You are on page 1of 10

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NHÀ HÀNG

1. Khái niệm về ngành dịch vụ ăn uống


Theo tiến sĩ Vũ Thị Hòa và tiến sĩ Nguyễn Vũ Hà (đồng tác giả cuốn “Giáo
trình lí thuyết Nghiệp vụ nhà hàng” – Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội) thì : “Nhà
hàng được định nghĩa là một cơ sở kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản
phẩm ăn uống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng
với mục đích chủ yếu là thu lợi nhuận”.
Đó là đối với các nhà hàng độc lập, còn đối với lĩnh vực nhà hàng của khách
sạn, theo Th.S Nguyễn Thị Hải Đường trong cuốn sách Quản lý và điều hành nhà
hàng do Báo Đà Nẵng xuất bản năm 2013: “Lĩnh vực nhà hàng của một khách sạn
không phải là thực trạng của một doanh nghiệp độc lập, nhưng chỉ là một đơn vị, là
một bộ phận của khách sạn. Hoạt động của nó phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh
của khách sạn. "
Trịnh Xuân Dũng (2003): Nhà hàng (Restaurant) – là cơ sở phục vụ ăn uống,
nghỉ ngơi, giải trí cho khách du lịch và những người có khả năng thanh toán cao với
những hoạt động và chức năng đa dạng. Về hoạt động, các nhà hàng hoạt động gần
như 24g/24g/ngày. Về chức năng, nhà hàng không chỉ phục vụ ăn uống với tất cả
các bữa ăn (sáng, trưa, chiều, tối khuya) cho khách mà còn phục vụ theo yêu cầu
của khách. Bên cạnh đó nhà hàng còn là nơi nghỉ ngơi và giải trí của khách trong
khoảng thời gian họ ăn uống.
Vũ Thị Hòa - Nguyễn Vũ Hà (2008): Nhà hàng được định nghĩa là một cơ sở
kinh doanh chuyên chế biến và phục vụ các sản phẩm ăn uống nhằm đáp ứng nhu
cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách hàng với mục đích chủ yếu là thu lợi
nhuận.
Nguyễn Duy Anh Kiệt (2012): Nhà hàng là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống cho
thực khách. Hay nói cách khác là nơi bán thức ăn và nước uống cho những người có
nhu cầu. Đã được gọi là nhà hàng thì phải đảm bảo các tiêu chí sau đây phải đạt
được một đẳng cấp nhất định: Chất lượng thức ăn và nước uống (Food &
Beverage), menu tương đối đa dạng, đồng phục nhân viên tươm tất, nhân viên phục
vụ chuyên nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, trang thiết bị tốt...Với nhu cầu ngày

4
càng đa dạng thì một số nhà hàng còn tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo, sự kiện, các
cuộc họp...cho khách hàng.
Nguyễn Thị Hải Đường (2013): Nhà hàng là đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống,
dịch vụ bổ sung cho khách có mức chất lượng cao nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nguyễn Quyết Thắng (2014): Nhà hàng (Restaurant) với cách hiểu chung nhất
bao gồm từ những cơ sở ăn uống bình dân phục vụ ăn trưa hoặc tối cho những
người làm việc gần đó, đơn giản là nơi phục vụ thức ăn với giá thấp, cho đến những
cơ sở ăn uống sang trọng phục vụ các loại thức ăn đồ uống tốt hơn trong một không
gian sang trọng hơn. Thông thường, khách hàng ăn mặc bình thường thoải mái
trong những cơ sở ăn uống bình dân nhưng trong các cơ sở ăn uống sang trọng, tùy
theo phong tục 7 và văn hóa của mỗi nơi mà khách hàng phải ăn mặc sang trọng
phù hợp với cấp độ của nhà hàng.
Trong xã hội, có nhiều loại hình dịch vụ ăn uống khác nhau tùy theo nhu cầu,
sở thích và khả năng chi trả của mọi người. Đối với khách du lịch và người dân địa
phương có khả năng chi trả cao hơn, họ thường đến nhà hàng.
Các hình thức phục vụ của nhà hàng cũng rất phong phú. Nhà hàng có thể
phục vụ khách theo yêu cầu và theo thực đơn của nhà hàng, bao gồm cung cấp đồ
ăn thức uống để khách tự chọn hoặc phục vụ.
Đối tượng phục vụ của các nhà hàng cũng rất đa dạng, có thể là khách lẻ,
khách đoàn, khách hội nghị, hội thảo, tiệc chiêu đãi, tiệc cưới, v.v.

