You are on page 1of 10

Trả lời câu hỏi phản biện nhóm 02- chủ đề 06: Xây dựng các quan hệ tích

cực

Nhóm 7: Làm thế nào bạn quản lý thời gian để duy trì các mối quan hệ xã hội,
đặc biệt trong tình huống cuộc sống và công việc bận rộn?
Nhiều người đang phải đối mặt với vấn đề quản lý thời gian trong cuộc sống bận rộn
hiện nay. Đặc biệt là trong tình huống công việc đòi hỏi nhiều thời gian và sự tập
trung, việc duy trì các mối quan hệ xã hội trở nên khó khăn hơn.
Sau đây nhóm mình đưa ra một số cách giúp bạn có thể tổ chức thời gian hiệu quả và
duy trì các mối quan hệ xã hội trong tình huống cuộc sống và công việc bận rộn:
-Xác định ưu tiên: Trước tiên, bạn cần phải xác định các mối quan hệ xã hội nào là
quan trọng nhất đối với bạn. Sau đó, hãy sắp xếp thời gian ưu tiên của mình để dành
cho những mối quan hệ đó. Đừng quên để lại khoảng thời gian dành cho bản thân và
gia đình.
- Sử dụng các app thông minh để duy trì mối quan hệ và quản lý thời gian trên điện
thoại: Công nghệ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Một cách vừa đơn giản vừa tiết kiệm thời gian là sử dụng các ứng dụng nhắn tin như
messenger, zalo, email, hoặc mạng xã hội để giữ liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp.
Trên các app cũng có tích hợp sẵn các ngày quan trọng của bạn bè, đối tác như ngày
sinh nhật,..vào các dịp quan trọng giúp bạn nắm bắt và gửi lời chúc tới họ.Tuy nhiên,
việc gặp mặt trực tiếp vẫn là cách tốt nhất để duy trì và gia tăng các mối quan hệ xã
hội.
-Tập trung vào chất lượng, không phải số lượng: Thay vì cố gắng duy trì quá nhiều
mối quan hệ, bạn nên tập trung vào chất lượng của các mối quan hệ đó. Hãy dành thời
gian cho những người bạn thực sự quan tâm, giúp đỡ hay chỉ đơn giản là trò chuyện
thăm hỏi nhau sau thời gian dài không gặp mặt.
- Lên kế hoạch: Với một người bận rộn thì việc lên kế hoạch là cách tốt nhất để tổ
chức thời gian hiệu quả. Hãy lên lịch cho các hoạt động xã hội của bạn và giữ cho lịch
trình của mình luôn được cập nhật.
-Hãy biết nói lời từ chối: Đôi khi, bạn cần phải từ chối một số hoạt động xã hội để có
thể tập trung vào công việc hoặc gia đình của mình. Đừng sợ từ chối và hãy giải thích
cho người khác hiểu lý do của bạn.
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả và duy trì các mối
quan hệ xã hội trong tình huống cuộc sống và công việc bận rộn.

