghiệm
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT, PHT.
 Một số kết quả nghiên cứu mới về Glucosamine hydrochloride trong điều trị
bệnh xương khớp
 Một số sản phẩm thuốc có thành phần Glucosamine hydrochloride
 Tranh ảnh video clip về các loại vỏ tôm, cua
 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ cho thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, bình tam
giác, đũa khuấy, bếp điện, phễu thủy tinh, giấy lọc, dung dịch NaOH 3%, dung
dịch HCl 10%, dung dịch HCl đặc, dung dịch H2O2, than hoạt tính.
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
 Nguyên liệu làm thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, than hoạt tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Bệnh xương khớp gây những tác hại gì”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án: Bệnh xương khớp gây cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và
dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn
phế.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS vào bài học: “Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung Glucosamine
đều đặn giúp tăng cường cấu trúc bền vững của khớp, giúp khớp xương thư giãn, duy
trì sự linh hoạt. Vậy glucosamine là gì? Em có biết cách tự điều chế glucosamine từ
những nguyên liệu sẵn có trong gia đình không? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 6: Điều
chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chitin và chitosan
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được mối quan hệ giữa chitin,
chitosan và glucosamine; nêu được của tác dụng dược lí của glucosamine.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở giới thiệu về chitin, chitosan và glucosamine;
mối quan hệ giữa chitin, chitosan và glucosamine; nêu được của tác dụng dược
lý của glucosamine, PHT.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. GIỚI THIỆU VỀ CHITIN VÀ


CHITOSAN
- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 34 và - Chitin là thành phần chính trong vỏ
nội dung Em có biết trang 35, hoạt động nhóm các loài giáp xác (tôm, cua,...) và côn
hoàn thành PHT sau: trùng.
PHIẾU HỌC TẬP - Chitin và chitosan là những
1. Chitin và chitosan có phải là hợp chất cao polymer thuộc loại dẫn xuất glucose
phân tử (polymer) không? Nêu tính chất vật lí - Tính chất vật lý của chitin và
đặc trưng của chitin và chitosan chitosan: + chất rắn dạng vẩy hoặc
2. Chitin và chitosan khác nhau ở nhóm chức dạng bột,
nào? + có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt
3. Liệt kê một số muối glucosamine được sử + không mùi, không vị
dụng trong chữa trị bệnh xương khớp. - Khi thay nhóm - NHCOCH3 trong
4. Nêu tác dụng dược lý của glucosamine. mỗi mắt xích của chitin bằng nhóm -
NH2 thì thu được chitosan.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Thủy phân chitin/chitosan trong
- HS suy nghĩ hoàn thành PHT
môi trường hydrochloric acid thu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
được glucosamine hydrochloride.
thiết.
- Một số muối glucosamine được sử
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
dụng trong chữa trị bệnh xương
luận
khớp: glucosamine hydrochloride,
- Đại diện HS trả lời PHT
glucosamine sulfate và acetyl
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
glucosamine.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Tác dụng dược lý của glucosamine:
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về chitin,
glucosamine có thể làm tăng độ nhớt
chitosan và glucosamine
và khả năng bôi trơn của các khớp
xương thông qua việc kích thích
khớp xương sản xuất dịch nhầy.
Hoạt động 2: Thực hành điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện thí nghiệm điều chế
Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận
trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH
SGK, phiếu đánh giá.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ


- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu GLUCOSAMINE
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM
hành điều chế Glucosamine hydrochloride 1. Mục tiêu
từ vỏ tôm, GV nhắc nhớ chung về các điều 2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất
kiện đảm bảo an toàn khi thực hành thí 3. Cách tiến hành
nghiệm và những chú ý SGK trang 37. 4. Thảo luận, đánh giá kết quả
- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho Thành phẩm đạt yêu cầu khi:
từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu - Bột khô có màu trắng và đồng nhất
báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi - Không có mùi tanh của vỏ tôm
SGK tr37: 5. Kết luận
1. Vai trò của than hoạt tính trong thí - Glucosamine hydrochloride có thể
nghiệm là gì? được điều chế từ vỏ tôm, cua,...
- Từ kết quả thí nghiệm tính được hàm
lượng của chitin trong mẫu vỏ tôm và
2. Giải thích tại sao khi cho vỏ tôm khô vào hiệu suất điều chế Glucosamine
hydrochloric acid lại có hiện tượng sủi bọt hydrochloride.
khí? Trả lời CH tr37
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng 1. Than hoạt tính hấp phụ các tạp chất
tâm có màu nhằm tạo Glucosamine
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ hydrochloride có màu trắng với độ tinh
- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân khiết cao hơn
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. 2. Khi cho vỏ tôm khô vào hydrochloric
- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế acid lại có hiện tượng sủi bọt khí vì
hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với hydrochloric acid tác dụng với các
GV để thống nhất về quy trình thực hành. khoáng chất trong vỏ tôm sinh ra khí
- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, carbon dioxide.
GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành
cho các em.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- Các nhóm HS báo cáo kết quả điều chế
Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã
làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các
hiện tượng quan sát được và kết quả thực
hành.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh
nghiệm cho HS.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Em đã học
và Em có thể SGK tr37