2. Tổng quan về nhà hàng dịch vụ ăn uống


Theo Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cả nước hiện có hơn
550.000 cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó có khoảng 430.000 cơ sở kinh doanh
truyền thống; hơn 82.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh; hơn 22.000 cửa
hàng cà phê, các quán bar và hơn 16.000 cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
Đối với ngành F&B - ngành dịch vụ nhà hàng và quầy ăn uống, nguồn thu
chính của họ đến từ những thực khách dùng bữa tại nhà hàng. Tuy nhiên, ngành
F&B bị ảnh hưởng bởi covid-19 nên điều có thể thấy rõ được là nhiều nhà hàng đã
mất đi lượng khách vốn có. Nguồn khách hàng giảm mạnh do tình hình bệnh dịch
khó lường và cần hạn chế đi đến những nơi đông người. Nguồn khách hàng gây ảnh
hưởng cực kì lớn, đặc biệt là đối với những hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng

5
dựa vào tour du lịch, nhiều booking từ giờ tới tháng 6 đã bị hủy và gây ra tổn thất
không hề nhỏ. Còn đối với các hệ thống khách sạn 4-5 sao tuy có những nguồn
ngân sách dự phòng nhưng vẫn có khả năng cắt giảm nhân sự để cân bằng chi phí.
Do không an tâm về những nơi đông người cho nên một phần đông khách
hàng đang dần thay đổi xu hướng tiêu dùng là chuyển từ ăn tại nhà hàng sang sử
dụng dịch vụ chuyển đồ ăn online. Khách hàng muốn dành thời gian ở nhà, đảm bảo
an toàn cho bản thân thay vì đi đến các nhà hàng. Đây cũng là một thách thức lớn
đối với những doanh nghiệp F&B chưa từng triển khai hình thức này trước đây. Họ
phải đảm bảo món đồ ăn của mình có thể vận chuyển được và có thể giữ được
hương vị món ăn khi đến tay khách hàng, đồng thời cạnh tranh cùng những dịch vụ
đồ ăn online khác.
Do hoạt động không đều đặn nên gánh nặng sẽ nhân lên gấp nhiều lần nếu các
doanh nghiệp thuê phải mặt bằng để kinh doanh, chi phí mặt bằng và các chi phí
khác vẫn phải duy trì đều đặn. Nhiều nhà hàng đã phải thay đổi giờ làm việc cùng
cắt giảm nhân sự khi tình hình tài chính ngày một khó khăn. Còn trong trường hợp
xấu, tình hình kinh doanh không thuận lợi trong thời gian dài, rất có thể 2-3% các
doanh nghiệp vừa sẽ sụp đổ, nhiều cửa hàng ăn uống nhỏ lẻ sẽ phá sản.

