You are on page 1of 7

KHUNG LÝ THUYẾT

Chủ đề: Ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên

1. Định nghĩa
- Kết quả học tập được hiểu là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã
đạt được, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra,
với mục tiêu xác định
- Công việc part time nghĩa là bán thời gian. Part time job là thuật ngữ dùng
để chỉ những hoạt động làm thêm bán thời gian, thường nhắm đến các đối
tượng: Học sinh, học viên, nội trợ… tranh thủ thời gian rảnh đi làm kiếm
thêm thu nhập. Ngoài ra, thực hiện công việc part time cũng là cách để bạn
vừa học vừa tích lũy kinh nghiệm, làm dày CV khi đi xin việc sau này.
- Mức độ ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên: ảnh hưởng tích
cực của việc làm thêm với cuộc sống và kết quả học tập của sinh viên.

2.Những tiêu chí đo lường


- Mục tiêu của sinh viên
- Hoàn thành bài tập thầy cô giao
- Kết quả của các bài kiểm tra, bài thi ( sinh viên làm thêm và không làm
thêm)
- Những bài học kinh nghiệm học được qua việc làm part-time

3. Vai trò, ý nghĩa của việc làm thêm đối với sinh viên
Sinh viên đi làm thêm trong thời gian học tập sẽ làm quen thực tế cuộc sống,
thích ứng nhanh với công việc hơn là chỉ có lý thuyết suông. Các công việc
bán thời gian sẽ giúp bạn nhận ra nhiều kỹ năng tiềm ẩn của bản thân . Có
cơ hội phát huy thế mạnh khắc phục điểm yếu trở thành nhân viên hoàn hảo
hơn trong tương lai.
Làm thêm là định nghĩa nhằm mô tả một công việc mang tính chất tạm thời,
không chính thức, không cố định (còn được gọi là việc làm part time, việc
làm bán thời gian)
- Việc làm thêm giúp sinh viên tăng thu nhập:
+ San sẻ được gánh nặng tài chính cho gia đình. Đặc biệt là sinh viên học xa
nhà. Đi làm thêm sẽ có thêm khoản chi phí để trang trải sinh hoạt, ăn uống,
tiền phòng…

+ Là cơ hội để trải nghiệm được việc tự lập tài chính. Tạo cho bạn có thói
quen kiểm soát và chi tiêu hợp lý hơn. Nếu gia đình có đủ tài chính để học,
thì việc làm part time giúp có thêm khoản tiền riêng cho các sở thích cá
nhân.
+ Có thể vừa học vừa làm nhằm đảm bảo được chất lượng học tập, tham gia
các hoạt động trong trường. Đồng thời, giúp có được những cách nhìn đúng
đắn hơn về trách nhiệm của với gia đình.

- Việc làm part time giúp bạn nâng cao các kỹ năng cho bản thân
Việc đi làm thêm là cách trải nghiệm tốt nhất trong lúc đang ngồi ghế nhà
trường. Công việc sẽ giúp thực hành được các kiến thức đã được học và rèn
luyện chúng mỗi ngày. Đây là một hình thức giúp có được những trải
nghiệm kinh nghiệm thực tế nhất.
+ Biết cách quản lý thời gian
Việc làm thêm sẽ giúp làm quen dần với những khó khăn trong công việc.
Bạn sẽ học được cách giải quyết và điều chỉnh được những áp lực công việc.
Giúp học cách quản lý thời gian biểu của mình tốt hơn. Vì phải biết cách sắp
xếp và đảm bảo thời gian cho việc học, việc làm phù hợp. Điều này sẽ giúp
dễ dàng hơn với những công việc chính thức sau này. Tiếp xúc với môi
trường công việc sớm, giúp “cứng cáp” đôi chân hơn cho những bước đi sau
này.
+ Nâng cao kỹ năng mềm
Ngoài việc có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, cuộc
sống. Việc làm part time còn giúp bạn tích lũy nên những kinh nghiệm, kỹ
năng mềm khác. Bạn sẽ tự biết cách xử lý các tình huống trong công việc,
cách giao tiếp với đồng nghiệp ở nơi làm thêm. Đây là những kỹ năng bạn
phải tự học, không ai dạy tốt bằng chính những va chạm khi ra ngoài xã hội

