You are on page 1of 5

TIỂU LUẬN

MÔN: TRIẾT HỌC

TIỂU LUẬN: Trình bày về một tác phẩm nghệ thuật Anh/Chị tâm đắc nhất về triết lý trong
tác phẩm. Theo Anh/Chị, cảm nhận về triết lý nên mang ảnh hưởng từ hệ tư tưởng nào? Hãy
chứng minh ảnh hưởng của hệ tư tưởng triết lý đó góp phần định hướng ý thức và hành động
của Anh/Chị?

HỌC VIÊN: VÕ THỊ LY


GIẢNG VIÊN: TS ĐẶNG HOÀNG VŨ
LỚP: SEM10HCM
NGÀY 08/03/2024
Sách là công cụ phổ biến để nâng cao kiến thức về đời sống, kỹ năng cũng như là công cụ để
giải trí. Từ khi còn bé chúng ta đã tìm đọc những cuốn sách truyện tranh, nên sách rất phổ
biến xung quanh chúng ta. Nhưng sách cũng là nguồn kiến thức gần như vô tận và ta không
thể nào tìm đọc hết được. Trong số các cuốn sách mà tôi từng đọc, tôi tâm đắc nhất cuốn sách
“Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” của tác giả Trịnh Minh Thảo.

Tác giả Trịnh Minh Thảo là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bán hàng và quản
lý bán hàng tại các tổ chức tài chính tại nước ta và Australia. Ông là người đầu tiên làm Giám
đốc dự án thúc đẩy bán hàng (SSP) – một dự án quick-win nằm trong gói tư vấn chiến lược
của tổ chức tư vấn kế hoạch số 1 thế giới McKinsey triển khai tại một số ngân hàng bán lẻ
hàng đầu nội địa. Tác phẩm “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” chính là cuốn
sách đúc kết nhiều năm kinh nghiệm thực chiến của ông trong lĩnh vực bán hàng này.

Người đọc có thể tiếp cận cuốn sách theo tuần tự từ Chương 1 với các công việc chính của
việc xây dựng kế hoạch bán hàng, bao gồm lên chỉ tiêu bán hàng cá nhân (KPI), lập Kế hoạch
bán hàng (Sales Plan), bắt tay hành động cụ thể (Action Plan) và thật chi tiết (Daily Plan).
Cái hay của cuốn sách là dành cho người đọc những ví dụ mẫu rất sinh động, bắt đầu bằng
các đoạn hội thoại ngắn (nhưng rất thú vị và ý nghĩa), tiếp đó là những ví dụ và các plan mẫu
mạch lạc, dễ hiểu.

Kết thúc chương 1, người đọc có thể theo dõi các chương sách kế tiếp theo quy trình bán
hàng đã vạch sẵn với từng kỹ năng cụ thể theo tuần tự: Xây dựng kế hoạch ->Tìm kiếm
khách hàng -> Cách dùng điện thoại trong bán hàng -> Bán hàng trực tiếp -> Chốt deal -> Xử
lý từ chối -> Bán chéo.

Nếu cần bồi đắp kỹ năng nào mà người đọc ngay lập tức muốn cải thiện, người đọc có thể lần
giở theo thứ tự chương mà tác giả đã sắp xếp ở những trang đầu.

Chẳng hạn, về cách dùng điện thoại trong bán hàng, người đọc sẽ rất thích thú khi tác giả đưa
ra những con số như có đến 80% khách hàng không quan tâm/không có nhu cầu/đang bận
không nói chuyện được, khi nhận được cuộc gọi của bạn. 10% có quan tâm nhưng chưa tiện
tiến hành, nhà đang có việc, đang đi công tác… Chỉ 10% chịu đồng ý gặp. Vậy phải làm gì?
Câu trả lời có ở chương 3, với đầy đủ các tình huống giả đinh, các bí quyết và kịch bản thành
công và nguyên nhân thất bại. Kết luận quan trọng của chương này là: Bạn gọi điện không
phải để bán hàng, mà là để thiết lập 1 cuộc hẹn!

Vậy nếu bạn gặp khó khăn trong việc chốt deal? Khách hàng có cảm tình với bạn, có phát
sinh nhu cầu mua hàng, nhưng vẫn đang phân vân, lăn tăn, bạn làm gì bây giờ? Đọc sang
chương 5 bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng với kha khá “kỹ xảo” để bạn bỏ túi để hoàn thành tốt
vai trò này.