BÁO CÁO THỰC HÀNH


Nhóm:..................Lớp:........................
Thí nghiệm: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
1. Mục tiêu:

2. Nguyên liệu:

3. Cách tiến hành:

4. Thảo luận, đánh giá kết quả


5. Kết luận

6. Trả lời câu hỏi SGK


1. Vai trò của than hoạt tính trong thí nghiệm là gì?

2. Giải thích tại sao khi cho vỏ tôm khô vào hydrochloric acid lại có hiện tượng sủi bọt
khí?
GV cho học sinh tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm bằng cách đánh dấu tích vào
bảng sau:
Họ tên học sinh:........................................................................

STT Tiêu chí Mức 5 Mức Mức Mức Mức


(thành 4 (làm 3 (còn 2 (còn 1 (chưa
thạo) đúng) lúng sai sót) làm được)
túng)

1 Chuẩn bị đầy đủ nguyên


liệu, hóa chất, dụng cụ đạt
yêu cầu của thí nghiệm.

2 Lắp ráp, thiết kế bộ dụng


cụ thí nghiệm hợp lý, hiệu
quả.

3 Thực hiện các thao tác thí


nghiệm thành thạo

4 Xử lý tốt các tình huống


trong quá trình thí nghiệm

5 Ghi chép tiến trình thí


nghiệm đầy đủ

6 Giải thích kết quả thí


nghiệm rõ ràng
7 Rút ra kết luận chính xác

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS

STT Tiêu chí Xác nhận

Đạt Chưa đạt

1 Thu được Glucosamine hydrochloride

2 Bột khô có màu trắng và đồng nhất

3 Không có mùi tanh của vỏ tôm

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chitin là thành phần chính trong
C. cá. B. thịt. C. vỏ tôm. D. da gà.
Câu 2. Chitosan có màu
D. giống vỏ tôm. B. trong suốt. C. xanh tím. D. trắng ngà.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng
A. Chitin có nhóm NHCOCH3
B. Chitosan có nhóm NHCOCH3
C. Chitin là chất gây độc cho người và động vật.
D. Chitosan được điều chế bằng phản ứng thủy phân chitin
Câu 4. Rửa trung tính là rửa bằng nước thường đến pH
A.> 7. B. < 7. C. = 7 D. = 14
Câu 5. Chọn phát biểu sai.
A. Chitin không gây dị ứng cho người và động vật.
B. Chitosan có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol.
C. Thủy phân chitosan trong môi trường HCl thu được glucosamine
hydrochloride.
D. Chitin và chitosan là những polymer thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C 2. D 3. A 4. C 5. D

