You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn trẻ và kỹ năng sống

(sưu tầm)
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2019
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1............................................................................................................................. 4
Hình 2............................................................................................................................. 5
Hình 3............................................................................................................................. 6
Hình 4............................................................................................................................. 7
Hình 5............................................................................................................................. 8
Hình 6........................................................................................................................... 10
Hình 7........................................................................................................................... 11

TRANG 2
MỤC LỤC
Bài 5: Kẻ cắp thời gian...................................................................................................4
5.1 Truy tìm kẻ cắp thời gian......................................................................................4
5.2 Quản lý thời gian là quản lý cuộc sống.................................................................6
Bài 6: Stress....................................................................................................................7
6.1 Nguyên nhân của stress nằm ở đâu?.....................................................................7
6.2 Có nên trốn tránh?..............................................................................................10
6.3 Kỹ năng vượt stress............................................................................................11

TRANG 3
Kẻ cắp thời gian

Bài 5: Kẻ cắp thời gian1

Hình 1

Kết quả phỏng vấn về một thói quen thật “dễ thương” của hơn 150 bạn trẻ cho
thấy, gần như đại đa số lựa chọn ở mức thường xuyên hoặc rất thường xuyên không
dậy ngay khi chuông báo thức buổi sáng đã kêu thật to.
Hành động diễn tiến đậm chất tâm lý: coi lại giờ hoặc “xin với lòng” thêm vài phút
nữa lại rất phổ biến. Cũng không ít bạn thẳng tay tắt chuông để được ngủ tiếp một cách
thoải mái hơn... Từ đó có thể kết luận: Bạn chưa quản lý thời gian của mình một cách
hiệu quả.
5.1 Truy tìm kẻ cắp thời gian
Quản lý thời gian hiệu quả không hề giản đơn nếu bạn chưa thể chỉnh sửa những
thói quen rất “đặc trưng” của bạn trong công việc và cuộc sống. Mỗi cá nhân hoàn toàn
khác nhau nhưng chính những thói quen gần giống nhau sẽ làm cho bạn mất rất nhiều
thời gian. Bí quyết quản lý thời gian tưởng rằng rất phức tạp nhưng thực chất những
điều cần làm lại vô cùng đơn giản.

1
Trích tập kỹ năng

TRANG 4
Kẻ cắp thời gian

Hình 2

Cái khó nhất là phải sửa thói quen của chính bạn khi những thói quen ấy lại là kẻ
cắp thời gian. Nhiều bạn trẻ và kể cả một số người có tuổi vẫn lãng phí thời gian của
chính mình. Thói quen tán gẫu trong công sở vẫn là căn bệnh nan y, không cần công
việc có cần sử dụng vi tính hay không nhưng cứ phải “ôm máy tính” trước mặt để “ấm
lòng”...
Không chỉ có thế, những thói quen khác cũng là bạn đường của kẻ cắp thời gian:
mở mail nhiều lần trong ngày, chat trong lúc làm việc, dông dài và tỏ ra quá lịch sự
trong giao tiếp, luôn trì hoãn những việc cần làm... Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy,
có đến hơn 65% nhân viên trẻ có những thói quen trên trong quá trình làm việc hay tác
nghiệp.
Đôi lúc trong cuộc sống và công việc, thời gian là một con số thiếu tính định lượng
nếu con người không tỉnh táo. Sau đây là một thực nghiệm rất đơn giản nhưng không
phải ai cũng có thể nhanh chóng thực hiện: Bạn đã sống hết bao nhiêu năm, tháng,
ngày, giờ, phút, giây, khắc của chính cuộc đời bạn? Bạn còn lại bao nhiêu thời gian
trong cuộc đời của chính mình? Liệu bạn có hối tiếc về những gì đã qua cũng như có
kế hoạch như thế nào trong thời gian sắp tới?
Câu trả lời có lẽ sẽ phụ thuộc vào mỗi người nhưng bản thân mỗi người phải đánh
đuổi những kẻ cắp thời gian như thế nào mới là điều quan trọng... Thực tế cũng cho
thấy, có quá nhiều người lãng phí những gì chúng ta đang có. Nếu tiền bạc bị lãng phí,
bạn có thể tìm lại được; nếu cơ hội bị lãng phí, bạn vẫn có thể tìm được những thứ
tương xứng nhưng thời gian là thứ lãng phí bạn không thể tìm lại hay đòi lại được.