Nhóm 1: Trong trường hợp gặp khách hàng không hài lòng, bạn sẽ sử dụng
chiến lược giao tiếp nào để giải quyết tình huống?
Chắc chắn rằng trong quá trình kinh doanh, chúng ta sẽ gặp phải những khách hàng
không hài lòng. Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng mình đưa ra một số
chiến lược giao tiếp hiệu quả.
Đầu tiên, chúng ta cần lắng nghe khách hàng và hiểu rõ vấn đề của họ. Hãy cho
khách hàng biết rằng chúng ta quan tâm đến ý kiến của họ và sẽ cố gắng tìm ra giải
pháp thích hợp nhất.
Tiếp theo, chúng ta cần giải thích cho khách hàng về quy trình giải quyết khiếu nại,
bức xúc của công ty. Cần giao tiếp kỹ càng và mềm mỏng, linh hoạt để đảm bảo
rằng khách hàng hiểu rõ về quy trình này và có thể theo dõi được tiến độ của việc
giải quyết khiếu nại của mình.
Nếu vấn đề của khách hàng không thể giải quyết ngay lập tức, hãy cam kết với
khách hàng rằng chúng ta sẽ tiếp tục làm việc với họ để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Cần đảm bảo rằng khách hàng cảm thấy họ được chúng ta quan tâm và sẽ tiếp tục
sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Cuối cùng, hãy đánh giá lại quá trình giải quyết khiếu nại và học hỏi từ những sai
lầm để cải thiện dịch vụ của công ty.
Với những chiến lược giao tiếp này, chúng ta có thể giải quyết tình huống khách
hàng không hài lòng một cách hiệu quả và đảm bảo sự tin dùng, yêu mến của khách
hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Nhóm 12: Mối quan hệ tích cực có ý nghĩa gì trong việc duy trì sự cân bằng và
hạnh phúc trong cuộc sống?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay để chúng ta có thể duy trì được sự cân bằng và
hạnh phúc là một vấn đề vừa khó lại vừa dễ. Bởi vì xã hội ngày càng phát triển kéo
theo đó là áp lực, căng thẳng cũng tăng nhiều lên. Do vậy, để giảm bớt những áp lực
và có thêm thật nhiều niềm hạnh phúc chúng ta cần xây dựng cho bản thân thật
nhiều những mối quan hệ tích cực. Bởi vì, khi chúng ta có mối quan hệ tốt thì sẽ
giúp bản thân sống tích cực hơn, suy nghĩ lạc quan hơn, giúp bản thân có thể học
tập, rèn luyện, tiếp thu những điều hay lẽ phải, khắc phục những điểm yếu từ những
góp ý của mọi người xung quanh để từ đó mỗi chúng ta sẽ trở nên bao dung hơn,
chín chắn và trưởng thành, trở hơn thành phiên bản tốt nhất của chính mình, được
mọi người xung quanh yêu mến. Ngoài ra, khi bản thân có gặp phải những khó
khăn, thử thách thì có thể nhờ những mối quan hệ tốt đẹp mà mình đã xây dựng
giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn đó. Ngoài ra, để công việc diễn ra
thuận lợi, mang lại tiềm năng thăng tiến cao thì không thể thiếu đi sự hỗ trợ đến từ
các mối quan hệ xã hội. Việc thiết lập các mối quan hệ tích cực giúp chúng ta học
hỏi từ các người có kinh nghiệm và trở nên tự tin hơn trong việc giao tiếp và làm
việc với những người khác. Đồng thời, việc lắng nghe những ý kiến và đóng góp
của người khác cũng giúp nâng cao chất lượng công việc và giải quyết các vấn đề
hiệu quả hơn… Tóm lại, mối quan hệ tích cực có vai trò rất quan trọng, giúp mỗi
người có thể duy trì sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống.
Nhóm 1: Trong môi trường làm việc, vấn đề thiếu sự đồng cảm giữa các cấp
hoặc giữa đồng nghiệp với nhau như việc nhân viên chưa có được suy nghĩ
thấu đáo, giao tiếp hoàn toàn dựa trên ý kiến cá nhân khiến người nghe cảm
thấy hoang mang với những thông tin mới. Vậy nhóm bạn có những ý tưởng
nào để khắc phục hiện trạng trên?
Trong môi trường làm việc, vấn đề thiếu sự đồng cảm giữa các cấp hoặc giữa đồng
nghiệp với nhau vẫn còn tồn tại rất nhiều. Sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm là yếu
tố quan trọng giúp xoa dịu cảm xúc tiêu cực cũng như vực dậy sức khỏe tinh thần
của người lao động. Việc thiếu quan tâm, đồng cảm là một trong những nguyên
nhân dẫn đến những mâu thuẫn, gây ra sự tiêu cực trong tổ chức, từ đó tác động xấu
đến kết quả công việc và ảnh hưởng xấu đến chính người lao động. Vậy chúng ta
cần làm gì để khơi dậy sự quan tâm, thấu hiểu và đồng cảm? Đầu tiên, bạn phải học
cách tự nhận thức về bản thân. Bạn càng cởi mở với cảm xúc của chính mình, bạn
càng dễ dàng thấu hiểu cảm xúc và cảm xúc của người khác. Thứ hai để thấu hiểu,
mỗi người chúng ta cần biết lắng nghe. Lắng nghe nhưng không phê phán, không
đánh giá mà phải ghi nhận ý kiến của người nói bằng sự tôn trọng và có phản hồi
mang tính chất xây dựng. Thứ ba, cần đặt mình vào vị trí người khác giúp chúng ta
hiểu sâu hơn nguyên nhân vấn đề, các yếu tố khách quan, chủ quan, tránh được việc
đưa ra các quyết định có tính phiến diện. Thứ tư, luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
