You are on page 1of 8

Theo mình thấy thì có lẽ, Từ cấp 3 bước vào cổng trường đại học là một bước tiến

lớn trong cuộc


đời mỗi người chúng ta.Sự khác biệt của cuộc sống sinh viên chắc sẽ làm rất nhiều bạn tò mò,
háo hức và cũng rất nhiều những kỳ vọng. Hồi học cấp 3 chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn được nghe
hay đọc được những câu như là: cố học đi, lên đại học tha hồ chơi, lên đại học nhàn lắm, cuộc
sống đại học lý tưởng lắm, được tự do và còn dễ có người yêu nữa. Nhưng mọi thứ không phải
lúc nào cũng màu hồng. Có lẽ mọi thứ đều khác xa so với tưởng tượng nhất là khi phải thích
nghi với cuộc sống tự lập,sống xa gia đình, phải tự lo cho bản thân. Đỗ đại học,các bạn sẽ bắt
đầu một cuộc hành trình mới, đối với các bạn ở xa,các bạn sẽ rời xa bố mẹ để tiện đi lại cho việc
học hành, sống tự lập hơn, phải biết chuẩn bị những nền tảng kiến thức và kỹ năng sống cho
tương lai. Và hôm nay nhóm chúng mình sẽ để các bạn thấy được nhiều khía cạnh hơn của cuộc
sống sinh viên khi xa nhàvà từ đó sẽ tiếp thu thêm được nhiều kỹ năng để trang bị cho chính bản
thân mình với cuộc sống xa nhà.

Với chủ đề sinh viên với cuộc sống xa nhà,chúng mình chia thành 3 mục lớn đố là: thực trạng,
thuận lợi khó khăn và những giải pháp khắc phục.

Đầu tiên chúng ta cùng đến với phần thực trạng, nhóm mình đã làm một bài khảo sát nhỏ về một
số vấn đề liên quan đến cuộc sống xa nhà của các bạn sinh viên Học Viện ta. Và dưới đây là kết
quả nhóm chúng mình thu được:

Trước hết là về nơi ở trọ của các bạn:

Các bạn sinh viên khi xa nhà thì việc tìm cho mình một chỗ ở thích hợp thật sự không dễ dàng.
Bạn phải xem xét các yếu tố như: khoảng cách, mức giá thuê, cơ sở vật chất, bạn cùng phòng, lối
sống tập thể, v..v… Các bạn có nhiều sự lựa chọn về nơi ở, bạn thì chọn ở trọ ngoài như ở chung
cư hay các nhà trọ giá bình dân, bạn thì chọn ở kí túc xá, bạn thì đi ở ghép với người lạ, bạn nào
gia đình có người thân trên này thì ở với anh em họ hàng…

Dựa trên kết quả bài khảo sát, phần lớn các bạn hiện đang ở với người quen. Họ là anh em họ
hàng, họ cũng có thể là những người bạn đã theo học cùng thời trung học… Với tỷ lệ 46,9% số
người được khảo sát.

Cuộc sống xa nhà, không phải ai cũng may mắn ở gần những người thân quen. Có nhiều bạn gia
đình khó khăn phải một mình ra HN học tập tự tìm nơi ăn chốn ở. Các bạn có xu hướng sẽ tìm
đến những nơi ở có chi phí thấp hơn như ở tập thể trong ktx, ở cùng người lạ… Tỷ lệ này cũng
khá lớn so với tỷ lệ được khảo sát là 44,8%

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh của thế giới, tư tưởng của giới trẻ ngày càng thoáng hơn
và càng tự tin hơn với bản thân nên một bộ phận các bạn sinh viên chọn “sống thử”. Theo kết
quả khảo sát thì có đến 8,3% hiện đang ở cùng với người yêu. Giới trẻ nói chung và sinh viên nói
riêng, ngày nay đã mạnh dạn và tự tin hơn trong thể hiện tình cảm của

Tiếp theo về vấn đề sống tự lập:

Bao nhiêu năm chung sống cùng gia đình, bên người thân, ngày ngày gặp nhau, trò chuyện cùng
nhau… Và cho đến một ngày, bạn phải rời xa ra đình và đến 1 vùng đất mới.
Trước kia, chỉ cần đặt lưng xuống đệm nghỉ ngơi, có gia đình đứng sau hỗ trợ thì giờ đây mệt
mỏi đến mấy, vẫn phải một mình cố gắng vượt qua, tự mình sắp xếp công việc, phân bổ thời
gian, cơm nước cũng một tay chuẩn bị chứ chẳng có mẹ hỗ trợ như ngày ở nhà. Sống xa gia
đình, đồng nghĩa với việc trong mọi hoàn cảnh, sướng-khổ, vui-buồn lúc nào cũng chỉ một mình
mình biết, một mình mình nghe, một mình mình chịu.