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Phản ứng chuyển hóa chitosan thành glucosamine hydrochloride thuộc loại
phản ứng gì?
Bài 2. So sánh và giải thích độ tan trong nước của chitosan và Glucosarmne.
Bài 3. Giải thích tại sao glucosamine có tính base yếu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Phản ứng chuyển hóa chitosan thành glucosamine hydrochloride thuộc loại
phản ứng trung hoà.
Bài 2. Glucosamine là các phân tử có nhóm OH và NH2 có liên kết hydrogen với
nước nên tan được trong nước, chitosan là polymer, không tan được trong nước.
Bài 3. Glucosamine có nhóm NH2 nguyên tử N có cặp electron chưa tham gia liên
kết, có khả năng nhận ion H+.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại
dầu mỏ
CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ
BÀI 7: NGUỒN GỐC DẦU MỎ. THÀNH PHẦN VÀ PHÂN LOẠI DẦU MỎ
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ
 Trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ.
 Trình bày được thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu
mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí)
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguồn gốc, thành
phần và phân loại dầu mỏ.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dầu
mỏ - phân loại; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các
thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề
trong bài học vào cuộc sống
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Trình bày được nguồn gốc, thành phần và phân loại dầu
mỏ.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, quan sát trình bày được cơ sở khoa học cho việc dầu mỏ có nguồn gốc
hữu cơ.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích
một số vấn đề thực tiễn liên quan đến dầu mỏ.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung học tập.
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
 Yêu nước, khắc sâu chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và khẳng định chủ quyền
quốc gia trên Biển Đông của Việt Nam.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT, PHT.
 Một số tư liệu liên quan đến nguồn gốc dầu mỏ và thành phần hóa học phức tạp
của dầu mỏ
 Tranh ảnh, video, thông tin tài liệu liên quan đến sự hình thành các dầu mỏ, mỏ
khí thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra các tranh ảnh về dầu mỏ và các ứng dụng của dầu mỏ
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Tại sao nói dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên
không tái tạo? Thành phần hoá học của dầu mỏ phức tạp như thế nào? Có thể phân
loại dầu mỏ dựa trên tiêu chuẩn và mục đích nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án: Dầu mỏ là nguyên liệu hóa thạch, phải mất hàng triệu năm để tạo ra và lượng
tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành → Đây nguồn nhiên liệu hữu
hạn và không thể tái tạo.
Thành phần hóa học của dầu mỏ gồm các hợp chất hydrocarbon (paraffin, naphthene,
arene) và các hợp chất phi hydrocarbon (chứa các nguyên tố S, O, N, vết kim loại).
Có thể phân loại dầu mỏ theo thành phần hóa học và tính chất vật lí.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt
HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động.
Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ.
Thành phần và phân loại dầu mỏ.
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận về nguồn
gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở nguồn gốc của dầu mỏ, CH1 SGK trang 39.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. NGUỒN GỐC DẦU MỎ


- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 38,
quan sát
video https://youtu.be/tcfzvRmteJk (0:00 - Theo giả thiết về nguồn gốc hữu cơ quá
2:08) thảo luận cặp đôi về nguồn gốc dầu trình hình thành dầu và khí là quá trình
mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39. lâu dài và liên tục.
Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong Các chất hữu cơ trong xác động vật, thực
lòng đất càng chứa nhiều khí hơn và chứa vật là tiền chất tạo thành dầu mỏ.
nhiều methane hơn? Các loài thực vật phù du rất nhỏ, số
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ lượng nhiều đóng vai trò chủ đạo để tạo
- HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt nguồn gốc ra dầu và khí.
dầu mỏ, Các vi sinh vật phân hủy xác động, thực
- HS suy nghĩ, trả lời CH1 SGK trang 39. vật tạo thành lớp trầm tích ở đáy biển.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu Dầu được sinh ra rải rác trong lớp đá
cần thiết. trầm tích, thẩm thấu qua tầng đá và tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và hợp lại thành các khối đá rỗng, xốp.
thảo luận Qua thời gian một phần dầu chuyển
- Đại diện HS nêu nguồn gốc dầu mỏ, trả lời thành khí do quá trình cracking dưới tác
CH1 SGK trang 39. dụng của nhiệt độ, áp suất và các chất
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. xúc tác.
Bước 4: Kết luận, nhận định Sự hình thành mỏ dầu: Xác động thực
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguồn vật phân huỷ → Kerogen (các chất sừng
gốc dầu mỏ. hữu cơ) hình thành trong lớp trầm tích
GV mở rộng thêm giả thuyết về nguồn gốc → Kerogen chuyển hoá thành
vô cơ về sự hình thành dầu mỏ. Lưu ý khi hydrocarbon → mỏ dầu (thường gồm 3
xem xét về mặt thực tiễn thì giả thuyết này lớp: lớp khí ở trên, lớp dầu, đáy là lớp
gặp phải nhiều vấn đề không thể giải thích nước)
được. Trả lời CH1 SGK trang 39
Do càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ
và áp suất càng cao quá trình cracking
càng xảy ra mạnh hơn → các
hydrocarbon phân tử lớn chuyển thành
các phân tử nhỏ hơn (khí). → làm cho
dầu trở lên nhẹ hơn và sinh ra nhiều khí
hơn và chứa nhiều methane
(Hydrocarbon bền nhất) hơn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hóa học của dầu mỏ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành phần (hydrocarbon
và phi hydrocarbon) của dầu mỏ.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành
phiếu học tập 01.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở thành phần hóa học của dầu mỏ, PHT 01
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA
- GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, thảo luận hoàn DẦU MỎ
thành PHT sau 1. Các hợp chất hydrocarbon
Trong dầu mỏ chủ yếu gồm 3 nhóm

PHIẾU HỌC TẬP 01 chính:


+ Alkane (hay còn gọi là paraffin)
Nghiên cứu mục II SGK trang 39 trả lời các + Cycloalkane

câu hỏi sau: + Arene.