TRANG 5
Kẻ cắp thời gian

Điều rất giản đơn là kẻ cắp thời gian rất vô hình nhưng cũng rất hữu hình: đó chính
là những thói quen rất xấu của bản thân. Liệu có thể thay đổi những thóiquen đó được
không và làm thế nào để quản lý thời gian một cách hiệu quả?
5.2 Quản lý thời gian là quản lý cuộc sống
Hãy hình dung rằng đối với một nhân viên chuyên nghiệp, thời gian quý giá như
thế nào. Một nguyên tắc rất quan trọng khi quản lý thời gian là hãy sử dụng một cách
hợp lý tối đa thời gian của chính bạn. Nếu bạn đã quy ước những khoảng thời gian của
bản thân cho từng công việc cụ thể, bạn hãy cố gắng thực hiện những công việc đó một
cách xuất sắc và chính xác trong khoảng thời gian dự tính, nhờ đó, bạn có thể sắp xếp
cho mình khoảng thời gian thư giãn hay vui chơi hợp lý.

Hình 3

TRANG 6
Stress

Bài 6: Stress2
Stress không phải là thuật ngữ xa lạ với bất kì cá nhân nào khi họ đã là thành viên
của một xã hội hiện đại. Cuộc sống càng phát triển thì stress càng dễ xảy ra với bất kì
ai nếu chúng ta luôn đứng trước nguy cơ quá tải trong công việc, học tập cũng như các
mối quan hệ xã hội.

Hình 4

Stress xuất hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống và chúng ta không thể trốn
tránh được. Vấn đề là mỗi cá nhân phải làm gì để giải tỏa stress và không để stress biến
thành trở ngại trong cuộc sống của mình.
6.1 Nguyên nhân của stress nằm ở đâu?
Cuộc sống của mỗi bạn sinh viên không thể thành công nếu không tự vạch ra cho
mình những mục tiêu quan trọng cần đạt được trong từng giai đoạn của cuộc sống. Tuy
nhiên cần chú ý rằng, phải làm sao để mục tiêu là những cột mốc định hướng cuộc đời
của các bạn chứ không phải là cái gì để áp đảo, làm bạn chao đảo giữa đại dương mênh
mông cuộc đời. Những mục tiêu vừa sức, khả thi sẽ giúp bạn định hướng cuộc đời và
tăng thêm ý chí, nghị lực cho bạn; còn những mục tiêu quá cao hoặc quá nặng nhọc rất
có thể sẽ làm bạn sớm gục ngã trên con đường đi đến thành công.
Nguyễn Văn H. là một sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Bách khoa thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng H. đã phải tìm đến các nhà tư vấn khi một ngày, kỹ sư tương
lai H. không biết tắt màn hình vi tính. Thì ra, H. không làm chủ được bản thân vì bạn
đã tự tạo áp lực quá lớn cho mình, muốn khẳng định sự giỏi giang của mình bằng cách
chọn đề tài hóc búa, cũng như không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè trong suốt

