You are on page 1of 12

Đề 1: “Thời gian nhàn rỗi chính là thời

gian của văn hóa và phát triển.”


Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có nhu cầu
nghỉ ngơi thư giãn. Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành
cho học tập và công việc. Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”,
nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể dẫn đến những việc làm có hại. Nhưng
xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện
chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó. Câu nói khuyên
chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không
trở nên vô nghĩa.Thời gian cuối tuần và những khi rảnh rỗi họ có thật
nhiều sự lựa chọn khác nhau: có thể ngồi nhâm nhi chút cà phê và đọc
sách, đánh cờ, đi bộ thư giãn ở công viên, thăm vườn bách thú đến bảo
tàng nhà hát hay các câu lạc bộ. Xã hội nào càng phát triển thì những
hình thức thư giãn kể trên ngày càng nhiều. Những thú vui của chúng ta
khi rảnh rỗi thể hiện chính văn hóa của bản thân. Có những người tiêu
tốn thời gian của mình vào những việc vô bổ như nghiện game online,
nghiện Facebook. Trong một khảo sát của trang web Global WebIndex
vào tháng 10/2014, Việt Nam đứng thứ 10 trong top 10 nước nghiện
Facebook nhất thế giới. Những thứ đó không những không giúp ta phát
triển mà nó còn đưa ta vào con đường của những sai lầm của mù quáng
không thể bứt ra được, và nó còn làm nền văn hóa của đất nước tụt hậu
với sự kìm hãm của các tệ nạn xã hội. Ngược lại nếu con người ta có
thói quen đọc sách, vui chơi khám phá, hòa mình vào chăm sóc thiên
nhiên, thì tâm hồn con người ta trở nên nhẹ nhàng thanh thoát; có thời
gian bên gia đình, chăm sóc gia đình sẽ gắn kết tình cảm các thành viên
hình thành nên một tổ ấm, một tế bào tốt của xã hội. Tất cả những thói
quen nhàn rỗi đó sẽ góp phần xây dựng, khẳng định một xã hội văn
minh, văn hóa.
Đề 2: Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa
để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được
thắp sáng
Liên quan đến sự phát triển của xã hội từ sự giáo dục con người,
rất nhiều vấn đề hiện nay cần được quan tâm. Trong đó, việc
giáo dục trẻ em làm sao đúng cách là một vấn đề quan trọng. Ý
kiến “Một đứa trẻ không phải là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước
mà là ngọn lửa cần được thắp sáng” khiến ta phải trăn trở. | Viết
đoạn văn bàn về câu nói: "Trẻ em không phải là lọ hoa để đổ
đầy nước mà là ngọn lửa để thắp sáng" Đề bài: Viết đoạn văn
bàn về câu nói: "Trẻ em không phải là lọ hoa để đổ đầy nước mà
là ngọn lửa để thắp sáng" Bài làm Liên quan đến sự phát triển
của xã hội từ sự giáo dục con người, rất nhiều vấn đề hiện nay
cần được quan tâm. Trong đó, việc giáo dục trẻ em làm sao đúng
cách là một vấn đề quan trọng. Ý kiến “Một đứa trẻ không phải
là chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là ngọn lửa cần được thắp
sáng” khiến ta phải trăn trở. Câu nói bàn về cách giáo dục trẻ
em: Khi coi trẻ em là chiếc lọ hoa, người lớn sẽ chỉ tìm cách đổ
đầy nước vào trong đó và làm theo những điều họ cho là phải.
Khi coi trẻ em là ngọn lửa, người dạy sẽ nhóm và truyền lửa cho
các em, có nghĩa là để cách em được thể hiện bản thân mình,
được trải nghiệm để trưởng thành. Vì vậy, câu nói là lời khuyên
mọi người trong gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có cách
giáo dục trẻ em đúng cách để các em có được điều kiện tự phát
triển. Giáo dục trẻ em là việc làm không thể thiếu của xã hội.
Cộng đồng, xã hội chỉ phát triển khi có sự giáo dục ở mọi nơi:
gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng người lớn thường cho
mình quyền năng dạy trẻ em theo quan điểm cá nhân của mình.
Nhiều trường hợp rơi vào cực đoan, sự giáo dục mang tính
cưỡng ép. Trẻ em bị gò theo khuôn. Giáo dục xét đến cùng phải
giúp cho người được giáo dục có khả năng tự giáo dục. Vì thế,
người dạy chỉ nên giúp cho trẻ em phương pháp để tự khám phá
thế giới, cuộc sống xung quanh mình. Mỗi con người đều có một
cá tính riêng. Vì thế không thể có sự giáo dục rập khuôn, ép tất
cả phải như nhau. Cần phải coi trọng sự nhân văn của giáo dục.
Thật đáng lên án những ai giáo dục trẻ em bằng cách “nhồi
nhét”, “vào khuôn”. Cần dạy cho trẻ đúng cách, không để trẻ em
bị áp đặt hay ỷ lại. Truyền cảm hứng cho trẻ tự khám phá.

