You are on page 1of 11

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÂU LẠC BỘ HỖ TRỢ SINH VIÊN TRỰC TUYẾN (OSAC)

CUỘC THI HÙNG BIỆN 2023


“THE BATTLE OF OPINION 2023”

CHỦ ĐỀ: THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG, LIỆU CÓ NÊN?

TEAM: BLAZE WARRIORS

MENTOR: Trần Thị Tường Vy – F12 Ban Truyền thông – đối ngoại
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Nguyễn Trung Ngọc Trinh – F13 Ban Truyền thông - đối ngoại
Hoàng Thị Trâm Anh – F13 Ban Nghiên cứu phát triển
Bùi Đỗ Uyên Phương – F13 Ban Nghiên cứu phát triển
Trần Kiến Phú – F13 Ban Nghiên cứu phát triển

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2023

1
MỤC LỤC

1.1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:.........................................................................3


1.2. Thực tập là gì?..................................................................................................3
1.3. Lương là gì?......................................................................................................3
1.4. Tổ chức có nghĩa vụ trả lương cho thực tập sinh không?............................3
1.5. Thực tập không lương là gì?...........................................................................3
2. THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG, LIỆU CÓ NÊN?...............................................4
2.1. So sánh thực tập không lương và thực tập có lương:...................................4
2.2. Thực tập không lương chính là đang cho không chất xám..........................6
2.2.1. Tầm quan trọng của thực tập có lương:...................................................6
2.2.2. Đứng trên góc độ là nhân viên thực tập:..................................................6
2.2.3. Đứng trên góc độ là các tổ chức thực tập:................................................6
3. DẪN CHỨNG DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:.......................................8
4. KẾT LUẬN – LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC TẬP CÓ LƯƠNG CAO?...........10

2
1.1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:
1.2. Thực tập là gì?
Thực tập là khoảng thời gian trải nghiệm làm việc do nhà tuyển dụng tạo điều kiện để
sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm
việc, thường là trong một ngành cụ thể có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của họ.
(Vì đam mê cũng như khát vọng mỗi người có thể được thay đổi thông qua quá trình
làm việc thực tế. Chính vì vậy quá trình thực tập có thể được sử dụng như một lựa
chọn “thử trước khi mua”, trước khi bạn bắt tay vào sự nghiệp và xác nhận xem đây có
phải công việc bạn muốn làm lâu dài không.)
Khi đi thực tập, bạn có thể học được kiến thức thực tế trong lĩnh vực mong muốn.
Đồng thời, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ và tích lũy kinh nghiệm. Thực tập giúp
bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng. Ngoài ra, có thể giúp bạn biết được rằng, liệu bạn
có phù hợp với ngành nghề hoặc công việc bản thân đang lựa chọn hay không.

1.3. Lương là gì?


Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa
thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính
đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

1.4. Tổ chức có nghĩa vụ trả lương cho thực tập sinh không?
Theo quy định của Điều 12.6 Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Điều 97 Luật giáo
dục năm 2005, doanh nghiệp được tiếp nhận thực tập sinh đang học tại các trường đại
học, cao đẳng và nghĩa vụ của doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên thực tập
nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo đó, doanh nghiệp có thể nhận sinh viên vào thực tập theo thời hạn mà doanh
nghiệp và sinh viên thỏa thuận với nhau. Doanh nghiệp không phải ký hợp đồng thực
tập, trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công
đoàn cho sinh viên thực tập.

1.5. Thực tập không lương là gì?


Thực tập không lương là quá trình sinh viên tham gia, tiếp xúc với môi trường làm
việc thực tế và tham gia trải nghiệm làm việc trong một khoảng thời gian nhất định mà
không nhận được lương. Lĩnh vực công ty mà sinh viên tham gia thực tập thường liên
quan đến chuyên ngành theo học tại các trường.

