You are on page 1of 3

2.3.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc cân bằng công việc – cuộc sống của sinh viên

2.3.1. Nguyên nhân khách quan:


2.3.1.1. Văn hoá làm việc quá sức.
Trong xã hội ngày nay, chúng ta có điều kiện để tin rằng làm việc hết mình sẽ
dẫn đến thành tựu, thành công và thậm chí là giàu có. Làm việc trong nhiều giờ khiến
bạn được coi là một nhân viên chăm chỉ và chúng tôi liên tục nhận được nhiều tin
nhắn yêu cầu chúng tôi “làm việc gấp rút” hoặc “làm việc chăm chỉ”.
Tuần làm việc của bạn càng dài, bạn sẽ càng kiệt sức. Hãy nghĩ về những câu
chuyện điển hình trong phim hoặc truyền hình về những người nghiện công việc
không bao giờ dành thời gian cho gia đình vì họ luôn làm việc suốt ngày đêm và
không có thời gian để tận hưởng cuộc sống của mình. Chắc chắn, trở thành một người
nghiện công việc có thể khiến bạn trở nên giàu có, nhưng điều đó có đáng không nếu
bạn đang hy sinh mọi thứ khác quan trọng với mình?
Văn hóa làm việc quá sức là một khía cạnh độc hại của xã hội thường dẫn đến
gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm tổn hại các mối quan hệ cá nhân và
gia đình, đồng thời làm suy giảm sức khỏe tâm thần. Đây chỉ là một vài trong số
những hậu quả dường như không ai nói đến khi họ tôn vinh những người làm việc quá
giờ và tham gia vào văn hóa “hối hả”. Trên thực tế, văn hóa làm việc quá sức đã trở
nên nổi bật đến mức mọi người có xu hướng cảm thấy “tội lỗi” khi họ làm những việc
lẽ ra được coi là bình thường trong một cuộc sống lành mạnh và cân bằng – chẳng hạn
như hết giờ làm việc đúng giờ.

Khi bạn học cách cân bằng cuộc sống của mình, hãy nhớ điều này – kiệt sức
không phải là một chiến tích. Làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp, nhưng nó không
bao giờ phải trả giá bằng hạnh phúc của bạn.

2.3.1.2. Công việc part-time


Quản lý thời gian là công việc khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì nó thật sự
rất khó khăn khi quyết định phân chia việc làm, học và giải trí như thế nào là hợp lý
nhưng vẫn đạt kết quả tốt ở mọi mặt. Mặc dù đã cố gắng, thế nhưng có một sự thật
đáng buồn là tỷ lệ sinh viên dành nhiều thời gian cho việc làm thêm hơn là việc học
chiếm con số khác đông. Điều này khiến kết quả học tập tụt dốc. Thậm chí nhiều bạn
còn bỏ bê cả việc học và bị quyến rũ bởi đồng tiền mà mình kiếm được. Có nhiều bạn
sinh viên lại không thể cân bằng thời gian cho cả hai việc. Phó mặc chuyện học, bỏ
học đi làm, thiếu trách nhiệm trong công việc hay không dành đủ thời gian cho bản
thân, dẫn đến stress,... là những tình trạng phổ biến khi sinh viên vừa đi học vừa đi
làm.