2
Trích tập kỹ năng

TRANG 7
Stress

quá trình làm đồ án... H. luôn trong trạng thái lo sợ, thất vọng, căng thẳng, dễ cáu gắt
và không thể hoàn thành được đồ án khi hạn nộp bài đến gần.
Khi cuộc sống càng trở nên phức tạp và thách thức, rất nhiều tình huống trong cuộc
sống đẩy bạn rơi vào “áp lực”, như công việc nhiều, thời gian giải quyết gấp gáp, sức
khỏe, tâm lý không tốt lại bị ngoại cảnh (gia đình, bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội)
chi phối... Bên cạnh đó, có những người không hiểu rõ khả năng của mình, không biết
tiên lượng và từ chối, họ tham công tiếc việc, dồn hết sức để mong hoàn thành công
việc nhưng lại không đạt được kết quả mỹ mãn, để rồi đến một thời điểm, họ giống như
quả bóng bơm quá căng sẽ bị nổ tung. Lúc bấy giờ, áp lực đã quá tải và vượt quá sức
chịu đựng, bạn sẽ trở thành tín đồ của stress hoặc sự căng thẳng tột độ...
Trường hợp của M. Duyên cũng là một ví dụ điển hình. Là nhân viên kinh doanh,
nhưng thường ngày cô dành thời gian uống cà phê, tụ tập với bạn bè hoặc mua sắm,
làm đẹp nhiều hơn là tập trung vào công việc. Để rồi đến cuối tháng, cô lại bù đầu vào
việc gửi báo giá cho khách hàng, thanh toán hóa đơn cho công ty, thu nợ, lên kế hoạch
bán hàng cho tháng sau... Bao nhiêu công việc cùng lúc khiến M. Duyên rối tung, chạy
tới chạy lui, không có thời gian ăn uống, nghỉ ngơi.

Hình 5

Chỉ mấy ngày, trông M. Duyên phờ phạc hẳn đi mà tình hình công việc vẫn chưa
ổn thỏa. “Rất nhiều người có năng lực đặc biệt, họ có thể giải quyết nhiều việc cùng
một lúc, nhưng đa phần chúng ta chỉ có khả năng tập trung giải quyết một việc trong
một thời điểm. Bởi vậy, sắp xếp công việc khoa học, hợp lý để đạt năng suất cao nhất
là điều rất quan trọng để vừa tránh được áp lực công việc vừa đạt được ý nghĩa cuộc

TRANG 8
Stress

sống”. Đó cũng chính là biện pháp quan trọng để vượt qua những áp lực mà chúng ta
đang đối mặt.
Thực tế cho thấy những dấu hiệu nhiều bạn trẻ khác đang mắc phải là điển hình
cho các biểu hiện của stress. “Khi có các biểu hiện đó, bạn cần được san sẻ, giải tỏa,
không để bản thân mình phải lo lắng nhiều thêm. Nếu không giải tỏa được, cần phải trị
liệu tâm lý để tránh xảy ra những hành vi tiêu cực khó kiểm soát và dự đoán”.
Nếu không kịp thời tìm ra lối thoát, stress có thể dẫn tới hành động tiêu cực là tự tử
và sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điều ấy để lại những nỗi đau khôn nguôi cũng
như sự hối tiếc đến tột cùng.
Sẽ thật bất công nếu chúng ta quên rằng có nhiều người quản lý thời gian của mình
một cách rất hiệu quả ngay cả lúc họ ốm đau, bệnh tật. Một phụ nữ bị ung thư vẫn day
dứt về những gì mình chưa thể làm được: chuyển tên chủ tài khoản cho con mình,
những dự án còn đang dang dở, một món ăn ngon vừa học được chuẩn bị nấu cho
chồng, mong muốn được một lần về thăm mẹ mình trong ngày sinh nhật... Đến lúc ấy,
con người mới cảm thấy thời gian thật quan trọng và việc quản lý thời gian có giá trị
như thế nào trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
Để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp hay một người “biết sống”, hãy luôn
quản lý thời gian của chính mình, bắt đầu từ những thói quen hay những kế hoạch rất
đơn giản như chọn lựa những công việc quan trọng để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên vào
mỗi tuần, mỗi sáng, biết nhóm những công việc cùng tính chất hoặc gần địa điểm để
thực hiện việc di chuyển cho tiện lợi.
Bên cạnh đó, không thể không biết lập cho mình một khung thời gian biểu, chú ý
đến nhịp điệu sinh học khi chọn việc, đặt những công cụ nhắc nhở và tuân thủ bằng
cách thưởng - phạt, luôn sắp xếp bàn làm việc gọn ghẽ, giao tiếp qua điện thoại ngắn
gọn và luôn ước lượng rõ ràng về thời gian - mục tiêu... Những hành động này không
chỉ đơn giản là kỹ thuật mà nó còn là những thói quen tốt để mỗi cá nhân biết kiểm
soát chính mình cũng như thông qua đó có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Cuộc sống luôn có những thách thức. Quản lý thời gian là một trong những yếu tố
rất quan trọng để hướng con người đi đến sự hoàn thiện cũng như chuyên nghiệp trong
công việc và cuộc sống. Quản lý thời gian của bạn không có nghĩa hành xác mà đó là
quá trình giúp bạn có được hạnh phúc vì bạn đang chủ động để làm việc, học tập và vui
chơi - giải trí. Luôn dành cho mình một khoảng thời gian cần thiết để kiểm tra công
việc, xử lý những chuyện linh tinh... là những yêu cầu không thể thiếu.

