You are on page 1of 5

BÀI THẢO LUẬN 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY NHÓM 4 – FLOWERS

DANH SÁCH NHÓM:

TRẦN THANH TRÚC – 2273401010957

MAI THỊ TÚ UYÊN – 2273401011092

NGUYỄN HOÀNG GIA BẢO – 2273401010056

NGUYỄN PHAN THANH THẢO – 2273401010764

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN – 2273404050004

TRẦN THỊ THANH VY – 2273404050026

TRẦN HIẾU THẢO – 2273401010772

PHAN ANH THƯ – 2273401010856

1. Chiếc mũ trắng:
 Sếp Thuấn (Bảo Ngọc):thực tế có những trường hợp học rất cao nhưng phải giấu bằng
đi vì xin vào vị trí rất thấp -> không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển người như thế vì
họ muốn tuyển người phát triển tại doanh nghiệp trong thời gian nhất định
 Sếp Lưu Nga (Elise): mỗi người có một định hướng riêng, lựa chọn ra sao là tùy vào
khả năng bản thân
 Sếp Hưng : "Hành trang khởi nghiệp thì rất nhiều, nhưng để trở thành 1 người hiệu quả
thì chúng ta cần 3 điều là "A.S.K". Kiến thức chuyên môn, nền tảng là quan trọng,
thêm nữa là kiến thức tổng quát liên quan đến xung quanh lĩnh vực bạn làm, tiếp nữa là
kiến thức điều hành, làm thế nào để tổ chức công việc, quản lý dự án.