khi họ cần. Bởi vì khi mình giúp đỡ người khác thì họ sẽ cảm nhận được sự chân
thành, sẽ cảm thấy được sự sẻ chia, đồng cảm của bạn dành cho họ. Thứ năm, khi
cần trình bày một vấn đề, mình cần suy nghĩ thấu đáo để làm sao nói cho đúng cho
đủ để thông tin được truyền đi một cách khoa học và chính xác nhất, tránh tình
trạng làm người nghe cảm thấy hoang mang với những thông tin mới. Mỗi chúng ta
không thể sống mà cô độc một mình. Hãy tập cho mình thói quen lắng nghe để
đồng cảm, sẻ chia. Hãy dành một khoảng thời gian để bước chậm lại giữa thế gian
vội vã, để dừng chân bên đời cuộc đời, dành cho nhau một chút ấm áp ngọt ngào. Sẻ
chia nỗi buồn và sẻ chia cả niềm vui để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Nhóm 5: Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ mang đến nhiều
cơ hội cho doanh nghiệp. Các cách duy trì mối quan hệ tích cực giữa khách
hàng và doanh nghiệp?
Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng là một yếu tố quan trọng trong
việc phát triển doanh nghiệp. Khi có một mối quan hệ tốt với khách hàng, doanh
nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để tăng doanh số bán hàng, xây dựng lòng tin và trở thành
nguồn cung cấp ưu tiên cho khách hàng.Sau đây nhóm chúng mình đưa ra một số
cách duy trì mối quan hệ tích cực giữa khách hàng và doanh nghiệp:
1. Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan
hệ với khách hàng. Doanh nghiệp cần lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng,
đồng thời truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác. Sự giao tiếp hiệu quả
giúp tạo lòng tin và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
2. Đáp ứng nhanh chóng: Khách hàng thường mong muốn nhận được sự phản hồi
nhanh chóng từ doanh nghiệp. Do đó, đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả là một yếu
tố quan trọng để duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng. Doanh nghiệp nên sử
dụng các công nghệ và xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng tỉ mỉ, chi tiết để
đảm bảo rằng mọi yêu cầu và thắc mắc của khách hàng được giải quyết kịp thời.
3. Tạo ra giá trị gia tăng: Một cách hiệu quả để duy trì mối quan hệ tích cực với
khách hàng là tạo ra giá trị gia tăng cho họ. Doanh nghiệp có thể cung cấp những
dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ, đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc
chia sẻ kiến thức hữu ích để giúp khách hàng tận hưởng những lợi ích đặc biệt.
4. Quan tâm tới khách hàng: Doanh nghiệp nên ghi nhớ thông tin về khách hàng,
như sở thích, ngày sinh, sự kiện đặc biệt trong cuộc sống của họ và gửi những thông
điệp chúc mừng hay tri ân vào các dịp đặc biệt. Điều này giúp khách hàng cảm thấy
được coi trọng và quan tâm đến từ doanh nghiệp.
5. Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời: Một trải nghiệm tuyệt vời khi mua hàng hay sử
dụng dịch vụ của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng ghi nhớ và có ý định quay lại.
Doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm tuyệt vời bằng cách cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp, nhân viên thân thiện và chu đáo, sản phẩm chất lượng và một môi
trường thoải mái và tiện nghi.
6. Xây dựng lòng tin: Lòng tin là yếu tố quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ
tích cực với khách hàng. Doanh nghiệp cần thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy và
tuân thủ cam kết đã đưa ra. Đồng thời, doanh nghiệp cần giải quyết mọi vấn đề phát
sinh một cách công bằng và nhanh chóng để không làm mất lòng tin của khách
hàng.
Nhóm 7: Có những phương pháp nào để nhận biết, đánh giá được sự kết nối có
sự tin cậy hay không?
Phương pháp nhận biết, đánh giá sự kết nối có sự tin cậy:
- Tính đúng đắn:
● Mức độ đúng đắn của thông tin qua sự kết nối
● Những thông tin qua sự kết nối phải dựa trên nguồn thông tin đáng tin
cậy
- Có thẩm quyền:
● Người kết nối với mình là ai
● Họ có hiểu biết gì về thông tin đang kết nối với mình?
- Khách quan:
● Người kết nối có cởi mở với quan điểm trái ngược không
● Người kết nối có cố tình lái theo quan điểm mà họ mong muốn không
- Liên quan:
● Thông tin được kết nối có liên quan hay phục vụ cho nhu cầu hiểu biết
của bạn không?
● Có những thông tin gì mới phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của bạn
- Tính sở hữu
● Thông tin được kết nói có phải do người kết nối trực tiếp tìm hiểu hay
biết đến không?
● Thông tin có mang tính nguyên bản không?
- Tính cập nhật:
● Thông tin được kết nối có cập nhật mới nhất không?
● Thông tin được tiếp nhận sự kết nối từ lúc nào?