3. Sự ảnh hƣởng của ngành kinh doanh nhà hàng


3.1. Đối với ngành du lịch
Đối với ngành du lịch địa phương thì giúp cho địa phương có những địa
điểm ấn tượng để thu hút khách hàng ở những phương xa tới, thúc đẩy nền kinh tế
địa phương phát triển
Đối với đất nước thì tạo nên sức thu hút đa dạng đặc trưng nhiều loại mô
hình kinh doanh nhà hàng khiến nhiều người nước ngoài mong muốn đến Việt Nam
là vì điều này. Nền ẩm thực phong phú và đa dạng.
3.2. Đối với ngành khách sạn, lƣỡng hành
Đối với về nhưng ngành nghề như khách sạn, lưỡng hành, thăm quan địa
điểm,.... thì không thể không có về mặt kinh doanh về nhà hàng ẩm thực. Vì nếu địa
điểm đó có những món ăn ngon và nổi tiếng thì thực khách sẽ đến ăn uống và trải
nghiệm thì những ngành nghề như vậy sẽ được một lượng khách hàng khá lớn.

6
3.3. Đối với nhà nƣớc và đất nƣớc
Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân nhiều độ tuổi, giới tính, và tầng
bậc trong xã hội
Giúp cho đất nước phát triển từ những đồng tiền biến động và thuế của
những hộ doanh nghiệp
Khuyến khích nhiều ngành kinh tế khác trên thị trường như: nguồn cung
cấp về thực phẩm, giao thông vận tải, ....
Thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài
3.4. Đối với văn hóa – xã hội
Thỏa mãn được yêu cầu của con người
Giữ nét đẹp của truyền thống văn hóa ẩm thực Việt
Giao lưu quảng bá ẩm thức đối với bạn bè quốc tế

4. Khái niệm kinh doanh nhà hàng


Lê Thị Nga (2006): Kinh doanh nhà hàng là hình thức kinh doanh bao gồm
các hoạt động chế biến, tổ chức bán và phục vụ thức ăn, đồ uống và cung cấp các
dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí cho khách hàng
nhằm mục đích có lãi.
Nguyễn Quyết Thắng (2014): Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động
kinh doanh trên cơ sở cung cấp sự phục vụ thức ăn, đồ uống và các dịch vụ khác
nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, thưởng thức và giải trí của con người tại nhà
hàng và các cơ sở ăn uống khác

5. Sự ảnh hƣởng của đại dịch Covid đến ngành nhà hàng Việt Nam
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với ngành du
lịch tại Việt Nam ngay từ những lúc dịch COVID có mặt ở Việt Nam. Và thời gian
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là khoảng thời gian mà đất nước Việt Nam giản cách
bởi dịch COVID. Khoảng thời gian thừ tháng 6/2021 đến 11/2021 thì hầu như tất cả
doanh nghiệp là lao đao về lệnh đóng cửa để giãn cách xã hội theo quy định của nhà
nước. Khoảng thời gian đó rất nhiều doanh nghiệp không thể chống cự nỗi về các
chi phí như là: “Tiền mặt bằng, tiền nhần viên, tiền bảo trì, ...” cho nên đành buộc

7
phải đóng cửa vĩnh viễn còn những doanh nghiệp còn sống thì lại bị chiệu ảnh
hưởng một cách nặng nề đến chủ doanh nghiệp.
Để sớm phục hồi sau đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 tác động nặng nề,
ngành du lịch tiếp tục phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa theo hướng
đề cao yếu tố an toàn và hấp dẫn. Tổng cục Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí an toàn
du lịch và cho ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”. Các doanh nghiệp du
lịch cũng đã tranh thủ thời gian hoạt động du lịch vì lí do bị đình trệ để điều chỉnh
chiến lược kinh doanh, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo
nguồn nhân lực trên toàn bộ chuỗi hệ thống chuẩn bị cho đón đầu xu hướng du lịch
mới. Và đồng thời tích cực liên kết với các địa phương, doanh nghiệp để tạo nên
sức mạnh gắn kết để vượt qua thời điểm khó khăn. Các địa phương cùng với doanh
nghiệp rà soát lại tình hình du lịch thời gian qua để có hướng đi đáp ứng nhu cầu thị
trường. Sự chuyển hướng này đã bước đầu đem đến những tín hiệu lạc quan cho thị
trường du lịch. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng
11/2020 ước tính đạt 17,7 nghìn lượt người, tăng 19,6% so với tháng trước nhưng
giảm 99% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế
đến nước ta ước tính đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm
trước.
Nhưng cho đến hiện nay, ngành dịch vụ ăn uống là sống lại và đã phát triển
một cách mạnh mẽ và càng ngày tại Việt Nam lại có thêm nhiều cửa hàng mới nổi
lên và phát triển một cách mạnh mẽ. Đó là những biểu hiện của việc dịch covid đã
đi xa và ngành dịch vụ ăn uống đã sống dậy ở Việt Nam. Việt Nam hiện có rất
nhiều lợi thế khi là một trong những quốc gia kiểm soát thành công đại dịch Covid-
19 được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là một trong những lợi thế của
Việt Nam nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn. Mục tiêu trong
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 là đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho sự phát triển các ngành khác, phấn
đấu năm 2025 đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tổng doanh thu 1.700-1.800 tỷ đồng,
đóng góp 12-14% GDP.