- Việc làm part time giúp khám phá được năng lực của mình
Sinh viên là độ tuổi không còn nhỏ, nhưng cũng chưa hẳn đã trưởng thành.
Ở độ tuổi này vẫn đang còn muốn được khám phá, tìm tòi mọi thứ xung
quanh. Có thể chưa biết đến những điều mà bản thân mình làm được. Hoặc
còn không biết là mình đã chọn ngành học phù hợp hay chưa? Mình thực sự
thích làm việc trong lĩnh vực nào sau này? Bản thân đã được định hướng
đúng với sở thích và khả năng của mình chưa?
Vì vậy, thông qua môi trường làm việc part time giúp nhận ra được những
thế mạnh của mình. Rèn luyện bản thân mình từ công việc làm thêm sẽ giúp
phát hiện ra năng lực tiềm ẩn của mình. Đồng thời, giúp bạn nhận ra được
những khuyết điểm, những kỹ năng đang thiếu để bổ sung và hoàn thiện
mình hơn. Không những thế, khi có những thế mạnh sẽ biết cách phát triển
nó đúng cách nhiều hơn nữa.
- Việc làm part time giúp bạn mở rộng các mối quan hệ
Dù làm công việc gì, ngoài kinh nghiệm bạn tích lũy được còn có thêm
những mối quan hệ mới. Đơn giản nhất là mối quan hệ với các bạn đồng
nghiệp. Đó cũng có thể là mối quan hệ với những cấp trên giàu kinh nghiệm.
Đi làm thêm, giúp bạn có thêm nhiều bạn mới ngoài những người bạn trong
môi trường học. Đây là cơ hội giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ
ngoại giao, giúp bạn tự tin hơn. Thông qua mỗi một mối quan hệ khác nhau,
đều giúp bạn có những cơ hội để học hỏi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Điều
này giúp có được kinh nghiệm xử lý các tình huống trong các mối quan hệ
khi đi làm.
- Việc làm part time giúp bạn “làm đẹp” CV xin việc
Sau khi ra trường, trong quá trình tìm kiếm việc làm sẽ cạnh tranh với nhiều
ứng viên nặng ký khác. Và các nhà tuyển dụng, thường đặt cao những ứng
viên có nhiều kinh nghiệm từ thực tế. Do đó, nếu đã trải qua những việc làm
part time từ khi đi học sẽ là một lợi thế. Các công việc làm thêm sẽ làm đẹp
bản CV hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì điều này chứng tỏ được rằng ít
nhiều gì, bạn cũng đã có những kinh nghiệm từ môi trường thực tế. Và cũng
chứng tỏ cho các nhà tuyển dụng thấy bạn đã có được những kỹ năng làm
việc cơ bản.
*Tuy nhiên việc làm thêm và việc học cần cân bằng nhau. Phải biết sắp xếp
lịch học và làm hợp lý, làm nhưng không ảnh hưởng đến học. Không quá
bận tâm vào việc làm mà điều quan trọng nhất vẫn là học.

4. Làm thế nào để tăng kết quả học tập và để việc làm thêm không ảnh
hưởng đến sinh viên
- Chọn một công việc phù hợp.
Chọn công việc làm thêm phù hợp với khả năng và thời gian của mình, địa
điểm làm việc nên gần nhà hoặc trường để đi lại thuận tiện.
- Sắp xếp mức độ ưu tiên công việc.
Hãy nhớ rằng, mục đích của việc đi làm thêm là hướng về những trải
nghiệm xã hội và có thêm thu nhập. Không nên quá sa đà, chỉ tập trung vào
việc đi làm mà lơ là việc học, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Trong giai
đoạn này việc học tập vẫn là việc quan trọng nhất và nên là ưu tiên hàng
đầu.
- Lập kế hoạch rõ ràng, cân bằng thời gian học và làm thêm.
Lập thời gian biểu mô tả một ngày mình sẽ làm những gì, khung giờ ra sao.
Cần lưu ý là phải hoàn thành công việc đúng thời hạn để không bị trì hoãn
và ảnh hưởng đến các công việc khác
- Đừng quên chăm sóc bản thân.
Sức khỏe có thể bị ảnh hưởng khi vừa đi học vừa đi làm thêm. Vì vậy hãy
làm từng công việc theo kế hoạch đã lập, chú ý thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ
giấc để có một cơ thể khỏe mạnh, thoải mái

