You are on page 1of 4

- LẬP TRƯỜNG:

Ủng hộ HS nên có gap-year. Tự tích luỹ kinh nghiệm.


Trải nghiệm cá nhân.
Thử sức trong 1 số công việc.
Thực hiện ước mơ của bản
thân.
Giảm áp lực.

Phản đối học sinh không nên có gap year.

Nhiễm bệnh “lười” Không vượt qua được


cám dỗ cuộc đời

Thiếu khả năng tự lập Hầu hết sống phụ thuộc, không
kiếm đc vc làm

- LUẬN ĐIỂM: Đánh chú ý trong bài.


- ỦNG HỘ [LƯỢT 1]:
Sách vở có thể giúp bạn tốt nghiệp loại giỏi, tuy vậy lại không thể giúp bạn ứng
tuyển vào vị trí công việc bạn mong muốn. Với việc thiếu đi kiến thức chuyên
môn, kĩ năng mềm cần thiết trong cuộc sống cũng như sự tự tin trong giao tiếp
xã hội, nhiều bạn trẻ sau tốt nghiệp phải đối mặt với những “cú sốc đầu đời” sau
khi tiếp xúc với môi trường sống, học tập và làm việc mới. Chính vì vậy, chúng tôi
tin rằng các bạn học sinh nên có gap-year sau khi tốt nghiệp THPT. Có những trải
nghiệm thực sự về cuộc sống, về công việc và có thời gian thoả mãn ước mơ,
thoả mãn đam mê của bản thân là những thứ vô cùng cần thiết trong cuộc sống
hay sau khi ra trường đại học và thực sự đáng giá với khoảng chừng một năm
bạn bỏ ra, là những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có được khi không tự tặng một
quãng nghỉ cho riêng bản thân mình. Sau khi tốt nghiệp là thời gian mà các bạn
học sinh có thể thả lỏng sau cả một quá trình ôn luyện vô cùng gian lan, mệt mỏi
và đây cũng là lúc thích hợp để các bạn tìm kiếm công việc, đi du lịch hay thoả
mãn đam mê riêng của bản thân, điều này chính là một hành trang cần thiết cho
việc bước vào môi trường đại học. Gap-year sẽ giúp các bạn học sinh bổ sung
những kĩ năng sống và làm việc, kiến thức chuyên môn và hơn hết là giúp các
bạn đó hiểu rõ chính bản thân họ xem chuyên môn của họ là gì, họ muốn trở
thành ai, … Đây chình là những lợi ích tuyệt vời của gap-year mà bên phản đối
các bạn đang cố gắng chối bỏ, và giờ hãy để tôi củng cố lập trường của bản thân
bằng những dẫn chứng sau. Luận điểm đầu tiên: Gap-year giúp các bạn bổ sung
những gì bạn còn thiếu để bước vào ngôi trường đại học. Kĩ năng sống và làm
việc, vấn đề tài chính cá nhân, các mối quan hệ và cơ hội, và còn nhiều hơn nữa
là những gì gap-year có thể mang đến cho bạn. Được, bạn có thể nói rằng sau kì
thi tốt nghiệp THPT sẽ có rất nhiều thời gian, tuy nhiên nó là không đủ so với
những gì bạn thiết hụt trong suốt 12 năm giáo dục phổ thông. Hiện nay trên ghế
nhà trường, học sinh chỉ chú tâm học những lý thuyết khô khan mà thiếu đi các
tiết học thực tế, hay cho dù có cũng không hiệu quả phần do phương thức
truyền đạt chưa đủ hấp dẫn, lôi cuốn; phần do các bạn chưa thấy được sự cần
thiết của nó tới cuộc sống sau này. Kĩ năng làm việc nhóm, tự triển khai ý kiển
bản thân, lắng nghe người khác, diễn thuyết trước đám đông, … là vô cùng cần
thiết trong thời đại mà nguồn nhân lực được nang cấp cả về số lượng và chất
lượng. Ngoài ra nếu có gap-year, các bạn học sinh còn có thể tạo dựng thêm các
mối quan hệ trong và ngoài việc học. Việc này sẽ không chỉ giúp ích trong quá