Nhóm 9: Làm sao để xây dựng mối quan hệ với người thành công hơn mình?
Để xây dựng mối quan hệ với người thành công hơn mình chúng ta cần:
● Cải thiện, nâng cao giá trị bản thân

Trước khi tự hỏi bản thân sao mối quan hệ xung quanh mình không có ai giỏi, thì bạn
hãy tự hỏi liệu người giỏi đã quan tâm với mình chưa? Bạn muốn chơi với người giỏi,
thì người giỏi họ cũng muốn chơi với những người giỏi. Không có một doanh nhân
thành đạt nào mà chơi cùng một người nghiện ngập, không có học thức cả đúng không
nào?
Vì vậy bạn cần phải học hỏi, tìm tòi càng nhiều càng tốt. Học giỏi mảng của mình, tò
mò, tìm tòi về tình hình thế giới, kinh tế, tất tần tật mọi chủ đề thú vị. Để làm gì? Đây
chính là kiến thức của bạn khi đem đi nói chuyện, cafe với người giỏi. Nó sẽ giúp bạn
không bí chủ đề khi giao tiếp cũng như cho họ thấy bạn là người hiểu sâu, biết rộng và
cảm thấy thích thú khi được nói chuyện, chia sẻ cùng bạn.
● Đừng ngại bắt chuyện với người lạ.

Bạn đi ra ngoài quán cafe, cửa hàng tiện lợi, … Thấy người ta ngồi lập trình, với kinh
nghiệm nhìn code không hiểu gì thì bạn biết chắc là anh/chị này chắc giỏi lắm đây, rồi
bạn sẽ làm gì tiếp theo?
Mình khẳng định 90% các bạn đọc bài viết này sẽ về chỗ ngồi của mình và làm việc
cá nhân. Điều đó có thể đã làm bạn mất đi một mối quan hệ với người giỏi rồi đấy.
Thay vì vậy bạn có thể lại chào hỏi đối phương và bảo: “Anh/chị đang làm gì hay vậy
ạ? Em cũng đang là sinh viên IT, nhìn anh/chị làm em thấy tò mò nên lại hỏi thử ạ,
…". Tất nhiên sẽ có người từ chối, tỏ thái độ không thiện chí lắm nhưng tin mình đi,
chỉ cần bạn chào hỏi lễ phép cởi mở, thân thiện thì tỉ lệ thành công rất cao rồi nhé
● Cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại sau.

