You are on page 1of 2

Học để làm hay làm để học ?

Việc học từ xưa đến nay đã được nhân loại đề cao. Nó là một hành động rất thiết thực dẫn tới sự
thành công và phát triển. Mỗi người đều có những phương pháp, mục đích học khác nhau. Song song
với nó là sự thực hành, trải nghiệm. Thế nhưng nhiều người lại không hiểu được, biết được tầm quan
trọng của việc học lý thuyết và thực hành. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc trong việc giáo dục. Vì
vậy mà con người qua bao thế hệ luôn băn khoăn rằng “ Học để làm hay làm để học? “.

Trước tiên ta phải hiểu được thế nào là học và thế nào là làm. “Học” là quá trình lĩnh hội kiến thức,
tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Nó là một quá trình diễn ra liên tục, học có ở mọi lúc, mọi nơi, và ở
mọi lứa tuổi. Việc học không bị ép buộc nhưng nếu thiếu nó, xã hội sẽ khó mà phát triển được. Học để
hòa mình vào cộng đồng, để chung sống. Việc học có thể được thực hiện qua nhiều hình thức như lắng
nghe từ những người có hiểu biết hơn, tự mình tìm hiểu hay đọc tài liệu. Thậm chí chúng ta có thể học
qua việc quan sát những sự vật trong cuộc sống rồi cố gắng tìm lời giải thích cho nó. Ngay từ thuở sơ
khai, con người đã học cách săn bắt bằng việc quan sát cách những chú hổ săn mồi rồi áp dụng lại. Hay
vào thời điểm cách đây vài trăm năm, khi mà những chiếc điện thoại, máy tính chưa ra đời, các nhà khoa
học, triết học đã nghĩ ra những phát minh bằng cách tưởng tượng ra vô vàn thí nghiệm trong đầu. Việc
tưởng tượng chính là học hỏi từ bản thân thân bằng những vốn kiến thức có sẵn. Học tập mới có khả
năng cải tiến và đó là lí do chúng ta có các cuộc cách mạng nông nghiệp, công nghiệp, chuyển đổi kĩ
thuật số. Nhà cách mạng nga Lê - nin đã tứng nói: “ Học, học nữa, học mãi”. Suy cho cùng, học như là
nền tảng cho sự phát triển, là cội nguồn của mọi sự giải thích, mọi sự đột phá trong lịch sử loài người.

Vậy còn “ làm thì sao “, nghe thì đơn giản mà lại khó hiểu vô cùng. “ Làm” nói chung là khi ta áp dụng
những kiến thức học được vào thực tiễn. Nó là khi ta biến những khối tài liệu khổng lồ trong đầu sang
những hành động trong cuộc sống. Ông bà ta có câu “Học ăn học nói, học gói học mở”, việc chúng ta ăn
nói như thế nào là do quá trình học hỏi. Những hành động thường ngày là biểu hiện của việc chúng ta
biết học cách cư xử ra sao. Những hành động được biểu hiện ra ngoài là bằng chứng để người khác đánh
giá độ học thức của một con người. “ Làm “ cũng chính là khi ta tạo ra những phát minh giúp nâng cao
chất lượng cuộc sống. Thomas Edison chỉ mất có vài giây để nghĩ ra được ý tưởng làm một bóng đèn
giúp thắp sáng cả nhân loại nhưng ông phải mất hàng trăm thí nghiệm để thực sự tạo ra nó. Khi làm ta
cũng có sự học hỏi trong đó. Sự khác nhau giữa một ý tưởng và một phát minh là rất lớn. Ta có thể nghĩ
ra vô vàn cách để bay ra ngoài không gian nhưng khi thực sự bắt tay vào làm thì chắc hẳn ai cũng đều e
ngại. Chỉ có làm thì ta mới biết được những lý thuyết đã được học có thực sự đúng và cần thiết hay
không. Tóm lại, “ làm “ là việc áp dụng kiến thức để chung sống với cộng đồng, để tự khẳng định chính
mình. Điều đó sẽ tạo cho những cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội.