Ngoài những giờ học tập mệt mỏi, sinh viên còn phải tăng cường sức lao động
của mình để đối mặt với những công việc bán thời gian. Trong thời gian đầu, vì hứng
thú với công việc nên sinh viên cảm thấy đây vấn đề này rất nhẹ nhàng. Thế nhưng,
khi vào các kỳ thi hoặc tăng ca, sinh viên sẽ đối mặt với những giờ ngủ gật trên giảng
đường, những lúc cần ôn bài thi nhưng không thể chuyển ca làm việc cho đồng
nghiệp… Nếu không thể cân bằng được thời gian học và đi làm, sinh viên rất dễ xao
nhãng chuyện học, tinh thần và tâm trí lúc nào cũng hướng đến công việc, không tập
trung trong các giờ học. Nhiều sinh viên viện lý do đi làm nên rất thờ ở trong các công
tác, bài tập với đội nhóm. Từ đó kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Có rất nhiều công việc cần sức, thức khuya, khi phải làm nhiều việc cùng một
lúc (vừa học vừa làm), sinh viên sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Từ
đó, cơ thể sẽ luôn ở trạng thái mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài, kết quả của học và làm
việc sẽ ngày càng tụt dốc.
2.3.1.3. Môi trường xã hội:
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các mối quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho
chúng ta trong công việc cũng như cuộc sống. Nhưng không phải mối quan hệ nào
cũng mang đến lợi ích như vậy. Có những mối quan hệ thiết lập lên nhưng chỉ mang
lại lợi ích cho một bên hoặc một bên bị ảnh hưởng thì những mối quan hệ đó không
nên tiếp tục hoặc nên hạn chế . Vì những mối quan hệ này sẽ làm lãng phí quỹ thời
gian của bạn và cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như đời sống cá
nhân của chủ thể.
Đặc biệt, các bạn sinh viên trong giai đoạn tuổi trẻ như chúng ta thường mắc
lỗi này. Người trẻ dành thời gian tiệc tùng và đi nghỉ dưỡng với bạn bè hơn là đọc
sách, tăng cường kỹ năng và xây dựng lối sống khỏe mạnh. Các mối quan hệ xã hội
chiếm một khối lượng rất lớn trong quỹ thời gian của sinh viên, sinh viên chưa cân
bằng được giữa thời gian để xây dựng và vun đắp cho các mối quan hệ xã hội với
khoảng thời gian rất lớn dành cho hoạt động học tập. Đôi khi sinh viên giành quá
nhiều thời gian cho bạn bè dẫn đến mất hẳn thời gian cho bản thân, học tập và gia
đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học và các khía cạnh khác trong cuộc sống.
Các hoạt động CLB cũng chiếm phần lớn thời gian của chúng ta. Có những bạn
sinh viên rất năng nổ, nhiệt tình tham gia rất nhiều hoạt động phong trào ở trường, ở
lớp mà lơ là việc học, dẫn đến kết quả học tập lại không tốt. Kết quả khi ra trường
thiếu những kiến thức nền tảng của ngành học nên gặp nhiều khó khăn, lúng túng
trong việc giải quyết các công việc tại môi trường làm việc.
2.3.1.4. Môi trường xung quanh sinh viên:
"Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta sẽ thay đổi được môi trường,
nhưng kỳ thực môi trường sẽ thay đổi chúng ta". Môi trường bên ngoài có thể nói là
ảnh hưởng rất nhiều đến sinh viên nói chung và khả năng nhận thức, cách sinh viên
quản lý thời gian nói riêng. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cuộc sống và
công việc của sinh viên.
Tục ngữ " Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" luôn đúng, mình chơi cùng một
hội chuyên bỏ học đánh game thì mình cũng bỏ học đánh game, chơi với hội học hành
chăm chỉ, làm thêm kiếm tiền thì mình cũng vậy..
Tất nhiên mình đang nói ở đây là nói đến mặt bằng chung còn phát triển sau
này cũng phụ thuộc ít nhất 50% vào chính bản thân mình nữa. Một người có tố chất
được 8 điểm nhưng nếu phát triển trong môi trường kém thì có khi chỉ được 6 điểm
thôi còn nếu phát triển trong môi trường tốt thì nhiều khả năng sẽ lên 8-9đ chả hạn.
Nhiều bạn sinh viên bảo là mình học trường kém, học cao đẳng các thứ sau này ra
trường đi làm lương vẫn được chục triệu, hơn khối sinh viên học trường tốt. Mình
không phủ nhận điều đó vì nó là sự thật nhưng các bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu bạn
được học trong một môi trường tốt hơn thì có thể sau khi ra trường lương của bạn
không chỉ là chục triệu mà là 2 3 chục triệu thì sao? bạn còn phát triển nhiều hơn thế
thì sao?.
2.3.1.5. Yếu tố công nghệ:
Giới trẻ ở Việt Nam, nhất là sinh viên hầu hết đều sử dụng mạng xã hội. Điều
này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên: nhanh nhạy tiếp
thu cái mới, thích giao lưu và thể hiện bản thân. Thời lượng sử dụng mạng xã hội của
sinh viên rất lớn. Theo thống kê sơ bộ hiện nay thời lượng sinh viên sử dụng mạng xã
hội trung bình là 5 giờ/ngày. Trong đó, đa số sinh viên sử dụng mạng xã hội trong
khoảng thời gian 1 giờ mỗi ngày (chiếm tỉ lệ 29.8%); tỷ lệ sử dụng mạng xã hội từ 2
đến 3 giờ mỗi ngày là 16.7%; đặc biệt có tới 4.8% sinh viên sử dụng mạng xã hội trên
5 giờ mỗi ngày, thậm chí có 2.4% sinh viên ngoài các việc thiết yếu dành phần lớn
thời gian cho mạng xã hội. Đây có thể coi là một điểm đáng lo ngại khi một bộ phận
không nhỏ sinh viên đang “nghiện” mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thời
gian dành cho các hoạt động khác cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên.
Chú tâm vào mạng xã hội hình như làm thời gian trôi nhanh hơn mức bình thường. Vì
thế, việc sử dụng mạng xã hội làm cho các bạn sinh viên tốn rất nhiều thời gian và
quên luôn các việc khác trong ngày. Trong đó luôn có cả việc học tập của các bạn, chỉ
cần lướt qua mạng xã hội thôi cũng tốn không ít thời gian.

You might also like