Vì thế cũng dễ hiểu khi có tới 53,1% các bạn sinh viên cảm thấy thực sự khó khăn với việc phải
tự lập khi phải xa gia đình. 46,9% còn lại các bạn là những bạn thích nghi khá tốt với cuộc sống
nhưng mình nghĩ ít nhất trong khoảng thời gian đầu đa số các bạn sẽ đều cảm thấy khó khăn, vấn
đề là bạn thích nghi với cuộc sống mới nhanh hay chậm.

Tự lập là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi sinh viên. Một ngày trôi qua là
hằng trăm vấn đề mới đặt ra, nếu không biết làm chủ cuộc sống thì gánh nặng để lại sẽ ngày một
lớn hơn.

Sống xa nhà là cuộc sống tự do. Bạn sẽ không còn lo lắng về giờ giới nghiêm, về những lí do để
đi chơi cùng bạn bè, không phải nghe những lời phàn nàn khi lỡ “nướng” tới tận trưa, cũng
chẳng phải cảm thấy ép buôc khi gia đình nhờ làm chuyện này, chuyện khác… Nhưng cũng
chính vì sự tự do ấy đã khiến không ít bạn bị choáng ngợp mà dẫn đến mất tự chủ, không điều
khiển được bản thân. Có tới hơn 61% các bạn thừa nhận rằng giờ giấc sinh hoạt không đảm bảo
khoa học như khi ở nhà.

Tiếp theo về chi phí sinh hoạt:

Đây là vấn đề mà hầu như sinh viên nào cũng gặp phải nhất là những bạn sinh viên năm nhất.
Ngoài việc cất tiền cẩn thận bạn còn phải chi tiêu ra sao, cân đo đong đếm như thế nào cho vừa
phải để đủ những khoản chi tiêu trong tháng.

? Mình có một câu hỏi cho các bạn là ở lớp mình thì với khoản chi tiêu bố mẹ cho mỗi
tháng các bạn có đủ dùng không ạ (một tháng bạn được bố mẹ chu cấp bao nhiêu tiền, bạn
có đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, bạn có khi nào gặp tình trạng đầu tháng bố mẹ cho
tiền mà mua hết accs thứ linh tinh xong hết tiền nhưng lại k dám xin mà phải đi vay bạn bè
k)

Ai cũng từng trải qua cái cảm giác thấp thỏm khi nguồn tài chính bị hao hụt, cạn kiệt, chỉ còn
biết trông chờ vào sự viện trợ của gia đình, có những bạn gia đình thực sự khó khăn thì các bạn
phải tự xoay sở khoản chi phí này. Hoặc là có những bạn tuy đầu tháng rất dư giả tiền, nghĩ rằng
số tiền đó dùng hết tháng là thoải mái nhưng chưa biết chi tiêu hợp lý có thể khi mới có tiền bố
mẹ cho đầu tháng thì các bạn đã mua các này cái nọ hết hơn nửa số tiền đó và đến giữa thánh là
trong tình trạng rỗng túi.

Có tới 64,5% các bạn sinh viên phản ánh là thực sự khó khăn với khoản chi phí này. Chi phí
sinh hoạt hàng tháng phổ biến của sinh viên ngày nay là từ 2-3tr/ 1 tháng chiếm 51%. Một số bạn
chi tiêu tiết kiệm hơn với mức chi phí từ 1-2tr/ 1 tháng cũng chỉ chiếm 24%. Còn lại một bộ phận
với mức chi tiêu trên 3tr/ 1 tháng chiếm 25%.