Đề 3: Thành công là những bậc thang

Cho đến tận bây giờ ít ai có thể lí giải rõ ràng được sự thành
công của
mỗi con người chúng ta.Trong cuộc sống quan điểm của tôi:”
Thành
công là những bậc thang” “Thành công” là sự nỗ lực, sự phấn
đấu và không ngừng hoàn thiện bản thân mình từng ngày từng
chút một. Thành công luôn mang đến cho con người niềm hạnh
phúc – bởi, để có được nó – con người phải trải qua nhiều thử
thách chông gai. “Thành công” là từ có thể dễ dàng nói ra,
nhưng trong cuộc sống đã mấy ai có thể đạt được hay nắm
được nó một cách dễ dàng? Thành công càng nhiều thử thách
chông gai thì thành công mới thật có ý nghĩa. Vì thế - thành
công đã cho ta ý chí, bản lĩnh được tôi luyện và trưởng thành
trong giông bão. Mặt khác, thành công giống như những bậc
thang dẫn ta lên tới đỉnh cao. Thành công thật khó vươn tới
đúng không mọi người ? Nhưng khi đạt được rồi, nó sẽ đưa
chúng ta tới những nấc thang mới, nhưng dãy lầu mới nhiều
khi còn vượt xa hơn những sự thiếu niềm tin, sự kiên trì. Chỉ
khi con người xem thành công là những bậc thang thì chúng ta
mới có thể đạt được nhiều thành công hơn – bởi vì bậc thang
thành công không có bậc cuối cùng. Đối với thế hệ trẻ ngày
nay xác định được ước mơ và nỗ lực không ngừng để đạt
thành công là không dễ. Vì vậy bạn hãy tạo đà cho bước nhảy
và đủ dũng khí để vươn tới những bậc thang cao hơn, xa hơn.

Đề 4: Hãy viết về: “Nhìn vào thất bại để


nâng mình lên”
Cuộc sống con người của mỗi chúng ta dù có chiến thắng hay
thua
cuộc,có thành công hay thất bại cũng đều do tích cách của mỗi
con
người. Thường thì phải qua thất bại rồi mới đến thành công.
Nhưng cũng có người thấy thất bại đã cúi đầu chấp nhận
một cách dễ dàng. “Thất bại” là hỏng việc, thua mất, là
không đạt được kết quả, mục đích như dự định. Trước một
sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm
hiểu nguyên nhân của sự thất bại.Điều quan trọng hơn cả là
nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong
cuộc sống. Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra
bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công
việc và ước mơ của mình. Dám đối mặt để chấp nhận, không
né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi hoàn toàn cho khách
quan. Thất bại là môi trường luyện tập của chúng ta để
chúng ta trưởng thành hơn. Cần phê phán những kẻ ủy mị,
yếu đuối, ngại khó ngại khổ. Qua đây chúng ta cần nhớ phải
biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực.

Đề 5: Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0


Điều cơ bản nhất của một giống loài muốn tồn tại lâu dài đó là
tiến hóa, con người cũng không ngoại lệ, sự tiến hóa đó đã được
thể hiện qua hang triệu năm cho đến hiện nay. Bước qua thời kỳ
3.0-thời đại của kỹ thuật số- con người đã chứng minh được sự
thông minh, phát triển vượt bậc khi dần rút ngắn khoảng cách
giữa các cuộc cách mạng công nghiệp, hướng đến một thế giới
kết nối, hiện đại và tự động. Và 4.0 đã mang đến điều đó, việc
phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), dây chuyền tự động hóa, robot tự
hành… là những đột phá giúp con người thực hiện được những
mục tiêu to lớn hơn. Đối với những người bình thường như
chúng ta 4.0 đã “tiện tay” tạo nên một hệ thống cộng đồng lớn
mạnh trên khắp thế giới, nó len lỏi vào những mặt hang điện tử
mới, nó mang lại những tiện ích thông minh, nó hiểu được
chúng ta cần gì. Những bước tiến mà 4.0 tạo nên cũng là thành
công của con người, trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, y học, môi
trường hay thậm chí là cả giáo dục khi mà dịch bệnh đang hoành
hành khắp nơi, học trực tuyến chính là phương án tốt nhất.
Nhưng không nên để 4.0 vượt mặt một cách dễ dàng, khi mà hậu
quả nó gây ra vô cùng lớn, việc tiếp xúc với các thiết bị như
“gặm nhấm “ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách con người, có thể
khiến bản thân sai lệch khi các nguồn tin trên mạng xã hội là vô
cùng đa dạng và không ít những nội dung đọc hại. 4.0 cũng là
cuộc chạy đua về công nghệ, vũ khí hiện đại, điều đó cũng là
cảnh báo cho việc chúng ta không an toàn kể cả ngoài đời lẫn
trên mạng. Bản thân mỗi người cần phải tự nhận thức được
chúng ta cần gì, hiểu được thế nào là 4.0, cần phải chuẩn bị
những gì để không “lạc quê “ giữa sự phát triển đó. 4.0 đã giúp
nhiều nước nghèo phát triển, mang con người đến gần nhau,
nhưng thứ gì cũng có hai mặt và chỉ khi chúng ta hiểu được mặt
tốt của nó thì mới có thể tiếp tục tiến hóa.