3
2. THỰC TẬP KHÔNG LƯƠNG, LIỆU CÓ NÊN?
2.1. So sánh thực tập không lương và thực tập có lương:

Thực tập không lương Thực tập có lương

1. Thường sẽ được thực tập tại các công ty, tổ chức lớn, uy tín
Hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có cơ hội được tiếp
xúc với môi trường làm việc thực tế, các công ty, tổ chức lớn thường tổ
chức các đợt thực tập. Ưu điểm lớn nhất mà sinh viên nhận được là được
học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng từ các anh chị giỏi, có nhiều năm kinh
nghiệm.
2. Được học hỏi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm
Chắc chắn rồi, dù thực tập không lương hay có lương, điều quan trọng nhất
bạn nhận được là được học hỏi, nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm.
Đây là một hành trang vô cùng quý giá trước khi bạn bắt đầu trở thành một
nhân viên chính thức. Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua những cơ hội thực tập
không lương khi chuẩn bị ra trường nhé!
3. Trở nên tự tin
Giống Nếu trước kia bạn đã từng đi thực tập thì chắc chắn bạn cũng nhận ra được
nhau một điều là sau quá trình thực tập bạn trở nên tự tin hơn rất nhiều đúng
không. Và một trong những ưu điểm lớn của việc thực tập nữa là giúp bạn
trở nên tự tin hơn. Qua quá trình được tiếp xúc với anh chị công ty, bạn sẽ
được hỏi hỏi nhiều điều mới, cải thiện được tính rụt rè, nhút nhát của mình.
4. Mở rộng mối quan hệ
Thông qua việc đi thực tập thực tế, bạn sẽ có cơ hội mở rộng thêm các mối
quan hệ, quen thêm được nhiều bạn, anh chị hơn. Từ những mối quan hệ
đó, bạn sẽ học hỏi họ được rất nhiều điều, phục vụ cho công việc cũng như
trong cuộc sống.
5. Làm đẹp CV
Một chiếc CV xin việc có nhiều kinh nghiệm làm việc chắc chắn sẽ gây
được ấn tượng rất lớn với nhà tuyển dụng. Đối với những bạn sinh viên
chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì quá trình thực tập là một cơ hội
quý giá để bạn làm đẹp CV của mình.
6. Đối với doanh nghiệp, thực tập tiết kiệm chi phí
Khi tuyển các thực tập sinh, doanh nghiệp thường tiết kiệm được rất nhiều
chi phí. Không phải sinh viên nào cũng phù hợp với tính chất công việc
4
của doanh nghiệp. Vì vậy, qua các thực tập sinh, doanh nghiệp có thể trực
tiếp tuyển nhân viên chính thức để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, lượng
công việc thực tập sinh làm tương tự như các nhân viên mới trong công ty
thế nhưng doanh nghiệp chỉ cần trả lương mà không tốn kém chi phí bảo
hiểm xã hội, chi phí trơ cấp đi lại, xăng xe,...

1) Thiếu động lực khi làm việc 1) Làm việc với tinh thần nhiệt
Là sinh viên, chắc chắn ai cũng huyết và ham học hỏi
mong muốn có thêm thu nhập để Khi có lương, sinh viên sẽ trân
trang trải cho cuộc sống đúng không? trọng việc làm và sẽ cố gắng đóng
Một nhược điểm lớn nhất của thực góp cho doanh nghiệp bằng khả
tập không lương khiến cho các bạn năng của bản thân. Sinh viên sẽ
Khác sinh viên cảm thấy không thoải mái chủ động tìm kiếm việc làm, học
nhau là không được hỗ trợ về mặt kinh tế. hỏi các kỹ năng phụ giúp các nhân
Và vì thế mà họ thường không có viên chính thức. Từ đó, sinh viên
động lực làm việc hay làm việc một sẽ cảm thấy công sức bỏ ra là chính
cách thiếu trách nhiệm. đáng và gắn bó lâu dài với công ty.
2) Tâm lý không thoải mái, cảm thấy2) Có khả năng tự chủ kinh tế,
bị lợi dụng trang trải cuộc sống
Khi bỏ công sức, thời gian ra làm Khi sinh viên nhận được tháng
việc, chắc chắn ai trong chúng ta lương đầu tiên, tâm lý sẽ có cảm
cũng mong muốn nhận được mức giác hạnh phúc, vui mừng vì không
lương xứng đáng. Khi thực tập không phải phụ thuộc vào gia đình. Chính
lương, nhiều sinh viên vẫn mang vì vậy, sinh viên sẽ trân trọng công
trong mình cảm giác không thoải mái việc thực tập và làm việc một cách
và cảm thấy bị công ty lợi dụng, bóc năng suất, hiệu quả hơn.
lột sức lao động. Và khi tâm lý 3) Trung thành với tổ chức doanh
không thoải mái sẽ ảnh hưởng trực nghiệp
tiếp tới chất lượng công việc. Sinh viên có năng lực khi còn là
3) Không có khả năng tài chính để thực tập sinh nhận thấy những phúc
trang trải cuộc sống lợi từ doanh nghiệp tốt, cơ hội
Tiền không phải là tất cả, nhưng có thăng tiến cao sẽ khó từ bỏ doanh
tiền chúng ta mới có thể sống và làm nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ có
việc. Trong cuộc sống có quá nhiều những nhân viên tốt và tiết kiệm
thứ phải chi trả bằng tiền và việc làm được những chi phí đào tạo, chi phí
không lương có lẽ sẽ khiến ta không tìm kiếm nhân tài,...
còn sức để tiếp tục phát triển bản
thân. Vì thế, tiền lương dù ít hay
nhiều cũng rất quan trọng. Lương có

