You are on page 1of 10

I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC


1.Vật chất và các hình thức tồn tại của nó.
1.1) Định nghĩa phạm trù vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất
Vật chất, với tư cách là một phạm trù triết học, có lịch sử khoảng 2.500 năm và xuất hiện cùng với
sự xuất hiện của triết học trong lịch sử. Ngay từ khi ra đời đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, không
khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xung quanh phạm trù vật chất. Chủ
nghĩa duy vật cho rằng thực thể thế giới là vật chất tồn tại vĩnh viễn, tạo ra mọi sự vật hiện tượng
và thuộc tính của chúng. Chủ nghĩa duy tâm ra sức phủ định và tiêu diệt phạm trù vật chất của chủ
nghĩa duy vật. Họ tấn công và bóp méo phạm trù vật chất, cho rằng nền tảng của sự tồn tại trên
thế giới là một dạng nguồn gốc tinh thần nào đó. Có thể là ý muốn của Đức Chúa Trời, được tạo ra
bởi tư tưởng tuyệt đối . Như vậy, họ coi vật chất là một phạm trù trống rỗng, không có thực, là sự
vận dụng chủ quan của các nhà duy vật. Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với hoạt
động thực tiễn. Cấu trúc của thế giới xung quanh con người luôn là mối quan tâm của các trường
phái triết học. chủ nghĩa duy vật. Ở thời kỳ trước khi triết học Mác xuất hiện, con người đang trăn
trở, cố gắng tìm cách hiểu và giải thích những nguyên lý cơ bản đầu tiên tạo nên thế giới nên phạm
trù vật chất xuất hiện khá sớm và được quan tâm đặc biệt. Chủ nghĩa duy vật khẳng định chất cấu
thành thế giới khách quan và vật cụ thể là vật chất, tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, các nhà triết học
trước Mác lại lập luận và giải thích vật chất theo cách khác.

-Thời cổ đại ở phương Đông, quan niệm về vật chất được thể hiện qua một số trường phái triết học
của Ấn Độ và Trung Quốc về thế giới. Ấn Độ có trường phái Lokayata cho rằng vạn vật được tạo ra
bởi sự kết hợp của 4 yếu tố Đất - Nước - Lửa - Không khí. Các yếu tố này có khả năng tự tồn tại và
tự vận động trong không gian và cấu trúc vào tất cả mọi thứ. Sự đa dạng của mọi thứ là do sự kết
hợp khác nhau của bốn yếu tố nguyên thủy này.

Không thể phủ nhận việc đi làm thêm đã mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên thế giới.
Nhưng  đối với Việt Nam, đi làm thêm có phải là cách để các bạn trau dồi thêm kinh nghiệm
và kỹ năng? Điều này sẽ được T.S Lê Thẩm Dương lý giải.

A. Sinh viên làm thêm “được” và “mất” những gì?

B. Tại hội thảo với chủ đề: “Sinh viên có nên đi làm thêm” do Tổ chức
Giáo dục Quốc tế Langmaster tổ chức, T.S Lê Thẩm Dương ( Trưởng khoa Tài
chính, ĐH Ngân hàng TP.HCM)  cho rằng : “ Không thể  phủ nhận lợi ích của
việc đi làm thêm đối với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm
những gì, để nhận biết được điều đó thì sinh viên phải biết đi làm thêm được
và mất những gì?”.

 
 

Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển
nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ
năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp
gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao
tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.

Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập
ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt TS. Dương có nhấn mạnh: “ Đi làm
thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra”.

Nhưng liệu cái “được” có thực sự mạng lại hiệu quả, để biết được điều này phải xét trên cả
phương diện cái “mất” hay cái không được khi đi làm thêm?

Việc bạn đi làm thêm để kiếm thêm tiền chỉ là một hình thức bạn lừa dối bản thân. Liệu có
bao giờ bạn tự hỏi, mình đã dành dụm được bao nhiêu sau khi đi làm thêm, hay là khi có
tiền lại mua thêm được nhiều quần áo, đi ăn uống, chơi bời nhiều hơn.

