You are on page 1of 2

Dear anh Trọng,

Em Hà Team The Water gửi anh 3 điều tâm đắc nhất sau buổi gặp gỡ với anh ( sángT6 ngày 13/1) vừa
qua. Qua buổi gặp gỡ em đã

3 điều mà em tâm đắc nhất sau buổi gặp gỡ hôm trước đó là :

 Thứ nhất em cảm thấy nghề sale là một nghề có khá nhiều áp lực, qua buổi chia sẻ em đã biết
cách cân đối giữa công việc và cuộc sống, để bản thân không mang áp lực về nhà. Key ở đây là
cách quản lý thời gian trên công ty một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Sử dụng quy luật 80-20, tập
trung vào 20% công việc quan trọng – những công việc mang lại 80% lợi ích.Lập bảng đưa ra các
activites trong ngày, theo đó đưa ra từng thời gian mình dành cho các hoạt động đó, mỗi hoạt
động chiếm bao nhiêu % thời gian làm việc của mình. Thử nghiệm trong vòng 5 ngày.Kết thúc
ngày tổng hợp lại: hoạt động nào là quan trọng, mang lại hiệu quả lợi ích tốt nhất, thì sẽ tập trung
thời gian danh cho các hoạt động đó. Từ đó cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sắp xếp công
việc một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

 Thứ 2 em cho rằng ngay từ bây giờ chúng ta nên nghiêm túc trong việc xác định ngành nghề
trong tương lai của mình. Xác định công việc sẽ gắn bó với bản thân trong suốt hành trình dài của
cuộc đời giúp nuôi sống bản thân và tạo ra giá trị cho xã hội. Có 3 yếu tố quan trọng:

 Phải các định được mình có yêu thích công việc đó không? Nếu công việc không xuất
phát từ sở thích của mình, bản thân sẽ không có động lực cố gắng mỗi khi gặp khó khăn
và không theo đuổi lâu bền, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, nặng nề, chán nản.
 Xác định được yêu cầu của công việc có phải là điểm mạnh của mình không? Một công
việc bạn yêu thích nhưng bản thân không có một chút năng khiếu để thực hiện nó thì
công việc đó sẽ trở nên rất khó khăn và nặng nề với bạn, lâu dần bạn sẽ chán nản và bỏ
cuộc. Khi điểm mạnh của bạn được áp dụng vào đúng lúc đúng chỗ sẽ tạo ra cơ hội phát
triển mạnh mẽ.
 Công việc có ý nghĩa, giúp ích cho cộng đồng không ? Công việc mang lại nhiều giá trị
cho xã hội, không làm hại người khác.

 Thứ 3 Sales không phải nghề đi xin, mà là đi cho - cho khách hàng giải pháp. Hơn ai hết, người
sales sẽ hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của mình, nên khi khách hàng có vấn đề, họ sẽ đưa ra giải
pháp. Như vậy là đi cho. Khi mang tâm trạng đi cho sẽ khác rất nhiều với đi xin, cần bỏ qua tâm
lý đi xin và chuyển sang đi cho một giải pháp, vì nó đáp ứng được nhu cầu, mối quan tâm của
khách hàng.

You might also like