5
thể giúp sinh viên tự lập, tự lo cho
bản thân, không phải phụ thuộc vào
ba mẹ.
4) Không trung thành với tổ chức,
doanh nghiệp
Sinh viên dễ dàng rời bỏ công việc
hiện tại để đến với một cơ hội thực
tập tốt hơn. Và quan trọng hơn, nếu
sinh viên đó phù hợp với doanh
nghiệp, có tiềm năng đào tạo để phát
triển trong tương lai; thì công ty đã
mất đi một hạt giống tốt, một nhân
viên giỏi.

2.2. Thực tập không lương chính là đang cho không chất xám.
2.2.1. Tầm quan trọng của thực tập có lương:
- Có tiền thì mới trang trải được cuộc sống sinh viên với nhiều thứ phải chi trả: học tập,
sinh hoạt, nhà ở, ăn uống,...
- Lương dù ít hay nhiều cũng là động lực để nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả và
có trách nhiệm hơn.
- Việc đc trả lương và hướng dẫn trong quá trình thực tập cũng giúp thực tập viên cảm
thấy được quan tâm, đc trân trọng công sức lao động, do đó họ cũng nhiệt tình,
siêng năng làm việc để đóng góp nhiều hơn.
2.2.2. Đứng trên góc độ là nhân viên thực tập:
- Giá trị bản thân: thực tập không lương chính là đánh giá thấp bản thân. Trước khi thực
tập sinh viên thường là “trang giấy trắng” nhưng thực tế chỉ là họ chưa có cơ hội,
chưa tìm đc môi trường để phát huy khả năng của bản thân.
- Sinh viên vẫn có nghiệm tích lũy từ chính kiến thức trong quá trình học, thông qua các
tình huống thực tế, doanh nghiệp vẫn nên đưa ra các mức trợ cấp tương xứng.
- Thực tập không lương thì sinh viên thường phải làm thêm công việc thứ 2 để nuôi cho
thứ mình đang theo, tức là làm 1 công việc để nuôi 1 công việc thì liệu sức khỏe và
thời gian có đủ đáp ứng.
2.2.3. Đứng trên góc độ là các tổ chức thực tập:
- Cho sinh viên thực tập chính là đang đầu tư cho đội ngũ lao động vì trong số đó vẫn có
những thực tập viên tiềm năng.
- Nguy cơ thiệt hại DN: thực tập không lương thì công việc thường mang tính chất đơn
giản và ít chịu trách nhiệm, gây bất lợi và không công bằng trong lợi ích giữa 2 bên
thực tập có lương và không lương.

6
 Có nhiều ý kiến cho rằng thực tập không lương chính là đang bóc lột, đang cho không
chất xám:

Ra trường tùy thuộc vào năng lực và mong muốn của mỗi người để apply vào các công
việc với mức lương khác nhau. Sếp Lưu Nga (Fouder - CEO Công ty Thời trang
ELISE) từng nói: “Khi bước vào công ty, biết được quy trình và bí mật của công ty,
vậy tại sao họ phải trả lương cho một người họ thật sự không muốn tuyển dụng vào”.

 Bên cạnh đó, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để nhận một thực tập viên cũng không
nhỏ:

 Chi phí đào tạo: Đây có lẽ là khoản chi phí lớn nhất. Với mỗi sinh viên thực tập vào
làm việc, công ty/ dự án sẽ cần phải bố trí ít nhất 01 senior để hướng dẫn đào tạo cho
bạn. Bạn cứ thử tính nếu công ty trả cho ông senior ấy 20M cho 1 tháng ~ 22 ngày làm
việc, mỗi ngày 8h, tức khoảng 115k/h. Vậy mà khi có SVTT, bạn senior ấy phải dành
mỗi ngày 1-2h để chỉ bảo, hướng dẫn cho các bạn thực tập. Vậy tính ra công ty đã bỏ 1
khoản chi phí /effort không nhỏ để đào tạo. Chưa kể các trường hợp: tổ chức lớp đào
tạo, xây dựng lộ trình, chương trình đào tạo... chi phí sẽ còn lớn hơn nhiều.
 Chi phí Logistic: máy móc làm việc, chỗ ngồi văn phòng, điện nước, vệ sinh,...
 Chi phí khác: dự phòng, khắc phục rủi ro khi sinh viên chưa quen môi trường làm
việc.
Việc trả lương cũng dựa trên mục đích, vị trí, môi trường làm việc cũng như các chính
sách của công ty.

