You are on page 1of 7

KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Câu 1. Khám phá bản thân là tìm hiểu về 4 thành phần nào của chính
mình?
a. Tư chất - Tính cách - Năng lực - Định hướng
b. Ngoại hình - Thói quen - Kỹ năng - Hứng thú
c. Gia cảnh - Tài chính - Đạo đức - Nghề nghiệp
d. Tác phong - Kỹ năng mềm - Chuyên môn - Ước mơ
Câu 2. Khi ta hiểu rõ bản thân, ta sẽ làm được tốt những việc nào sau
đây?
a. Biết mình thích gì, biết mình sống vì điều gì, từ đó tập trung vào mục
đích sống và gạt bỏ những thứ "râu ria" khác.
b. Hiểu được bản thân, ta mới chọn được nghề nghiệp hợp với định
hướng, với tính cách và với khả năng của mình nhất. Hiểu bản thân, ta sẽ
biết nên phát huy thế mạnh nào để trở thành thương hiệu của mình, để
kiếm sống tốt nhất, để cống hiến những sản phẩm giá trị nhất.
c. Hiểu bản thân, ta biết điểm yếu của mình là gì để gọt giũa, không để
điểm yếu đó trở thành thứ khiến cho cuộc đời của mình lao dốc. Hiểu bản
thân, ta biết nên cư xử thế nào với chính mình, nên làm bạn với ai, nên
cưới ai và sống thế nào sẽ là hạnh phúc.
d. Tất cả các việc trên
Câu 3. Các tính tình & các thói quen gọi chung là gì?
a. Tính cách
b. Đạo đức
c. Tác phong
d. Tất cả đều sai
Câu 4. Tiềm năng và khả năng (trong khả năng còn có sở trường & sở
đoản) là những thành phần chính của:
a. Kỹ năng
b. Nghề nghiệp
c. Chuyên môn
d. Năng lực

1
Câu 5. “Nhu cầu, sở thích, ước mơ, mục đích sống” gọi chung là gì
của con người?
a. Hứng thú
b. Nghề nghiệp
c. Định hướng
d. Đam mê
Câu 6. .............. là đặc điểm cơ thể, quan trọng nhất là đặc điểm của
bộ não (mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, thùy nào mạnh, thùy nào
yếu).
Cụm từ còn thiếu là:
a. Tư chất
b. Ngoại hình
c. Tác phong
d. Năng lực
Câu 7. Hình ảnh sau đây nói lên rõ nhất thông điệp gì?

a. Phải tự tin vào bản thân, ta sẽ làm được tất cả. Chỉ cần sự tự tin, ta sẽ
vượt qua giới hạn của mình giống như cá có thể leo cây giỏi như chú khỉ
hoặc có sức mạnh như voi.
b. Nếu không hiểu bản thân, ta sẽ chọn đấu trường nghề nghiệp không
khớp với năng lực lõi của mình, từ đó sẽ phải khổ sở như con cá mà phải
thi leo cây.
c. Cuộc sống vốn không công bằng, việc làm tốt chỉ dành cho một số
người này, không dành cho một số người khác.
d. Tất cả đều đúng.
2
Câu 8. Trong số những phương pháp sau đây, đâu không phải là
phương pháp nên dùng để khám phá bản thân?
a. So sánh bản thân với các hình mẫu nghề nghiệp
b. Làm các bài test năng lực, bài test tính cách
c. Xem chỉ tay, xem bói, xem cung hoàng đạo
d. Đi thử nghiệm bản thân trong các tình huống thực tế
Câu 9. Có mấy phương pháp để khám phá thế mạnh của bản thân?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Câu 10. Hình ảnh sau đây là minh họa đặc trưng cho phương pháp
khám phá bản thân nào?

a. Trắc nghiệm tâm lý


b. Sinh trắc học
c. Chụp CT não hoặc chụp MRI não
d. Tất cả đều đúng
Câu 11. Phương pháp phân tích SWOT là phân tích những yếu tố
nào?
a. Source (Nguồn lực) - Winsomenesses (Lợi ích) - Ocean (Đại dương thị
trường) - Target (Mục tiêu cần đạt)
b. Skill (Các kỹ năng của bản thân) - Willfulnesses (Ý chí) - Orient (Xu
hướng của xã hội) - Technique (Công nghệ kỹ thuật)