Phần là do khó khăn, phần cũng là muốn trải nghiệm. Nên bạn nào cũng muốn đi làm thêm, vừa
trang trải một phần sinh hoạt phí, vừa đỡ được cho gia đình và cũng vừa tìm kiếm kinh nghiệm
sống và làm việc cho bản thân. Theo kết quả khảo sát có xấp xỉ 56% các bạn sinh viên vừa đi
học vừa đi làm. Cái cảm giác thích thú khi cầm trên tay những đồng tiền do chính mình làm ra
thì có lẽ khó ai quên được. Cảm giác như mình đã lớn hơn một chút, đã trưởng thành hơn một
chút, thú vị lắm…

Tiếp theo về vấn đề thich nghi với môi trường mới:

Biết là cuộc sống một mình lúc nào cũng khó khăn nhưng đó là con đường mà ta đã chọn thì phải
có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Việc thích nghi với cuộc sống nơi đây là yếu tố mà bạn
phải vượt qua. Việc thích nghi sẽ khó khăn trong thời gian đầu và thời gian thì sẽ giúp các bạn
làm điều đó. Có tới 83,5% các bạn đã thích nghi được với môi trường này thì tôi tin các bạn cũng
sẽ làm được điều đó.

Về học hành: Sống xa nhà, bạn phải tự lo việc học. Kết thúc 12 năm miệt mài trên ghế nhà
trường, thầy cô luôn theo sát từng bước tiến, bước lùi trên con đường học vấn của bạn để giúp
đỡ. Với việc học lên cao thì môi trường cũng như cách học sẽ hoàn toàn khác biệt. Với tỷ lệ ảnh
hưởng của việc học khi sống xa nhà so với môi trường mới là 50/50, thì giờ đây việc học là của
bạn và bạn phải thích nghi.

Về bạn bè: Một môi trường sống mới ai chắc cũng từng cô đơn, lạc lõng, rồi có cả tủi thân khi
không có ai bên cạnh. Nhưng môi trường mới cũng cho ta những người bạn mới thông qua các
hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ… Gần 60% các bạn đã tham gia các câu lạc bộ và tìm
được những người bạn thực sự phù hợp với mình.

Bước chân vào môi trường Đại Học là điều thách thức với bạn nói riêng và tất cả các bạn sinh
viên nói chung. Sinh viên từ các tỉnh khác nhau về đây đều xây dựng những hoài bão lớn lao,
mang trong mình bao thổn thức về cuộc sống của " một sinh viên xa nhà ". Và có tới 87% những
người con xa nhà ấy đã cảm thấy mình trưởng thành hơn, họ đã và đang nắm trong tay chìa khóa
tri thức để mở cánh của tiến bộ của xã hội.

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với những điều mà chúng ta “được” khi sống xa nhà, tức là lợi
ích:

1. Được sống theo cách mình thích:

Được làm chủ cuộc sống của mình, được tự do vui chơi, tự quản lý giờ giấc.

Được sống đúng với con người thật của mình mà không phải ép khuôn theo ý của bố mẹ .

2. Học hỏi được nhiều hơn:

Khi học xa nhà còn là cơ hội để mở mang tầm mắt của mình, rằng cuộc sống không hề giản đơn
như ta thấy. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Đó là những kinh nghiệm và bài học mà
không bao giờ đọc được trên sách vở mà phải qua quá trình trải nghiệm với chính nó thì chúng ta
mới có thể hiểu và “lớn nổi thành người”.

- Kiếm tiền bằng khả năng:

Đi học xa nhà, xa hơn là du học vừa là bước đánh dấu cho quá trình tự lập về việc sử dụng đồng
tiền, vừa là cơ hội để bạn kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình.
Bất kể công việc của bạn là chạy bàn ở quán cafe, giữ trẻ, gia sư, bán hàng thì bạn cũng sẽ trải
qua cảm giác xúc động khi lần đầu tiên được cầm tiền lương trên tay.

Hiểu được giá trị đồng tiền, bạn tự nhiên sẽ có trách nhiệm hơn với khoản tiền mà gia đình chu
cấp cho việc du học và suy tính kỹ càng hơn trước khi chi tiêu.

-Bạn học được từ những chuyến đi

Học tập trong môi trường đa văn hóa với nhiều người đến từ những vùng miền khác nhau sẽ
mang đến bạn nhiều “cú chạm” văn hóa. Nói chuyện với bạn bè về những chuyến đi , về quê
hương của họ, tự nhiên bạn sẽ háo hức nghĩ về chuyến đi của mình. Từ những chuyến đi thú vị
ấy bạn sẽ khám phá ra nhiều điều hay ho về bản thân không nhận ra bởi “Đi một ngày đàng, học
một sàng khôn”.

