You are on page 1of 20

QUY LUẬT THÀNH CÔNG

TRONG SỰ NGHIỆP
TỪ GIÁO SƯ SOREN
Cuốn sách này là cho chính em. ”Làm sao để em khởi đầu và

LỜI TỰA thăng tiến trong sự nghiệp, rồi trở thành Giám đốc khi em 27 - 32
tuổi?” Hãy đọc cuốn sách này, và em chắc chắn sẽ tìm ra đáp án
cho câu hỏi trên!
Trước đây, chắc hẳn em đã hỏi và được người khác đưa lời
khuyên về sự nghiệp, chỉ tiếc là một số không được phù hợp cho
lắm. Thầy lấy ví dụ như:

ĐẦU TIÊN CON/CHÁU PHẢI CHỌN CHUYÊN NGÀNH


ĐẠI HỌC LẤY ĐIỂM CAO, RỒI SAU ĐÓ XIN THỰC TẬP
VÀO MỘT CÔNG TY TỐT.
Bình thường như bao sinh viên khác, khi em chọn một chuyên
ngành đại học thì thực chất em đang học để sau này làm một
công việc cụ thể. Công việc thì sẽ gắn với công ty, và công ty thì
sẽ phải hoạt động trong một ngành nhất định. Tuy nhiên, theo
thầy nghĩ thì đầu tiên em cần chọn cho mình một lĩnh vực ngành
cụ thể rồi gắn bó với ngành và các công ty hoạt động trong ngành
này. Để Read
trở thành
More một Giám đốc, em cần phải biết mọi vị trí, công
việc, và mọi chuyên môn cần thiết trong ngành đó. Từ đó em có
GS. SOREN thể trở thành chuyên gia trong ngành, áp dụng những kiến thức, kỹ
Zalo: 0906711900 năng có được để phát triển ngành cũng như chính công ty của em!
“MÌNH CẦN TRỞ NÊN SÁNG TẠO VÀ ĐỘC ĐÁO”
Cách tốt nhất để trở là một người có giá trị là thực sự tạo ra
giá trị, và đôi khi việc em sáng tạo và độc đáo trong công
việc có thể làm em giá trị hơn. Tuy nhiên, thực tế không phải
lúc nào cũng vậy. Ý tưởng sáng tạo chỉ có giá trị khi được
hiện thực hoá và mang lại lợi nhuận cho công ty và cho
ngành. Nếu em là người duy nhất có kỹ năng mang lại lợi
nhuận cho công ty và ngành của em, thì việc em có tính độc
đáo là rất tốt. Nhưng chỉ sáng tạo và độc đáo thôi mà không
có hành động và kết quả thì không có ý nghĩa gì cả. Thầy
nhấn mạnh một lần nữa, cách trở nên có giá trị chính là tạo ra
giá trị, mang lại lợi nhuận cho công ty và ngành của em. Hãy
đóng góp cho công ty và cho ngành của mình và đo lường giá
trị mà em tạo ra.

“CÓ NHIỀU CÁCH DỄ HƠN VÀ NHANH HƠN ĐỂ


THÀNH CÔNG” VÀ “HACK SỰ NGHIỆP”
Xây dựng sự nghiệp có nghĩa là chọn người tốt nhất để làm
việc trong ngành mà em đã theo đuổi, và em phải làm việc
cho người đó ít nhất 7 năm. Em sẽ phải dành khoảng 7 năm
để thực sự hiểu về ngành và các doanh nghiệp
xxxxxxxxxxxxxxx
hoạt động trong ngành, bao gồm gặp những người trong ngành, tham gia các hội thảo và giao lưu với mọi người để hiểu
về ngành hơn.

“Nhưng sao lại lâu vậy hả thầy?” Đó là vì sếp của em sẽ luôn luôn giao cho em công việc mà em phải hoàn thành xuất sắc,
và trong quá trình đó em cũng phải học thêm về ngành của mình, con người trong ngành, tham gia hội thảo… Rất nhiều
thứ, và cần rất nhiều thời gian.

Tại sao các doanh nghiệp thường tuyển sinh viên đã tốt nghiệp?
Vì việc em dành 4 năm đại học cho thấy em là một người có khả
năng gắn bó và kiên trì. Tương tự, xây dựng một doanh nghiệp
phải mất từ 4 - 15 năm, và do đó các doanh nghiệp sẽ muốn
tuyển những cá nhân có khả năng duy trì gắn bó lâu dài.