Đi làm thêm có thêm kinh nghiệm, nhưng liệu bán quần áo, rửa bát, bưng phở sẽ mang lại
cho bạn kinh nghiệm gì?Vấn đề nay gây ra rất nhiều tranh cãi, TS. Dương đã giải thích: “
Kinh nghiệm không phải chỉ có va đập bên ngoài cuộc sống tạo ra, mà ngay khi trên ghế
nhà trường các bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm từ những chuyến đi kiến tập, thực
tập và thực hành trên lớp, các bạn còn quá trẻ để tìm kiếm kinh nghiệm trong cuộc sống”.

 
Đi làm thêm, liệu bạn còn đủ sức khoẻ và dũng khí đối diện với các bài học sau những ngày
dài lao động mệt mỏi? Điều này không phải ai cũng làm được nếu không có ý chí. Một vết
trượt dài sẽ hằn lên cuộc đời bạn, thi lại vô số môn, sa chân vào các tệ nạn xã hội…Điều mà
bố mẹ và xã hội không hề mong muốn.

C. Tại sao sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm?

Theo một số dữ liệu cho thấy : Đa số(85%) sinh viên Mỹ đi làm trong khi đi học đại học. Ở
Châu Âu 67% sinh viên đi làm trong năm học. Tuy nhiên ở Châu Á con số này chỉ là 30%
hay ít hơn. Lý do tại sao sinh viên Châu Á lại có số sinh viên đi làm ít hơn là do bố mẹ không
muốn con cái họ phân tâm trong việc học hành. Vậy đối với Việt Nam nói riêng lý do sinh
viên ít hoặc không nên đi làm thêm là gì?

 
Đối với các nước Châu Âu và Châu Mỹ việc đi làm thêm được họ rất quan tâm chú trọng, họ
có những chế tài và quy định rõ rãng cụ thể. Vì vậy sinh viên có thể thoả sức làm thêm mà
vẫn học tập và rút được ra nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.

Nhưng đối với Việt Nam, khi những trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên chỉ chú
trọng vào vấn đề kinh tế mà không nghĩ đến công việc đó sẽ mang lại lợi ích gì cho sinh
viên. Nếu có chăng là những trung tâm gia sư, nhưng đã có biết bao vụ lừa đảo rồi ăn chặn
tiền của sinh viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc làm sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp
xúc thực sự với những kinh nghiệm bổ ích cho việc học tập của mình.

Từ bối cảnh Việt Nam TS.Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm của mình: “ Sinh viên Việt
Nam không nên đi làm thêm, đừng tự lừa dối bản thêm vì tiền không làm cho các bạn giàu
thêm và kinh nghiệm không phải chỉ làm thêm mới có”. Và nếu hoàn cảnh thực sự khó
khăn, buộc bạn phải giúp đỡ gia đình thì hãy nên làm thêm những công việc mang lại lợi ích
cho việc học tập, hãy xin vào một của hàng sửa chữa máy tính nếu bạn học công nghệ
thông tin và hãy làm cộng tác viên cho một tờ báo nếu bạn học chuyên ngành về báo chí.

Nguồn: sưu tầm

CÁC TIN KHÁC :


 Thông báo điểm trúng tuyển Đại học Chính quy năm 2020 phương thức xét
tuyển kết hợp và lịch xác nhận nhập học
02/09/2020
 Thông báo về mức đảm bảo chất lượng đầu vào đại học hệ chính quy năm 2020
01/09/2020

 Điều chỉnh lịch tuyển sinh Đại học 2020


28/08/2020

Sinh viên và câu chuyện đi làm thêm đã trở thành một đề tài nóng hổi trong suốt
thời gian qua với các bạn sinh viên, các thầy cô giáo và thậm chí là cả các chuyên
gia về giáo dục. Mục đích sinh viên đi làm thêm cũng rất khác nhau. Nhiều bạn
sinh viên vì hoàn cảnh khó khăn nên phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống,
trong khi những người khác lại muốn va vấp với môi trường công sở và tích lũy
kinh nghiệm làm việc hoặc chỉ đơn giản là làm những việc mình thích.
D. I. Sinh viên có nên đi làm thêm không?
Câu trả lời là nên bởi nó sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm cực kỳ thú vị trong suốt quãng đời sinh viên.
Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt tốt, mặt xấu của nó. Nếu như bạn không biết cân bằng bản thân mà sao nhãng
việc học thì hậu quả sẽ khôn lường.