-Học cách “đối nhân xử thế”

Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai nhắc nhở hay khuyên răn là bạn nên chơi với người này, nên tránh
xa người kia hay bảo vệ bạn khi bị người khác bắt nạt, nói xấu…. Bạn phải tự học cách nhìn
người, phải tự mình biết cân bằng các mối quan hệ: Bạn chung nhà, bạn học, đồng nghiệp chỗ
làm thêm…

-Học được cách sống đoàn kết, yêu thương, nhẫn nhịn:

Khi xa nhà, bạn cùng phòng sẽ trở thành người thận của chúng ta, thật tốt khi mọi người chăm
sóc, lo lắng cho nhau. Mọi người cùng nhau nấu những bữa cơm sinh viên đầm ấm,đưa nhau đi
khám bệnh khi một người chẳng may bị ốm, dắt nhau la cà các quán xá đầy những đồ ăn ngon
hay chia nhau mấy gói mì vào những ngày cuối tháng. Chúng ta sẽ học được cách yêu thương và
giúp đõ lẫn nhau.

3.Sự tự lập: Bạn sẽ biết cách tự lập và xoay sở trong cuộc sống.

-Có trách nhiệm với bản thân hơn

Sống xa nhà, sẽ chẳng có ai đứng ra giúp đỡ bạn khi khó khăn. Bạn hoàn toàn phải tự sắp xếp
công việc, tự làm mọi thứ, tự ra quyết định và đương nhiên, phải tự có trách nhiệm với những gì
mình làm. Từ đó tạo điều cho chúng ta trưởng thành hơn, làm những việc có ích cho mình và
người

-Tự giác hơn trong công việc nhà

Nấu ăn, lau dọn, thay bóng đèn, thông rãnh thoát nước trong phòng tắm… tất cả những công việc
trước giờ bạn chưa từng phải động tay, giờ sẽ là trọng trách của bạn.

Xa nhà, bạn sẽ thấy trình nấu ăn của mình “lên tay” hơn, trở thành người tiêu dùng khôn ngoan
hơn trong các khoản chi tiêu.

4. Trân quý tình cảm gia đình


Xa nhà, điều thiếu thốn nhất mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào cũng phải thừa nhận, đó là mặt
tinh thần, tình cảm. Bao nhiêu năm chung sống cùng gia đình, bên người thân, ngày ngày gặp
nhau, cùng trò chuyện… nhưng giờ đây, bạn chỉ còn lại một mình.

Thời gian sống cùng gia đình nhiều người không biết quý trọng, thường cằn nhằn, khó chịu trước
sự quan tâm của ba mẹ… nhưng đến khi xa rồi, thì bạn mới thấy hối tiếc.

Bạn sẽ nhớ cái cảm giác được quan tâm, vỗ về; thèm nghe lời trách móc, nhắc nhở; thèm những
cuộc tranh cãi với anh em... Nhất là khi có chuyện buồn chán, khi thất bại, khi ốm đau… lại càng
thấy cô đơn và tủi thân hơn.

Bạn tự nhiên nhớ những món ăn mẹ nấu. Nhớ ra nhiều bài học bố đã từng dạy, và thấy chúng vô
cùng bổ ích. Bạn đếm lui đến kỳ nghỉ để được về với gia đình và cảm thấy những cuộc chuyện
trò qua điện thoại thật là không đủ. Đi học xa nhà mới thấy được rằng, nhà là nơi bình yên nhất.

? (Cho mình hỏi là ở lớp mình có bạn nào có em trai hay em gái không ạ, thường thì cái
lúc mà bạn chưa đi học đại học, chưa ở xa nhà thì bạn có hay cãi nhau với em mình không
ạ,... còn bây giờ sau khi xa nhà thì saoo ạ, mỗi lần về quê bạn có mua quà về cgo gia đình
hay là mua quà về cho em k.....bạn cảm có cảm thấy là xa là nhớ gặp nhau là cười không
ạ......)

Những khó khăn mà sinh viên phải đối mặt khi sống xa nhà

Cuộc sống của sinh viên màu hồng nhưng cũng lắm chông gai. Đó là một chân trời mới, một
cuộc sống mới và những khó khăn mới, sinh viên khác hoàn toàn so với học sinh và tất nhiên là
bạn buộc phải thích nghi với điều đó. Sẽ chẳng có gì là suôn sẻ nếu như tất cả chỉ mới vừa bắt
đầu. Sống xa nhà là 1 thử thách về tính tự lập của mỗi sinh viên.