2. Chiếc mũ đỏ:
 - Sếp Thuấn (Bảo Ngọc ) cho rằng nếu muốn phát triển trong doanh nghiệp thì các bạn
nên học xong đại học rồi có thể đi làm thêm để tích thêm kinh nghiệm cho bản thân rồi
sau đó mới học lên thạc sĩ.
 - Sếp Lưu Nga ( Elise) cho rằng việc có học lên thạc sĩ hay không, không quan trọng;
Quan trọng là định hướng trong tương lai của các bạn sẽ như thế nào. Nếu bạn muốn
phát triển, thăng tiến trong công việc nhờ vào bằng cấp thì các bạn nên học lên thạc sĩ
nhờ đó mà ta có đủ kiến thức và tự tin hơn về bản thân; chứ nếu học xong đại học rồi
ngưng để đi làm rồi sau đó mới học tiếp thì bản thân sẽ quên đi phần nào những kiến
thức đã học, có thể là sẽ ngại đến trường để bắt đầu học tiếp. Còn nếu các bạn muốn
khởi nghiệp thì bạn hãy thử áp dụng những kiến thức bạn đã học được khi còn ngồi
trên ghế nhà trường vào đời sống và công việc để có thật nhiều kinh nghiệm rồi sau đó
hãy quyết định là có nên học lên thạc sĩ hay không.
 - Sếp Hưng thì lại có quan điểm khá khắc khe, ông cho rằng nếu muốn thành công thì
các bạn phải có đủ thái độ, kiến thức và kỹ năng. Thái độ nghiêm túc trong công việc
là cống hiến hay đòi hỏi, ta phải xác định rõ ràng chuyện này. Kiến thức thì được tích
lũy từ những năm ta ngồi trên ghế nhà trường. Còn kỹ năng ta có được từ những trải
nghiệm trong công việc và đời sống, phải thực hành thường xuyên. Sếp Hưng khuyên
rằng các bạn hãy bắt đầu từ việc làm thuê với tinh thần của người làm chủ từ đó mà ta
tích luỹ được kỹ năng và tiền bạc để khởi nghiệp.
 Từ những quan điểm trên thì nhóm em có suy nghĩ rằng việc học sinh có nên khởi
nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học hay không thì còn tùy vào mong muốn và suy
nghĩ của từng người. Nếu khởi nghiệp ngay sau khi ra trường thì trước hết các bạn
phải xác định rõ mục đích của bản thân để đưa ra những hướng đi đúng và những
kế hoạch rõ ràng nhất. Nếu như vậy thì bắt buộc các bạn phải không sợ thất bại,
phải có sự bức phá chứ không phải đưa ra những kế hoạch khả thi mà không dám
sáng tạo. Biết là an toàn lúc nào cũng tốt nhưng nó rất nhàm chán và thụ động, nó
sẽ không giúp các bạn phát triển một cách trọn vẹn. Kể cả khi có thất bại đi nữa thì
các bạn cũng không nên nản lòng, mà phải lấy lại tinh thần một cách nhanh nhất để
có đủ tự tin bắt đầu lại vì các bạn khởi nghiệp sớm thì không thể nào tránh được
thất bại đúng không nào. Các bạn còn trẻ phải biết sáng tạo, bức phá và thoạt khỏi
cái vỏ bọc của bản thân. Nhờ đó mà bạn có thể đi đến thành công từ chính những
nỗ lực không ngừng của bản thân. Còn nếu bạn có cùng quan điểm với vấn đề “
Làm thuê chưa tốt thì đừng mong làm chủ” thì đó vẫn là một ý kiến hay. Vì khi
mới ra trường bản thân bạn chưa có mục đích cụ thể thì ta nên đi làm thêm tại các
công ty để tích thêm kinh nghiệm và mở rộng, tìm kiếm thêm các mối quan hệ có
ích cho bản thân bạn sau này. Như lời Sếp Hưng có nói “ Các bạn hãy đi làm thuê
thật tốt, làm thuê với tinh thần của người làm chủ, thì khi đó ra làm chủ mới tốt
được.” Quả thật là như vậy nếu bạn làm thuê thật tốt thì bạn sẽ có được sự tin
tưởng của các sếp lớn, nhờ đó mà bạn có được thêm nhiều cơ hội để phát triển bản
thân và học hỏi được những cách điều hành, quản lý từ họ. Khi bạn làm việc có
tâm trong một thời gian dài thì bạn đã có đủ trải nghiệm và kinh nghiệm thậm chí
là có những khách hàng riêng của bản thân. Từ đó khi bạn muốn tách ta khởi
nghiệp thì chuyện đó cũng không quá khó đối với bạn. Quan trọng là bạn có chịu
học hỏi và nắm bắt những cơ hội đến với bạn, và có biết tận dụng nó một cách triệt
để hay không mà thôi. Có một quan điểm cho rằng có nên mua nhà trước tuổi 30;
việc có hay không, không quan trọng.
3. Chiếc mũ vàng:
 Sếp Bảo Ngọc: “Nếu các bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong doanh nghiệp, thì vị Sếp Bảo
Ngọc cho rằng nên đi làm vài năm rồi sau đó đi học thạc sĩ. Khi đã có kinh nghiệm,
trải nghiệm rồi thì học lên thạc sĩ.”
 Với ý kiến này, ta sẽ vừa có thể tích luỹ kinh nghiệm, vừa có cơ hội học cao hơn
để trang bị 1 bằng thạc sĩ giá trị phục vụ cho công việc ổn định sau này
 Sếp Lưu Nga: "Nếu các bạn trẻ muốn thăng tiến trong công việc nhờ vào bằng cấp, thì
tôi khuyên là nên đi học luôn. Việc đi học luôn sẽ giúp mình đỡ ngại, chứ đi làm vài
năm rồi lại sắp xếp đi học lại sẽ ngại đấy. Còn em nào muốn khởi nghiệp, xem học tập
là cả 1 hành trình dài, thì có thể tạm hoãn học thạc sĩ một vài năm, thử nghiệm những
kiến thức mình học được trên ghế nhà trường ứng dụng ngoài đời như thế nào rồi hãy
quyết định đi học tiếp. Tôi nghĩ việc học lên thạc sĩ hay không, không quá quan trọng".
 Với ý kiến này, ta sẽ có 2 hướng đi rõ ràng tuỳ thuộc vào lựa chọn của bản thân.
Khi xác định được mình muốn gì thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để cân bằng
giữa việc đi làm có kinh nghiệm rồi trì hoãn việc học. Sau đó lại ngừng việc để tiếp
tục con đường học tập. Điều này sẽ khiến cho ta học tập dễ hơn, không bị mất kiến
thức khi phải trì hoãn thời gian dài. Với khi ta còn trẻ thì việc học hỏi, tiếp thu
thêm kiến thức mới sẽ dễ dàng hơn nhiều khi ta càng già đi.
 Sếp Hưng: Hành trang khởi nghiệp thì rất nhiều, nhưng để trở thành 1 người hiệu quả
thì chúng ta cần 3 điều là "A.S.K". Trong đó, A nghĩa là Attitude là thái độ, chúng ta
có thái độ như thế nào với công việc, cống hiến hay đòi hỏi. Chữ S là skill - các kỹ
năng. Kỹ năng thì có rất nhiều, nhưng trong đó có những nhóm kỹ năng dành cho tất cả
mọi người và 1 số kỹ năng chỉ dành cho những người ở 1 vị trí nào đó. Kiến thức
chuyên môn, nền tảng là quan trọng, thêm nữa là kiến thức tổng quát liên quan đến
xung quanh lĩnh vực bạn làm, tiếp nữa là kiến thức điều hành, làm thế nào để tổ chức
công việc, quản lý dự án. Kiến thức thì có trong quá trình ngồi ghế nhà trường. Kỹ
năng thì năng làm thì nó kỹ, phải thực hành thường xuyên. Không ai học bơi trong lúc
ngồi trên giường cả.
 Theo ý kiến của sếp Hưng, để trở thành một nhân viên tốt hay một nhà lãnh đạo tài
năng chúng ta cần phải có đủ 3 yếu tố gọi tắt là “A S K” điều này sẽ cho ta biết
được ta cần phải bổ sung rèn luyện những kĩ năng gì để có thể đạt được thành công
trong công việc

