You are on page 1of 7

ĐỀ SỐ 1

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU


Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con
“ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc
cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con
người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang
bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có
cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu
là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản
hơn, biết được bản thân mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau.
Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước
những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương:
biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ
phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng
hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng
giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John
Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc
sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc
minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành” được thể hiện trong văn
bản?
Những yếu tố để tạo thành một đứa con “ngon lành” được thể hiện trong văn bản
là: “có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp”.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Và bên ngoài vòng tay của những
người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết
nghĩ cho bao người khác."
Biện pháp tu từ của câu văn là: hoán dụ: “vòng tay” chỉ sự bảo bọc, yêu thương của những
người ruột thịt của đứa trẻ.
Tác dụng: làm cho câu văn gợi hình ảnh cụ thể, gần gũi, sinh động và gợi cảm qua “vòng
tay”. Từ đó, nhấn mạnh về những việc con trẻ phải tự lập khi rời xa sự chở che, bảo bọc đầy ấm êm,
bình yên nơi gia đình. Cũng qua đây, tác giả đã thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn về sự tự lập
của con trẻ.
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho
con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ?
Tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con
trẻ có thể tự làm.” bởi vì:
- Hãy giúp con trẻ vì điều này thể hiện quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, nhà trường và
xã hội để đứa trẻ trưởng thành;
- Nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm vì đây là cách giáo dục hiện
đại, tiến bộ, phát huy được cá tính độc lập của cá nhân mỗi đứa trẻ. Khi để trẻ tự tay làm, chúng có
thể cảm nhận từ thực tiễn và sau đó rút ra được kinh nghiệm, đồng thời khơi gợi tính sáng tạo của
con trẻ.
- Câu nói của tác giả đã thể hiện quan điểm đúng đắn vừa yêu thương trẻ nhưng yêu thương đúng
cách, giúp trẻ tự lập tự chủ trên hành trình hoàn thiện mình. Bởi lẽ Cha mẹ rồi một ngày cũng rời xa
con trẻ nên hãy để con trẻ tự làm những việc chúng có khả năng để rèn luyện đức tính tự lập – có thể
tự làm mà không cần nhờ đến bố mẹ. Qua đó tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta phải có tính tự lập và
khuyên nhủ nhũng bậc cha mẹ hãy để con cái tự làm những việc mà chúng có thể làm từ đó thể hiện
quan điểm của mình về một môi trường giáo dục đúng đắn. Chính bản thân em cũng cần phải rèn luyện
đức tính tự lập và không phụ thuộc vào cha mẹ quá nhiều.
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không? Vì sao?
Em đồng ý với quan niệm giáo dục của tác giả. Vì trong xã hội ngày nay, những đứa trẻ rất dễ
rơi vào tình trạng vô cảm với cuộc sống cảm thấy bản thân không có cảm xúc, sống dửng dưng trước
những nỗi đau của người khác. Tác giả đã đưa ra nhiều biện pháp giúp ta cấu thành một đứa trẻ “ngon
lành” và cụ thể là 3 đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến điều đó là: gia đình, nhà trường và xã hội.
Thứ nhất, tác giả đưa ra rằng bên ngoài khung cửa gia đình là một xã hội rộng lớn đầy những
thứ mới mẽ cũng như những cạm bẫy chông gai, vì vậy trẻ cần phải được giáo dục một cách kĩ càng về
thế giới để có một cái đầu “khai minh”, khi đủ lông đủ cánh có thể tự bay đi thì sẽ thích nghi với môi
trường xã hội bên ngoài. Đây là điều vô cùng cần thiết bởi nếu không được giáo dục kĩ càng thì trẻ rất
dễ bị cám dỗ theo những điều sai trái làm cho trẻ mất đi phương hướng trong cuộc sống.
Thứ hai, trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” để có thể chia sẻ, biết yêu thương và được yêu
thương. Thứ ba, tác giả đã chỉ ra một thứ vô cùng quan trọng là rèn luyện cho trẻ một đức tính tự lập.
Bởi vì bên ngoài vòng tay gia đình còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm cho việc
mình gây ra, nên việc tạo cho trẻ một môi trường tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự “đứng vững” trong cuộc
sống mà không cần đến bố mẹ.
Tất cả những yếu tố trên cần để giáo dục một đứa trẻ trở nên có ích cho xã hội. Và ngay cả
chính bản thân em cũng cần tiếp thu những điều đó để có thể tự giáo dục cho bản thân hay có thể giáo
dục cho những thế hệ sau một cách đúng đắn nhất bởi lẽ: “Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi được
thế giới” – Leibniz.