8
6. Sản phẩm và dịch dụ
Nhà hàng Kim Sa sẽ chuyên bán về món bún bò và kèm với món lẩu bò. Đây
là những món rất quen thuộc và không hề xa lạ đối với người Việt Nam.
Dịch vụ mà nhà hàng muốn mang lại là sự tận tâm về chất lượng món ăn, sự
nhiệt huyết về chăm sóc khách hàng, sự thật thà về nguồn gốc nguyên liệu.

7. Lịch sử xƣa và nay của ẩm thực Việt


Lịch sử ẩm thực Việt Nam đã phải trải qua nhiều biến cố thăng trầm do đó có
ít nhiều biến đổi so với khi mới ra đời.
7.1. Ẩm thực Việt Nam xƣa
Ngày xưa, ông bà của ta có thói quen ăn uống rất nhạt, nhất là khu vực miền
Trung. Hầu hết tất cả món ăn đều được kết hợp của tất cả các vị từ:, chua, cay, mặn,
ngọt và đắng. Nhưng phần trang trí thức ăn sao cho đẹp mắt thì không được chú
trọng hay quan tâm vì người xưa có quan điểm chỉ cần ăn no. Trong bữa ăn chỉ có
chén cơm là dùng riêng còn lại tất cả canh, rau, thức ăn mặn và nước chấm đều
được dùng chung cả nhà. Thói quen sinh hoạt này vẫn tiếp tục được duy trì cho đến
tận hôm nay hầu hết tất cả gia đình hoặc trên bàn tiệc.

7.2. Ẩm thực Việt Nam ngày nay


Ẩm thực Việt Nam ngày nay đã và đang vẫn tiếp tục thừa kế nét ẩm thực xưa
nhưng có nhiều điểm tích cực, thu nhập và đổi mới. Những nét ẩm thực xưa cũ vẫn
tiếp tục được duy trì trong nhiều gia đình một cách trọn vẹn. Nhưng do sự phát triển
của nền kinh tế và sự mở cửa hợp tác giao lưu của đất nước mà rất nhiều luồng văn
hóa mới được xâm nhập vào Việt Nam. Ẩm thực nước ngoài khi vào đến Việt Nam
được tiếp thu và sáng tạo thêm để hấp dẫn hơn và phù hợp khẩu vị người Việt hơn.
Thông qua quá trình tiếp thu và học hỏi những nét đẹp ẩm thực của các nước
trên Thế giới có thể thấy ẩm thực của Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc đều
góp phần đem đến sự phong phú đa dạng của ẩm thực nước ta. Không những thế ẩm
thực hiện nay còn chú trọng hơn đến việc trình bày và trang trí bắt mắt, hấp dẫn đến
khó cưỡng lại. Thức ăn ngày nay được đặt trong nhiều bát đĩa có hình thái ngộ
nghĩnh, làm từ nhiều chất liệu khác nhau góp phần mang đến bữa cơm vui vẻ.