Với cá nhân câu chuyện có thật 100% của mình, đa số mối quan hệ của mình đều
được tạo nên bằng việc cho đi. Hồi cuối cấp 3 mình đã bắt đầu học ở một trung tâm
lập trình. Mình có ngồi kế một anh và một chị. Mình lúc đó cũng là sức trẻ, dư dả thời
gian nên cày cuốc nhiều còn anh chị học chung vì vừa đi làm vừa học nên tiếp thu
cũng không nhanh. Cũng không có ai nhờ mình chỉ gì đâu nhưng vì mình thấy chị
code có bị bug mà sửa hoài không được nên mình quay sang sửa luôn
Đây là trường hợp mà mình đã cho đi kiến thức của bản thân. Bạn cũng có thể cho đi
một cách nhanh hơn là có thể biết những anh/chị nào giỏi trong đại học, trong công ty,
… thì cứ thoải mái liên lạc họ. Mời họ một bữa ăn, một bữa cafe nói chuyện và học
hỏi kinh nghiệm thôi. Nhưng nên nhớ cho đi đừng tính toán mình phải nhận lại được
gì nhé, cứ cho họ sự nhiệt tình rồi họ sẽ nhiệt tình lại thôi
● Quan tâm, để ý đối phương.
Xây dựng mối quan hệ chứ không phải là cuộc trao đổi buôn bán cho đi rồi nhận lại là
chấm hết. Bạn cũng cần phải duy trì mối quan hệ cho tương lai xa hơn nữa nhé. Hỏi
thăm đối phương định kỳ hàng tháng, chúc họ vào những ngày lễ, tặng quà vào ngày
sinh nhật, … Mối quan hệ như vậy sẽ càng gắn kết hơn, càng thân hơn thì họ sẽ càng
sẵn lòng chia sẻ với bạn nhiều kiến thức, kinh nghiệm quan trọng hơn nhé.
Nhóm 4: Trong các mối quan hệ, chúng ta sẽ có những cuộc nói chuyện mang tính
đóng góp, xây dựng; nhưng sẽ bị hiểu thành chỉ trích lẫn nhau. Làm sao để cải thiện
vấn đề này?
Để có thể cải thiện vấn đề mang lại hiệu quả trong giao tiếp sẽ có một vài các mẹo
giúp mọi người thực hành dễ dàng hơn
1, Tránh chỉ trích người khác và tập trung vào việc thảo luận về vấn đề cụ thể hoặc
hành động cần cải thiện. Ví dụ, nếu bạn muốn đề cập đến một điểm yếu của người
khác, đừng nên thẳng thừng phê phán điểm yếu đó mà tập trung vào những lời khuyên
giúp họ cải thiện nó.
2, Có thể sử dụng đại từ nhân xưng "chúng ta" thay vì "tôi" để bày tỏ quan điểm
của mình. Điều này giúp truyền tải thông điệp đến người khác hiệu quả hơn.
3, Tránh sử dụng từ ngữ cực đoan khiến người khác cảm thấy bị tấn công. Thay vì
sử dụng cụm từ như "đừng", "không bao giờ", hãy sử dụng những từ ngữ tích cực hơn
như "nên" hoặc "có đôi khi bạn cần...".

4, Hãy lắng nghe nhiều hơn, thể hiện sự tôn trọng quan điểm của người khác, chỉ
nên đưa gợi ý, thay vì áp đặt người khác phải làm theo lời khuyên của mình.

5, Có thể thử đặt mình vào địa vị người đối diện để hiểu được nhu cầu, mong
muốn của người đó. Đây là cách chúng ta có thể hiểu phần nào tại sao những câu nói
mà mình cảm tưởng như vô hại lại có thể gây ảnh hưởng tới cảm xúc của người đối
diện.