Hãy coi cuốn sách nhỏ này như một bí kíp để giúp em từng bước
chọn và GẮN BÓ với ngành, người “mentor” hướng dẫn em, cách
em cần hành xử có đạo đức, phương pháp làm việc hiệu quả, và
làm sao em có thể phát triển bản thân mình trong xã hội hiện nay!
Nếu em bám theo cuốn sách này, em sẽ có cho mình 95% cơ hội
thành công. Chúc em và tất cả các sinh viên đại học Việt nam
những lời chúc tốt đẹp nhất!

GIÁO SƯ SOREN
ZALO: 0906711900
Q U Y L U Ậ T T H À N H C Ô N G T R O N G S Ự N G H I Ệ P
T Ừ G I Á O S Ư S O R E N

NỘI DUNG

1 CHIẾN LƯỢC 2 ĐẠO ĐỨC 3 CÁCH LÀM VIỆC

Chọn ngành, đừng chọn ‘nghề’. Làm sao để tạo ra nhiều giá trị Các phương pháp làm việc chuẩn
Học cách yêu ngành, và gặp bền vững về ngắn và dài hạn mực trên trường và trong sự nghiệp
người ‘mentor’/sếp của mình
HÃY CHỌN VÀ CAM KẾT BẢN THÂN MÌNH VỚI NGÀNH

CHIẾN LƯỢC TRONG 25 - 30 NĂM TIẾP THEO

Em có thể làm các vị trí ở các công ty khác nhau, nhưng em


phải trung thành với ngành mà em đã chọn.

Các vị trí Giám đốc hoặc các vị trí được trả lương khủng đều
tuyển những người có kinh nghiệm trong ngành từ 10 - 15
năm. Điều này nghĩa là em phải gắn bó với ngành của mình.
Rất nhiều các sinh viên của thầy thường chọn ‘chuyên ngành’
(VD: Marketing, kế toán, nhân sự), sau đó thực tập và làm việc
tại một công ty và rồi không hề có cho mình Mục đích hay
hướng đi trong cuộc sống.

Những người trong ngành GIÁO DỤC như các thầy đây đã làm
các em tin là mình phải chọn một chuyên ngành, và vô hình
chung đã giới hạn các em trong lựa chọn công việc.

Thay vào đó, em hãy lựa chọn cho mình một ngành, và rồi học
về kế toán, tài chính, marketing, nhân sự, vận hành,… mọi
mảng liên quan trong ngành đó! Mỗi khi em làm một bài tập
nhóm, hay thuyết trình về chủ đề nào đó trên lớp học, hãy làm
về công ty thuộc ngành đó, hoặc thậm chí làm về chính công
ty mà em dự định sẽ làm trong tương lai!
TUYÊN BỐ NGÀNH CỦA MÌNH TRÊN LINKEDIN

Linkedin là một mạng xã hội dành cho người trưởng


thành. Hãy dừng Instagram, Facebook, Pinterest,
Twitter, và tham gia vào cộng đồng trên Linkedin!
Nếu em muốn phát triển sự nghiệp, Linkedin chính
là mạng xã hội dành cho em.
Hầu hết các cá nhân mà em sẽ gặp trong tương lai
sự nghiệp của mình đã và đang hoạt động trên
Linkedin rồi, và nhiệm vụ của em là tìm người
mentor/sếp của mình, cũng như là công ty mà em
muốn làm việc, thậm chí là làm quen với đồng
nghiệp trong tương lai.
Đã đến lúc các em - những đứa trẻ - cần trưởng
thành và nghiêm túc về bản thân mình. Hãy tìm
xem các video về ngành của mình, nắm bắt các xu
hướng, tìm hiểu các cá nhân tiêu biểu trong ngành.
Đăng lại các bài viết trên Linkedin. Tìm và kết nối
với những người trên cộng đồng Linkedin và xây
dựng mạng lưới cho chính bản thân mình trong
ngành
THỂ HIỆN MÌNH TRÊN LINKEDIN

Hãy đăng các bài báo ngắn (khoảng 500


từ) hoặc viết về bài tập, về các trao đổi
trên lớp học của em và đăng lên Linkedin
để mọi người thấy sự cam kết của em đối
với ngành lớn tới mức nào! Hãy tham gia
vào các nhóm về ngành của mình và chia
sẻ/đăng lại bài của họ.
Hãy để mọi người biết rằng em đang tồn
tại, vì hiện giờ em chưa thực sự ‘tồn tại’.
Nhiệm vụ của em là thoát khỏi sự ‘không
tồn tại’ đó. Hãy để cho mọi người biết đến
mình hơn, tạo kênh liên lạc với những
người mà em muốn làm quen và kết nối
với họ, và cho họ thấy sự cam kết và giá
trị to lớn mà em có thể đem lại cho ngành
của mình.
‘SĂN TUYỂN’ NGƯỜI MENTOR/SẾP CỦA MÌNH!