4. Chiếc mũ đen:
 Sếp Thuấn (Bảo Ngọc): Nên đi làm vài năm rồi sau đó đi học thạc sĩ.
 Vì sẽ không có nhà tuyển dụng nào tuyển người có bằng cấp cao vào vị trí thấp vì có
thể chỉ vì họ cần việc. Mà cần việc thì chỉ tại thời điểm đó thôi, còn mai thì có thể
nhảy sang nơi khác ngay. Họ muốn tuyển nhân viên phát triển sự nghiệp tại doanh
nghiệp trong thời gian nhất định.
 Sếp Lưu Nga (Elise): các bạn trẻ muốn thăng tiến trong công việc nhờ vào bằng cấp, thì
được khuyên là nên đi học luôn. Việc đi học luôn sẽ giúp mình đỡ ngại, chứ đi làm vài
năm rồi lại sắp xếp đi học lại sẽ ngại.
 Ngại việc bản thân phải vừa đi học vừa đi làm.
 Sếp Hưng: Hành trang khởi nghiệp thì rất nhiều, nhưng để trở thành 1 người hiệu quả thì
chúng ta cần 3 điều là "A.S.K". Trong đó, A nghĩa là Attitude là thái độ, chúng ta có thái
độ như thế nào với công việc, cống hiến hay đòi hỏi. Chữ S là skill - các kỹ năng
 Kỹ năng thì có rất nhiều, nhưng trong đó có những nhóm kỹ năng dành cho tất cả mọi
người và 1 số kỹ năng chỉ dành cho những người ở 1 vị trí nào đó.

5. Chiếc mũ xanh lá:


 Sếp Thuấn: thay vì giấu bằng đi thì chúng ta có thể tìm kiếm một công việc khác có mức
lương cao và phù hợp với bằng cấp của chúng ta hơn qua đó có cơ hội trong tương lai hơn
và có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn
 Sếp Lưu Nga (elise):mỗi người đều có một định hướng riêng nên việc lựa chọn công việc
thường dựa vào năng lượng của cá nhân hơn. Việc này không hề sai nhưng xét về một
góc độ nào đó thì nó lại thật sự quá tệ cho những người có năng lực thấp vì vậy chúng ta
nên ta tập trung vào tài năng của họ để phát triển họ trong tương lai thay vì chỉ tập chung
vào học hay là khởi nghiệp vì khi chúng ta ko giỏi trong việc học thì cũng ko thể nào có
một quá trình học tốt được mà nếu chúng ta muốn kinh doanh thì lại không có nhiều kinh
nghiệm hay kiến thức trong lĩnh vực đó thì chúng ta nên tìm lại bản thân mình ở một lĩnh
vực khác, mọit lĩnh vực mà mình giỏi hơn để phát triển bản thân.
 Sếp Hưng: cho rằng “hành trang khởi nghiệp thì rất nhiều, nhưng để trở thành 1 người
hiệu quả thì chúng ta cần 3 điều là”A.S.K”. Qua đó sếp hưng lại rất chú trọng vào nền
tảng kiến thức của từng cá nhân vậy chúng ta thấy được rằng sếp hưng muốn chỉ ra quan
điểm là muốn khởi nghiệp thì phải cần có kiến thức chuyên môn điều đó không sai nhưng
thứ ta cần không chỉ là kiến thức mà còn là tất cả những kĩ năng mềm và cứng có tính đều
nhau thì trong môi trường kinh doanh chúng ta sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn, một số
những kĩ năng đó là ( giao tiếp,giải quyết vấn đề tình huống,quyết đoán,có khả năng đưa
ra quyết định tốt,có nhiều mối quan hệ tốt,có lòng tin và được nhiều người tin tưởng và
tôn trọng,…..) qua đó có rất nhiều thứ cần để tạo nên một người có khả năng làm việc
hiệu quả