trình các bạn học đại học mà còn giúp ích rất nhiều cho cuộc sống sau này, nhất
là trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu tốt nghiệp. Thứ hai, gap-year còn giúp
giảm áp lực cho học sinh, tân sinh viên sau một “cuộc chiến “ tốt nghiệp THPT
đầy gian nan, vất vả. Xu hướng hiện nay của các trường ĐH khi xếp lớp “tài
năng” và các nhà tuyển dụng là ưu tiên bằng cấp, chứng chỉ sớm từ sinh viên,
chính vì vậy hấu hết các bạn học sinh sau khi tốt nghiệp - phần vì muốn giảm áp
lực tiền bạc cho gia đình và phần vì muốn có việc làm sớm để tích luỹ kinh
nghiệm, sẽ tiếp tục lao đầu vào học tập để kiếm các chứng chỉ “cần thiết” với
bản thân như tiếng anh, tin học, … Chính điều này sẽ khiến các bạn học sinh,
nhất là các bạn ở thành phố, phải chịu áp lực vô cùng lớp hậu tốt nghiệp THPT.
Trước đã phải chịu áp lực thành tích, điểm thi tốt nghiệp, áp lực bạn bè đồng
trang lứa và giờ là áp lực bằng cấp, chứng chỉ sẽ khiến các bạn rệu rã về mặt tinh
thần, và sau khi đạt được những thành tích đó và vào môi trường ĐH thì sao ?
Khi không còn sự thúc đẩy, giám sát từ cha mẹ, thầy cô, cá bạn như được cởi bỏ
đi “cục tạ” phải gánh vác từ trước tới giờ, công thêm việc thiếu kĩ năng sống và
hiểu biết về xã hội sẽ khiến các bạn dễ bị lợi dụng bới kẻ xấu, ít thì mất tiền hay
bị thương, nhiều thì còn liên luỵ cả tới cả tính mạng. Gap-year giúp bạn giải
quyết được tất cả vấn đề đó. Bạn sẽ có thòi gian để đucowj giáo dục về cách tự
bảo vệ bản thân, không bị gò bó, chồng chất về mặt thời gian để kiếm các chứng
chỉ quan trọng, đi du lịch cùng người thân để thấu hiểu nhau hơn và giải toả áp
lực, … Đó là những gì gap-year sẽ giúp bạn chuẩn bị cho cả một hành trình dài
phía trước đó. Hơn nữa khi bạn nhận làm công việc bất kì phù hợp với bản thân
mà tương tự với công việc mà bạn muốn theo đuổi trong tương lai, bạn vừa học
được thêm cách ứng xử trong và ngoài công việc, có được kinh nghiệm để sau
này áp dụng vào thực tế và quan trọng nhất là bạn học được cách quý trọng
đồng tiền. Không ra ngoài kia bươn chải thì bạn sẽ không hiểu được kiếm đồng
tiền nó khổ cực tới mức nào, bưng bê ở các quán nước được 1 phần tiền mà chỉ
ăn sáng thôi bạn tiêu đến 2 phần, như vậy bạn mới có thể từng bước học cách
quản lý tài chính cá nhân qua đó làm chủ cuộc đời của mình. Chính vì vậy, chúng
tôi đứng đây để khẳng định rằng “Các bạn học sinh nên có gap-year sau khi tốt
nghiệp THPT”. Xin cảm ơn !
- PHẢN ĐỐI [LƯỢT 1]:
Gap-year có thể là một phương pháp thú vị cho các bạn trẻ chưa tự tin bước vào
cách cổng ĐH, tuy vậy lại ẩn chứa nhiều hạn chế và có một số nguy cơ nhất định.
Đến với luận điểm đầu tiên, các bạn học sinh sẽ bị nhiễm bệnh “lười’, gây ảnh
hưởng rất xấu đến đời sống sinh hoat và học tập sau này của các bạn. Không
phải tự nhiên mà các bạn học sinh dành thời gian sau kì thi THPT để học tập lấy
các chứng chỉ cần thiết, không chỉ do độ thực tiễn cao mà còn có thể tiếp đà
hưng phấn hậu tốt nghiệp. Trong suốt quá trình ôn thi, các bạn học sinh phải sử
dụng hết khả năng của bản thân để có kết quả tốt nhất, hay có thể nói rằng khi