PHẦN 2: LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200
chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN
Dẫn dắt sáng tạo: thơ, châm ngôn, danh ngôn… giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô
cảm trong cuộc sống.
1. Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không cảm xúc, không biết buồn
vui, là những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của người
khác…
2. Biểu hiện
3. Nguyên nhân
4. Hậu quả
5. Giải pháp: (trọng tâm)
+ Taọ cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, sống trong bầu không khí của yêu thương,
đùm bọc, gắn bó;
+ Dạy cho trẻ những thói quen tốt: biết vâng lời, lễ phép, biết ứng xử có văn hoá;
+ Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học hành, vui chơi lành mạnh, được hoà nhập với cộng
đồng, được tư vấn tâm lí…
+ Người lớn phải là tấm gương sáng để con trẻ noi theo từ lời nói đến hành động…
- Bài học: bản thân biết quan tâm, yêu thương trẻ em. Lên án mọi hành vi bạo hành con trẻ.
- Liên hệ bản thân
- Kết đoạn: sáng tạo
THAM KHẢO GIẢI PHÁP
Đối với gia đình, con cái luôn là một phần hết sức quan trọng. Vì vậy, gia đình phải
chú trọng giáo dục con cái về nhân cách, nhân phẩm; định hướng hành vi, ứng xử của con
cái theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc. Cha mẹ phải nêu gương sáng để con cái noi
theo. Hãy lấy những tấm gương sáng về đạo đức và sự thành công trong xã hội làm bài học
giáo dục để con cái hình thành và phát triển những đức tính tốt. Hạn chế cho con cái tiếp xúc
với cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa và đề cao cái tốt đẹp, cái hữu ích.
Cha mẹ hãy lắng nghe và phân phối những nguyện vọng chính đáng của con cháu.
Đôi khi, sự không cho của cha mẹ chính là nguyên do gây nên sự vô cảm của con người. Hãy
cho những em thời cơ để biểu lộ mình và khuynh hướng những hành vi theo hướng đúng
đắn, tích cực. Mỗi sự trừng phạt phải có lí do. Hãy dạy cho những em lòng biết ơn, biết kính
trọng và quý trọng tình cảm của người khác dành cho mình. Hãy khuyến khích hoặc cùng
con cháu tham gia những hoạt động giải trí hội đồng để kết nối tình thân, tăng trưởng năng
lực tiếp xúc và tình cảm hội đồng ở con trẻ. Hãy giáo dục con cháu biết phân biệt điều phải
trái, sống công minh và kinh khủng chóng lại cái bất công trong xã hội nếu hoàn toàn có thể.
Văn hóa mái ấm gia đình chính là cội rễ, là nguồn sống quyết định hành động nhân cách và
hành vi của con người sau này. Có làm được như vậy, tất cả chúng ta mới hy vọng cái xấu,
cái ác, cái vô cảm trong xã hội bị đẩy lùi, không còn trong cuộc sống này nữa .
Đối với nhà trường và xã hội, phải biết tôn trọng khát vọng sống đẹp của con người,
nhất là giới trẻ.Một nhà tâm lí học cho rằng giới trẻ ngày nay không những mong muốn sống
tố mà còn muốn sống tốt hơn nữa. Khát vọng sống đẹp là khát vọng chính đáng của con
người. Tuy nhiên, sự mất định hướng của nhà trường trong việc giáo dục lối sống cho học
sinh hiện nay khiến các bạn trẻ cô đơn, lạc lõng trong hành trình tìm kiếm tương lai. Trách
nhiệm của nền giáo dục và toàn xã hội là phải mau chóng xác định những chuẩn mực đạo
đức tiến bộ, phù hợp trong thời đại mới, biểu dương các tấm gương tiêu biểu, tạo động lực
phát triển chung cho toàn xã hội.
Nhà trường đóng vai trò chủ chốt trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm
và hành vi ứng xử của con người. Để làm được điều này, trước hết nhà trường phải xây dựng
chiến lược giáo dục và hình thành nhân cách con người trong thời đại mới. Từ đó, làm cơ sở
để tiến hành các hoạt động giáo dục có định hướng cụ thể. Trong dạy học, nhà trường phải
lấy nhiêm vụ giáo dục đạo đức làm nền tảng và giáo dục con người toàn diện, đáp ứng các
yêu cầu của xã hội làm mục đích cần hướng tới. Trong chương trình giáo dục, phải hạn chế
nói nhiều về các hiện tượng tiêu cực để tránh tâm lí bắt chước của học sinh. Hãy đề cao đạo
đức, đề cao các tấm gương sáng và mỗi thầy cô nên là một tấm gương sáng cho học sinh noi
theo. Lấy cái đẹp, cái thiện để lấn át cái xấu, cái ác trong nhận thức mỗi học sinh. Có làm
được như vậy, chúng ta tin rằng nhà trường sẽ là nơi tốt nhất để hình thành, phát triển và
kiện toàn đạo đức của con người.