Vậy sinh viên đi làm thêm sẽ có được những lợi ích gì?
 Tích lũy kinh nghiệm thực tế: Học sinh vừa rời khỏi trường cấp ba, xa vòng tay cha mẹ để đến một
thành phố hoàn toàn xa lạ thường sẽ có ít kinh nghiệm sống; vì vậy mà một công việc làm thêm sẽ
giúp họ rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, học cách quản
lý thời gian, tinh thần trách nhiệm,...
 Biết nhận biết giá trị của đồng tiền: Khi mà chỉ ngửa tay xin tiền thì sẽ không thể biết được để làm
ra những đồng tiền như vậy khó khăn tới mức nào. Vậy nên một khi bước chân đi làm, được trải
nghiệm những khó khăn trong cuộc sống, phải dậy sớm, phải chịu sự phàn nàn, khiển trách từ người
khác,... bạn sẽ thấy quý công sức mà mình phải bỏ ra và những đồng tiền công mà mình nhận được.
 Rèn luyện tính tự lập: Đi làm thêm, bạn sẽ có một khoản thu nhập tiền công hàng tháng để đỡ đần
cha mẹ hoặc tự mua sắm những món đồ mà mình yêu thích. Không chỉ tự lập về mặt tài chính mà bạn
còn học được nhiều kỹ năng liên quan đến sắp xếp thời gian biểu, cách xử lý các tình huống trong
công việc và cuộc sống, cách giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh,...
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, để có thể tận hưởng tất cả những lợi ích này, bạn cần phải biết cách tự cân bằng
giữa công việc, học tập và cuộc sống. Đồng thời, cũng không nên quá tham lam công việc mà làm tổn hại đến
sức khỏe của mình.
E. II. Sinh viên nên làm những công việc nào?
Hiện nay, bất cứ ngành nào cũng đều có công việc làm thêm cho sinh viên, từ những công việc chân tay cho
tới ngồi văn phòng hoặc làm việc online, nhân viên part time. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... thì công việc làm thêm cho sinh viên lại càng đa dạng.

Mức lương cho những công việc này cũng hoàn toàn khác nhau, tùy vào thời gian làm việc và yêu cầu công
việc của nhà tuyển dụng. Nhưng nhìn chung, sinh viên hiện nay có thể làm những công việc như:
 Gia sư.
 Nhân viên bán hàng part time, full time tại các shop quần áo.
 Công tác viên viết bài hoặc dịch thuật.
 Telesale.
 Nhân viên trong các siêu thị.
 Bán hàng online (mỹ phẩm, quần áo, đồ handmande,...)
 Phục vụ tại nhà hàng hoặc các quán cafe.
Đây đều là những công việc làm theo giờ và có thể sắp xếp thời gian linh hoạt, vậy nên sinh viên có thể dựa
vào lịch học cũng như các khung giờ trống của mình để xin việc sao cho hợp lý. Những thông tin chi tiết về
top 10 việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.
F. III. Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên
Có rất nhiều cách tìm việc làm thêm cho sinh viên khác nhau mà bạn có thể áp dụng như:
1. 1. Nhờ người quen giới thiệu
Nếu như có nhu cầu muốn tìm việc làm thêm thì đừng ngần ngại nói cho bạn bè hoặc người quen của bạn biết.
Lý do là bởi vì có tới 80% công việc làm thêm lương cao không được đăng tuyển công khai trên các nền tảng
tuyển dụng hoặc mạng xã hội. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ thường nhờ một nhân viên mà mình tin tưởng nhất
giới thiệu cho một người quen hoặc một bạn sinh viên học cùng lớp.
2. 2. Sử dụng các công cụ kết nối việc làm trực tuyến hoặc mạng xã hội
Theo một thống kê mới đây thì có tới khoảng 50% doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng trên các trang web tìm
việc part-tim uy tín như JOBOKO.com, Chợ tốt việc làm, vietnamworks.com,... Facebook cũng là một kênh
tuyển dụng hiệu quả.