9
7.3. Ẩm thực Việt Nam đa dạng về vùng miền
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống quần tụ trên ba vùng miền tạo ra những món
ăn mang hương vị độc đáo. Trong đó với miền Bắc thì nét đặc trưng trong chế biến
là không cay quá, không mặn quá, không ngọt quá... Tất cả cân đối, hài hòa tạo nên
món ăn thanh đạm nhưng cực hấp dẫn. Trong khi đó miền Trung thường chế biến
món ăn đậm đà và cay nồng có sự kết hợp của màu đỏ và màu nâu. Riêng đối với
miền Nam, ẩm thực của người dân lại tương đối là đơn giản và không quá cầu kỳ.
Các món ăn thường thiên về béo nhiều, ngọt và cay.

8. Các dạng mô hình kinh doanh nhà hàng trên thế giới
Phân loại nhà hàng được xem là việc làm cần thiết đầu tiên để nhà đầu tư xác
định được đâu là khách hàng mục tiêu từ đó nâng cao chất lượng phục vụ giúp cho
quá trình phát triển được tốt đẹp. Việc phân loại nhà hàng được phân chia theo
nhiều tiêu chí: Phân loại nhà hàng theo nền ẩm thực, quốc gia: nhà hàng Pháp, nhà
hàng Ý, nhà hàng Trung Hoa, nhà hàng Á, nhà hàng Âu.
• Nhà hàng Family style: đôi khi ở Pháp được gọi là table d’hôte (host’s table).
Loại nhà hàng này phục vụ chỉ với một thực đơn cố định (fixed menu) và một giá
cố định (fixed price), thường phục vụ các món ăn kinh điển, dân dã, giản dị với mức
giá phải chăng. Tiêu chí của mô hình nhà hàng gia đình chính là không phô trương
và tiết kiệm.
• Drive-thru: là một thuật ngữ trong kinh doanh, kiểu nhà hàng này cho phép
khách hàng khi mua thức ăn mà không cần phải rời khỏi xe của mình. Khi mua
hàng khách hàng gọi món qua microphone sau đó sẽ lái xe đến cửa sổ của quán để
thanh toán tiền và nhận thức ăn. Loại nhà hàng này được khởi đầu ở Mỹ của những
năm thập niên 40 và được lan rộng phổ biến trên khắp thế giới.

• Pub (hay Public House): là ngôi nhà dành cho cộng đồng có nguồn gốc từ
Anh Quốc với không gian rộng rãi có sức chứa chuyên phục vụ các loại đồ uống có
cồn như rượu, bia với những món ăn nhẹ đi kèm. Không gian không quá náo nhiệt
thích hợp không gian dành cho gia đình, bạn bè là nơi lí tưởng để giải trí và giảm
căng thẳng.