Nếu khách hàng vẫn từ chối thì sao: “Lãi suất huy động thấp thế”, “Tôi muốn suy nghĩ
thêm”, “Tôi muốn kiểm tra lại lãi suất vài nơi”, “Tôi đang giao dịch với ngân hàng XYZ”,
“Tôi đang không có nhu cầu”, “Thị trường chậm lắm, hàng ế đầy ra kìa”, “Mấy ngân hàng
khác cũng đang mời tôi đấy”… Sẽ có 1 cẩm nang chi tiết cho từng tình huống này để bạn
tham khảo và rút kinh nghiệm ở chương 6.

Một điểm cộng nữa với cách kể chuyện của tác giả là những câu chuyện người thật, việc thật.
Câu chuyện về “Người bán hàng giỏi nhất chi nhánh” – là một anh chàng bảo vệ của ngân
hàng, chuyện về người phụ nữ bán xăng hay chị bán vé số, chuyện những em bé ở Sapa…
Mỗi câu chuyện đều có những bài học nhỏ ẩn chứa bên trong, rất đáng lưu tâm với bất cứ
nhân viên bán hàng. Từ nụ cười, câu hỏi với khách hàng, cách trò chuyện cho đến lời khen,
đều là những kỹ năng không phải “trời cho” mới có, tất cả đều có thể học hỏi, chỉ cần bạn cần
mẫn “mài lưỡi rìu” và tôi rèn ý chí thành công.

Sau hết, các bạn có thể tự chấm điểm cho mình với các tiêu chí hạng sao từ 1 đến 5: 1 sao
dành cho việc bán thành công một sản phẩm; 2 sao nếu bán được một nhóm nhiều sản phẩm
dịch vụ; 3 sao nếu khách hàng của bạn ấn tượng và quay trở lại với lần sau; 4 sao nếu họ giới
thiệu khách hàng mới cho bạn; và 5 sao nếu bạn bán được hàng cho khách hàng mới.

Tóm lại, với 9 chương sách, cuốn sách này đưa ra những lời giải cho các tình huống khó mà
nhân viên bán hàng mắc phải trong quá trình bán hàng, từ bước lập kế hoạch cho đến tiếp thị,
giải thích sản phẩm, bán hàng trực tiếp, giải quyết từ chối, cho đến khi chốt thỏa thuận thành
công và săn sóc hậu mãi…Cuốn sách tưởng chừng chỉ dành cho đội ngũ bán hàng trong
ngành tài chính. Nhưng không, cuốn sách đã giúp các nhân viên bán hàng trong mọi lĩnh vực
tìm thấy phương pháp để có thể nâng cao doanh số bán hàng trong một tâm thế hoàn toàn
khác.

Đối với khách hàng, mọi mức giá đều cao nếu như họ không nhận thức được giá trị. Tựa đề
“Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” là một câu khẩu lệnh có sức nặng, tuy dễ nói
nhưng khó làm với những người bán hàng hiện nay, đã giúp tôi cùng nhân viên của tôi tìm ra
phương thức thuyết phục khách hàng thay đổi được suy nghĩ cố hữu về sản phẩm và sẵn sàng
chi trả mức giá cao hơn cho những thứ mà chúng tôi muốn bán.

Triết lý hiện sinh, hay còn được gọi là triết lý tập trung vào hiện tại, được áp dụng triệt để
trong cuốn sách “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” với việc tập trung vào việc
giúp khách hàng hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ ngay trong thời điểm hiện tại. Triết lý
này đề xuất rằng hành động nên được đánh giá dựa trên hiện tại và sự tăng trưởng, cải thiện
hiện tại là ưu tiên hàng đầu.

Trong bối cảnh bán hàng, triết lý hiện sinh áp dụng bằng cách tập trung vào việc giải quyết
vấn đề và nhu cầu của khách hàng ngay lập tức. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp giải
pháp hoặc sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của khách hàng ngay từ lúc này,
thay vì tập trung quá nhiều vào dự đoán và kế hoạch cho tương lai.

Ngoài ra, triết lý hiện sinh cũng khuyến khích sự linh hoạt và thích ứng với những thay đổi
trong nhu cầu của khách hàng và thị trường. Việc áp dụng triết lý này trong bán hàng có thể
đặc biệt hữu ích trong việc tạo ra các chiến lược bán hàng linh hoạt và nhanh nhạy, phản ứng
nhanh chóng với những thay đổi trong nhu cầu và yêu cầu của khách hàng.