3
c. Strength (Thế mạnh) - Weakness (Điểm yếu) - Opportunity (Cơ hội) - -
Threat (Thách thức)
d. Sign (Tín hiệu thị trường) - Workablenesses (Tính khả thi) - Option (Các
lựa chọn) - Task (Việc cần làm)
Câu 12. Nguyên lý của phương pháp "20 đôi mắt" là gì?
a. Trải nghiệm tham quan 20 nghề nghiệp khác nhau, để xem xét xem bản
thân hợp với nghề nghiệp nào nhất.
b. Phỏng vấn ít nhất 20 người thân cận nhất để họ nhận xét về mình, từ đó
tổng hợp lại thành một bức tranh nhân cách khá đầy đủ của bản thân.
c. Lập 20 cặp phiếu so sánh bản thân và 20 người thành công trong 20 lĩnh
vực khác nhau để nhận ra những đặc điểm khác biệt của bản thân.
d. Tất cả đều sai
Câu 13. Tác dụng của bài trắc nghiệm MBTI là gì?
a. Giúp ta xác định chỉ số IQ, EQ, CQ và AQ.
b. Giúp ta xác định điểm mạnh của mình trong 4 mảng: Tính cách - Năng
lực - Xu hướng - Khí chất.
c. Giúp ta xác định xem mình thuộc tính cách nào trong 16 loại tính cách,
từ đó sẽ biết tính cách của mình hợp với nhóm nghề gì.
d. Giúp ta xác định mức độ của trí thông minh cảm xúc (Emotional
intelligence)
Câu 14. Các câu hỏi sau đây có mục đích gì khi phân tích SWOT?
“5 Trường hợp bạn đã từng tỏa sáng trong đời là nhờ điều gì? 3 Khả năng
đã giúp bạn kiếm được nhiều tiền nhất? 3 Khả năng làm tốt hơn nhiều
người khác? 1 Lĩnh vực nào người ta sẽ nhớ tới bạn? 3 Bằng cấp nào bạn
có mà người cùng trang lứa ít khi có? 5 Điểm tính cách khiến cho người
khác yêu thích bạn? 5 Mối quan hệ ưu thế nào mà bạn đang sở hữu? 3
Đặc điểm bên ngoài nào khiến người ta ấn tượng về bạn? 5 Hoàn cảnh
khiến bạn rất tự tin ? Người ta hay cảm ơn bạn vì điều gì nhất?”
a. Để thống kê điểm mạnh (Strengths)
b. Để đánh giá tính khả thi khi làm bất cứ việc gì (Workablenesses)
c. Để thống kê các cơ hội của bản thân (Opportunity)
d. Để đánh giá các nguồn lực mình có (Source)
Câu 15. Các câu hỏi sau đây có mục đích gì khi phân tích SWOT?
“Công ty hoặc thị trường đang cần gì mà chưa ai đáp ứng được? Kỷ
nguyên công nghệ mới giúp gì được cho bạn? Ngành của bạn có đang
4
tăng trưởng? Nếu có, bạn có thể tận dụng được điều gì? Sắp tới có sự kiện
gì quan trọng mang đến thời cơ? Bạn nhận thấy các công ty đang có xu
hướng ra sao và làm sao để tận dụng nó? Khách hàng hay phàn nàn gì về
lĩnh vực của bạn? Nếu có, liệu bạn có giải pháp không?”
a. Để thống kê điểm mạnh (Strengths)
b. Để đánh giá tín hiệu thị trường (Sign)
c. Để thống kê các cơ hội (Opportunity)
d. Để đánh giá xu hướng của xã hội (Orient)
Câu 16. “Nếu một người có tư chất tốt ở thuỳ chẩm (sau ót, khu vực E &
5), họ sẽ thuận lợi để học hỏi các nghề cần năng lực.............. Chẳng hạn
như:...............”
Chỗ trống còn thiếu là gì?
a. “Tương tác với con người” - “tâm lý, nhân sự, giáo viên, bán hàng, chăm
sóc khách hàng...”
b. “Quản lý, quản trị, lập kế hoạch” - “quản trị kinh doanh, chính trị, hành
chánh, làm việc ở các vị trí quản lý”
c. “Xử lý hình và thẩm mỹ hình ảnh” - “nhà thiết kế, kiến trúc, multimedia,
thời trang, quay phim chụp ảnh”.
d. “Logic, toán học, vật lý, kỹ thuật” - “công nghệ thông tin, công nghệ kỹ
thuật”.
Câu 17. Mẫu phiếu sau đây dùng để thực hành phương pháp nào?

a. Phương pháp So sánh


b. Phương pháp Phân tích SWOT
c. Phương pháp Test
d. Tất cả đều sai

5
Câu 18. “Muốn biết mình có tiềm năng làm Mc hay không, bạn phải vài lần
thử cầm lấy micro. Muốn biết mình có tiềm năng làm kinh doanh hay
không, bạn phải thử bán hàng, thử khởi nghiệp. Muốn biết mình có tiềm
năng làm lãnh đạo hay không, bạn phải thử làm lớp trưởng, bí thư, chủ
nhiệm câu lạc bộ. Muốn biết mình có thể thiết kế thời trang không, bạn nên
thử trong các cuộc thi thời trang nào đó...”. Những ví dụ trên đang minh
họa cho phương pháp nào?
a. Phương pháp “Hộp diêm”
b. Phương pháp Test
c. Phương pháp “20 đôi mắt”
d. Tất cả đều sai
Câu 19. Tác dụng của bài trắc nghiệm Holland là gì?
a. Giúp ta xác định mức độ hứng thú của mình đối với 365 nghề trong xã
hội.
b. Giúp ta xác định mức độ hứng thú của mình đối với “thế giới tự nhiên -
kỹ thuật máy móc - con số ký hiệu - nghệ thuật - con người.”
c. Giúp ta xác định 20 năng lực lõi của bản thân, từ đó biết mình sẽ hợp
với nghề nào trong 20 nhóm nghề trong xã hội.
d. Giúp ta xác định mình thuộc kiểu nào trong 4 kiểu khí chất chính của con
người.
Câu 20. Trong tất cả các phương pháp khám phá bản thân, phương
pháp nào là hiệu quả nhất, chính xác nhất để giúp bạn hiểu hơn về
bản thân mình?
a. Phương pháp “Hộp diêm”
b. Phương pháp Test
c. Phương pháp “20 đôi mắt”
d. Phương pháp Phân tích SWOT

ĐÁP ÁN

CÂU ĐÁP ÁN ĐÚNG

1 A

2 D

3
A
6
4 D

5 C

6 A

7 B

8 C

9 D

10 B

11 C

12 B

13 C

14 A

15 C

16 C

17 D

18 A

19 B

20 A

You might also like