Bạn có thể tham gia vào các hội tìm việc làm thêm cho sinh viên trên Facebook - nơi mà bạn không chỉ tìm
được những công việc tốt mà còn được chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Ngoài ra, một
kinh nghiệm xin việc làm part-time hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua là thông qua các ứng dụng tìm việc làm
part-time, app tìm việc làm thêm cho sinh viên như InterviewAPP, Indeed, VisualCV Resume Builder, ....
3. 3. Xin làm thực tập sinh
Đây là một trong những cách xin việc làm thêm cho sinh viên đơn giản mà hiệu quả nhất. Nếu các công việc
làm thêm cho học sinh như phục vụ nhà hàng, nhân viên bán hàng quần áo, bán hàng online dễ tìm bao nhiêu
thì những việc làm thêm đúng chuyên ngành lại khó tìm bấy nhiêu. Khi đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp xin
làm thực tập sinh cho các công ty, tổ chức.

Các công ty start-up sẽ là những nhà tuyển dụng tiềm năng dành cho bạn. Họ là những công ty mới thành lập,
có rất nhiều việc phải làm nhưng nguốn vốn và ngân sách hoạt động thì còn rất eo hẹp nên họ sẽ ưu tiên thực
tập sinh không lương hoặc sinh viên làm part-time.
4. 4. Liên hệ trực tiếp với công ty mà bạn muốn làm việc
Thay vì ngồi lướt bảng tin Facebook để lọc tin tuyển dụng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty hoặc doanh
nghiệp mà bạn muốn làm việc. Ví dụ, bạn yêu thích pha chế và phong cách của một quán cafe nào đó và muốn
trở thành nhân viên ở đây thì bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên phục vụ hoặc quản lý của quán. Biết đâu họ
đăng bài tuyển dụng ở đâu đó mà bạn không thấy hoặc nhận bạn vào làm vì trân trọng nhiệt huyết của bạn dù
chưa có nhu cầu tuyển thêm người.
5. 5. Tìm việc làm thời vụ
Vào các dịp lễ tết hoặc cuối năm thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp thường cao hơn, đặc
biệt là các công ty cung cấp ngành dịch vụ. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để tìm kiếm cho mình một công
việc làm thêm như ý. Hay cũng có thể tham khảo những việc làm Tết để có thể đưa ra sự lựa chọn việc làm
cho mình hiệu quả nhất.

IV. Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho sinh viên
Có rất nhiều việc làm thêm cho sinh viên khác nhau, cũng không thiếu cách để tìm việc nhưng tại sao người
này tìm được việc tốt còn người kia thì không. Liệu có phải do năng lực của họ chưa được tốt hay đã mắc phải
sai lầm nào đó trong quá trình tuyển dụng. Để tìm được công việc làm thêm cho sinh viên tốt nhất, bạn cần
phải chú ý những điều sau:
 Tìm việc trong thời gian nghỉ: Tìm việc trong thời gian những người khác đang về quê, nghỉ hè sẽ
bớt được sự cạnh tranh trong quá trình ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng có nhiều thời gian để làm quen
với công việc hơn. Đến khi vào năm học thì bạn đã quen việc và sẽ cảm thấy bớt áp lực.
 Chuẩn bị CV thật bắt mắt: Tìm việc làm thêm cho sinh viên cũng giống như tìm việc làm toàn thời
gian vậy. Nếu muốn tìm được công việc tốt thì bạn phải chuẩn bị một bản CV xin việc thật hoàn hảo.
 Thể hiện sự nhiệt huyết và quyết tâm trong công việc: Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những
ứng viên thực sự quyết tâm trong công việc và gắn bó lâu dài chứ không phải những người tìm việc
qua loa, tạm thời hay làm công việc gì cũng được.
 Cài đặt Facebook về chế độ riêng tư: Đối với những người chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm
thì có lẽ nhà tuyển dụng sẽ dựa vào tính cách mà trang Facebook cá nhân chính là nơi thể hiện rõ nét
nhất. Do vậy, nếu như bạn không muốn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng vì sự "trẻ con" của mình
thì hãy cài đặt Facebook về chế độ cá nhân.