 Công thức ở đây là: WIN-WIN

- Doanh nghiệp tạo môi trường để con người làm việc.


- Con người tạo ra giá trị, sản phẩm...

- Giá trị đó lại tạo ra tiền cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp lấy 1 phần tiền đó để trả lương và đãi ngộ cho người lao động.
Quy trình ấy lặp đi lặp lại, bạn đổi sức lao động cho công ty, công ty trả tiền cho bạn.
Dựa trên công thức, đây là mối quan hệ cả hai bên đều có lợi, còn chỉ muốn trục lợi về
mình thì “chơi với dế”.

 Lợi ích của thực tập:

- Thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực
tiễn.
- Giúp sinh viên chuẩn bị trước những kỹ năng cần thiết để trở thành 1 nhân viên chính
thức.
7
- Là môi trường giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm
- Có cái nhìn sâu hơn về năng lực bản thân
- Nhận được sự chỉ dẫn từ đồng nghiệp cấp trên. Bước đầu xây dựng và tạo lập các mối
quan hệ.

3. DẪN CHỨNG DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:

i. Strada Education Network, một tổ chức phi lợi nhuận kết nối sinh viên với nhà tuyển
dụng, họ đã đưa ra một nguyên cứu dựa trên dữ liệu từ ba cuộc khảo sát ở USA, kết
quả chỉ ra rằng “thực tập có lương” là một cách hiệu quả để các trường đại học, cao
đẳng và nhà tuyển dụng hợp tác với nhau nhằm cải thiện kết quả việc làm sau khi tốt
nghiệp của sinh viên. Tham gia thực tập có lương khi còn là sinh viên đại học có thể
khiến cho mức lương hàng năm tăng dự đoán là $3,096, tăng chỉ một năm sau khi tốt
nghiệp.
ii. Theo thống kê của Compare Camp (2020) - Khoảng 66% sinh viên hoàn thành
chương trình thực tập có lương nhận được lời mời làm việc ngay sau khi tốt nghiệp,
và chỉ 43,7% đối với những người thực tập không lương, ít hơn 34% so với thực tập có
lương.
8
iii. Các chi nhánh của Sáng kiến Thực tập Công bằng (FII) đã tổ chức các cuộc biểu tình
phản đối việc thực tập không lương trong nhiều năm

iv. Thực tập sinh không lương biểu tình tại Liên Hợp Quốc ở Geneva.

⇒ Từ những dẫn chứng trên, ta nhận thấy được rằng, thực tập có lương không chỉ
khuyến khích và thúc đẩy khả năng của sinh viên trong quá trình thực tập, mà còn đem
lại rất nhiều lợi ích khác như tăng mức lương sau khi thực tập có lương, tạo niềm tin
cho sinh viên về nền giáo dục, tăng cơ hội việc làm. Do đó, thực tập có lương là một
việc vô cùng đúng đắn và cần thiết cho sinh viên

9
4. KẾT LUẬN – LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC TẬP CÓ LƯƠNG CAO?

Theo quan điểm của nhóm: Không nên thực tập không lương. Dù ít dù nhiều thì mình
cũng nên được công ty trả lương khi đi thực tập.

 Tức là có thể tiền lương đó không cao nhưng nên có vì nó bù đắp cho những nỗ
lực và cũng phản ánh phần nào năng lực làm việc của bản thân.

Có rất nhiều công ty tuyển thực tập sinh có lương thì với năng lực của mình mà
chúng ta phải ngậm ngùi đi thực tập không lương? Trừ khi bạn ra trường mà
chẳng vững kiến thức, không có trách nhiệm với cuộc đời mình hoặc muốn làm
trái với ngành học. Khi đó bạn mới nên nghĩ đến trường hợp đi thực tập không
lương để lấy kinh nghiệm xem như những gì mình được học và được training là
tiền lương.