Nhóm 6: theo nhóm bạn điều gì quan trọng nhất để tạo nên mối quan hệ tích
cực. Vì sao?
Điều quan trọng nhất để tạo nên mối quan hệ tích cực là sự trung thực và chân
thành. Một mối quan hệ tích cực cần phải dựa trên sự trung thực và chân thành giữa
hai bên. Mối quan hệ cần được thiết lập dựa trên tình cảm, sự mến mộ chân thành,
không vị kỉ. Mối quan hệ ấy được tạo nên không vì những lợi ích cá nhân, vì sự
thực dụng. Bạn và đối phương nên chia sẻ với nhau thật lòng những suy nghĩ, cảm
xúc và cả những điều khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người trong một mối quan hệ
đều cần được tôn trọng.
Nhóm 4: Có nhiều ý kiến cho rằng khi không đồng tình cách giao tiếp, tôn
trọng họ là im lặng, bạn nghĩ sao về quan điểm này ?
Khi không đồng tình cách giao tiếp, ta nên góp ý hoặc bày tỏ quan điểm với người
đối diện với thái độ xây dựng, chân thành. việc chân thành bày tỏ ý kiến đóng góp
trên tinh thần xây dựng mới thể hiện sự tôn trọng, tập trung vào giải quyết vấn đề.
trong khi đó việc im lặng có thể ngầm thể hiện sự phản đối, không hài lòng và phần
nào đó thể hiện sự thiếu tôn trọng khi người khác nói mà không được nhận phản
hồi.
Nhóm 3: với những thanh niên trẻ trâu hay đua xe bốc đầu, họ có đặc điểm
ngang ngược, không nghe ai cả. Vây giao tiếp để thuyết phục họ như nào để
không vi phạm PL nữa.
Để thuyết phục những thanh niên này không vi phạm pháp luật nữa, cần phải có sự
kiên nhẫn và khéo léo trong giao tiếp.
● Tìm hiểu nguyên nhân khiến họ đua xe bốc đầu. Có thể là do họ muốn thể hiện
bản thân, muốn được nổi tiếng, hoặc do họ không có việc gì để làm. Khi hiểu
được nguyên nhân, chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.
● Lắng nghe và tôn trọng họ. Đừng vội phán xét hay chỉ trích họ. Hãy lắng nghe
những suy nghĩ và cảm xúc của họ một cách chân thành. Điều này sẽ giúp họ
cảm thấy được tôn trọng và dễ dàng tiếp thu những lời khuyên của bạn hơn.
● Giải thích cho họ về những hậu quả của việc đua xe bốc đầu. Hãy cho họ thấy
rằng hành vi này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia
đình và xã hội.
● Khuyến khích họ tham gia các hoạt động lành mạnh. Thay vì đua xe bốc đầu,
hãy khuyến khích họ tham gia các hoạt động lành mạnh như thể thao, nghệ
thuật,... Điều này sẽ giúp họ phát triển toàn diện và tránh xa những hành vi vi
phạm pháp luật.
Nhóm 5: làm sao để xây dựng mối quan hệ lâu dài trong công việc?
Một số cách để xây dựng mối quan hệ lâu dài trong công việc:
● Là chính mình: Đừng cố gắng trở thành một người khác để lấy lòng người
khác. Hãy là chính mình và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của bản thân.
● Giao tiếp cởi mở và chân thành: Hãy lắng nghe và chia sẻ với người khác một
cách cởi mở và chân thành. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin và sự gắn
bó với họ.
● Tôn trọng lẫn nhau: Hãy tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác. Điều này
sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và thấu hiểu.
● Giúp đỡ người khác: Hãy sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ cần. Điều này sẽ
giúp bạn thể hiện sự quan tâm và thiện chí của mình.
● Thể hiện lòng biết ơn: Hãy biết ơn những người đã giúp đỡ bạn. Điều này sẽ
giúp bạn thể hiện sự trân trọng và giữ gìn mối quan hệ.