Một khi em đã xác định gắn bó với ngành,


nhiệm vụ tiếp theo em cầm làm là tìm ra 5 - 10
người lãnh đạo trong ngành mà em muốn làm
việc cho họ.
Đảm bảo là những người này có trên Linkedin
và họ biết em là ai. Bắt đầu bằng việc đăng các
bài viết về ngành của mình hoặc thậm chí về
chính những cá nhân này. Nếu em tìm thấy các
tạp chí kinh doanh nói tốt về họ hay công ty của
họ thì hãy đăng lại các bài viết đó!
Tiếp tục tìm đọc các bài viết về ngành, chọn ra
các bài viết thú vị rồi đăng lại nó trên các nhóm
trên Linkedin.
Hãy cứ làm như trên khoảng vài tuần, rồi nhấc
điện thoại gọi cho ít nhất 10 người mentor tiềm
năng và nói với họ như sau:
“Tên em là X và em đã chọn gắn bó với ngành X! Em đã tìm
hiểu về công việc anh/chị khá lâu và tôi thực sự ngưỡng mộ
những gì anh/chị đã làm được, như là x…! Em rất vui khi được
nói chuyện với anh qua điện thoại và sẵn sàng làm bất cứ
công việc gì để được làm việc trực tiếp cho anh/chị và học hỏi
từ anh/chị, thậm chí từ những công việc nhỏ nhất như pha cà
phê. Em sẽ làm mọi thứ để học ngành này từ người giỏi nhất,
đó chính là anh/chị! Em có thể làm trợ lý cá nhân/thực tập
sinh của anh được không ạ? Cái mà em muốn không phải là
tiền, mà là được theo làm việc cho anh/chị.”

Nếu em sử dụng lời văn như trên trong khoảng 10 cuộc gọi
thì 2 người có thể sẽ cho em cơ hội.

Có thể em chưa hiểu, nhưng những người đi đầu, những


mentors trong ngành thường rất thích được hâm mộ. Họ có
cái tôi rất lớn và thường rất thích nghe những lời ca thán từ
những người như em! Vì vậy, em có thể kiếm được công việc
bằng cách nịnh họ, nhưng quan trọng hơn hết đó là phải hiểu
về công ty, về ngành, và về chính người mentor đó.

Đừng giả tạo trong cách nói chuyện, và cũng đừng biện lý do là “em cần chuẩn bị thêm” để rồi trì
hoãn. Hãy đối mặt và cảm nhận nỗi sợ. Và cũng đừng lo lắng quá vì thầy tin em sẽ làm tốt thôi. Và
kể cả nếu thất bại thì cũng có vấn đề gì đâu!
ĐẠO ĐỨC
Đạo đức là một trong những vấn đề bị hiểu lầm nhất trong tư duy kinh doanh. Cá nhân thầy
coi đạo đức là một cách sống và phát triển một cách khoa học. Nó không liên quan đến tôn
giáo, chính trị, đúng-sai gì cả. Đạo đức là khoa học và được đo lường rõ ràng.
Mọi việc em làm cho bản thân mình đều có thể được đo lường và có tác động nhất định. Mọi việc em làm cho gia
đình mình đều có thể được đo lường và có tác động nhất định. Mọi việc em làm ở công ty có thể được đo lường
(bằng KPI) và có tác động nhất định.
Nhiệm vụ của em là tổ chức cuộc sống của
mình để làm việc và hành xử sao cho những
hành động của mình làm giàu cho cuộc sống,
mang lại sự phát triển, tiến bộ, tình yêu thương,
sự thịnh vượng, và giá trị to lớn cho bản thân,
gia đình, công ty, đất nước, và nhân loại.
Cách đánh giá đạo đức rất đơn giản. “Hành
động của em có tạo ra giá trị cho cuộc sống, gia
đình, công ty, đất nước, và trái đất không?” Đơn
giản mà nói, nếu câu trả lời là có thì đó là hành
động có đạo đức. Sau đây, thầy sẽ chỉ cho em 4
cách để tạo cho mình lối sống có đạo đức:
TẠO THÓI QUEN TỐT
Thành công và thất bại đều là thói quen. Những thói quen em
có bây giờ, dù tốt hay xấu, đều sẽ rất khó thay đổi sau này.
Ví dụ, nếu em đến lớp muộn thì có thể em cũng đi làm
muộn và rồi bị đuổi việc. Hoặc thậm chí đến đám cưới
muộn, và nhiều trường hợp khác nữa.
Hãy tạo dần các thói quen tốt ngay từ bây giờ vì mọi thói
quen về lâu dài đều rất khó để thay đổi và phá vỡ. Hãy đi
ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng, và chăm sóc cơ thể của mình,
uống một ly nước lớn vào buổi sáng khi thức dậy và em sẽ
cảm thấy tốt và sẵn sàng cho mọi công việc
KHÔNG NÓI DỐI, LỪA GẠT, HAY ĂN CẮP
Thầy hiểu là khó để áp dụng việc này ở Việt Nam khá là khó vì
nhiều người “không thể chấp nhận sự thật” hoặc "sợ nói ra sự thật”.
Tuy nhiên, nếu em chọn đúng người mentor cho mình, em sẽ có
thể nói ra sự thật theo cách em nhìn nhận vấn đề, mà không bị
phạt hay phán xét. Luôn trung thực trong cách nhìn nhận của
mình. Nếu trời đang mưa thì hãy nói là trời đang mưa thôi!
Cái mà em cho là đúng chính là sự thật. Dù em có thể có tư duy
mở đi chăng nữa thì sâu trong tâm trí em luôn phải nhìn nhận
được sự thực là gì.
Không bao giờ nói dối. Em có thể nói dối bằng cách nói những
điều sai, không đúng sự thật. Ngoài ra, em cũng có thể nói dối
bằng việc che giấu sự thật và không nói ra vấn đề.