10
• Nhà hàng Fast-food: là một loại hình thức ăn nhanh chỉ những đồ ăn được
chế biến và phục vụ nhanh chóng cho khách hàng. Fast Food là một trong những
những món ăn được bày bán trong nhà hàng, cửa hàng các thành phần món ăn được
chuẩn bị nấu sẵn và làm nóng. Khi khách hàng gọi món sẽ có ngay nhanh chóng mà
không phải chờ đợi lâu có thể ăn ngay tại quán hoặc mang đi. Một số món ăn Fast
Food được bán phổ biến hiện nay chính là gà rán, pizza, khoai tây, hot dog,…hoặc
10 bánh mỳ hamburger. Những món ăn của hình thức ăn này đặc biệt có rất nhiều
đạm, tinh bột, chất béo và rất nhiều rau xanh.
• Chuỗi nhà hàng (chain restaurant): là một chuỗi nhà hàng có sự liên quan với
nhau, thường có cùng một chủ sở hữu hoặc dưới hợp đồng chuyển nhượng quyền
thương hiệu. Các nhà hàng trong cùng một hệ thống được xây dựng theo cùng một
kiểu, cùng thực đơn như các nhà hàng thức ăn nhanh KFC, Jollibee,..
• Loại hình Bar: loại hình này chủ yếu phục vụ các loại đồ uống như bia, rượu,
cocktail,...cùng với một số món ăn nhẹ. Loại hình bar có đặc điểm về quầy rượu,
sàn nhảy, ban nhạc; được phân chia thành bar ngày, bar đêm (night club),... Phân
loại nhà hàng theo quy mô, đẳng cấp (nhà hàng bình dân, trung – cao cấp, rất sang
trọng, canteen,..) Phân loại nhà hàng theo hình thức phục vụ (Nhà hàng buffet, nhà
hàng gọi món (A la carte), nhà hàng thức ăn nhanh (nhà hàng fast-food), nhà hàng
tiệc cưới,...)
• Dining car: hay dinner là cơ sở ăn uống được phục vụ rất chu đáo, có chỗ
ngồi (sit-down) trên xe lửa, với thiết kế retro điển hình, thường bao gồm đèn neon.
Dining car khác với các quầy phục vụ thức ăn trên xe lửa mà các khách hàng
thường đến quầy để mua thức ăn đồ uống và đứng sử dụng ngay tại quầy hoặc có
thể mang thức ăn đến tại một vị trí bất kỳ chỗ nào trên xe lửa để tiêu dùng sản phẩm
mà không được các nhân viên phục vụ ân cần chu đáo.
• Các loại hình cà phê (coffee): Cà phê shop (coffee shop) là loại hình chủ yếu
kinh doanh cà phê và các loại đồ uống khác, có các loại bánh và một số đồ ăn nhẹ
ăn kèm. Cafeteria còn được hiểu là loại hình cà phê hỗn hợp, phục vụ thực khách về
các món ăn sản phẩm từ bột mì, bánh, các món ăn nhẹ,...với các loại thức uống từ
cà phê, cacao,..
• Brasserie: là kiểu nhà hàng truyền thống ở Pháp. “Brasserie” có trong tiếng
Pháp có nghĩa là nhà máy bia nên ban đầu thường phục vụ khách hàng bằng loại bia

11
tự sản xuất. Theo thời gian Brasserie ngày càng được mở rộng phục vụ với 9 không
gian ở ngoài trời đầy thoáng đãng, tạo sự trải nghiệm cho khách hàng. Đối tượng
khách đa dạng, có thể đến Brasserie để dùng các món ăn khai vị đi kèm uống bia
hoặc thưởng thức một bữa ăn đầy đủ. Nhà hàng hoạt động từ sáng đến khuya với
thực đơn được cố định các món trong suốt thời gian phục vụ trong một ngày.
• Bistro (hay Bistrot): được biết đến lần đầu tại Pháp là một nhà hàng bình dân
nơi mà chuyên phục vụ cho các khách hàng bình dân với bữa ăn ngon đơn giản
nhanh gọn không cầu kì mà giá cả lại phải chăng.