- Cố gắng tìm công việc liên quan đến ngành học càng tốt
Khi làm thêm, nếu tìm được một công việc ít nhiều liên quan đến ngành học
sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Ngoài việc kiếm
được thu nhập, ta cũng sẽ được gặp gỡ nhiều người mới, rèn luyện được
kiến thức và các kỹ năng cần thiết có tác động đến sự nghiệp lâu dài
Nếu ta làm công việc có liên quan, nghĩa là ta đã có sự “khởi đầu” trước một
bước.
- Tiết kiệm khi có thể
Đừng dại “phung phí” hết sạch các khoản tiền. Nếu có thể, hãy để dành một
khoản kha khá để phòng khi đến thời điểm bận rộn cho việc học và không
thể đi làm. Như vậy,ta vẫn an tâm học hành để đạt kết quả tốt mà vẫn đảm
bảo có tiền chi tiêu, đồng thời tạo thói quen tiết kiệm khi làm việc toàn thời
gian sau này

5. Yếu tố tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập

Qua nghiên cứu định lượng cho thấy rằng có nhiều yếu tố tác động đến kết
quả học tập của sinh viên đi làm thêm, trong đó mỗi yếu tố khác nhau sẽ có
mức độ tác động nhất định đúng như kỳ vọng của nghiên cứu, cụ thể như
sau:
- Một là, mức độ linh hoạt của công việc, yếu tố này có tác động nhiều nhất
đến kết quả học tập. Ngày nay, nền giáo dục ngày càng đổi mới, bên cạnh
những giờ học chính thức, sinh viên còn được tham gia những lớp học kỹ
năng, lớp học phụ trợ được tổ chức ở nhà trường chưa được công bố lịch
trước đó, đây là cơ hội cho sinh viên nâng cao kiến thức chuyên ngành lẫn
xã hội. Tuy nhiên, nhiều công việc làm thêm hiện nay đòi hỏi một lịch làm
cố định, sinh viên không được phép thay đổi hoặc nghỉ khi đã đăng ký, điều
này cản trở sinh viên tham gia các lớp học kỹ năng hay bổ trợ, hoặc các lịch
học bù chính thức. Hơn nữa, với một lịch làm việc cố định sẽ gây khó khăn
cho bản thân sinh viên khi có vấn đề về sức khỏe. Do đó, chính sự bất tiện
trong lịch làm cố định đã góp phần khiến kết quả học tập của sinh viên giảm
sút.
- Hai là, sự liên quan giữa công việc làm thêm và ngành học đóng vai trò
quan trọng trong kết quả học tập. Thực tế, không phải sinh viên nào cũng
tìm được một công việc đúng với ngành đang học. Đối với nhiều sinh viên,
mục đích đi làm thêm không chỉ là tiền lương nhận được mà yếu tố được
quan tâm là tìm một công việc làm thêm phù hợp với ngành đang theo học
để tích lũy kinh nghiệm và có được một số kỹ năng mà ở trường họ không
tìm thấy, hoặc có rất ít. Đồng thời những kiến thức thực tế sẽ giúp sinh viên
dễ dàng hiểu rõ hơn bài giảng ở trường. Như vậy, việc lựa chọn loại công
việc làm thêm là một quyết định hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả học tập của sinh viên.
- Ba là, mức lương nhận được từ công việc làm thêm. Mức lương nhận được
là yếu tố quan trọng đối với sinh viên, giúp sinh viên giải quyết được nhiều