Vì sao vấn đề này lại quan trọng đến như vậy và ta cần phải hiểu nó ? Thứ nhất là vì xã hội hiện nay
đang có những suy nghĩ, định kiến sai về việc giáo dục thế hệ trẻ. Bộ giáo dục cũng không nhìn ra được
cái sai của mình mà cứ tiếp tục một nền giáo dục mà nhiều người cho là hết thời. Một hệ thống đào tạo
ra toàn những “ mọt sách “. Việc giúp con trẻ có được đầy đủ kiến thức là đúng nhưng chúng ta đang
thiếu đi bước hướng dẫn chúng cách áp dụng những kiến thức đó. Một cậu học sinh được huy chương
vàng học sinh giỏi toán cấp thành phố cũng sẽ phí đi toàn bộ lượng kiến thức đó nếu không có ai hướng
dẫn cậu cách đưa nó vào các phát minh. Đặc biệt là ở Việt Nam, khi mà những học sinh với bảng điểm
vàng đi làm kế toán là chuyện bình thường. Họ có thể giỏi nhưng vì không được trang bị những kinh
nghiệm, kĩ năng tìm kiếm việc làm cho nên họ đã không phát huy được hết khả năng của mình.
Đầu tiên, chúng ta nên đồng ý rằng nhiều người có suy nghĩ nên cho học sinh dành hết khoảng thời
gian đến trường để học và nhớ được nhiều lý thuyết nhất có thể để có được điểm số như mong muốn.
Vậy rồi sau khi ra trường học sinh sẽ dễ bị lạc lối, thụ động vì đã quen với việc có một người luôn chỉ dẫn
từng chút một. Trong quãng đường đi học, ta nên cho học sinh cơ hội trải nghiệm bằng những hoạt
động ngoại khóa như các chuyến đi học tập trải nghiệm, cuộc thi làm mô hình, tranh biện. Nó sẽ giúp
học sinh biết được mục đích của những kiến thức học được. Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận
dụng nó một cách thuần phục vào đời sống thì việc đó mới thực sự có ý nghĩa. Đồng thời cũng tăng sự
tự tin và năng động cho học sinh. Từ đó giúp các bạn trẻ trở nên vững vàng hơn trên đường đời. Chúng
ta nên làm, nên mắc lỗi để mà học hỏi từ những lồi lầm đó. Học sinh cần phải được đụng tay đụng chân
vào những thí nghiệm thì mới nắm vững được kiến thức và điều đó cũng sẽ thúc đẩy niềm đam mê học
hỏi. Khi các đề án, dự thảo của những tiến sĩ, giáo sư không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là
những lý thuyết xuông.

Học và làm giống như 2 người bạn luôn phải song hành bên nhau. Học giống như gốc cây còn làm là
thân cây. Nếu ta bỏ đi 1 trong 2 thì quá trình học sẽ bị dở dang và sẽ không đạt được nhiều thành tựu.
Chúng ta nên kết hợp giữa việc học và làm vì nó sẽ đáp ứng đầy đủ các yếu tố trong quá trình học. “ Học
đi đôi với hành “. Việc có đủ 2 bước học và làm sẽ giúp tăng năng xuất học tập làm làm việc vì nó sẽ tăng
hiệu suất công việc và tránh những sai sót do đã có sự trải nghiệm. Khi học được học một chất hóa học
mới, giáo viên nên cho học sinh làm các thí nghiệm liên quan tới chất đó để học sinh hiểu rõ hơn về các
tính chất và đặc điểm của chất. Thế nên việc chỉ tập trung vào học lý thuyết là một thực trạng không
đúng mà nhiều người vẫn noi theo vì ám ảnh thành tích, điểm số. Cho dù một người có giỏi bao nhiêu
mà không có những kinh nghiệm thực tế thì vẫn sẽ mãi là một con người bình thường.

Ví dụ đã có trường hợp học sinh được coi là thiên tài trong lớp vì anh ta luôn được điểm tối đa trong
các bài kiểm tra. Nhưng khi học đại xong, ba anh mất và anh phải ra sống một mình. Vì trước đây luôn
dành cả ngày trong phòng để học nên đi làm gần như không thích nghi được với môi trường mà anh ta
luôn phải làm theo nhóm và luôn phải gặp khách hàng mới. Cuối cùng, do căng thẳng vì thiếu quá nhiều
trải nghiệm thực tiễn và do quen với việc bị thụ động do luôn có sẵn những hướng dẫn bên cạnh anh đã
bị sải thải và không kiếm được việc làm khác.

Tuy nhiên, không phải ai cùng đồng ý với các ý kiến trên. Có một luồng ý kiến cho rằng nếu học lý
thuyết đủ kĩ lưỡng thì chúng ta vẫn sẽ không bị bỡ ngỡ khi bước vào đời. Bọn họ tin rằng việc nắm rõ
được các bước làm, nắm rõ được nền tảng sẽ khẳng định mình với mọi người được. Mục đích học mới
thực sự cái quan trọng vì chỉ có mục đích rõ ràng mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, để
điều chỉnh hành vi của bản thân. Khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu
cho sự thành công của con đường học vấn.

Cuối cùng, ta có thể thấy được tầm quan trọng của hai khái niệm học và làm. Nó là hai mảnh ghép
quan trọng trong chặng đường đi học của bất kì ai. Chúng ta không nên vì những định kiến của ông bà ta
mà thay đổi phương pháp học hiện đại. Đối với tất cả những người đang trên con đườn học vấn, hiểu rõ
được vấn đề này sẽ mang lại không chỉ thành tích tốt mà còn giúp ta cạnh tranh với một xã hội đang
phát triển không ngừng.

You might also like