1. Các hydrocarbon trong dầu mỏ gồm các 2. Các hợp chất phi hydrocarbon

nhóm nào? Những hợp chất phi hydrocarbon thực

2. Các hợp chất phi hydrocarbon trong dầu mỏ chất là các hydrocarbon mà trong

gồm những hợp chất nào? mạch Carbon chứa các dị tố N, S, O

3. Tại sao dầu mỏ có hàm lượng phi và kim loại:

hydrocarbon thấp thường có giá trị cao trong - Các hợp chất chứa sulfur

chế biến dầu mỏ? - Các hợp chất chứa oxygen


- Các hợp chất chứa nitrogen
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
- Vết kim loại trong dầu mỏ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Nhựa và asphaltene
- HS suy nghĩ hoàn thành PHT
Phi hydrocarbon làm giảm chất lượng
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
của dầu mỏ nên cần phải sử dụng
thiết.
phương pháp loại đi hoặc làm giảm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
lượng của chúng trong dầu mỏ → tốn
luận
kém
- Đại diện HS trả lời PHT
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thành phần
hóa học của dầu mỏ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu phân loại dầu mỏ


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được phân loại dầu mỏ.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành
phiếu học tập 02.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở phân loại dầu mỏ, PHT 02
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. PHÂN LOẠI DẦU MỎ


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành 1. Phân loại dầu mỏ theo thành phần
PHT sau hoá học
Trong dầu mỏ hydrocarbon là thành

PHIẾU HỌC TẬP 02 phần chủ yếu, quan trọng và quyết định

Nghiên cứu mục III SGK trang 40 trả lời các đặc tính cơ bản của dầu mỏ → phân

câu hỏi sau: loại dầu mỏ theo họ hydrocarbon.

1. Tại sao việc phân loại dầu mỏ theo họ Gồm có 3 loại dầu mỏ: paraffinic,

hydrocarbon là phương pháp phân loại thông naphthenic và aromatic.

dụng nhất? 2. Phân loại dầu mỏ theo tính chất

2. Hãy trình bày các loại dầu mỏ dựa vào cách vật lí

phân loại theo thành phần hóa học. - Phân loại dầu mỏ dựa vào tỉ trọng:

3. Trong giao thương quốc tế thông số vật lí nào + Dầu nhẹ (giàu paraffin)
được sử dụng để phân loại dầu mỏ. Tại sao + Dầu nặng (giàu arene)

trong giao thương quốc tế người ta thường phân Dầu càng nhẹ, nghĩa là dầu mỏ giàu
loại dầu mỏ theo tính chất vật lí. paraffin (alkane) thì màu càng sáng và

4. Tại sao dầu nhẹ có giá trị hơn dầu nặng? Tại tỉ trọng càng nhỏ, ngược lại dầu càng
sao dầu mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có giá trị nặng, tức càng giàu arene và các hợp

kinh tế cao? chất dị vòng chứa S, N thì màu càng


sẫm và tỉ trọng càng lớn. Vì vậy, dầu
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
nhẹ có giá trị kinh tế cao hơn, chế biến
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
nhận được nhiều xăng, nhiên liệu phản
- HS suy nghĩ hoàn thành PHT 02
lực và diesel.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần - Phân loại dầu mỏ theo chỉ số API
thiết. Trong giao thương quốc tế thông số vật
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo lí API (là chỉ số đo mức độ nặng hoặc
luận nhẹ của dầu mỏ dạng lỏng so với nước)
- Đại diện HS trả lời PHT 02 thường được sử dụng để phân loại dầu
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. mỏ.
Bước 4: Kết luận, nhận định + Dầu nhẹ: API > 31,1
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại + Dầu trung bình: API từ 22,3 - 31,1
dầu mỏ + Dầu nặng: API từ 10 - 22,3
+ Dầu rất nặng: API < 10.
- Dầu Bạch Hổ là loại dầu trung bình
nhẹ có tỉ trọng là 0,8313 và 36,60 API,
là dầu paraffin và là một trong những
loại đầu sạch chứa ít tạp chất sulfur và
các kim loại nặng (V, Ni). Hàm lượng
sulfur trong dầu thô Bạch Hổ là 0,03 -
0,05%. Hàm lượng V và Ni trong dầu
Bạch Hổ là 0,09 và 2,64 ppm.