Xã hội phải nhanh chóng xây dựng một môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh,
loại bỏ cái lạc hậu, cái xấu để con người có định hướng phát triển đúng đắn bản thân, góp
phần xây dựng xã hội. Xã hội cũng cần tạo ra nhiều sân chơi bổ ích hướng đến các giá trị
nhân bản, có sức thu hút giới trẻ, có sức gắn kết cao và đầy sáng tạo để tuổi trẻ tham gia, từ
đó tránh gia những cảm xúc tiêu cực vốn tự diễn biến trong mỗi con người.
Các cơ quan chức năng phải mạnh tay trấn áp tội ác hoặc nhanh chóng giải quyết vụ
việc sớm đem lại công bằng cho xã hội, củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh của
luật pháp và pháp chế nhà nước.

Bài làm số 1
“Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình” – Socrates. Quả đúng là như vậy, giáo
dục là thứ vô cùng quan trọng, nó giúp cho ta hiểu biết thêm về cuộc sống cũng như dạy ta nên người
hay hơn hết là làm cho ta tìm thấy được chính bản thân mình. Nhưng hiện nay có rất nhiều người trẻ có
thái độ vô cảm trong cuộc sống, họ không tìm thấy chính bản thân mình, vì vậy giáo dục một cách đúng
đắn sẽ giúp con trẻ không còn vô cảm với cuộc sống. Trước hết, vô cảm là gì? Vô cảm là một trạng thái
tinh thần mà ở đó con người không cảm xúc, không biết buồn vui, là những người không có tình yêu
thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Người vô cảm sẽ là những người sống thờ ơ,
không biết trân trọng cuộc sống. Họ đánh mất, bỏ lỡ đi những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng. Họ
không biết tận hưởng niềm vui hay nổi buồn là gì. Tệ hơn nữa, họ có thể mắc tự kỉ hay trầm cảm nếu
như sự vô cảm trong họ là quá lớn. Vô cảm có thể đến từ nhiều nguyên nhân nhưng một trong những
nguyên nhân đó đến từ sự giáo dục thờ ơ, sai cách của gia đình, nhà trường hay thậm chí là cả xã hội.
Đôi khi, chính sự cố chấp và không chịu lắng nghe con cái của một vài bậc cha mẹ cũng dẫn đến sự vô
cảm ấy. Hay chính sự ràng buộc, không cho con trẻ tự bộc lộ cảm xúc của mình cũng là nguyên nhân
hàng đầu để dẫn đến sự vô cảm ấy. Thế nên ta cần đưa ra các biện pháp giáo dục đúng đắn để có
thể giúp con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống nữa. Đối với gia đình, cần phải chú trọng giáo
dục con cái về nhân cách, nhân phẩm cũng như định hướng hành vi, ứng xử của con sao cho đúng
với chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc. Cha mẹ phải nêu những tấm gương sáng để con cái nói theo,
những tấm gương về đạo đức và sự thành công để giáo dục con cái. Hạn chế cho con tiếp xúc với
những cái xấu, cái ác, những điều không đúng mực của xã hội để giúp con cái có thể tiếp cái tốt
đẹp, cái hữu ích. Hơn hết, cha mẹ cần phải lắng nghe con cái thật kĩ để có thể thấu hiểu được con
cái. Đôi khi, con cái cũng có nhiều điều muốn tâm sự, chia sẻ với bố mẹ nhưng chính vì sự không
lắng nghe ấy đã khiến những đứa trẻ cảm thấy mình bị rằng buộc, không tự bày tỏ được cảm xúc
dẫn đến khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Chính điều ấy sẽ trở thành nền
tảng cho sự vô cảm của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần phải lắng nghe con để thấu hiểu và đưa ra những
biện pháp giáo dục phù hợp. Đối với nhà trường, cần phải biết tôn trọng khát vọng sống đẹp của
con người, đó là khát vọng chính đáng của con người. Nhưng chính sự mất định hướng trong việc
giáo dục lối sống hiện nay khiến nhiều bạn trẻ rơi vào cô đơn, lạc lõng trong hành trình tìm kiếm
tương lai. Hãy giáo dục cho trẻ những ứng xử tốt đẹp như: vâng lời, lễ phép và có ứng xử văn
hóa. Hãy đề cao đạo đức, đề cao tấm gương sáng và mỗi thầy cô nên là một tấm gương cho học
sinh noi theo. Hãy lấy tiêu chuẩn đạo dứa làm nền tảng giáo dục con người toàn diện. Tạo được
môi trường học tập lành mạnh giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với xã hội, cần phải xây dựng
một môi trường đạo đức lành mạnh, loại bỏ những cái lạc hậu, cái xấu để con người có thể có cho
mình định hướng phát triển bản thân đúng đắn. Đó là những gì mà gia đình, nhà trường và xã hội
cần làm đối với con trẻ hiện nay để giúp gỡ bỏ sự vô cảm trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn
một vài hành vi bạo hành trẻ em có thể kể đến như vụ việc mẹ kế đánh đập và bạo hành đứa con
chồng đến chết đã từng được bàn luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội. Đứa trẻ chỉ mới 8 tuổi
nhứng đã bị những hành vi bạo hành cực đoan từ người mẹ kế. Hay đáng sợ hơn lại là khi bố
ruột của bé cũng tham gia đánh đập bé đến chết. Đó là hành vi rất đáng lên án và là một vết nhơ
