You are on page 1of 4

SINH VIÊN CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM KHÔNG?

*NÊN
A1: Trong cuộc sống, chẳng ai muốn được sinh ra trong một gia đình nghèo, khó
khăn và với tôi cũng vậy. Nhìn cha mẹ phải vất vả lao động, chắt chiu, tiết kiệm
từng đồng tiền để lo cho mình ăn học, đáp ứng mọi điều kiện để cuộc sống tốt nhất
khiến tôi trân quý, thương ba mẹ nhiều hơn. Chính vì vậy, tôi quyết định đi làm
thêm để tôi có thể tự nuôi sống bản thân mình. Ngày càng nhiều các bạn sinh viên
quyết định đi làm ngay từ năm nhất, không chỉ vì muốn có nguồn thu nhập ổn định
hàng tháng mà còn các lợi ích khác.
A2: Lợi ích đầu tiên chúng ta không thể quên nhắc đó là gia tăng thu nhập, tự
chủ tài chính. Tùy vào năng lực, quỹ thời gian bạn dành ra để đi làm thêm mà thu
nhập sẽ khác nhau. Nhiều sinh viên đã có thể tự chủ tài chính để tiết kiệm giúp gia
đình và có khoản đầu tư dài hạn trong tương lai. Và hơn hết, tự bản thân kiếm ra
tiền sẽ giúp dễ dàng chủ động trong việc chi tiêu sinh hoạt hằng ngày.
Thứ hai, làm thêm giúp nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm. Học hỏi
thêm nhiều điều mới mẻ, mở rộng tư duy, góc nhìn cũng là 1 lợi ích lớn cho sinh
viên khi đi làm thêm. Ở giảng đường Đại học, hầu hết ta chỉ được học lý thuyết,
chưa chú trọng thực hành. Điều đó khi ra trường các bạn sinh viên sẽ dễ bị ngỡ
ngàng và bối rối khi chưa biết cách áp dụng điều được học vào thực tế. Do đó, đi
làm thêm là cơ hội để các bạn sinh viên tiếp xúc, đối mặt với phát sinh tại nơi làm
việc. Những trải nghiệm ấy, sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhanh nhẹn, hợp lý, được
tào tạo và mở rộng kiến thức. Từ đó, sinh viên sẽ nâng cao hiểu biết các nhân và
phát triển trong công việc. Đặc biệt, nếu công việc làm thêm của bạn liên quan đến
chuyên ngành đnag học thì đó là lợi thế để vận dụng lý thuyết vào thực tế, vừa hỗ
trợ việc học, vừa cải thiện điểm số cao hơn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
Thứ ba, làm thêm là cách giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. Theo thống kê,
công việc sinh viên thường làm là phục vụ trong quán cà phê, nhà hàng. Điều này,
giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng. Đây là cơ hội nâng
cao trình độ ngoại ngữ trong giao tiếp, rèn luyện cách phát âm chuẩn hơn. Nếu bạn
có khả năng ngoại ngữ tốt công việc phiên dịch sẽ giúp bạn càng trau dồi hơn vốn
từ vựng, hoặc giúp kích thích sức sáng tạo khi bạn làm nhà sáng tạo nội dung, viết
lách,… Quan trọng nhất, vừa đi học vừa đi làm giúp bạn quản lý thời gian, sắp
xếp, tổ chức công việc một cách hiệu quả và năng suất nhất để hoàn thành tốt hai
công việc này. Dù bận rộn nhưng tôi luôn quý trọng thời gian của mình và lên kế
hoạch cụ thể nhằm tránh lãng phí thời gian. Ngoài ra, đi làm thêm sẽ tập cho ta tính
kỹ luật riêng, đúng giờ và tập trung. Khi bạn lựa chọn đi làm thêm, tức là bạn cần
phải học cách tuân theo những quy định nơi làm việc đã đặt ra. Từ đó, hình thành
thói quen giúp bạn sắp xếp thời gian, kế hoạch công việc, dọn dẹp đồ đạc sạch sẽ,
gọn gàng hơn.
Thứ tư, việc đi làm thêm giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ. Mở rộng những
quan hệ ngoài xã hội sẽ giúp bạn có thêm không ít bạn bè hay có khi là đối tác
công việc sau này. Những mối quan hệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn như
công việc tốt hơn, trợ giúp trong việc học tập trong hay ngoài trường, sự tin tưởng
khi bạn cần giúp đỡ.