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong tự nhiên, dầu mỏ có ở đâu?
A. Trong lòng đất. B. Trong khí methane.
B. Trên khí quyển. D. Trong lòng biển.
Câu 2. Thành phần chính của dầu mỏ là
A. các hydrocarbon. B. các dẫn xuất hydrocarbon.
B. benzene. D. các dẫn xuất chứa oxygen của hydrocarbon.
Câu 3. Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp?
A. 1 lớp B. 2 lớp C. 3 lớp D. 4 lớp
Câu 4. Cracking dầu mỏ để thu được
A. Dầu thô
B. Hydrocarbon nguyên chất
C. Hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon có phân tử khối lớn hơn
D. Hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon có phân tử khối nhỏ hơn
Câu 5. Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp
A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.
B. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Câu 6. Thành phần chủ yếu của mỏ khí thiên nhiên là
A. hydrogen. B. methane. C. ethylene. D. acetylene.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A 2. A 3. C 4. D 5. B 6. B

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Các mỏ dầu thường tìm thấy ở đâu?
Bài 2. Dầu mỏ khai thác ở các nơi khác nhau trên thế giới hầu như khác nhau về
thành phần và tính chất. Tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá ở một số nơi trên vỏ Trái Đất. Mỏ dầu
thường được tìm thấy ở những ở dưới những lớp đá trầm tích.
Bài 2.
- Do nguồn gốc hữu cơ (xác của động và thực vật bị phân rã thành những hợp chất
giàu carbon, nguồn hydrocarbon) khác nhau tạo nên dầu mỏ khác nhau về thành phần
và tính chất.
- Dầu mỏ ở các nơi trên thế giới hầu như đều khác nhau là do vật liệu hữu cơ hình
thành ban đầu. Một số nước có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối
nông như Mỹ, Nga, khu vực Trung Đông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác, các
giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 8: Chế biến dầu mỏ
BÀI 9: NGÀNH SẢN XUẤT DẦU MỎ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ
 Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công
nghiệp dầu mỏ của một số nước/khu vực trên thế giới.
 Trình bày được lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công
nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam.
 Trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm
môi trường trong quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí.
 Trình bày được một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ (than đá, đá nhựa, đá
dầu, khí thiên nhiên, hydrogen).
2. Năng lực
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về trữ lượng dầu mỏ, sự
tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ của một số nước/khu
vực trên thế giới.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về trữ
lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ, một
số nguyên liệu thay thế dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả,
đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề
trong bài học và cuộc sống.
Năng lực Hóa học:
 Nhận thức hoá học: Trình bày được trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu mỏ và sự
phát triển của công nghiệp dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo
luận, quan sát tìm hiểu nêu được các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong
quá trình khai thác dầu mỏ và các cách xử lí.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các cách xử lý sự cố tràn dầu,
nêu được các cách hiện nay được các nước sử dụng hiệu quả.
3. Phẩm chất
 Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung học tập.
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
 SGK, SGV, SBT, PHT.
 Một số tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến trữ lượng dầu mỏ, sự tiêu thụ dầu
mỏ và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam
 Một số tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến sự cố tràn dầu, các vấn đề rác
thải dầu gây ô nhiễm môi trường,...
2. Đối với học sinh
 SGK, SBT.
 Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần)
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Em hãy nêu hiểu biết của mình về sự phát triển của
ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
- Hiện nay, dầu mỏ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.
Sản xuất dầu mỏ (khai thác và vận chuyển dầu) đã trở thành một ngành công nghiệp
quan trọng của các quốc gia có dầu mỏ. Các nước có ngành công nghiệp dầu mỏ phát
triển mạnh có trữ lượng hoặc sản lượng dầu mỏ lớn.
- Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam với
trữ lượng khoảng 3 – 4 tỉ tấn. Lĩnh vực lọc hoá dầu ở nước ta đã bắt đầu từ năm 1982
với các nhà máy lọc dầu đơn giản, quy mô nhỏ. Hiện nay ngành công nghiệp dầu mỏ
ở Việt Nam đang từng bước phát triển trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.

GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Hoạt động
khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm
soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ? Tại sao nói hydrogen là
nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành
tinh xanh cho loài người?... chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ
trên thế giới và ở Việt Nam
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu trữ lượng dầu mỏ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được trữ lượng dầu mỏ và sự
tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận về trữ
lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt
Nam và trên thế giới, các câu trả lời.
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ


- GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, yêu cầu HS 1. Trên thế giới
đọc mục I SGK trang 48, bản đồ trữ lượng Trữ lượng dầu mỏ được công bố hiện
dầu mỏ thảo luận cặp đôi về trữ lượng dầu nay chỉ bằng 30 - 35% trữ lượng thật của
mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên dầu mỏ
thế giới, trả lời câu hỏi Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn
1. Nêu tên các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất lần lượt là Venezuela (trên 300 tỉ thùng),
trên thế giới và các quốc gia có trữ lượng Saudi Arabia và Canada,...
dầu mỏ lớn nhất thế giới. Các nước tiêu thụ dầu nhiều nhất lần
2. Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về trữ lượt là Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ,...
lượng dầu mỏ hãy trình bày và nhận xét sự → Điều này cho thấy tầm quan trọng của
tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam dầu mỏ với tất cả các quốc gia trên thế
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ giới.
- HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt trữ lượng Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ có ứng
dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và dụng trong đời sống và sản xuất công,
trên thế giới nông nghiệp, gồm các sản phẩm nhiên
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi liệu, phi nhiên liệu, các hoá chất hữu cơ
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần và vật liệu.
thiết. 2. Việt Nam
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên
luận thế giới về trữ lượng dầu mỏ, đứng thứ
- Đại diện HS trình bày trữ lượng dầu mỏ và nhất khu vực Đông Nam Á (4,4 tỉ thùng
sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế tính đến năm 2020).
giới, trả lời câu hỏi - Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. phục vụ cho xuất khẩu và cho công
Bước 4: Kết luận, nhận định nghiệp chế biến.
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về trữ lượng
dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và
trên thế giới

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sản xuất dầu mỏ


1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của công
nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi tóm tắt vào vở sự phát triển của công nghiệp dầu
mỏ ở Việt Nam và trên thế giới
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ II. SẢN XUẤT DẦU MỎ