trong việc giáo dục con trẻ. Vậy nên, ta cần phải biết quan tâm, yêu thương trẻ em và tạo cho trẻ một
môi trường sống lành mạnh để phát triển. Là một cánh chim chưa đủ dày dặn trước những sóng gió
cuộc đời nhưng cũng đang chập chứng cất cánh, em thấy mình nên tiếp thu những biện pháp giáo dục
trên để có thể tự giáo dục chính bản thân và góp phần tạo ra một nên giáo dục lành mạnh, đúng đắn cho
mai sau. Giáo dục là vô cùng cần thiết, và nó giúp con trẻ hiện nay không còn cảm thấy vô cảm trong
cuộc sống, nhưng giáo dục đúng đắn mới là điều quan trọng như Nelson Mandela đã từng phát biều:
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể dùng để thay đổi cả thế giới”.
BÀI LÀM SỐ 2
Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận lợi giúp cho con
người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp cận với nhiều phương tiện hiện đại.
Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá
nhân, dẫn đến “bệnh vô cảm”. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của
người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội xảy ra trước mắt. Con người hầu
như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác, để “Mạnh ai nấy sống”, “Phải ai tai nấy”. Lời cha
ông ta đã dạy: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “Thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở
thành đạo lý của con người Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp ấy luôn được đồng bào ta giữ gìn và phát
huy. Thế nhưng ngày nay, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác
còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Đối với những người mắc “bệnh vô
cảm” này, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người
trong một nước phải thương nhau cùng”. Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là thách đố cho các
nhà giáo dục, các bậc cha mẹ, cũng như những người có trách nhiệm. Tìm hiểu thực trạng và nguyên
nhân của “bệnh vô cảm”, chúng ta sẽ thấy tác hại ghê gớm của nó hầu tìm ra phương cách để chống lại
căn bệnh quái ác này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hoá đạo đức của giới
trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ
trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt. Do bản thân họ thiếu tình yêu
thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình.do gia đình
không đủ tình thương cho con trẻ. Nhà trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan
tâm đến mọi người và tích cực phục vụ cho nhân quần xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường
học, người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ.
Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên
chai sạn và dễ dẫn đến tội ác. Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân
hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận
mệnh dân tộc. Vậy giải pháp giáo dục nào để giúp cho con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống?
Đối với bản thân mỗi người:Chúng ta cần phải sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người
trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau (nhà thơ Li Băng: cám ơn đời mỗi sớm
mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương). Biết học tập và noi gương những người có
lòng nhân ái , biết sống vì mọi người. Tránh tham gia những tệ nạn xã hội. Đối với gia đình:
Trước hết, các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối
sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần
phải lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của con . Đối với nhà trường : Nhà trường không chỉ dạy
chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia.
Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những vui buồn và quan
tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất. Đối với xã hội : Các cấp có thẩm quyền
có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm
tin cho thế hệ trẻ. Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng
nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt. Ngoài ra các cơ quan chức năng phải mạnh
tay trấn áp tội ác hoặc nhanh chóng giải quyết vụ việc sớm đem lại công bằng cho xã hội, củng cố
niềm tin của con người vào sức mạnh của luật pháp và pháp chế nhà nước. Học tập lối sống lành
mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động
xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp...
Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh
này ra khỏi xã hội ta. Có thể nói, bệnh vô cảm là một “căn bệnh vô cùng quái ác”. Thế nhưng, nếu
mỗi người biết chung tay, biết sẽ chia, giúp đỡ lẫn nhau thì chắc chắn rằng căn bệnh ấy sẽ bị đẩy
lùi.

You might also like