này các bạn đang ở trong trạng thái tốt nhất của bản thân cho việc học và sau
khi thi tốt nghiệp xong, các bạn sẽ muốn tiếp tục học tập thêm để duy trì trạng
thái này đến khi có thể buông lỏng thật sự. Tuy nhiên nếu có gap-year, các bạn
sẽ có một khoảng trống thời gian quá lớn và từ đó tự cho phép bản thân “lười”
đi 1 chút, việc ngày hôm nay để ngày mai làm cũng được vì mình có nhiều thời
gian hơn các bạn khác mà. Chính điều này sẽ huỷ hoại não bộ đang trong trạng
thái tốt nhất của bạn, điều này kếp hợp với sự thiếu đốc thúc từ gia đình sẽ
khiến cho bạn càng ngày càng lười đi mà chính bạn còn không thể nhận thức
được. Thứ hai, các bạn có nói rằng học sinh có thể tự kiếm tiền bằng các việc
làm thêm theo đúng chuyên môn và sử dụng số tiền đó cho mục đích thực hiện
ước mơ, xin thưa rằng không phải bạn học sinh nào ra trường cấp 3 cũng có
chuyên môn sẵn, có được cơ hội làm công việc cùng lĩnh vực với ngành nghề bạn
đó mong muốn. Rất nhiều bạn trẻ gap-year trong khi không có bất cứ nguồn thu
nhập cá nhân nào, điều đó vô hình chung khiến bạn đó trở thành “gánh nặng”
cho gia đình, người thân; thậm chí còn có một số lượng không ít các bạn trẻ gap-
year theo trào lưu dẫn tới thiếu hiểu biết, không định hướng được những gì bản
thân cần làm như học tập, giao lưu, … và rồi là gap-year chung với cái máy tính,
cái điện thoại, gap-year ở nhà, ở quán net. Các bạn trẻ này không gap-year để
hoàn thiện bản thân mà là để trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Hầu
hết các bạn sẽ lấy tiền sinh hoạt, tiền chi trả cho “ước mơ” của bản thân từ
người thân, gia đình trong khi không cố gắng tự tạo dựng một hay hai nguồn thu
nhập cá nhân từ các công việc đơn giản, từ đây có thể thấy rằng gap-year không
giúp ích mà còn là tác nhân gây hại cho thế hệ lao động đầy tiềm năng của đất
nước ngày này.Tiếp theo, trong suốt 12 năm học, các bạn quen với việc cứ được
gọi dậy, đi trường học, về cơm rồi lại đi học, tối về thì được cha mẹ giục học,
điều đó tạo thành một thói quên phụ thuộc vào cha mẹ hay khiến học sinh thiếu
đi tính tự lập cần có để gap-year thành công. Trong suốt quá trình tự học tập và
làm việc tại nhà mà thiếu đi sự thúc gịuc của cha mẹ có thể khiến các bạn bị sai
lệch về mặt thời gian, từ đó khó đạt năng suất tốt trong quá trình tự rèn luyện.
Vơi luận điểm cuối cùng và đối với tôi là quan trọng nhất, học sinh sẽ dễ bị tác
động bởi cám dỗ từ cuộc sống, xã hội. Nếu bạn gap-year với không nhiều sự trợ
giúp sẽ dễ dàng lạc hướng và từ đó từ bỏ, chỉ ru rú ở nhà. Kết hợp với việc
thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội, trò chơi điện tử,… dễ khiến các bạn sa
ngã , lệch hướng hoàn toàn khỏi con đường học vấn. Nghiện game, nghiện mạng
xh là những thứ các bạn học sinh sẽ mắc phải nếu không có một lộ trình học tập,
tự rèn luyện và sự kiên trì; thậm chí sẽ dính dánh tới pháp luật như cờ bạc, chất
cấm, … Từ những luận điểm trên, chúng tôi xin khẳng định rằng “ Chúng tôi
không ủng hộ việc học sinh gap-year sau tốt nghiệp THPT”, xin cảm ơn !

You might also like