You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Phương Uyên

MSSV: 2273201082020
BÀI THU HOẠCH

Trong buổi giao lưu với khách mời đến từ doanh nghiệp, thì em cảm thấy vô cùng
may mắn khi được tham gia và có cơ hội lắng nghe cũng như có những chia sẻ
chân thật với anh Phạm Thái Chương – CEO và Founder của Phata Edu, về những
thắc mắc và những mối bận tâm xoay quanh đời sống sinh viên của riêng em và
của tất cả các bạn sinh viên khác. Chỉ trong ba tiếng, một khoảng thời gian không
dài cũng không ngắn, nhưng anh Chương đã đem đến buổi giao lưu tuyệt vời khi
không chỉ đưa ra vấn đề và hướng giải quyết cho chúng em mà bên cạnh đó anh
còn đưa ra lời khuyên hữu ích vào những phút cuối của buổi giao lưu. Theo đó,
anh đã mang đến các vấn đề cũng như chia sẻ hướng giải quyết theo thứ tự như
sau:
1. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?
- Chia thành 2 luồng ý kiến khi một bên là có, vì điều này giúp các bạn
kiếm thêm thu nhập cho bản thân để giúp đỡ gia đình, cũng như sử dụng
theo ý muốn bản thân. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm cho sinh viên trải
nghiệm cuộc sống và mang đến những kỹ năng mềm quan trọng như đối
nhân xử thế, giao tiếp và quản lý thời gian. Còn bên ý kiến không cho
rằng việc các bạn sinh viên quá tập trung vào việc đi làm sẽ gây ảnh
hưởng đến việc học nếu như các bạn không biết cách quản lý thời gian.
Điều này có thể dẫn đến việc bỏ bê học tập và rớt môn học, khi đó tiền
kiếm được lại phải đem đi đóng học lại.
2. Sinh viên sẽ làm gì khi có được tiền lương tháng đầu tiên?
- Theo cá nhân em thì em sẽ chia thành 3 nguồn chính như sau:
+ Nguồn 1 (35%): Số tiền trích ra sẽ được sử dụng cho bản thân em.
+ Nguồn 2 (35%): Dùng để tiết kiệm cho các mục tiêu sau này.
+ Nguồn 3 (30%): Dùng để dự trù cho các trường hợp khẩn cấp cần tiền
gấp.
- Lý do em không trích ra một phần tiền nhằm phụ giúp ba mẹ vì theo em
một công việc làm thêm sẽ không thể giúp em đóng được học phí hoàn
toàn thay cho ba mẹ. Ngoài ra, việc em tự chăm lo cho bản thân từ số tiền
của chính bản thân làm ra thay vì xin cha mẹ cho những việc nhỏ nhặt
nhất (ăn uống, mua đồ dùng cá nhân,..) đến những việc lớn (tự lo tiền
thuốc men, viện phí khi bị bệnh,..) cũng là một cách để phụ giúp cho ba
mẹ em.
3. Tại sao chúng ta cần xây dựng mối quan hệ xã hội?
- Bởi vì nó cho chúng ta cơ hội được thăng tiến trong công việc, học tập và
mang đến những sự giúp đỡ cần thiết khi chúng ta gặp khó khăn trong
cuộc sống.
4. Làm thế nào để chúng ta xây dựng một mối quan hệ xã hội?
- Theo đó, chúng ta cần phải tự chủ động bắt chuyện và xây dựng nền
móng cho mối quan hệ với đối tượng mà chúng ta hướng đến. Cũng như
cần có thời gian cùng tìm hiểu và trải nghiệm về nhau trước khi đến bước
duy trì mối quan hệ.
5. Làm sao để chúng ta duy trì một mối quan hệ xã hội?
- Như anh Chương có chia sẻ, yếu tố quan trọng nhất chính là sự chân
thành của ta giành cho đối phương. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần dành
sự quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh đối tượng bên cạnh
chính bản thân người đó. Điều đó sẽ tạo ấn tượng tốt về bản thân chúng
ta đến đối tượng.

Có thể nói, ngoài những vấn đề được em sơ lược lại thì anh Chương và các bạn còn
có những chia sẻ chân thành xoay quanh những mối lo lắng trong cuộc sống học
đường của các bạn khi lên môi trường đại học. Nhờ có buổi giao lưu với khách
mời này đã giúp em nhận ra rằng em không đơn độc một mình cũng như giúp em
có được những thông tin và bổ ích mà em tin chắc rằng những chia sẻ của anh sẽ là
nền tảng tốt cho em phát triển hơn trong cách suy nghĩ và hành động

HẾT
CẢM ƠN THẦY ĐÃ ĐỌC!

You might also like