Thứ năm, làm thêm là cách giúp ta rèn luyện sự tự tin. Quyết định của một sinh
viên có nên đi làm thêm không, là bước ngoặt để bạn tiến gần hơn với sự thay đổi
trong bản thân của mình. Khi bạn va chạm vào những công việc trong xã hội chính
là lúc bạn cho phép mình mở rộng vùng an toàn nhiều hơn. Làm việc nhiều, gặp gỡ
nhiều khiến bạn có nhiều sức mạnh và tự tin hơn. Đây có lẽ là giải pháp khá tốt
dành cho những bạn có tính cách hướng nội, vì khi đi làm thêm bạn buộc phải cho
mình sự tự tin để giao tiếp, ứng xử với rất nhiều người. Song song đó, khi bạn làm
việc và kiếm được những đồng lương đầu tiên trong cuộc đời, bạn sẽ có thêm
nhiều tự tin hơn với chính bản thân mình.
Cuối cùng, làm thêm giúp CV của bạn hoàn thiện hơn. Chắc hẳn, khi mới tốt
nghiệp ra trường, bạn không thể nào có đủ thành tích hay kinh nghiệm làm việc để
viết CV ứng tuyển một cách tự tin nhất. Chính những công việc làm thêm khi bạn
còn đi học này sẽ giúp CV của bạn trở nên nhiều màu sắc hơn. Không những làm
đẹp CV mà bạn còn để lại nhiều điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng từ những
công việc bạn làm thêm nữa.
A3: Tóm lại, đi làm thêm giúp được tôi rất nhiều thứ. Tôi học được cách nhanh
nhạy hơn trong quan sát, học hỏi làm quen được với môi trường mới. Dạy tôi biết
được giá trị đồng tiền, trân trọng những công lao mà bố mẹ đã nuôi nấng tôi đến
bây giờ. Tôi học được cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Và
tôi học được cách nhẫn nhịn, lắng nghe, cách nói lời xin lỗi, cách nói lời cảm ơn.
Những bài học đối nhân xử thế mà tôi chưa được học trên trường lớp. Những giá
trị đó sẽ giúp tôi trưởng thành.
*KHÔNG NÊN
N1: Theo tôi, sinh viên không nên đi làm thêm bởi vì khi bạn là sinh viên có nghĩa
nhiệm vụ chính của bạn là học tập thật tốt để có một tấm bằng tốt nghiệp cũng như
bảng điểm đẹp, đừng ỷ y vào việc kiếm tiền mà bỏ dở con đường học tập sự nghiệp
của mình. Theo TS. Lê Thẩm Dương nói “Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên
năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ
mà đời thì toàn cáo”. Sau đây là những bất lợi khi bạn đi làm thêm.
N2: Bất lợi đầu tiên phải nhắc đến là xã hội đầy cám dỗ. Không phải ai trong
chúng ta cũng có thể bước qua được những cám dỗ, đặc biệt là những sinh viên đi
làm thêm. Vui chơi, sa đọa không có điểm dừng, đánh mất bản thân là những gì mà
các bạn học được khi đi làm nhất là đối với những bạn thôn quê. Từ đó, các bạn tự
hạ thấp giá trị của mình xuống. Bên cạnh đó, môi trường làm việc phức tạp, bởi
nhiều khách ỷ mình có tiền không xem ai ra gì, họ sàm sỡ chọc ghẹo hay vung tiền
quá trán để chơi đùa. Đối với các công việc có môi trường đặc thù như ngoại hình,
PG, nhân viên quán nhậu thường gặp một số khách hàng có tính gây rối sẽ gây ra
hạn chế cho các bạn nữ.
Thứ hai, dễ bị thu hút bởi đồng tiền. Đồng tiền luôn khiến người ta bị hấp dẫn,
nhất là những sinh viên năm nhất mới được bước chân ra đời và kiếm về cho mình
đồng lương đầu tiên. Sức mạnh của đồng tiền ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, suy
nghĩ làm cho bạn bị chệch hướng bởi các bạn chưa có nhiều trải nghiệm cho nên
các bạn sinh viên sẽ có những quyết định sai lầm không như mong muốn. Chính vì
vậy, có nhiều trường hợp đã bỏ ngang việc học, xin bảo lưu chỉ để tập trung việc
kiếm tiền. Do đó, bạn cần phải giữ tinh thần tỉnh táo và sáng suốt để cân đong đo
đếm cái nào thiệt cái nào hơn. Bởi lẽ, mục tiêu quan trọng nhất thời sinh viên của
bạn là học để tích lũy chứ không phải kiếm tiền.
