You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


- - - 🙞🕮🙜 - - -

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


PHÁT TRIỂN BẢN THÂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Đề tài
Bình luận nhận định sau “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ
dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn,
thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền
bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ cho đến khi quá
trễ”.
Mã học phần: 232_CEMG3011_02
Nhóm: 6
Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hà Nội – 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

ST Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá


T
1 Vy Mai Loan Thư kí + Tổng hợp word
2 Bùi Đức Long Nội dung: Liên hệ thực tế về việc quản lý thời
gian ở sinh viên hiện nay
3 Nguyễn Thị Nội dung: Tấm gương tiêu biểu
Phương Ly
4 Trần Khánh Ly Nội dung: Bình luận về nhận định
5 Trần Thị Thanh Nội dung: Tấm gương tiêu biểu
Mai
6 Bùi Minh Nguyệt Nội dung: Bình luận về nhận định
7 Đỗ Bảo Minh Nhóm trưởng + PowerPoint
8 Lê Văn Tài Minh Thuyết trình
9 Phạm Quang Nội dung: Liên hệ thực tế về việc quản lý thời
Minh gian ở sinh viên hiện nay
10 Hà Văn Nam Nội dung: Liên hệ thực tế về việc quản lý thời
gian ở sinh viên hiện nay

1
Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3

I. BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH................................................................................4

II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................................................7

1. Khái niệm...............................................................................................................7

2. Vai trò của quản lí thời gian.................................................................................7

3. Những điều sinh viên cần làm để quản lý tốt thời gian.....................................8

4. Những điều sinh viên không nên làm tránh lãng phí thời gian.........................9

III. Liên hệ thực tế về việc quản lí thời gian của sinh viên hiện nay......................10

IV. TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU.................................................................................12

1. Ba tấm gương quản lý tốt thời gian...................................................................12

2. Ba tấm gương chưa quản lý tốt thời gian..........................................................14

KẾT LUẬN..................................................................................................................16

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................17

2
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang phát triển rất nhanh và không ngừng thay đổi. Do đó, bên cạnh việc
quan sát bản thân, việc định hướng nghề nghiệp còn phải dựa trên xu hướng phát triển
của thị trường việc làm. Nắm bắt xu hướng việc làm nhanh nhạy sẽ giúp bạn tiếp cận
được nhiều cơ hội việc làm tốt và có khả năng thăng tiến cao trong tương lai. Nhiều
bạn sau khi học đại học đã nhận ra bản thân không thực sự phù hợp với chuyên ngành
hiện tại, muốn chuyển hướng sang những lĩnh vực mới phù hợp hơn nhưng vẫn đắn
đo, thiếu định hướng về lộ trình phát triển mới.
Cuộc sống của chúng ta là một con đường dài với muôn vàn ngã rẽ. Trên hành
trình ấy, chúng ta sẽ tự đưa ra những quyết định của riêng mình và liên tục tiến bước.
Những lựa chọn của mỗi người ở lĩnh vực sự nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương
lai sau này, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những kỹ năng định hướng nghề
nghiệp bản thân đúng đắn, đặc biệt là các bạn trẻ. Dựa vào sự hiểu biết về môn học để
hiểu rõ hơn nhiều khía cạnh của việc phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp
chúng em xin được chọn đề tài: Bình luận nhận định sau “những người trì hoãn theo
thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại
trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ
hại là trì hoãn mị thứ cho đến khi quá trễ”. Nội dung bài tiểu luận của chúng em ngoài
phần mở đầu và kết luận gồm có:
I. Bình luận về nhận định
II. Cơ sở lí thuyết
III. Liên hệ thực tế về việc quản lí thời gian của sinh viên hiện nay
IV. Tấm gương tiêu biểu
Bài thảo luận có sự đóng góp và tham gia của toàn thành viên trong nhóm, với sự
tham khảo chủ yếu từ tài liệu của bộ môn phát triển bản thân và định hướng nghề
nghiệp và một số tài liệu trên mạng. Tuy nhiên, nội dung và phần trình bày của nhóm
không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong lắng nghe những ý kiến và nhận
xét của thầy về cả nội dung lẫn hình thức.
Đồng thời, chúng em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Thanh Tâm đã hướng dẫn trong
quá trình hoàn thành bài thảo luận của nhóm.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
I. BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH
Nhận định: “Những người trì hoãn theo thói quen sẽ dễ dàng chứng tỏ rằng họ bị
mất tất cả các cơ hội, bỏ lỡ thời hạn, thất bại trong các mối quan hệ và thậm chí gây ra
tổn thất về tiền bạc chỉ vì một thói quen tệ hại là trì hoãn mọi thứ khi quá trễ”
Việc hình thành thói quen dù xấu hay tốt, giống như việc bạn dệt từng sợi tơ mỗi
ngày và dần dần theo thời gian, thu về một sợi dây cáp. Điều đáng buồn là thói quen
tốt thì rất dễ từ bỏ, còn thói quen xấu thì cần phải có quyết tâm đủ lớn mới có thể loại
bỏ, mới có thể cắt đứt sợi dây chắc chắn kia. Mỗi người có những ước mơ, khát vọng
và của riêng mình. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố
gắng rất nhiều để có thể vượt qua những thử thách, khó khăn. Và không phải ai khi có
dự định, kế hoạch đã dám bắt tay vào hành động để hiện thực hóa nó ngay mà nhiều
người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể làm công việc
bị trì trệ kéo dài. điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Trì hoãn là
một thói quen thực sự rất gây hại và “khó trị”.
Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có
xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải
làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Trì hoãn còn là việc
lảng tránh những việc lẽ ra cần phải được tập trung giải quyết ngay dẫn đến việc đó
luôn bị hoãn lại, ngưng trệ, chậm trễ tiến độ đề ra thậm chí là lãng quên. Trì hoãn cũng
chỉ về việc sự thay thế các công việc, việc làm có mức độ ưu tiên cao hơn bằng những
việc làm, công việc có mức độ ưu tiên thấp hơn và dành nhiều thời gian cho việc giải
quyết các công việc có mức độ quan trọng, mức độ ưu tiên thấp, hay là sự ưu tiên làm
những việc mà bản thân yêu thích hoặc cảm thấy thoải mái hơn là những việc quan
trọng, cần phải làm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thói quen trì hoãn ở con người. Thói quen này
xuất hiện âm thầm, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt rồi cứ lặp đi lặp lại rồi vô tình hình
thành một thói quen xấu mà chúng ta sẽ chỉ nhận ra khi hậu quả xuất hiện. Muốn giải
quyết triệt để được vấn đề thì chúng ta cần đi tìm được gốc rễ, nguyên nhân của nó:
- Trì hoãn bắt nguồn từ tình lười biếng: khi có tính lười thì một số người sẽ luôn
dời công việc sang thời điểm khác để làm mà không bắt tay vào thực hiện ngay, hay
chúng ta thường có câu nói vui là “để mai tính”. Đây là biểu hiện của thói quen tùy
tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, nổi hứng, bốc đồng trong công việc.