6. Chiếc mũ xanh dương:


 Sếp Thuấn:Đã đưa ra những bao quát và giải pháp về vấn đề có nên khởi nghiệp hay học
lên thạc sĩ sau khi tốt nghiệp đại học
 Ý kiến của sếp Thuấn có phần đúng vì sau khi tốt nghiệp đại học, mỗi sinh viên đều
có bằng đại học cùng với đó là có phần trải nghiệm thực hành năm 3,4 trong đại học
chúng ta sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn nên vì vậy chúng ta cần khởi nghiệp vài năm
sau khi tốt nghiệp sau đó mới đi học lên thạc sĩ.
 Nhưng cũng có nhiều trường hợp:họ có bằng tốt nghiệp rất cao nhưng các nhà tuyển
dụng vẫn không chọn vì lúc đầu họ xin vào là để thực hành khi đã có kinh nghiệm
chắc chắn thì học sẽ xin nghỉ việc ngay.Chính vì điều này mà các nhà tuyển dụng sẽ
không tuyển họ vào công ty mình
 Sếp Lưu Nga:Bàn về vấn đề có nên khởi nghiệp hay học lên thạc sĩ sau khi tốt nghiệp mỗi
người một định hướng riêng, lựa chọn ra sao là tùy vào khả năng của bản thân
 Sếp đã đưa ra hai trường hợp phổ biến và cách giải pháp thích hợp cho cả hai trường
hợp đó.”Nếu các bạn trẻ muốn thăng tiến trong công việc nhờ vào bằng cấp, thì tôi
khuyên là nên đi học luôn. Việc đi học luôn sẽ giúp mình đỡ ngại, chứ đi làm vài năm
rồi lại sắp xếp đi học lại sẽ ngại đấy. Còn em nào muốn khởi nghiệp, xem học tập là
cả 1 hành trình dài, thì có thể tạm hoãn học thạc sĩ một vài năm, thử nghiệm những
kiến thức mình học được trên ghế nhà trường ứng dụng ngoài đời như thế nào rồi hãy
quyết định đi học tiếp”. Nhưng tóm lại,việc học quan trọng nhất là học còn học lên
thạc sĩ hay không thì không quan trọng
 Sếp Hưng:Tuy sếp Hưng đã đưa ra những quan điểm khắt khe và thẳng thắn nhưng đó là điều
giúp chúng ta trở thành một người hiệu quả .Điều đó được thể hiện qua "A.S.K". Trong đó, A
nghĩa là Attitude là thái độ.. Chữ S là skill - các kỹ năng.
 Sếp Hưng hỏm hỉnh nói vui rằng con đường ngắn nhất đến thành công là đi qua
đường Láng Hạ. "Thật ra các bạn rất hay nhầm lẫn giữa ước muốn và mục tiêu. Ước
muốn luôn cao hơn một chút so với nhu cầu. Còn mục tiêu thì phải "smart", tức là
phải có đường hướng, kế hoạch, phải khả thi. Các bạn cứ nói em muốn thế này em
muốn thế kia, thực tế đó chỉ mới là ước muốn, chưa phải là mục tiêu"

You might also like