You are on page 1of 5

NHÓM 3:

BÀI THẢO LUẬN


Câu 1: Tác động của giáo dục đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hình
thành, phát triển nhân cách cá nhân

Nhân cách là một hệ thống các thuộc tính tương đối ổn định và bền vững
của con người. Các thuộc tính này được hình thành do sự tác động qua lại giữa
người đó với những người khác trong xã hội.

* Sự hình thành, phát triển nhân cách

- Hình thành nhân cách là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong
đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động, vừa
trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp.

- Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất
xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục.

* Tác động của giáo dục đến các yếu tố khác

Giáo dục định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều
này được thực hiện thông qua việc xây dựng mục tiêu giáo dục cho từng cấp
học, trường học. Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động cá
nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.

1. Đối với di truyền

- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có
trong chương trình gen được phát triển.

Ví dụ: trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản …
nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân,
biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…

- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận
động cơ thể.

Ví dụ: rèn luyện các môn thể thao như bơi lội, đá bóng, nhảy dây giúp các
em hoàn thiện hơn về thể lực, khả năng xử lý nhạy bén.
- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát
huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.

Ví dụ: thông qua môn Toán học, phát hiện ra học sinh nào có tố chất để
bồi dưỡng, phát triển năng khiếu đó.

- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế
những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi
chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ).

Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về
trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội
chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

2. Đối với môi trường

- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức
và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng
sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

Ví dụ: Bài “Bảo vệ môn trường” trong môn Đạo đức lớp 4, trang bị cho
các em kiến thức về môi trường, tác động của con người đến môi trường tự
nhiên. Từ đó, giúp các em hình thành ý thức trong việc giữa gìn và bảo vệ môi
trường.

- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng
kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của
giáo dục.

- Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia
đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên
những tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách con người.

Ví dụ: Trong sinh hoạt tập thể, gia đình, nhà trường trẻ em chọn lọc
những gì phù hợp với sở trường, xu hướng, năng lực của mình để hoạt động và
chịu những tác động có ý thức và không có ý thức từ bên ngoài mà lớn lên.

Hiện nay, khi mà trong xã hội tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực với nhiều
tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy...) với nạn lan tràn văn hóa phẩm
đồi trụy, bạo lực... một mặt giáo dục còn giúp cho người được giáo dục, trước
hết là thế hệ trẻ có sức đề kháng để tự bảo vệ chống lại ảnh hưởng xấu xa đó.
Song mặt khác, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội phối hợp
với nhau thực hiện cuộc vận động nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những
tình trạng mất vệ sinh, vi phạm lụật lệ giao thông, chiếu các băng Video đen...

3. Đối với hoạt động cá nhân

Hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành
và phát triển nhân cách.

- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh
nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (thành lập các câu lạc bộ:
Nhảy, võ thuật,... ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi);

- Xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động,
giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù
hợp với khả năng của bản thân.

- Xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè
với nhau; Tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở
từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện
tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển
hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân.

Câu 2: Thảo luận về trường hợp cá nhân sớm bộc lộ những thiên hướng, tư
chất - điều này có ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp cá nhân

 Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên ta phải hiểu thiên hướng và tư chất là
gì:

- Thiên hướng được hiểu là: khuynh hướng thiên về một cái gì đó, thường là
có tính chất tự nhiên.
- Tư chất là tính chất riêng biệt chỉ thuộc về một cá thể độc lập.
Nếu hiểu theo khía cạnh sinh học tư chất có thể hiểu là những đặc điểm riêng
của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của não và hệ thần kinh, tạo nên sự
khác biệt giữa người với người.
=> Tư chất thường được nhắc đến nhiều khi những người lớn đánh giá về mức
độ tiếp thu của một đứa trẻ hay một cá nhân thông qua quá trình học tập hay
hoạt động nào đó.

 Về lĩnh vực Toán học: Lương Thế Vinh


Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu,
và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Nhờ khả năng về toán học và đo lường mà sau này ông được nhân dân gọi tên
là Trạng Lường. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan
tại viện Hàn Lâm.