4
- Quá nuông chiều bản thân: một số người cho phép mình trì hoãn khi cảm thấy
chưa có hứng làm, tâm trạng không tốt, không thoải mái nên cứ “đợi” đến lúc có hứng,
có tinh thần rồi mới làm.
- Xuất phát từ nỗi sợ hãi, lo âu: nỗi sợ hãi về sự thất bại khi thực hiện công việc.
Nhiều người hoài nghi năng lực của mình, liệu mình có đủ sức để làm việc đó không;
thiếu tự tin vào bản thân dẫn đến thiếu động lực làm việc.
- Sợ khó, ngại khó: Với những công việc khó khăn thì cũng có xu hướng bị trì
hoãn nhiều, do nhiều người có tâm lý ngại khó, ngại tìm cách giải quyết chúng. Một số
công việc mang tầm vĩ mô thì nhiều người không có định hướng, tính chất dài hạn thì
sẽ dễ nản không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào khiến cho công việc bị ngưng
trệ.

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: như thiếu sự quyết tâm, kiên định, chủ
quan khi quá tự tin vào bản thân không thực hiện việc ngay , đánh giá sai tính chất
cũng như thời gian cần hoàn thành công việc.
Ví dụ: Khi có deadline cần hoàn thành nhưng vì mới vì mới 7h13 phút, chưa
được “giờ đẹp” nên phải đợi đến 7h30 mới bắt đầu làm, hay vì đang buồn vì một
chuyện gì đó nên chưa muốn làm? Rồi lại đi lướt Facebook. Instagram….. Cảm giác
trên bạn có thấy quen thuộc không? Thật đáng buồn khi đây là thực trạng phần lớn của
giới trẻ ngày nay.
Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời
sống, trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý
đặc biệt là sự hao hụt mất mát nghiêm trọng trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ
trích, phê bình và dày vò của xã hội khi họ không đáp ứng các trách nhiệm, cam kết về
thời hạn, tiến độ hoàn thành công việc. Cụ thể:
- Gây lãng phí thời gian: Một số người không có khả năng hoặc đánh giá sai về
tính chất cũng như thời gian cần hoàn thành công việc. Việc trì hoãn hoàn thành
deadline hoặc báo cáo đến những ngày cuối cùng khiến cho công việc trở nên áp lực
và không đủ thời gian để hoàn thành với chất lượng đảm bảo tốt nhất. Khi người làm
việc để cho công việc đó trì hoãn đến cuối cùng, thì họ sẽ phải đối mặt với việc phải
hoàn thành nhiều công việc trong thời gian ngắn, điều này gây ra áp lực và cảm giác
không đủ thời gian để hoàn thành tốt công việc. Kết quả là, công việc được hoàn thành
sẽ không được chất lượng và thường không đáp ứng được yêu cầu. Chắc hẳn là sinh
viên ai cũng sẽ trải qua tình huống thức thâu đêm để hoàn thành xong deadline phải