vấn đề trong cuộc sống. Ngoài ra, việc kiếm được thu nhập bằng chính công
sức của bản thân sẽ giúp sinh viên biết quý trọng đồng tiền hơn, biết vạch ra
kế hoạch để chi tiêu hợp lý và từ đó có thể phụ giúp gia đình. Tuy nhiên,
sinh viên cần biết cân bằng giữa việc học và việc làm để yếu tố mức lương
trở thành yếu tố hỗ trợ giúp sinh viên nhằm nâng cao hiệu suất học tập.
- Bốn là, khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc, nếu như khoảng cách di
chuyển càng xa thì điểm số trung bình mà sinh viên đạt được càng thấp.
Khoảng cách di chuyển đến nơi làm việc xa hơn đồng nghĩa với sinh viên sẽ
tốn nhiều thời gian hơn để di chuyển, tốn nhiều sức lực và thời gian, ảnh
hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
- Năm là, thời gian dành ra cho công việc làm thêm cũng tương tự như khoảng
cách đến nơi làm và mức lương, mang lại tác động tiêu cực cho kết quả học
tập. Việc quan trọng để tận dụng ích lợi từ việc làm thêm là quản lý quỹ thời
gian một cách thông minh, hiệu quả nhất, đảm bảo sức khỏe để luôn tỉnh táo
đón nhận những kiến thức từ làm thêm. Nếu sinh viên biết tự ý thức, tự cân
đối, đánh giá để có lịch làm việc phù hợp thì thời gian làm việc sẽ không là
yếu tố làm giảm điểm học tập của sinh viên.
Sinh viên đi làm thêm hiện đang có điểm trung bình thấp hơn sinh viên
không đi làm thêm. Việc sinh viên không hiểu rõ được những tác động tiêu
cực của việc làm thêm đến kết quả học tập của bản thân, dẫn đến sự giảm sút
trong kết quả học tập, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng giải quyết các ảnh
hưởng tiêu cực đó đối với toàn bộ sinh viên nói chung và sinh viên khối
ngành Kinh tế nói riêng là một việc vô cùng thiết thực, có ý nghĩa và mang
tính thực tiễn. Ngoài việc giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
Việt Nam còn giúp sinh viên hiểu rõ và có định hướng tốt hơn trong việc lựa
chọn việc làm thêm phù hợp.

- Tác động tích cực


Công việc làm thêm cũng giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải chi
phí sinh hoạt hàng tháng, để tự lập hơn về kinh tế và tiết kiệm được một
phần để thực hiện những dự định trong tương lai sau khi tốt nghiệp.
Sự phù hợp với chuyên ngành : Nhìn chung, sự phù hợp với chuyên ngành
cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên làm thêm, sinh viên
làm việc đúng chuyên môn thì đỡ vất vả và kết quả học tập có chiều hướng
tốt hơn là làm công việc khác với chuyên ngành
- Tác động tiêu cực
Nghiên cứu này cho thấy sinh viên đi làm thêm rất nhiều và công việc làm
thêm cũng rất đa dạng. Sinh viên được hỏi thường chọn đi làm thêm từ 4-5
tiếng một ngày. Có những công việc làm thêm liên quan đến chính ngành
học của sinh viên nhưng ngoài ra cũng có những công việc hoàn toàn khác
với ngành mà họ đang theo học tại trường.