Cuối cùng, triết lý hiện sinh trong cuốn sách cũng nhấn mạnh vào việc tạo ra kết quả tích cực
ngay từ hiện tại. Trong bán hàng, điều này có thể áp dụng bằng cách tạo ra trải nghiệm mua
hàng tích cực cho khách hàng ngay từ lần giao dịch đầu tiên, từ việc cung cấp dịch vụ chăm
sóc khách hàng tốt đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Tóm lại, triết lý hiện sinh được áp dụng trong cuốn sách này bằng cách tập trung vào việc đáp
ứng nhanh chóng và hiệu quả những nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong thời điểm
hiện tại, đồng thời tạo ra kết quả tích cực và trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho họ ngay từ lúc
này.

Ngoài ra, cuốn sách “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” còn dựa trên nguyên tắc
cơ bản của triết học nhân quả. Gần như triết học Phật giáo, một trong những triết lý lớn nhất
của triết học đạo đức, tập trung vào việc đánh giá hành động dựa trên hệ quả của nó.

Triết lý của cuốn sách “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua” không chỉ đề xuất việc
tối ưu hóa lợi ích cho bản thân mà còn nâng cao vai trò của trách nhiệm xã hội và đạo đức
trong quá trình bán hàng. Người bán hàng cần có Ý Thức và Trách Nhiệm, họ không chỉ là
người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn là những người mang trách nhiệm đối với sự
hạnh phúc và hài lòng của khách hàng. Người bán hàng không chỉ tập trung vào việc tạo ra
doanh số bán hàng, mà còn tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng và cộng đồng.

Triết lý của cuốn sách thúc đẩy tư duy dài hạn, nhấn mạnh vào việc xem xét những hệ quả dài
hạn của các hành động hiện tại. Trong bán hàng, điều này có thể áp dụng bằng cách xây dựng
mối quan hệ lâu dài với khách hàng, thay vì tập trung vào việc bán hàng ngắn hạn. Người bán
hàng cần tôn trọng và tận tâm đối với những người mua hàng. Trong bán hàng, điều này đòi
hỏi sự lắng nghe chân thành đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và cố gắng tìm ra
giải pháp tốt nhất cho họ.
Ngoài ra, triết lý của cuốn sách khuyến khích hành động đạo đức và trung thực, bởi vì chỉ
thông qua sự trung thực và đạo đức, chúng ta mới có thể tạo ra kết quả tích cực cho tất cả mọi
người. Trong bán hàng, điều này có nghĩa là không đưa ra những lời quảng cáo gian dối hay
lừa dối khách hàng, mà tập trung vào việc cung cấp thông tin chính xác và trung thực.

Trong cuốn sách “Đừng cố gắng bán, hãy giúp khách hàng mua”, triết lý Cho là nhận, triết lý
nhân quả được thể hiện qua việc đề cao trách nhiệm xã hội, tôn trọng đối với khách hàng, và
cam kết đạo đức trong bán hàng. Thay vì chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa lợi nhuận, người
bán hàng được khuyến khích để tạo ra kết quả tích cực cho cả khách hàng và cộng đồng. Chỉ
thông qua việc áp dụng triết lý này, chúng ta mới có thể xây dựng một môi trường bán hàng
công bằng, đạo đức và tạo ra giá trị thực sự cho xã hội.

Và cuối cùng, cuốn sách kết thúc với phần cuối gửi gắm một thông điệp “Thái độ quyết định
tất cả”. Thái độ quyết định tất cả được thể hiện thông qua việc tập trung vào việc giúp khách
hàng đưa ra quyết định thông minh và tự chủ về việc mua hàng. Thay vì chỉ tập trung vào
việc bán sản phẩm, cuốn sách nhấn mạnh vào việc tạo ra một môi trường và trải nghiệm mua
hàng tích cực cho khách hàng, giúp họ cảm thấy tự tin và hài lòng với quyết định mua của
mình. Điều này đồng nghĩa với việc thể hiện thái độ sẵn lòng hỗ trợ và tôn trọng lựa chọn của
khách hàng, chứ không phải là chủ động ép buộc hoặc áp đặt quyết định lên họ đã giúp tôi
cùng nhân viên của mình nâng cao doanh số cũng như thu hút được nhiều khách hàng, mang
đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

You might also like