TRANG 9
Stress

Lúc ấy, bạn cảm thấy rằng mình đang làm chủ thời gian, làm chủ cuộc đời của
mình chứ không phải chúng ta đang biến mình thành nô lệ của thời gian.
6.2 Có nên trốn tránh?
Theo những nghiên cứu tâm lý thì trạng thái căng thẳng đôi khi lại có hiệu ứng tích
cực trong hành động, nó giúp con người có động lực để hoàn thành công việc trong
thời gian ngắn một cách hiệu quả hơn.

Hình 6

Đơn cử như khi một học sinh đi thi, có thể suốt cả tiếng đồng hồ không làm bài
được, nhưng 20 phút cuối lại hoàn thành được bài thi. Có vậy mới thấy, stress không
phải là điều đáng sợ và thay vì trốn tránh stress, chúng ta nên học cách đối phó và sống
chung với nó. Nếu đó là một kiểu stress không gây áp lực quá mức mà lại có giá trị
động viên thì tại sao bạn không mạnh mẽ để đối diện với nó?
Khi bị stress, bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có hướng giải quyết
hợp lý. Nếu bạn cảm thấy cách phân bố thời gian cho công việc của mình chưa hợp lý
thì cần phải điều chỉnh lại ngay để tránh rơi vào trường hợp stress cấp. Nếu bạn cảm
thấy bị áp lực quá nhiều từ công việc và không còn thời gian thư giãn thì có thể xin
nghỉ phép vài ngày để hòa mình vào thiên nhiên, điều này sẽ giúp bạn “tái làm sạch”
bộ não và tiếp tục công việc với một sinh lực mới.
Đôi khi, cũng có bạn trẻ rơi vào tình huống không may, thay vì có những suy nghĩ
tích cực thì lại cứ “đắm chìm” trong vòng luẩn quẩn để rồi tiêu hao dần tinh lực lúc nào
không biết. Có thể đề cập đến những biểu hiện khác thường của V. - một sinh viên có
chứng stress. Bình thường, V. rất hiền lành, chăm ngoan và học giỏi. Nhưng gần đây,
V. đập vỡ hai cửa kính ở trường rồi đánh một người bị thương khi người đó không may
va xe vào V. Tìm hiểu mới biết, bố mẹ V. vừa ly dị. Về nhà, V. thường đóng cửa