- GV chia lớp thành 3 nhóm, quan sát video 1. Sự phát triển công nghiệp sản xuất
(https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te- dầu mỏ của một số nước trên thế giới
hoc-qua-video-opec-la-gi- Các nước thành viên OPEC khai thác
20160318165130175.chn) nghiên cứu SGK, vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ
thảo luận Hoạt động: “Hãy tìm hiểu vai trò thể giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng
của các nước OPEC trong hoạt động khai dầu thế giới.
thác và xuất khẩu dầu mỏ.” OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo trình bày sự khai thác dầu lửa của các nước thành
phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở viên → có thể khống chế giá dầu mỏ trên
Việt Nam dựa trên nhiệm vụ đã giao chuẩn thế giới, đề ra các điều chỉnh phù hợp
bị trước: bảo đảm việc cung cấp dầu.
Nhóm 1: Lý do cần phải tập trung vào phát 2. Sự phát triển của công nghiệp sản
triển ngành sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam xuất dầu mỏ ở Việt Nam
Nhóm 2: Quá trình phát triển và thành tựu - Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu
đã đạt được của các ngành công nghiệp dầu phục vụ cho xuất khẩu và cho công
mỏ ở Việt Nam nghiệp chế biến tại nhà máy lọc dầu
Nhóm 3: Vai trò của công nghiệp dầu mỏ ở Dung Quất
Việt Nam. - Việt Nam xếp thứ tư trong khu vực
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng Đông Nam Á về xuất khẩu dầu m
tâm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm hoàn thành
các nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu
cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo nội dung
nhiệm vụ học tập
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về sự phát
triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và
trên thế giới
GV mở rộng OPEC+ bao gồm các quốc gia
như Azerbaijan, Bahrain, Brunei,
Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Nga,
Nam Sudan và Sudan. Với việc bổ sung 10
quốc gia ngoài OPEC, đáng chú ý trong số
đó là Nga, Mexico và Kazakhstan đã mang
đến cho OPEC + một mức độ ảnh hưởng đối
với nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trước
đây.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của sản xuất dầu mỏ đến môi trường
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nguy cơ (sự cố tràn
dầu, các vấn đề rác dầu) gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác dầu
mỏ và các cách xử lí.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi hoạt động SGK, CH2,3 SGK tr 52.
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt vở tác động của sản xuất dầu mỏ đến
môi trường
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự cố tràn dầu gây ô III. TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT
nhiễm môi trường DẦU MỎ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK trường
trang 51 trả lời các câu hỏi trong hoạt động - Sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại giàn
1. Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào? khoan do bão, động đất làm đổ giàn
2. Cho biết một ví dụ về sự cố tràn dầu trên khoan hoặc giàn khoan bị nổ, hệ
biển, phân tích nguyên nhân, tác hại của nó đối thống ngăn dầu bị hỏng, rò rỉ đường
với con người và môi trường. ống dẫn,...
- HS suy nghĩ trả lời CH2 SGK tr 52 - Sự cố tràn dầu có thể xảy ra khi vận
Tại sao khi có sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan chuyển dầu
rất nhanh trên mặt nước, rồi phân tán vào nước, - Dầu tràn gây ô nhiễm môi trường
đồng thời bề mặt nước bị ô nhiễm lan rộng rất nghiêm trọng, làm sinh vật biển chết
nhanh? hàng loạt và gây hại đến sức khỏe
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm con người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ VD: sự cố tràn dầu: Vụ nổ giàn
- HS suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. khoan Deepwater Horizon năm
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần 2010, hơn 6 triệu tấn dầu tràn ra
thiết. Vịnh Mexico.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + gây thiệt hại về tính mạng của con
luận người và tài sản.
- Đại diện HS trả lời các câu hỏi. + làm các loài sinh vật bị chết, ảnh
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. hưởng nghiêm trọng lên hệ sinh
Bước 4: Kết luận, nhận định thái,...
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về sự cố tràn + cần lượng lớn chi phí cho việc dọn
dầu gây ô nhiễm môi trường dẹp hậu quả.
Dầu tràn gây tác động xấu và lâu dài
đến hoạt động kinh tế – xã hội ở các
vùng xảy ra sự cố tràn dầu.
Trả lời CH2 SGK tr 52
Vì dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn
nước, không tan trong nước nên dầu
sẽ nổi lên trên mặt nước, nhờ vào
các yếu tố tự nhiên như: sóng, gió và
thủy triều càng thúc đẩy sự lan rộng
của dầu trên bề mặt nước.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các chất thải và các 2. Các chất thải và các vấn đề rác
vấn đề rác dầu trong hoạt động khai thác dầu dầu trong hoạt động khai thác dầu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Trả lời CH3 SGK trang 52
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời CH3 Sự cố tràn dầu trên biển thường gây
SGK trang 52 thiệt hại nhiều hơn so với trên đất
Tại sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây liền:
thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền? - Dầu mỏ nổi trên bề mặt nước làm
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm biển bị che phủ, làm giảm sự trao
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ đổi oxygen giữ không khí và nước.
- HS suy nghĩ trả lời CH3 SGK trang 52 Ngoài ra các chất độc có trong dầu
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào
thiết. sinh vật.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Khi có sự cố tràn dầu trên biển,
luận dầu lan rất nhanh trên mặt nước, rồi
- Đại diện HS trả lời CH3 SGK trang 52 phân tán vào nước, đồng thời bề mặt
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. nước bị ô nhiễm lan rộng rất nhanh
Bước 4: Kết luận, nhận định nên việc kiểm soát sự cố tràn dầu rất
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các chất thải khó khăn.
và các vấn đề rác dầu trong hoạt động khai thác - Đòi hỏi nhiều công sức và những
dầu phương pháp, trang thiết bị đặc biệt.
Kết luận
- Rác dầu hình thành từ các hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí; từ hoạt động chế biến dầu
và các hoạt động khác
- Rác dầu cần được thu gom và xử lý
đúng quy định tránh gây ô nhiễm
môi trường.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các phương pháp xử lí 3. Các phương pháp xử lí sự cố


sự cố tràn dầu và rác dầu tràn dầu và rác dầu
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Phương pháp thu gom cơ học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các phương pháp - Phương pháp hấp thu
xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu hoàn thành bảng - Phương pháp phân hủy bằng vi
sau sinh.

Phương Phạm vi Nguyên Ưu điểm


pháp tràn dầu/ tắc của của
tình trạng phương phương
sự cố pháp pháp
Phương
pháp thu
gom cơ
học

Phương
pháp hấp
thu

Phương
pháp phân
hủy bằng
vi sinh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- HS suy nghĩ, tìm hiểu các phương pháp xử lí
sự cố tràn dầu và rác dầu và hoàn thành bảng
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện HS báo cáo kết quả ìm hiểu các
phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu
theo bảng.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các phương
pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu

Nội dung bảng tìm hiểu các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu và rác dầu và hoàn
thành bảng

Phương pháp Phạm vi tràn dầu/ Nguyên tắc của phương Ưu điểm của phương
tình trạng sự cố pháp pháp

Phương pháp Nhỏ, hẹp trên bề Do khối lượng riêng của Đơn giản, dễ thực
thu gom cơ mặt nước dầu nhẹ hơn nước nên dầu hiện
học nổi trên mặt nước.