Hãy luôn luôn nói sự thật, đúng và đủ theo cách nhìn nhận của mình. Em có thể sai nhưng em phải
trung thực với chính mình cũng như với sếp và đồng nghiệp của mình.
Nếu em mắc lỗi, đừng cố che đậy. Hãy trao đổi ngay với sếp của mình và luôn chuẩn bị giải pháp
khắc phục nếu có thể.
TẠO RA NHIỀU GIÁ TRỊ
Hầu hết mọi người đều nghĩ “Làm sao để tôi kiếm được
nhiều tiền?” Câu hỏi đúng ra phải là “Làm thế nào để tôi
tạo ra giá trị to lớn cho công ty mình và đổi lại nhận
được mức lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra”.
Hầu hết các em sinh viên muốn có một công việc thú
vị và mang tính “sáng tạo”, nhưng chỉ vì em sáng tạo
không có nghĩa là sự sáng tạo đó mang lại giá trị!

HÃY ĐẾN CÔNG TY SỚM VÀ HOÀN THÀNH MỘT VIỆC


QUAN TRỌNG CHO SẾP VÀ CÔNG TY CỦA MÌNH
Đừng chỉ đến sớm để ra vẻ bận rộn và cho có hình thức.
Hãy đến sớm và hoàn thành một công việc quan trọng
trước khi cấp trên của em đến văn phòng. Hãy kiên
nhẫn, đi làm sớm mỗi ngày và hoàn thành công việc
trước khi sếp mình đến. Nếu giờ 8 giờ là thời gian vào
làm thì hãy đến từ 6:30 hoặc 7 giờ sáng và hoàn thành
một việc gì đó quan trọng, cho dù nó khó đi chăng nữa.
Hãy hoàn thành nó trước khi cấp trên của mình đến
Ở LẠI CÔNG TY MUỘN ĐỂ HOÀN THÀNH MỘT CÔNG
VIỆC QUAN TRỌNG, ĐỪNG CHỈ ĐỂ TỎ RA “BẬN RỘN”
Em nên ở lại công ty muộn một chút để hoàn thành một
công việc quan trọng. Thâm chí là em có thể bắt đầu
làm công việc mà sếp giao ngày hôm trước rồi hoàn
thành nó trước khi sếp em đến vào sáng hôm sau.