Nhóm 9: Cảm thấy mối quan hệ với người khác trở nên khó xử và khó giao
tiếp thì làm sao bạn xử lý 1 cách khéo léo?
Để xử lý mối quan hệ và giao tiếp khó khăn một cách khéo léo, bạn có thể thử các
phương pháp sau:

1. Tìm hiểu và lắng nghe: Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu rõ góc nhìn và
cảm xúc của họ. Lắng nghe chân thành, đặt câu hỏi để biết thêm thông tin và thể
hiện sự quan tâm tới họ.
2. Kiểm soát cảm xúc: Tránh phản ứng quá mạnh mẽ hoặc tỏ ra quá nhạy cảm. Hãy
giữ được sự điều bình và kiểm soát cảm xúc của bạn để tránh xảy ra xung đột hoặc
làm rối loạn tình hình.
3. Sử dụng ngôn ngữ tích cực: Lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt tích cực trong giao
tiếp của bạn. Tránh sử dụng các cụm từ tiêu cực hay chỉ trích, hãy tập trung vào
việc tìm giải pháp hợp tác và xây dựng.
4. Thể hiện lòng tôn trọng: Luôn trân trọng người khác và quan điểm của họ. Không
xâm phạm hoặc châm chọc người khác để tránh tạo ra căng thẳng và xung đột.
5. Luyện tập kỹ năng giao tiếp: Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, lắng nghe và thể hiện
ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả. Tham gia các khóa học, đọc sách hoặc tìm hiểu
về các phương pháp giao tiếp để trở nên tự tin và khéo léo hơn trong việc tiếp xúc
với người khác.
6. Tạo ra không gian thoải mái: Nếu mối quan hệ gặp khó khăn, hãy tìm cách giải
quyết vấn đề hoặc tạo ra không gian thoải mái để cả hai bên có thể trò chuyện một
cách bình thường và giải quyết mâu thuẫn.
7. Xem xét quan điểm khác nhau: Cố gắng hiểu và chấp nhận quan điểm và giá trị
khác nhau. Đôi khi, chỉ cần chấp nhận sự khác biệt và tôn trọng quan điểm của
người khác có thể giúp tạo ra một mối quan hệ tốt hơn.
8. Tìm sự hỗ trợ: Nếu vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý mối quan hệ, hãy tìm sự hỗ
trợ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ và giao tiếp. Họ có
thể cung cấp những gợi ý và phương pháp phù hợp để giúp bạn.
Mỗi mối quan hệ là một quá trình, và việc xử lý khéo léo yêu cầu sự kiên nhẫn và
thực hành.
Nhóm 11: Việc chúng ta tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung,
một số cá nhân cũng dựa vào đó mà ỷ lại, thiếu trách nhiệm, vừa với chính bản
thân họ, vừa với cả nhóm. Dựa vào quy tắc “trách nhiệm-owned” các bạn
thuyết trình, hãy đưa ra ý kiến của các bạn, đồng ý/không đồng ý và tại sao?
Đồng ý
Việc tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung có thể dẫn đến một số cá
nhân ỷ lại và thiếu trách nhiệm vì những lý do sau:

1. Ngại gánh vác trách nhiệm: Một số người có thái độ thiếu trách nhiệm do ngại
gánh vác trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề chung. Họ có thể nghĩ rằng sẽ có
người khác làm điều đó hoặc không muốn mất thời gian và công sức của mình.
2. Thiếu kiến thức và kỹ năng: Có những người không tự tin vào khả năng giải
quyết vấn đề chung vì họ không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Việc lo lắng
về việc không thể đóng góp hiệu quả có thể khiến họ ỷ lại và không tham gia tích
cực.
3. Suy nghĩ cá nhân và lợi ích riêng: Một số người có suy nghĩ lợi ích cá nhân và
chú trọng vào việc đạt được lợi ích ngay lập tức. Họ không nhìn thấy lợi ích dài hạn
của việc tham gia tích cực vào giải quyết vấn đề chung và thay vào đó ỷ lại và tận
hưởng lợi ích ngắn hạn.
Việc tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung là vô cùng quan trọng. Các
thành viên tích cực cần thúc đẩy sự tự tin, đào tạo và giáo dục để tăng cường kiến
thức và kỹ năng, xây dựng lòng tin và khuyến khích những người khác tham gia và
cam kết vào quá trình giải quyết vấn đề chung.

You might also like