Đề 6: Lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ


Xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại thì
cuộc sống con người thuận tiện hơn, nhưng cũng có nhiều mặt
trái. Những năm gần đây, khái niệm sống ảo đã ra đời và ngày
càng trở nên phổ biến, quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là
giới trẻ. Có thể nói, việc sống ảo làm có nguy cơ đánh mất các
giá trị thực.
Sống ảo là việc con người sống khác, khác bản thân mình, khác
thực tế. Có thể coi sống ảo là một dạng phô bày không giống với
sự thật lắm. Sống ảo thường được thể hiện qua các phương tiện
của mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,
Weibo... Trên những trang mạng xã hội này người ta thường
xuyên đăng tải những bức hình khác thực tế, những dòng trạng
thái “status” cũng khác thực tế nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ và
nhận thức của mọi người.
Có thể thấy việc sống ảo nhiều nhất là khi các bạn trẻ sử dụng
các công cụ make up, chụp hình, chỉnh hình làm đẹp rồi đăng tải
trên mạng xã hội khiến mọi người lầm tưởng về vẻ đẹp, ngoại
hình của mình. Rồi họ đăng tải những dòng trạng thái cũng giả
dối để đánh lừa mọi người chẳng hạn như là “Đang ở một nơi rất
xa” (thực ra là ở nhà), “Rảnh được đưa đi ăn” (thực ra là tự đi).
Những người sống ảo đăng hình và trạng thái thường nhằm mục
đích PR cho bản thân mình, khoe khoang về bản thân: ngoại
hình, thành tích, sự giàu có, sự nổi tiếng. Người ta đăng hình
ảnh, trạng thái từ không đúng lắm so với thực tế cho đến khác xa
thực tế, sai sự thực hoàn toàn để được mọi người, bạn bè trên
mạng xã hội trầm trồ, thán phục, khen ngợi.
Sống ảo có tính chất lây lan và gây nghiện. Người sống ảo lâu
dần hình thành một thói quen khó bỏ. Trước khi ăn bao giờ cũng
phải lôi điện thoại ra chụp lại hình, đi chơi ở đâu bao giờ cũng
chụp hình post facebook đầu tiên. Thậm chí trong những hoàn
cảnh không phù hợp cũng lôi điện thoại ra check in sống ảo. Thế
giới ảo bao quanh chúng ta, khiến mọi người không còn phân
biệt được. Dần dần con người quên đi những giá trị thực tế, quên
đi những điều rất bình dị trong cuộc sống. Sống ảo dẫn con
người đến những giá trị giả dối, khiến con người dần quên mất
thực tại, nhầm lẫn giữa thực tại và thế giới ảo. Nhiều người lợi
dụng các công cụ mạng xã hội để bán hàng, lừa lọc bằng những
hình ảnh, lời lẽ văn hoa, hào nhoáng. Rất nhiều chàng trai, cô
gái đã tỏ ra vô cùng bất ngờ khi người bạn mình gặp gỡ quen
biết qua mạng xã hội lại khác xa thực tế. Người ta thất vọng, chê
bai thậm chí là làm nhục nhau. Bởi vì quen biết nhau qua những
thước hình lung linh trên mạng, không ít bạn trẻ đã bị lừa lọc, bị
dụ dỗ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Bởi vì hiện tượng sống ảo đang ngày càng trở nên phổ biến nên
con người cũng dần đa nghi với những gì xảy ra quanh mình.
Nhìn một tấm hình, nghe một lời quảng cáo, người ta thường hỏi
“Có thật không đấy”, “ở ngoài thế nào”. Có lẽ, vì sống ảo nhiều
nên chính ta cũng đang dần mất niềm tin vào con người và dễ
thất vọng với những gì xung quanh.
Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, làm đẹp mình cũng là việc
nên làm nhưng nếu cứ sống ảo, cứ giả dối như vậy sẽ chỉ khiến
chúng ta dần làm mất đi giá trị thật của chính bản thân mình. Vì
vậy mỗi người cần sáng suốt, tỉnh táo và nên bài trừ việc sống
ảo, hãy để những gì chân thật được trở lại là chính nó.