=> Nhờ thiên hướng, tư chất thông minh được bộc lộ từ bé như là khả năng học
mau thuộc, nhanh hiểu và khả năng sáng tác mà từ đó Lương Thế Vinh đã đỗ
trạng nguyên và đạt được nhiều thành công trong cuộc đời. Vì vậy, sớm bộc lộ
những thiên hướng, tư chất - điều này có ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp cá
nhân.

 Về lĩnh vực âm nhạc: Ethan Bortnik


- Nhạc sĩ trẻ Ethan Bortnik được đưa vào Kỷ lục Guinness thế giới, với tư
cách là nghệ sĩ độc tấu trẻ nhất thế giới. Cậu ta không chỉ hát mà còn sáng tác và
đóng phim. Năm 3 tuổi Ethan đã chơi đàn harpsichord, và 5 tuổi bắt đầu sáng
tác nhạc.
- Sự ra mắt của Ethan Bortnik diễn ra vào năm 2007. Hiện tại cậu bé thường
xuyên tổ chức các buổi hòa nhạc của riêng mình. Tại Las Vegas, Ethan nổi tiếng
với vai trò người đầu tiên là ca sĩ chính tại buổi ca nhạc (lúc đó cậu 10 tuổi) từng
hát tại Las Vegas.

=> Qua đây, ta có thể thấy rằng nhờ thiên hướng, tư chất tài năng được bộc lộ từ
“năm 3 tuổi đã biết chơi đàn, năm 5 tuổi đã bắt đầu sáng tác nhạc”, Ethan
Bortnik đã được đưa vào Kỷ lục Guinness thế giới, với tư cách là nghệ sĩ độc tấu
trẻ nhất thế giới. Cùng với đó cậu còn là ca sĩ chính trong một buổi ca nhạc tại
Las Vegas khi mới chỉ 10 tuổi. Vì vậy, sớm bộc lộ những thiên hướng, tư chất -
điều này có ảnh hưởng đến cuộc đời, sự nghiệp cá nhân.

 Về lĩnh vực khoa học: Tanishq Mathew Abraham


Tanishq Mathew Abraham (Mỹ gốc Ấn Độ) lúc 4 tuổi tham gia Mensa và là
một trong những thành viên trẻ tuổi nhất (Mensa là tổ chức nổi tiếng và lớn nhất
dành cho những người có IQ cao). Cậu bé đã đạt được điểm cao (99,9%) khi
làm bài thi đầu vào. Lúc 4 tháng tuổi cậu bé đã có thể xem sách và trả lời các
câu hỏi về nội dung.
Lúc 6 tuổi Tanishq hoàn thành năm khóa học của một chương trình đặc biệt
dành cho thanh niên có năng khiếu tại Đại học Stanford chỉ trong 6 tháng
(chương trình dành cho 5 năm học). Thiên tài trẻ này thường xuyên viết bài trên
trang web của NASA.

=> Ta có thể thấy rằng thiên hướng, tư chất của Tanishq Mathew Abraham được
bộc lộ từ rất sớm "Lúc 4 tháng tuổi cậu bé đã có thể xem sách và trả lời các câu
hỏi về nội dung", "4 tuổi tham gia Mensa và là một trong những thành viên trẻ
tuổi nhất", "6 tuổi Tanishq hoàn thành năm khóa học của một chương trình đặc
biệt dành cho thanh niên có năng khiếu tại Đại học Stanford chỉ trong 6 tháng".
Và hiện nay cậu đang viết bài cho NASA. Vậy có thể nói việc cá nhân sớm bộc
lộ những thiên hướng tư chất có ảnh hưởng đến cuộc đời sự nghiệp cá nhân.

THÀNH VIÊN NHÓM 3:


1. Nguyễn Huyền Chi
2. Ma Đức Đặng
3. Nguyễn Hồng Huế
4. Ma Thị Hương
5. Nguyễn Thị Ngọc
6. Hà Thị Nguyệt
7. Hoàng Anh Tuấn

You might also like