 Vấn đề đầu tiên cần làm là hỏi bản thân khi đi thực tập không lương thì bạn ra
sao, bản thân bạn có sống được hay ko, suy nghĩ cho bản thân trước. Bạn có dám
đánh đổi vài tháng để học việc không? Nếu không thì bạn nên có những “đòi hỏi”
như trợ cấp 1 xíu để đi lại, trang trải cuộc sống.

 Nếu không lương khi thực tập thì cũng ráng xin trợ cấp. Vì thứ miễn phí, dễ
dàng đôi khi không được trân trọng dẫn tới hậu quả là bạn sẽ bị giao những
công việc như bưng trà rót nước, photocopy, làm việc vặt,… Nhưng khi họ cho
mình tiền trợ cấp - bỏ tiền cho chúng ta thì họ sẽ có suy nghĩ “Mất tiền cho nó thì
mình phải “bóc lột” nó”. Lúc đó mình sẽ bị “bắt” làm việc nhiều hơn, có nhiều
cơ hội làm học hỏi hơn.

- Nói chung, việc thực tập không lương lợi hay hại là còn tùy vào quan điểm và cách
học tập của mỗi người.Tuy nhiên, một điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là “thái
độ quyết định tất cả”.Có lương hay không lương thì thực tập sinh cũng cần có sự
nhìn nhận đúng đắn về kỳ thực tập và thái độ làm việc sao cho hiệu quả nhất.
- Dù vẫn có những khía cạnh tích cực, nhưng thực tập không lương vẫn thường bị coi là
“bóc lột sức lao động”. Chất xám của bạn bị bòn rút mà bạn không kiếm được một
đồng nào. Thay vào đó, nếu đi làm part-time thì bạn có thể nhận được một số tiền
kha khá
 Một điều bất công rất rõ ràng. Nhiều trường hợp, các nhà tuyển dụng còn coi thường
các thực tập sinh, không cho làm những công việc liên quan đến vị trí của mình mà chỉ
làm chân sai vặt, pha trà rót nước… Kết quả là bạn có một kì thực tập vô bổ. Mặt
khác, khi làm việc mà không được trả tiền, bạn hiển nhiên cũng không cần thiết phải

10
có trách nhiệm với công việc mình làm. Điều tồi tệ nhất là cả phía công ty và thực tập
sinh đều không thu được gì mà chỉ tốn thời gian và tiền bạc.
 Gánh nặng chi phí học tập nay chồng thêm cả chi phí thực tập, chắc chắn không phải
sinh viên nào cũng có thể chịu được. Nhiều sinh viên thường bỏ dở lưng chừng kì thực
tập và “một đi không trở lại”, dẫn đến việc sinh viên thiếu đi những kĩ năng cần thiết
mà nhà tuyển dụng yêu cầu trong tương lai. Thất nghiệp, thiếu lao động là hệ quả tất
yếu. Xét một cách tổng thể, thực tập không lương bất lợi nhiều hơn có lợi. Có lẽ các
doanh nghiệp nên thay đổi thái độ một chút đối với sinh viên thực tập. Có thể thấp,
nhưng một mức lương nhất định chắc chắn là nguồn động lực cho các bạn sinh viên
làm việc.
⇒ Vậy nên thực tập có lương trợ cấp là điều cần thiết.

Như đã đề cập, nếu muốn doanh nghiệp trả lương cho bạn trong quá trình thực tập -
tức chấp nhận đầu tư lớn hơn vào bạn - hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng
viên có TIỀM NĂNG. Tiềm năng càng lớn thì đầu tư càng cao, đầu tư càng cao thì
mức lương, và giá trị đãi ngộ dành cho bạn càng lớn. Để cho thấy mình là một nhân
viên tiềm năng phải biết tìm hiểu nhu cầu thị trường, người sử dụng lao động cần
nhân viên với những tố chất nào, từ đó trau dồi kỹ năng bản thân để kiếm được mức
lương mong muốn.

Do đó sinh viên cần hiểu rõ mình đang ở vị trí nào trong xã hội, mình đang có và
đang cần gì để xác định rõ nhu cầu, mong muốn của bản thân. Phải biết ưu tiên cái gì
trước, cái gì sau để có kế hoạch trang bị đầy đủ kiến thức, sự trải nghiệm thì cơ hội sẽ
tự đến. Kiếm tiền là việc cả đời, khi bạn có năng lực thì mức lương cũng tự động gia
tăng theo giá trị của bạn.

11

You might also like