You are on page 1of 4

KHUNG DIGCOM ( OECD )

OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) – là đơn vị thực hiện PISA –
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student
Assessment) từ 20 năm qua – đã cùng với đại diện các chính phủ, chuyên gia
giáo dục, trường học, giáo viên, học sinh và các tổ chức xã hội trên Thế giới
tiến hành nghiên cứu Tương lai của Giáo dục và Kỹ năng năm 2030 (OECD
The Future of Education & Skills 2030) (4) với hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (2015 – 2019): What – Học sinh hôm nay cần các kiến thức,
kỹ năng, thái độ, và giá trị gì để có thể tự định hướng và phát triển được trong
thế giới tương lai?
+ Giai đoạn 2 (2019 – ): How – Làm thế nào mà các hệ thống giáo dục có
thể giúp học sinh phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ, và giá trị này?
Sau 4 năm nghiên cứu Giai đoạn 1, OECD đã vừa công bố OECD Learning
Compass 2030 – La bàn định hướng học tập 2030 để chỉ ra các khả năng mà
một học sinh cần có, không phân biệt tuổi tác hay điều kiện sống, để có thể phát
triển toàn diện, làm đầy các tiềm năng của mình, nhằm thích nghi, phát triển và
tạo hình được bất cứ khó khăn và thử thách nào mà tương lai mang đến. Từ đó,
mục đích của giáo dục là tạo ra sự phát triển hạnh phúc của mỗi cá nhân và của
chung toàn xã hội ( individual & collective well-being ).
La bàn bao gồm:
1. Student Agency – Học sinh làm chủ : xác định rằng học sinh muốn và có
năng lực đưa ra các quyết định gây ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống và thế giới
xung quanh các em. Trong đó giáo dục cần giúp rèn luyện tư duy phản biện cho
học sinh, cũng như khả năng tự đặt mục tiêu, phản tư và hành động có trách
nhiệm để tạo ra thay đổi và hướng đến các mục tiêu mong muốn.
Ba mẹ, thầy cô có thể giúp học sinh làm chủ trong mọi ngữ cảnh của cuộc sống
như: Làm chủ về đạo đức cá nhân .
Làm chủ về xã hội .
Làm chủ về kinh tế.
Làm chủ về sáng tạo.
2. Core Foundations – Các nền tảng chính: Nền tảng cốt lõi là các điều kiện
nền tảng và kỹ năng, kiến thức, thái độ và giá trị sống quan trọng cần có để tiếp
nhận được các chương trình học. Các nền tảng cốt lõi này sẽ cung cấp nền móng
để phát triển học sinh làm chủ và các năng lực chuyển hóa.
Các nền tảng cốt lõi trong La bàn bao gồm:
+ Nền tảng nhận thức.
+ Nền tảng sức khỏe.
+ Nền tảng xã hội và cảm xúc.
3. Knowledge – Kiến thức : gồm các sự thật, khái niệm, thông tin và lý thuyết
về các vấn đề cụ thể của Thế giới. Kiến thức bao gồm khái niệm lý thuyết và
thông tin, cũng như hiểu biết thực tế sau khi đã trải nghiệm với một số nhiệm vụ
cụ thể.
Có 4 loại kiến thức trong La bàn:
+ Kiến thức chuyên ngành.
+ Kiến thức liên ngành.
+ Kiến thức chuyên gia/học giả.
+ Kiến thức quy trình.
4. Skills – Kỹ năng: là khả năng áp dụng các quy trình và sử dụng kiến thức
học được vào thực hiện để đạt được các mục tiêu cụ thể. Quá trình toàn cầu hóa
và sự phát triển vượt bậc của công nghệ đang ngày càng thay đổi nhu cầu của
thị trường việc làm về các kỹ năng cần có của con người. Để cạnh tranh được
với máy móc, con người cần dựa vào các kỹ năng đặc biệt, chỉ con người mới