KHÔNG NÓI XẤU SAU LƯNG

Điều này sẽ rất khó đối với những công ty có tính “chính
trị” trong nội bộ. Một công ty có người mentor tốt, lãnh
đạo tốt, và văn hóa tốt sẽ không gặp vấn đề này. Tuy
nhiên, nếu đồng nghiệp thì thầm với em để nói xấu ai
đó thì hãy trả lời như sau: “Cái này thì em cũng có nghe
anh/chị ạ. Nhưng hiện giờ em có hơi bận công việc nên
phải hoàn thành. Lúc khác em và anh/chị nói chuyện sau
nhé.”, và chữ “sau” này sẽ không bao giờ đến. Hãy tập
trung vào công việc và đem lại giá trị lớn cho công ty.
Đừng đi nghe chuyện của những người thất bại! Và
đừng bao giờ nói xấu về bất cứ ai. Đừng để đồng nghiệp
lôi kéo em vào những cuộc trò chuyện tiêu cực như vậy!
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
HIỆU QUẢ
Tập trung và hoàn thành công việc ngay bây giờ!
Em đã hiểu hoàn thành công việc là rất quan trọng rồi. Trong phần này em sẽ hiểu được vì sao và làm thế nào để
hoàn thành công việc hiệu quả và chính xác. Trước hết, em phải hiểu là một công việc sẽ có chu kỳ thực hiện, bao
gồm lúc bắt đầu, làm việc, và kết thúc.

START DO FINISH

Câu hỏi cho em là: “Em có thể thực hiện bao nhiêu chu kỳ cùng một lúc?” Khoa học khuyên là chúng ta nên tập
trung vào chỉ một chu kỳ công việc và hoàn thành nó là cách tốt nhất.
Khi em bắt đầu một công việc, hãy đặt tư tưởng là mình phải hoàn thành nó thật tốt. Nếu em
muốn đo năng suất làm việc của mình, hãy tính số lượng chu kỳ công việc mà em đã hoàn thành
tốt trong ngày.

Đừng để bản thân xao nhãng. Đừng để người khác làm ảnh hưởng mình, và đừng để chính mình
làm gián đoạn luồng công việc. Ví dụ như nếu em cần 3 tiếng đồng hồ làm slide thuyết trình, hãy
tìm một môi trường yên tĩnh, tắt mạng xã hội và tin nhắn trên điện thoại, rồi tập trung thiết kế
slide ngay lập tức!
Chia sẻ thành tích
Không có gì khiến người ta ghét hơn là một kẻ
chiếm hết công lao của người khác rồi ra vẻ “ta
đây” trong công ty.

Ngược lại, thầy muốn em hãy hợp tác với đồng


nghiệp rồi chia sẻ thành công của mình cho mọi
người một cách công khai để thay cho lời cảm
ơn tới họ, đặc biệt là với mentor/sếp. Hãy để mọi
người biết được người mentor/sếp của mình đã
giúp em hoàn thành công việc như thế nào!

Sếp của em sẽ ngưỡng mộ em về điều này bởi vì


anh/chị ấy sẽ thấy em có tố chất của một người
quản lý. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng sự
hợp tác, một tập thể các cá nhân trung thành,
hòa đồng và gắn kết tại nơi làm việc.

Nếu ai đó có bất kỳ hỗ trợ hay đóng góp nào giúp cho công việc của em, hãy chia sẻ công
sức của họ công khai trước mặt người khác.
Làm việc có trách nhiệm
Khi em mắc lỗi, và em chắc chắn sẽ mắc lỗi, hãy hành xử có trách nhiệm. Khi xảy ra vấn đề, em có thể áp dụng
các cách dưới đây với sếp và đồng nghiệp của mình:

NÊU VẤN ĐỀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ


Hãy xác định rõ vấn đề Đề xuất một giải pháp Hãy hỏi xin ngân sách,
và đồng thời nhận trách và các cách thực hiện, nhân sự hỗ trợ, hay bất
nhiệm cho dù em có kèm theo chi phí, cứ thứ gì khác mà em
gây ra nó hay không. người thực hiện, địa cần từ sếp và đồng
Việc sửa chữa vấn đề là điểm thực hiện… và tất nghiệp để khắc phục
nhiệm vụ của em. Hãy cả các yếu tố liên quan vấn đề! Trong quá trình
trình bày vấn đề, rồi xây dựng biểu đồ em xử lý, hãy cập nhật
nguyên nhân, và hậu Gantt và Pert. Ngoài tiến độ của mình đến
quả của nó rõ ràng. ra, em hãy tính được sếp và đồng nghiệp, và
thời gian giải pháp tiếp tục khắc phục vấn
mang lại hiệu quả và đề cho đến khi giải
hiệu quả bao nhiêu quyết nó hoàn toàn.
phần trăm.
KẾT THÚC
Bây giờ em đã có cho mình đủ bí quyết rồi
nhé! Hãy gắn bó với một ngành và với một
người mentor/sếp, làm việc có đạo đức và
theo phương pháp hiệu quả. Hãy bắt đầu
làm những việc này NGAY BÂY GIỜ!

You might also like