TRANG 10
Stress

không chịu giao tiếp với ai. Có lần V. than phiền: “Sao chẳng ai quan tâm đến
mình?”...
Trong trường hợp này, V. có thể vượt qua stress bằng cách thay đổi nhận thức bản
thân khi tự đặt câu hỏi: Mình có đòi hỏi nhiều quá không? Mình đã quan tâm đến
người khác chưa? Liệu mình có ích kỷ quá không?... V. cũng có thể so sánh với những
trường hợp tồi tệ hơn để nhận ra: “Chẳng có gì đáng phải thế cả!” Chính sự thức tỉnh
với những ý nghĩ lạc quan, tích cực và thực tế hơn sẽ giúp bạn vượt qua được sự căng
thẳng nhất thời.
Trong cuộc sống ngày nay, hầu hết các bạn trẻ đều phải quay cuồng với biết bao
bài vở hoặc áp lực công việc. Bạn N. M. H. - sinh viên trường Đại học Bách khoa
thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trời ơi, thật là kinh khủng, suốt từ lúc thức dậy là
mình phải bắt đầu chạy theo công việc cho đến lúc lên giường, chẳng có lúc nào rảnh
để nghỉ ngơi nữa… nhiều lúc thèm và mong đến ngày Chủ nhật để có thể nghỉ ngơi
thoải mái”.
Thật ra không thể phủ nhận sự tất bật và bận rộn của các bạn, nhưng chúng ta có
thể tận dụng những khoảnh khắc trong ngày để xả stress với những hành động rất đơn
giản. Bạn có thể tạm dừng công việc, học tập nếu có thể; uống ngụm nước, rửa mặt; soi
gương nhìn lại chính mình; giải tỏa cảm xúc trên giấy; im lặng để tìm sự cân bằng…
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần trang bị cho chính mình một số kỹ thuật để vượt
qua áp lực công việc và hạn chế stress hết mức có thể.
6.3 Kỹ năng vượt stress

TRANG 11
Stress

Hình 7

Tự vấn
Bạn hãy tự hỏi xem mình đang thật sự cần gì? Đối với bạn điều gì là quan trọng
nhất? Những việc làm hiện nay của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu của
bạn? Bạn hãy liệt kê câu trả lời của mình lên giấy, càng chi tiết càng tốt.
Xác định quyền ưu tiên cho công việc
Cùng một lúc, bạn không thể giải quyết được tất cả các công việc, vì thế, bạn nên
xác định quyền ưu tiên cho các công việc. Có những công việc chính, công việc tập
thể, có việc cấp thiết bạn phải giải quyết trước để rồi tiếp tục các công việc khác.
Lập kế hoạch và cân bằng cuộc sống
Dựa vào mô hình công việc, bạn hãy lập kế hoạch thực hiện các công việc hàng
ngày, hàng tuần, hàng năm. Ở mỗi bản kế hoạch hãy nhớ đánh dấu mức độ ưu tiên của
bạn. Khi gặp phải trở ngại nào khiến bạn không thể thực hiện hết những việc đã đề ra,
hãy chọn lựa giải quyết chúng theo thứ tự bạn đã xác định.
Bạn có thể chọn cho mình một hình thức giải trí thích hợp để giải tỏa áp lực công
việc.
Luôn lạc quan và nỗ lực ý chí
Người lạc quan là người luôn suy nghĩ tích cực, phấn khích, nhiệt huyết với cuộc
sống, luôn biết ơn và không hay phàn nàn, than vãn. Lạc quan để đam mê và phấn đấu

TRANG 12
Stress

trong công việc, lạc quan để vượt qua áp lực, lạc quan để đứng dậy sau thất bại, lạc
quan để sáng tạo và mạnh dạn hơn trong công việc.
Khẳng định bản thân theo phương châm:
“Những gì bạn nói có thể, bạn sẽ thực hiện được.
Những gì bạn nói không thể, bạn sẽ không thể thực hiện.”
Thật ra ngày nay, stress dường như đã trở thành người bạn đồng hành của nhiều
bạn trẻ, do đó, thay vì tìm cách trốn tránh, các bạn nên học cách sống chung với stress

TRANG 13

You might also like