có để có thể tồn tại và thành công trong tương lai.
Có 3 loại kỹ năng trong La bàn:
+ Kỹ năng nhận thức và siêu nhận thức.
+ Kỹ năng xã hội và cảm xúc.
+ Kỹ năng thực hành và vật lý.
5. Attitudes & Values – Thái độ & Giá trị sống: là các nguyên tắc và niềm
tin ảnh hưởng đến việc đưa ra các lựa chọn, đánh giá, hành vi và hành động của
một người hướng đến sự phát triển hạnh phúc của một cá nhân, của xã hội và
của môi trường sống.
Có 4 giá trị trong La bàn:
+ Giá trị cá nhân liên quan mỗi con người như một cá nhân độc lập, và
cách người đó xác định các mục tiêu và muốn dẫn dắt một cuộc sống có ý
nghĩa như thế nào.
+ Giá trị cộng đồng liên quan đến các nguyên tắc và niềm tin ảnh hưởng
đến chất lượng của các mối quan hệ cá nhân.
+ Giá trị xã hội xác định thứ tự ưu tiên, các nguyên tắc và các hướng dẫn
chung định hình nên trật tự và đời sống một nền văn hóa hay một xã hội
cụ thể.
+ Giá trị con người có nhiều điểm chung với giá trị xã hội.
6. Transformative Competencies – Các năng lực chuyển hóa: La bàn đặt ra
ba năng lực có tính chuyển hóa cao, là đặc trưng của con người, và có thể được
sử dụng xuyên suốt các tình huống và ngữ cảnh khác nhau trong tương lai:
+ Kiến tạo giá trị mới.
+ Giải quyết căng thẳng và mâu thuẫn.
+ Chịu trách nhiệm.
7. Cycle of Anticipation, Action, Reflection – Vòng lặp Nhận định, Hành
động, Phản tư: là một quá trình học mà ở đó học sinh liên tục hoàn thiện khả
năng tư duy của mình, và hướng đến hành động có mục đích và có trách nhiệm.
Vòng lặp AAR cần trở thành một thói quen cá nhân, và một phần không thể
thiếu của kỹ năng học tập suốt đời.
Vòng lặp AAR trong La bàn bao gồm:
+ Giai đoạn nhận định.
+ Giai đoạn hành động.
+ Giai đoạn phản tư.
8. Megatrends – Các xu hướng toàn cầu ảnh hưởng đến tương lai giáo dục.
VẤN ĐỀ XÓA MÙ SỐ (DIGITAL LITERACY)
Vấn đề xoá mù số là vấn đề quan trọng cần được giải quyết bởi trong xã
hội hiện nay cần có kiến thức kỹ thuật số có nghĩa là bạn có các kỹ năng cần
thiết để sống, học tập và làm việc trong một xã hội nơi giao tiếp và tiếp cận
thông tin ngày càng tăng thông qua các công nghệ kỹ thuật số như nền tảng
internet, mạng xã hội và thiết bị di động. Cần các kỹ năng thực tế trong việc sử
dụng công nghệ để truy cập, quản lý, thao tác và tạo thông tin một cách có đạo
đức và bền vững.
Giao tiếp cũng là một khía cạnh quan trọng của kiến thức kỹ thuật số. Khi
giao tiếp trong môi trường ảo, khả năng trình bày rõ ràng ý tưởng của bạn, đặt
những câu hỏi liên quan, duy trì sự tôn trọng và xây dựng lòng tin cũng quan
trọng như khi giao tiếp trực tiếp.
Kiến thức kỹ thuật số thực sự quan trọng, khi bạn đang là sinh viên đại
học. Nó cũng sẽ thực sự quan trọng trong tương lai khi bạn bước vào thế giới
chuyên nghiệp. Tại nơi làm việc của bạn, bạn sẽ được yêu cầu tương tác với
mọi người trong môi trường kỹ thuật số, sử dụng thông tin theo những cách
thích hợp và cộng tác tạo ra các ý tưởng và sản phẩm mới. Trên hết, bạn sẽ cần
duy trì danh tính kỹ thuật số và sức khỏe của mình khi bối cảnh kỹ thuật số tiếp
tục thay đổi với tốc độ nhanh.

You might also like