Điều chỉnh cuộc sống mới

Năm đầu tiên đi học đại học sinh viên luôn gặp phải khó khăn ban đầu trong việc điều chỉnh
cuộc sống mới theo giờ giấc học tập mới, ăn nghỉ khác thời gian ở nhà. Nhiều bạn sẽ cảm thấy
xa lạ vì sự khác nhau giữa môi trường đại học và học phổ thông. Có thể gọi như “cú sốc văn
hóa” khi có quá nhiều sự khác biệt trong học tập và trong cuộc sống. Tất cả các vấn đề từ học tập
đến thói quen sinh viên sẽ phải tự chủ động điều chỉnh và sống theo phong cách sinh viên cho
phù hợp.

Khó khăn là ở chỗ nhiều sinh viên ở cấp phổ thông không được tiếp xúc với những kiến thức về
kinh tế, xã hội, đến khi lên đại học một lúc phải học tất cả các kiến thức mới nên học sinh không
thể áp dụng được. Cũng chỉ vì những thói quen bị đảo lộn mà nhiều sinh viên đã không thích ứng
được với điều kiện học tập mới nên đã bỏ cuộc và rẽ ngang con đường khác.

Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng về điều này vì chỉ sau một thời gian thích nghi bạn sẽ sớm
làm quen được với cuộc sống mới và thay đổi mới. Quan trọng là các bạn cần dành thời gian để
tìm hiểu về cuộc sống mới và từ đó thích nghi với những thay đổi để có sự điều chỉnh bản thân
cho phù hợp. Khi bạn cởi mở thì sẽ thấy vấn đề trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn sẽ thấy
khoảng thời gian đại học có rất nhiều điều thú vị và bản thân cũng phát triển được nhiều kiến
thức cũng như kỹ năng khi học đại học.
1. Khó khăn trong việc chi tiêu

Đây là vấn đề đầu tiên mà hầu như sinh viên nào cũng gặp phải nhất là những bạn sinh viên năm
nhất. Ngoài việc cất tiền cẩn thận bạn còn phải chi tiêu ra sao, cân đo đong đếm như thế nào cho
vừa phải để đủ những khoản chi tiêu trong tháng. Tránh gặp phải tình cảnh đầu tháng xài quá tay
và cuối tháng phải cầm cự bằng “mì gói”. Còn đối với sinh viên năm 3 năm 4, sẽ cần chi tiêu
nhiều hơn, có nhiều khoản phải chi, gặp nhiều vẫn đề phát sinh trong cuộc sống.

2. Vấn đề học tập

Ở những cấp dưới, khi còn là học sinh, hàng ngày sẽ ghi chép bài theo ý thầy cô giảng dạy và
làm bài tập về nhà, phải học bài để đầu giờ hôm sau lên trả bài nhưng sinh viên thì không học
theo cách đó. Do không có sự quản lý gắt gao của các thầy cô nên đa số hình thức học của sinh
viên là tự học. Chính vì tự học nên sinh viên cũng gặp phải không ít khó khăn như trong quá
trình học có chỗ nào chưa hiểu sẽ phải tự tìm tài liệu trên mạng hoặc hỏi bạn bè, ít khi được thầy
cô chỉ dạy tận tình như học sinh phổ thông.

Do còn trẻ nên sinh viên sẽ có xu hướng muốn thể hiện mình, cảm giác cầm những đồng tiền do
mình làm thêm ngoài giờ học rất hãnh diện và sung sướng, nên đôi khi, “ đồng tiền sẽ làm thay
đổi con người”, có rất nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập, giành thời gian đi làm, coi việc đi
làm thêm quan trọng hơn việc đi học.

Không có sự quản thúc của gia đình nên sinh viên sẽ khó tự lập trong việc tự học, rất dễ tụ tập
chơi bời, chểnh mảng học tập. Hiện tượng phổ biến hiện nay của sinh viên đó là “ nước đến chân
mới nhảy” tức là gần đến lúc thi mới học, hoặc quan niệm mang tài liệu vào phòng thi là sẽ được
chép, thi cử ở đại học rất khác với phổ thông, mức độ căng thẳng cao , khối lượng kiến thức
nhiều, tuy nhiên nếu sinh viên không nhận thức rõ được việc học quan trọng thì việc học chống
đối, đến lớp chỉ để điểm danh, thi cử thì mang tài liệu sẽ là điều hiển nhiên.