V. Làm thế nào để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?
Không thể phủ nhận rằng đi làm thêm cũng có những hạn chế như khiến các bạn mệt mỏi, kiệt sức vì luôn bận
rộn và không được nghỉ ngơi đủ, đồng thời làm thêm nhiều dẫn đến thời gian hạn hẹp, kết quả học tập có thể
không tốt. Với nhiều người, vừa học vừa làm không đáng sợ, đáng sợ là nếu học không tốt thì cả tương lai sự
nghiệp sau này cũng không được đảm bảo. Vậy, sinh viên phải làm thế nào để đi làm thêm mà vẫn học tốt?

Câu trả lời cho câu hỏi trên phụ thuộc vào mỗi người vì không ai có lựa chọn giống hệt nhau nhưng vẫn có
nguyên tắc chung mà bạn có thể áp dụng. Một số mẹo hữu ích nhất là:
 Xác định mục tiêu: Trước hết, bạn cần biết vì sao mình đi làm thêm - kiếm tiền, áp lực tài chính để
được đi học tiếp hay vì muốn hiểu thêm về ngành đang học, đi làm để sau này dễ xin việc... Đó đều là
động lực để bạn quyết định xem mình có thể bỏ ra bao nhiêu thời gian, nỗ lực cho công việc ngoài giờ
học.
 Lựa chọn công việc phù hợp với năng lực và thời gian bạn có: Có thể nói đây là lưu ý quan trọng
nhất. Bạn cần biết mình có thế mạnh gì và có thể sắp xếp được bao nhiêu thời gian trong ngày, trong
tuần để làm việc. Bạn tuyệt đối không nên vì làm việc mà nghỉ học, trốn học.
 Biết giới hạn của mình ở đâu: Khi cảm thấy quá sức, mệt mỏi vì đi làm, đến lớp không thể tỉnh táo
để nghe giảng và tiếp thu thì bạn không nên tiếp tục công việc hoặc duy trì cường độ công việc như
hiện tại nữa.
 Kết hợp làm và học, nghỉ ngơi để cân bằng:  Không ai có thể khỏe mạnh, vui vẻ, học tốt trong tình
trạng quá tải cả công việc và bài vở. Dù bận rộn, bạn hãy sắp xếp các lịch trình sao cho có thời gian để
nghỉ ngơi, duy trì sự cân bằng giữa các hoạt động. 
Theo: https://vn.joboko.com/
 

Tất cả
6. THÔNG TIN - THÔNG BÁO


7. Đại học Đông Á tăng cường nhiều lớp phòng chống dịch Covid-19

25/05/2021


8. V/v cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên nghỉ học để phòng chống dịch...

04/05/2021


9. Tuyên truyền phòng chống dịch bênh Covid- 19 và Khai báo y tế sau kỳ nghỉ Lễ...

04/05/2021


10. Về việc SV không để xe trên vỉa hè

18/03/2021


11. V/v khảo sát tình hình đào tạo trực tuyến trong thời gian dịch bệnh Covid-19

18/03/2021


12. Danh sách thi Chuẩn đầu ra Tiếng Nhật - Tháng 03/2021

18/03/2021


13. Thông báo (số 5) về việc tiếp tục quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống...

12/03/2021


14. V/v khảo sát tình hình đào tạo trực tuyến trong thời gian dịch bệnh Covid-19

12/03/2021


15. Webinar công bố khảo sát các trường Đại học Việt Nam trong liên kết hợp tác với...

26/02/2021


16. Thông báo tổ chức học bổ sung, học ghép cho sinh viên

26/02/2021

17. Thông báo (số 4) về thời gian học tập tại trường sau Tết cổ truyền năm 2021

20/02/2021


18. Thông báo về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19

18/02/2021


19. Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy 2021

18/02/2021


20. V/v nghỉ Tết Dương lịch và Tết Âm lịch Tân Sửu 2021

18/02/2021


21. Thông báo về việc tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 1 năm 2021

24/01/2021

You might also like