Đề 7: Thành công sẽ đến khi chúng ta cố


gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện
bản thân mình.
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng mong muốn đạt được thành
công, nhưng để đạt được nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một
quá trình. Quá trình đó đầy gian lao, thử thách và trong quá trình
ấy có người sẽ dừng lại vì những vấp ngã, có người tìm sang
một ngã rẽ khác nhưng cũng có rất nhiều người đạt được thành
công trên hành trình đó. Qua những trải nghiệm của cuộc đời, có
một nhà văn đã đúc kết ra rằng: “Thành công chỉ đến khi chúng
ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Thành công chính là đạt được kết quả, mục đích như dự định;
hoàn thiện được hiểu là tốt và đầy đủ đến mức không cần phải
làm gì thêm nữa. Câu nói này giúp chúng ta hiểu rằng thành
công đến với mỗi người khi chúng ta toàn tâm toàn ý vào công
việc đừng nhụt chí trước giông tố của cuộc đời, đồng thời trên
con đường đó chúng ta phải tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Một đứa trẻ sinh ra đời, cha mẹ chúng đã ấp ủ nguyện vọng
mong đứa con của mình sẽ là một đứa con hiếu thảo, thành đạt
và có tấm lòng yêu thương những người xung quanh. Vì mong
muốn điều tốt đẹp đó, cha mẹ đã dạy cho chúng những điều hay
lẽ phải ngay từ nhỏ như từ cách chào hỏi, đi đứng, nói năng, biết
quan tâm đến người khác… Lối sống đó một phần lớn đã hình
thành nên nhân cách sau này của đứa bé. Lớn lên, khi trở thành
một người trưởng thành, đứa bé ấy tự quyết định cuộc đời của
mình, có những đứa bé nhớ những lời dạy dỗ của cha mẹ cùng
với sự tích lũy về kiến thức, về lối sống nên đứa trẻ ấy đã vượt
qua mọi cám dỗ của cuộc sống, vượt qua những khó khăn thử
thách của cuộc đời, nhờ lối giáo dục từ nhỏ, đến việc tự biết có
trách nhiệm với bản thân và biết vượt qua thử thách đứa bé ấy
đã đi đến thành công.
Một sinh viên mong muốn trở thành một sinh viên giỏi, có một
tiền đồ sáng thì đòi hỏi các bạn sinh viên khi còn đang ngồi trên
giảng đường đại học phải học tập thật chăm chỉ, luôn biết rèn
luyện phấn đấu trong học tập, biết tích lũy kiến thức bên cạnh
kiến thức chuyên ngành cần trang bị cho mình những kiến thức
về xã hội. Làm được điều đó, các bạn sinh viên sẽ có một hành
trình tốt để tự tin bước vào một cuộc sống mới đầy gian khổ,
nghiệt ngã, để tự tin giành vinh quang cho chính bản thân mình.
Mọi đứa trẻ đều được cha mẹ dạy dỗ, đưa vào khuôn phép
nhưng mỗi cha mẹ đều có lối dạy riêng, không gia đình nào
giống nhau. Các bạn sinh viên, mỗi người có mục tiêu khác
nhau trên con đường học tập thì sẽ có lối học khác nhau. Sống
trong một môi trường, hoàn cảnh khác nhau thì những đứa trẻ
ấy, những bạn sinh viên ấy sẽ có một tính cách, ý chí, lối sống
khác nhau. Có những bạn sẽ sống theo đúng lời cha mẹ chỉ dạy,
có những bạn học theo chính năng lực của mình nhưng chưa
chắc sẽ đạt đến thành công; nhưng cũng có những đứa trẻ sống
ngang ngược, mánh khóe, những bạn sinh viên muốn đạt điểm
cao sẽ làm những việc trái với lương tâm… những việc làm trái
với đạo đức đó lại đưa đến thành công cho những con người ấy.
Tại sao xã hội hiện nay đang sống trái với đạo đức luận lý? Tại
sao cha ông ta xưa đã dạy “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”, quan
niệm này có còn đúng với xã hội hiện nay không?
Bản thân tôi nghĩ, xã hội ngày nay chúng ta đang sống là xã hội
tôn thờ vật chất, con người vô cảm, lạnh nhạt trước mọi hiện
tượng của cuộc sống, tình thương giữa đồng loại đang mất dần.
Những người đó đang đi trên con đường của sự thù hằn, lòng
ghen ghét, sự đố kỵ… chính điều đó đã hình thành nên cho họ
những tính cách xấu, mất tính người và họ dùng mọi thủ đoạn để
đạt được mục đích của mình. Nhưng họ sẽ bị trả giá cho những
hành động không có tính người của họ, bởi tôi tin trong cuộc
sống này vẫn có luật nhân quả. Tôi vẫn tin rằng, thành công sẽ
đến với mỗi người khi chúng ta biết đặt ra mục tiêu, biết vượt
qua những khó khăn, biết đi qua những con sóng dữ dội của
cuộc đời, biết làm những việc làm đúng với bản thân. Khi
đang đương đầu với những khó khăn thì đừng nản chí vì
khi bước đến đỉnh cao thì phải trải qua nó, đó là quy luật
cần phải có. Khi vượt qua điều đó cần phải lấy đó là kinh
nghiệm, rút ra bài học từ chính những thất bại nhỏ đó để
đi đến mục tiêu mà chính bản thân mình đề ra. Thành
công sẽ mỉm cười với chúng ta nếu chúng ta dám sống
cùng với những gian khổ và tự biết học hỏi để hoàn thiện
mình hơn.
Như vậy, có rất nhiều con đường đưa chúng ta đến thành
công, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một con đường
nhưng đừng chọn những con đường hèn hạ mà trước hết
phải là con người bản lĩnh, biết nhìn nhận đúng sai, tốt –
xấu… sau đó chọn cho mình con đường lý tưởng, đúng
với đạo đức con người và thành công, hạnh phúc sẽ đến
với chúng ta.