3. Nỗi nhớ nhà

Hầu hết sinh viên đều sẽ có chung cảm giác nhớ nhà, nhất là những tháng đầu đại học, những ai
quê xa còn phải xa nhà trong một khoảng thời gian dài. Sinh viên sẽ cảm thấy bơ vơ khi mỗi sớm
thức dậy ở một nơi xa lạ mà không phải nhà của mình, không được thưởng thức bữa sáng do mẹ
chuẩn bị,… Bởi vậy lúc này rất cần có những người bạn cùng khoa, cùng lớp và cùng phòng trọ
để giúp bạn mau quên đi chướng ngại vật này. Hiện nay có các phương tiện hiện đại như
facebook, các sinh viên có thể liên lạc, nhìn thấy cha mẹ rất rõ nét qua điện thoại, máy tính. Bởi
thế, khó khăn này sinh viên cũng sẽ sớm làm quen được.

4. Làm thân với bạn mới

Bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước không phải
muốn kết bạn là sẽ kết thân được. Người bạn có thể chia sẻ được phải là người hiểu mình, quan
tâm nhau và có tiếng nói quan điểm chung. Bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn hoặc
nhóm bạn mới thông qua câu lạc bộ, lớp học thêm,...thực tế có rất nhiều người cũng đã tìm được
cho mình người bạn chân thành với mình thời học đại học. Tuy nhiên, Sinh viên có thể gặp và
chơi với những bạn có thể mang những lối sống tiêu cực, buông thả, vì vẫn còn rất trẻ nên nếu
không làm chủ được bản thân thì rất dễ xa ngã, đi lệch với mục tiêu của mình.
5. Rèn luyện sự tự lập

Các sinh viên nên tạo cho mình thói quen học tập tự giác vì khi đi học đại học, sẽ không có cha
mẹ ở bên để giám sát và nhắc nhở chúng ta đi học đúng giờ, không được bỏ học. Tất cả kết quả
đều do các bạn chọn lựa và chịu trách nhiệm, đây là một thói quen tốt kể cả sau này bạn đã đi
làm mà vẫn giữ được đức tính kỷ luật này.

6. Vấn đề nhà ở

Nhà trọ để ở cũng là một vấn đề gây khó khăn cho các bạn tân sinh viên, các bạn có thể ở trọ tại
ký túc xá của các trường Đại học hoặc sẽ thuê trọ ở bên ngoài. Tuy nhiên để tìm cho mình nơi ở
phù hợp giá tiền và gần chỗ học, có an ninh bảo đảm thật sự không dễ dàng. Tìm nơi để ở lâu dài
các bạn phải xem xét những yếu tố như mức giá thuê, khoảng cách xa gần trường mình học, cơ
sở vật chất,…có khi ưng điểm này nhưng lại không thích điểm khác. Ngoài ra, việc ở chung với
các bạn mới cũng là vấn đề khó khăn: do không hợp tính cách của nhau, không cùng chung lối
sống, nên việc sống hòa hợp sẽ rất khó.

7. Ngủ quên trong chiến thắng

Nhiều sinh viên năm nhất đã từng nghĩ rằng lên học đại học là sướng vì không bị bố mẹ quản lý,
được xả hơi sau chuỗi ngày ôn thi vất vả. Nhiều người cũng vì “ngủ quên trong chiến thắng”,
dành thời gian để chơi và ngủ nghỉ, xa đà vào ăn chơi, tiêu tốn tiền bạc của bố mẹ, học hành
điểm số thấp, phải học lại và thi lại khi đó mới nhận ra và muốn quay trở lại thì không biết bắt
đầu từ đâu.

8. Bệnh tật

Việc thay đổi chỗ ở, môi trường khí hậu, thời tiết, thức ăn dễ làm cho sinh viên không kịp thích
nghi và mắc các bệnh như cảm sốt, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy. Lúc này sẽ không có gia đình
bên cạnh để an ủi , động viên hay chăm sóc, sinh viên phải tự vượt qua.

9. Sắp xếp thời gian giữa việc học và làm thêm và tham gia các hoạt động khác

Thời gian mới lên đại học hầu như sinh viên sẽ dành nhiều thời gian vào các hoạt động ngoại
khóa mới mẻ mà quên nhiệm vụ chính là học tập. Vậy nên, các bạn hãy sắp xếp thời gian phù
hợp cho những hoạt động tại trường. Khi học đại học sự tự do vừa là cơ hội nhưng cũng là thách
thức không nhỏ cho sinh viên, có thể sống theo cách bạn muốn nhưng hậu quả thật khó lường.
Hãy biết suy nghĩ và điều chỉnh thời gian hợp lý cho bản thân để tránh đi quá xa vào lối sống hao
tốn thời gian vô ích.