Nhìn chung, sinh viên đi làm thêm cho dù là công việc gì thì hai yếu tố tác
động chiếm tỷ lệ cao nhất đó là việc giảm thời gian tự học và sức khỏe bị
ảnh bởi công việc. Cụ thể đi vào từng công việc ta thấy các yếu tố tác động
đến sinh viên khác nhau ở mỗi công việc mà họ làm. Sinh viên đi bán hàng,
tiếp thị, nhân viên công ty tổ chức sự kiện và phục vụ thì thường phân tâm
trong việc học và dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Vì các loại công việc
này đòi hỏi sự năng động và mức độ tập trung cao nên dẫn đến dễ phân tâm
trong việc học. Công việc bán hàng đa cấp phần nhiều bị ảnh hưởng đến kết
quả học tập vì không đảm bảo được lịch học và không có thời gian học bài
làm cho kết quả học tập giảm sút. Do tính chất của công việc bán hàng đa
cấp là mức độ tập trung cao với công việc, thêm vào đó người làm phải bị
ràng buộc bởi doanh số sản phẩm nên dẫn đến mất nhiều thời gian, tất cả
những ảnh đó làm cho sinh viên không có thời gian học ở lớp và cũng không
có thời gian học bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

 Giải pháp về vấn đề tập trung để học tập


- Công việc làm thêm rất đa dạng, mỗi sinh viên nên chọn cho mình việc làm
thêm phù hợp với bán thân để trau dồi kiến thức đã học hay tiếp thu được
thêm những kĩ năng giao tiếp, ứng xử và một số kĩ năng mềm khác.
- Sinh viên nên chọn những công việc partime phù hợp với lịch học ở trên
trường và nên chọn những công việc làm từ 4-5 tiếng/ngày để có thời gian
nghỉ ngơi, ôn bài.
- Nếu sau khi đi làm thêm thấy thời gian để phân chia các công việc phải làm
trong một ngày không hợp lí, đặc biệt là không có thời gian để học bài, mất
tập trung khi học hay điểm số thấp dần nên tạm dừng công việc làm thêm để
sắp xếp lại hợp lí thời khóa biểu hoặc chọn một công việc khác phù hợp hơn.
- Cần thu xếp một khoản thời gian riêng tư vào mỗi ngày cho việc học. Dừng
những suy nghĩ ngoài luồng đó lại và kéo sự chú ý của bản thân vào bài học
trở lại một cách nhanh nhất có thể. Việc tập trung sẽ giúp bạn giải quyết
những vấn đề của bài học nhanh chóng hơn rất nhiều.
- Tập trung trong giờ học trên lớp: Cần phải tập trung cao độ để nghe giảng
nắm được bài ngay trên lớp, muốn vậy cần có ý thức phải luyện tập, tránh để
bản thân bị phân tâm. Sinh viên nên chọn vị trí ngồi ở những bàn gần giáo
viên đang giảng bài, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện
 Giải pháp về vấn đề cải thiện sức khỏe cho sinh viên đi làm thêm
- Thứ nhất chú ý đến chế độ ăn uống.
- Thứ hai các bạn sinh viên đi làm thêm, hơn ai hết các bạn cần phải ngủ đủ
giấc, khoảng 7 - 8 giờ mỗi ngày thì mới có đủ sức khỏe để có thể vừa học
vừa làm được. Buổi trưa dù bận cách mấy cũng nên chợp mắt ít nhất nửa giờ
vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi trưa dù ngắn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều
cho sự tiếp thu kiến thức vào buổi chiều và tạo sự sảng khoái trong học tập.
- Thứ ba là các bạn nên hạn chế dùng những loại thuốc uống không cần thiết.
- Thứ tư là các bạn sinh viên đi làm thêm cần có ý thức luôn giữ trạng thái
tâm lý tốt.

 Giải pháp cho vấn đề tìm công việc làm thêm phù hợp với ngành
- Nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời gian hoặc tạm
thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học, coi
công việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề
nghiệp sau này.
- Nếu các bạn sinh viên đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu
chính, các bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện, các chương trình
công chúng, hoặc các trung tâm xã hội như: dạy thêm cho các em nhỏ
hoàn cảnh khó khăn, tham gia tuyên truyền ngày lễ của trường, của đất
nước… Không ít sinh viên đã tích lũy được kinh nghiệm và có cơ hội
việc làm tốt khi ra trường nhờ vào các hoạt động đó

You might also like