Đề 8: Có ý kiến cho rằng “Con người


từng ngày thay đổi công nghệ nhưng
chính công nghệ cũng đang thay đổi
cuộc sống con người”. Hãy trình bày
suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
bằng đoạn văn nghị luận ( khoảng 200
chữ).
Khi tạo ra một thứ gì đó chính chúng ta phải biết điểm yếu của
nó, vì vậy có thật sự con người tạo ra, thay đổi công nghệ hay
công nghệ đang dần thay đổi chúng ta? Nếu như trả lời một câu
hỏi có sẵn câu trả lời thì thật sự rất mất thời gian, nhưng cùng
nhìn lại lịch sử phát triển của con người để có một cái nhìn tổng
quan hơn, đi từ 1.0 với động cơ hơi nước, 2.0 với điện năng, 3.0
với điện tử và hiện nay là 4.0 với “hòa nhập”, công nghệ sẽ càng
hiện đại nếu nhu cầu càng lớn, mang lại sự tiện lợi, dễ dàng hơn
trong cuộc sống. Nhờ có chúng mà một đất nước có thể lớn
mạnh, xã hội có thể phát triển. Vậy điều đó có nghĩa là chúng ta
đang phụ thuộc? Chúng ta dùng chất xám để tạo ra chúng mục
đích là để”thay” chúng ta làm những công việc phức tạp hay cần
sức lao động lớn. Công nghệ thay đổi cách nhìn của chúng ta về
thế giới, về mọi mặt của cuộc sống, chúng ta thay đổi liên tục là
để phục vụ bản thân hay xa hơn là nhiều người khác. Nếu công
nghệ có thể giúp bản thân chúng ta một cách tích cực như vậy,
thì bản thân nó cũng có nhiều sự tiêu cực nhưng có hẳn là do sự
phát triển quá nhanh? Nhiều nguồn tin cho rằng công nghệ đang
dần thay đổi nhân cách, cảm xúc của con người nhưng thực tế
chúng ta đọc, xem hằng ngày đều do chính con người viết ra, tạo
nên vì vậy có thể nói rằng chúng ta đang gián tiếp làm hại chính
mình. Chỉ là bản thân con người không thể lọc được những
thông tin và không có chính kiến vững vàng, vì vậy chứng ta
đang hiểu lầm là bản thân đang quá phụ thuộc. Thay đổi từng
ngày giúp con người ta tồn tại, những thức hiện đại sẽ luôn xuất
hiện nhanh chóng nhưng hãy luôn chắc chắn rằng chúng ta
không bị cầm tù bởi những phát minh của mình

You might also like