Ngoài ra, do còn trẻ nên sinh viên sẽ có xu hướng muốn thể hiện mình, cảm giác cầm những
đồng tiền do mình làm thêm ngoài giờ học rất hãnh diện và sung sướng, nên đôi khi, “ đồng tiền
sẽ làm thay đổi con người”, có rất nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập, giành thời gian đi làm,
coi việc đi làm thêm quan trọng hơn việc đi học.

Một số cách khắc phục:

Giải pháp đầu tiên là để sinh viên có thể điều chỉnh được cuộc sống mới thì trước hết, bản thân
sinh viên cần xây dựng cho mình được sự quyết tâm và tự đặt ra mục tiêu trong học tập, cần có
sự kiên trì , cố gắng để từ không quen, không thích nghi được thành thói quen tốt và cảm thấy
cuộc sống mới đầy thú vị. Đồng thời gia đình, nhà trường cũng nên quan tâm , động viên để tạo
thêm động lực cố gắng thay đổi, thích nghi cho sinh viên.

Giải pháp thứ 2 là để sinh viên có thể bớt lo lắng hơn trong vấn đề chi tiêu, tài chính. Sinh viên
có thể lập ghi chép lại việc chi tiêu để xây dựng bảng biểu hoặc cân bằng cho hợp lí hoặc với
những bạn linh động hơn thì có thể đi làm thêm . Đối với những bạn sinh viên mới bước chân
vào giảng đường thì phụ huynh cũng nên hỗ trợ nhiều hơn 1 chút về tài chính vì có thể các bạn
vẫn chưa quen với việc độc lập tiêu tiền.

Giải pháp thứ 3 là để giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong học tập. Bản thân sinh viên cần
chủ động để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức nhất ở trường, có thể hỏi trực tiếp thầy cô, bạn
bè. Chủ động ghi chép, xin slide, tham gia các hội nhóm học tập để tìm nguồn tài liệu. Có sự
phân bố thời gian học, làm bài tập, ôn tập hợp lí tránh trường hợp để dồn 1 lúc dẫn đến không
học kịp. Đồng thời thầy cô, nhà trường cần tạo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ việc học của sinh
viên như có các cây nước, thùng rác, điều hòa, nơi tư vấn , giải đáp thắc mắc cho sinh viên.

Giải pháp thứ tư là để vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà thì sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ,
đi làm thêm vừa vui, vừa bận rộn để bớt nhớ nhà hơn hoặc với sự phát triển hiện đại của khoa
học công nghệ ngày nay sinh viên có thể gọi điện thoại, video call thường xuyên để nói chuyện
và ngắm bố mẹ, người thân.

Giải pháp thứ 5 giúp cho những sinh viên gặp khó khăn trong vấn đề nhà ở. Trước hết sinh viên
cần tìm hiểu giá cả khu vực, giao thông , an ninh nơi định thuê trọ. Ngoài những sinh viên thích
ở kí túc xá thì sinh viên nên chủ động tìm trọ để phù hợp với mình về tài chính, học tập, sự yên
tĩnh, ...bằng cách đăng thông tin lên các trang trường, Chợ Tốt,...đối với sinh viên có điều kiện
khó khăn thì có thể xin hỗ trợ từ nhà trường,...

Giải pháp thứ 6 là để sinh viên hạn chế tình trạng ngủ quên trên chiến thắng. Nhà trường và phụ
huynh phải thường có sự liên hệ thường xuyên với nhau hơn, nghiêm khắc với những sinh viên
mới vào đại học để sinh viên biết khó mà cố gắng.Tuyên dương những sinh viên liên tiếp đạt giải
cao trong các cuộc thi đồng thời nhắc nhở sinh viên về bài học của sự khiêm tốn.

Giải pháp thứ 7 là luôn ăn uống điều độ, xây dựng lối sống lành mạnh, chăm tập thể dục thể
thao để cải thiện sức khỏe . Thậm chí là phải luôn mang thuốc bên mình để đề phòng

F Quan trọng vẫn là các bạn nên nâng cao tính tự giác

Bài thuyết trình của nhóm mình đến đây là kết thúc, cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

You might also like