Phương pháp Dầu tràn nhiều và Hấp thu dầu bằng các vật Công suất lớn thu
hấp thu rộng đã phân tán liệu xốp. được dầu dạng nhũ
nhũ tương vào tương trong nước
nước.

Phương pháp Dầu tràn nhiều. Sử dụng các vi sinh vật, Làm sạch dầu với tốc
phân hủy bằng các vi khuẩn có khả năng độ nhanh.
vi sinh phân hủy các
hydrocarbon, dãy paraffin.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số nguồn nhiên liệu
thay thế dầu mỏ (than đá, đá nhựa, đá dầu, khí thiên nhiên, hydrogen).
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoạt động nhóm báo
cáo sản phẩm
3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt vở một số nguồn nhiên liệu thay thế
dầu mỏ
4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ IV. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THAY


- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm báo cáo THẾ DẦU MỎ
theo dàn ý 1. Các nguồn nhiên liệu thay thế dầu
Nhóm 1. Sự cần thiết của việc tìm nguồn mỏ chứa carbon
nhiên liệu mới thay thế dầu mỏ a) Than đá
Nhóm 2. Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ b) Cát dầu và đá phiến dầu
chứa carbon (nguyên liệu sử dụng, nguồn c) Methene hydrate
khai thác, quá trình/ sơ đồ sản xuất). 2. Hydrogen - nguồn nhiên liệu không
Nhóm 3. Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ chứa carbon
không chứa carbon (nguyên liệu sử dụng,
nguồn khai thác, quá trình/ sơ đồ sản xuất,
nguồn nhiên liệu này được sử dụng như thế
nào ở Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ).
(HS chuẩn bị ở nhà và báo cáo bằng
powerpoint trước lớp trong tiết học sau)
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng
tâm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, phân công nhiệm vụ
học tập, tổng kết và thiết kế bản báo cáo
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần
thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về một số
nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết)
để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới là
A.Saudi Arabia. B. Venezuela. C. Canada. D. Mỹ.
Câu 2. Nước tiêu thụ dầu nhiều nhất là
A.Mĩ. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Nga.
Câu 3. Tính đến năm 2020, Việt Nam là quốc gia đứng thứ bao nhiêu trên thế giới về
trữ lượng dầu mỏ?
A.30. B. 4. C. 20. D. 28.
Câu 4. Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự cố tràn dầu?
A.Động đất làm đổ giàn khoan B. Rò rỉ đường ống dẫn.
C.Sinh vật biển chết hàng loạt. D. Rò rỉ khi vận chuyển dầu.
Câu 5. Nhiên liệu nào sau đây không dùng để thay thế dầu mỏ?
A.Than đá B. Cát dầu và đá phiến dầu
C.Methene hydrate D. Uranium.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét
bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B 2. A 3. D 4. C 5. D

1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn
(nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
5. Tổ chức thực hiện:
Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:
Bài 1. Hãy nêu tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu mà em biết.
Bài 2. Dầu mỏ thường được sử dụng vào những mục đích nào?
Bài 3. Giải thích hydrogen là nguồn năng lượng sạch lí tưởng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.
- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn
thời gian).
- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài
trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.
- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.
Đáp án bài tập vận dụng
Bài 1. Tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Công ty Xăng dầu Khu vực II (Petrolimex Sài Gòn)
Công ty Xăng dầu Quân đội ( MIPECORP)
Công ty xăng dầu Bà rịa – Vũng tàu (Petrolimex Bariavungtau)
Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL)
Công ty Cổ Phần Petro Times
Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương (Orient Oil)
Bài 2.
Phần lớn dầu mỏ được sử dụng, cung cấp nhiên liệu cho ô tô, xe tải, máy bay và tàu
thuỷ.
Phần còn lại được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các nhà máy, gia đình và sản xuất
điện. Khí dầu mỏ (gas) được sử dụng tạo nhiệt trong công nghiệp.
Một lượng nhỏ dầu mỏ được sử dụng làm nguyên liệu để tạo ra nhiều sản phẩm khác
như: nhựa, mĩ phẩm, sơn, may mặc, chất tẩy rửa, y tế, …
Bài 3. Hydrogen là nguồn năng lượng sạch do gần như không phát thải khí ô nhiễm
mà chỉ sinh ra hơi nước. Từ nước qua quá trình điện phân ta lại có thể thu được
hydrogen. Vì vậy, hydrogen là nguồn năng lượng gần như vô tận hay có thể tái sinh
được.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập vận dụng.

You might also like