Thứ ba, không cân bằng giữa việc học và làm thêm. Như tôi đã nói trên, sức
mạnh dòng tiền ảnh hưởng rất lớn dễ chia phối suy nghĩ của các bạn. Dẫn đến, các
bạn chỉ chăm chăm kiếm tiền, cày ngày cày đêm nên việc học hành ngày càng sa
sút, tụt dốc. Thậm chí, các bạn sẽ bị rớt môn. Vậy khi các bạn chỉ lo đi làm để số
tiền lương đấy học lại liệu có xứng đáng hay không? Hơn nữa, vấn đề thuê người
học hộ, gian lận trong kỳ thi là tệ nạn đáng lo trong giảng đường ngày nay. Có
những bạn mang suy nghĩ học làm gì, kiếm tiền rồi thuê học hộ cầm lấy cái bằng là
được rồi lao đầu vào việc làm thêm. Có những bạn chẳng bao giờ thấy mặt trên
lớp, hỏi ra thì bảo: “Ta đi làm thêm, vừa có tiền tiêu vừa có tiền thuê người học
hộ”. Điều này, bạn sẽ dễ đánh mất đi cơ hội thăng tiến sau này. Đây là những
phương thức tiêu cực mà mình không bao giờ ủng hộ.
Thứ tư, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vừa học vừa làm nên nhiều bạn không chịu
được áp lực, dễ cảm thấy mệt nhọc, căng thẳng, chán chường. Tinh thần không tốt
ảnh hưởng đến việc học tập, khó tiếp thu bài, trí não không nhạy để giải quyết tình
huống. Đi làm chiếm 4-6 tiếng/ ngày khiến bạn phải thức khuya học bài, trả
dealine khiến bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ. Từ đó cơ thể không đủ năng lượng
để bạn chuyên tâm học.
Thứ năm, đi làm thêm mất nhiều thời gian. Nhất là sinh viên năm nhất, các bạn
nên dành thời gian thích nghi với môi trường Đại học, làm quen bạn bè mới. Tích
cực tham gia các hoạt động của nhà trường, khoa, câu lạc bộ để tích lũy kiến thức,
kỹ năng và giao lưu, kêt nối với các thầy cô, anh chị. Khẳng định lại một lần nữa,
TS. Lê Thẩm Dương cho rằng: “Nếu các bạn ngụy biện rằng đi làm thêm để mở
rộng mối quan hệ thì tôi cho rằng, quan hệ đó không cần mở rộng.” Do vậy,
sinh viên có thể xây dựng các mối quan hệ từ trong lớp, trong trường của bạn và
các mối quan hệ ấy sẽ giúp bạn trong việc học tập.
Cuối cùng, nguy hiểm luôn rình rập, nguy hiểm từ bên ngoài xã hội tác động vào
và nguy hiểm từ bên trong nơi làm việc. Đầu tiên, nguy hiểm từ bên ngoài xã hội,
mỗi công việc đều có tính chất nguy hiểm khác nhau nhưng đa số sinh viên đi làm
thêm vào ca tối nên việc đi làm về trễ có nhiều điều đáng sợ như cướp bóc, sàm
sỡ… Tiếp theo, nguy hiểm từ bên trong nơi làm việc sẽ có tình trạng ma cũ bắt nạt
ma mới. Điều này, các bạn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và tạo cho mình áp lực vô hình
nào đó làm ảnh hưởng đến công việc và học tập của các bạn.
N3: Trên đây là những cái mất mà sinh viên đi làm thêm. Đó là lý do tại sao tôi
khuyên bạn không nên đi làm thêm. Quãng thời gian là sinh viên là quãng thời gian
để tích lũy kiến thức và rèn luyện kinh nghiệm, học hỏi từ những bậc tiền bối là cơ
hội quý giá nhất. Một câu nói của TS Lê Thẩm Dương càng chứng minh cho
những điều mình nói là hữu ích là: “Nghiến rang ăn mì tôm 4 năm để ra trường
ăn yến còn hơn bây giờ mỗi tháng có thêm 1 triệu ăn cơm mà sau này mãi mãi
chỉ ăn cơm”.
Trích dẫn tài liệu tham khảo
https://huongnghiep24h.com/sinh-vien-co-nen-di-lam-them-hay-khong-451.html

You might also like