9. Lịch sử nguồn gốc của món Bún bò Huế


Bún bò Huế thực chất có tên gọi là bún bò giò heo, nhưng vì có một phong vị
khác, cách nấu chỉn chu trau chuốt cẩn thận cùng với các loại gia vị chỉ có riêng tại
Huế mà làm nên món ăn nổi tiếng đất cố đô mang tên vùng đất gắn liền với tên món
ăn. Đặc trưng của món bún này là vị cay nồng của ớt, thơm hương nồng nàn đặc
biệt của sả, vị ngọt ngào khó quên của ruốc mà chẳng tìm được.
Phổ biến và nổi tiếng như thế, vậy mà ít ai, ngay cả người Huế, biết rõ món ăn
này xuất hiện từ bao giờ. Và cái tên gọi bún bò Huế được cho là truyền thống này
cũng phải nên được xem xét lại. Bởi vì thịt bò không phải là loại thực phẩm truyền
thống của người Việt. Yến tiệc trong cung thời Nguyễn, điển hình là trong thực đơn
đãi sứ của triều đình, không thấy hiện diện các món thịt bò. Các món cỗ cổ truyền
trong Trung ngoài Bắc xưa cũng không có món nào dùng thịt bò. Mãi cho đến khi
người phương Tây xâm nhập ngày càng đông thì các món thịt bò của họ mới dần
dần được người Việt ưa chuộng.
Và nên chăng món bún bò Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy
phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi?
Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc
của Huế. Tiếc rằng giờ đây khó có thể tìm ra được một tô bún còn mang đúng vị
chuẩn xác. Một số chủ quán giải thích rằng phải biến đổi như thế cho hợp khẩu vị
khách phương xa. Vì không hẳn ai cũng thấy thích thú với mùi vị ruốc quá nồng,
hay cách gia giảm quá đậm đà của người Huế, ngoài ra bún bò Huế lại được cho
thêm cả chả cua, giò tai….như yêu cầu ngày càng nâng cao của thực khách.

12
10. Lịch sử nguồn gốc món Lẩu bò
Khi nhắc đến Lẩu bỏ ở Việt Nam thì mọi người đều phải nghe Lẩu bò Ba
Toa – Đà Lạt là địa điểm du lịch được yêu thích của rất nhiều người dân Việt Nam.
Có rất nhiều lý do để người ta “phải lòng” Đà Lạt. Không chỉ vì cảnh đẹp thiên
nhiên, hay vì thời tiết mát mẻ se lạnh. Mà người ta còn đắm say xứ sở sương mù vì
sự đa dạng văn hóa tạo nên nét đẹp riêng biệt cho ẩm thực nơi đây.
Nhắc đến ẩm thực Đà Lạt chắc chắn không thể bỏ qua món ăn quá đỗi phù
hợp với thời tiết nơi đây. Đó không gì ngoài món lẩu bò, món ăn góp phần tạo nên
thương hiệu cho ẩm thực địa phương. Trong tiết trời se lạnh, không gì tuyệt bằng
việc quây quần bên nồi lẩu bò Ba Toa nóng hổi trứ danh rồi.
Lẩu bò được biết đến là món ngon nổi tiếng Đà Lạt. Xuất hiện đầu tiên và
nhiều nhất ở khu Ba Toa cũ nên được người dân đặt cho cái tên lẩu bò Ba Toa. Lẩu
bò ở đây được yêu thích vì lẩu thơm ngon với miến bò dày, to, dai, vị bò núi ngọt và
ít béo.
Với những ai yêu thích thịt bò thì chắc chắn quán gỗ là địa chị số 1 tại Ba Toa
Đà Lạt. Món lẩu ở đây thu hút biết bao du khách bởi nồi lẩu dầy ắp topping tươi
ngon từ thịt bò. Nồi lẩu đủ cá thảy các phần thịt như: Nạm bò, gân, đuôi và thịt bò.
Không những thế, món lẩu tại quán còn nổi danh khắp nơi với nước dùng thơm
ngon. Giá cả vô cùng hợp lý, phải chăng, cùng với đó là bề dày hoạt động nhiều
năm của quán.

11. Mục tiêu của dự án


Mục tiêu của dự án Nhà hàng Kim Sa là muốn mang lại cho mọi người một
nơi có thể tận hưởng mùi vị đặc trưng riêng của nhà hàng và muốn mang đến một
không gian yên tĩnh.
Giới thiệu cho mọi người biết tới một ăn uống mới mà đưa ra nhưng quy định
về nhà hàng như là sạch an toàn thực phẩm, không gian thoáng mát, chất lượng món
ăn.
Tạo nguồn thu nhập cho bản thân và tạo được nhiều công ăn việc làm cho
nhiều người và góp phần giúp xã hôi đất nước phát triển đi lên.
Giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

13

You might also like