5
nộp vào ngày mai. Hay có bao giờ công việc được giao trước 1 tháng thế nhưng chờ
tới vài ngày cuối mới bắt tay vào làm việc? Như vậy thử hỏi chất lượng công việc có
được đảm bảo hay không? trong khi nhiều thời gian trước đó bạn có thể tìm kiếm,
nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin, tài liệu để cho bài báo cáo của mình được chỉnh
chu, hoàn thiện nhất.
- Đánh mất cơ hội: Nếu quen trì hoãn, bạn rất khó để có được thiện cảm của
những người xung quanh, thậm chí khiến người khác nghi ngờ năng lực, thiếu tin
tưởng để đề bạt những nhiệm vụ, vị trí quan trọng, khó có cơ hội thăng tiến. Vậy là
bạn tự đánh mất cơ hội phát triển bản thân rồi đó. Cơ hội đôi khi chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian nhất định mà không đến lần thứ hai. Bạn chần chừ, trì hoãn thì cơ hội
sẽ đến tay người khác. Sự trì hoãn là kẻ đánh cắp thời gian và cơ hội. Vậy nên có câu
"Cơ hội giống như bình minh. Nếu bạn chờ quá lâu, bạn sẽ bỏ lỡ nó." (William Arthur
Ward). Trong cùng một khoảng thời gian đó, người khác đã bắt tay ngay vào để hiện
thực hóa các dự định, hoàn thành nó cũng như nâng cao kỹ năng chuyên môn, kinh
nghiệm của họ thì bạn lại đang chần chừ, do dự mà chưa khởi động. Liệu cứ như vậy
bao giờ bạn mới đến đích? Và tất nhiên khi họ đã đến đích thì bạn mới xuất phát một
vài bước trong hành trình của mình. Thực tế, bài học đắt giá về hậu quả của sự trì hoãn
đã được ghi lại trong sử sách nước ta: Khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, quan lại
triều đình không có hành động cứng rắn kịp thời để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm
lăng của địch mà chủ trương cầu hòa, trì hoãn, đối phó qua loa dẫn đến bi kịch: Đất
nước rơi vào tay giặc, nhân dân cực khổ lầm than. Hay ngày nay, Tiếng Anh được coi
là thứ “vũ khí sắc bén” cho tất cả mọi người trên con đường học vấn, sự nghiệp; thế
nhưng có không ít người trì hoãn việc học Tiếng Anh từ đó dẫn đến mất đi cơ hội làm
việc với những công ty, doanh nghiệp nước ngoài, với những mức lương nghìn đô.

- Làm mất niềm tin, sự tôn trọng của người khác: Trong tập thể mà bạn giữ thói
quen trì hoãn thì cũng để lại hậu quả rất tệ. Mỗi người là một mắt xích của bộ máy làm
việc chung, mắt xích của bạn bị kẹt thì công việc chung cũng chậm theo. Một diễn
viên đến muộn thì cả ekip làm phim phải chờ đợi. Nên dù dưới góc độ cá nhân hay tập
thể, thì bệnh trì hoãn thật đáng trách. Bởi sẽ không có ai có thể cảm thông cho một
người thiếu kỷ luật,trì hoãn thời gian, làm việc bốc đồng, tùy theo cảm hứng cả. Trong
cuộc sống việc có được niềm tin của người khác là vô cùng quan trọng và khó khăn;
vậy nên hãy trân trọng và đừng e ngại khi bạn được giao cho công việc gì vì đó chính
là niềm tin của người khác dành cho bạn. Thói trì hoãn ảnh hưởng trực tiếp tới khả
năng làm việc và kết quả công việc của bạn. Bạn có thể không hoàn thành KPI tháng,
nộp muộn báo cáo, làm việc sơ sài… Và nhất là bạn cứ lặp đi lặp lại lỗi lầm, cứ xin lỗi
6
nhưng rồi lại thất hứa, bởi trì hoãn khi đã ăn vào người thì khó mà dứt được ngay.
Điều này sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn của sếp và đồng nghiệp dành cho bạn, khiến bạn
không được tin tưởng, hay thậm chí là mất việc.
Có thể thấy, trì hoãn công việc là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay
đổi nếu như chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng tạo điều kiện cho
sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì
hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công của chính mình.
Con đường nhanh nhất dẫn đến thành công là thay thế thói quen xấu bằng thói quen
tốt. Bản thân chỉ tiến bộ khi loại bỏ được thói quen trì hoãn và hình thành thói quen
làm việc chuyên nghiệp. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, hãy bắt tay vào việc ngay lập tức
nhé, bởi lẽ "bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không" (Benjamin Franklin).
II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
Quản lý thời gian là quá trình lập danh sách những điều phải làm, nguyên tắc thực
hiện thời gian biểu, đảm bảo rằng mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch, không
bị lãng phí.
Như vậy, việc quản lý thời gian được hiểu là hành động hoặc quá trình thực hiện
kiểm soát có ý thức về số lượng thời gian cho hoạt động cụ thể, đặc biệt là để tăng hiệu
quả năng suất. Quản lý thời gian bắt đầu từ việc cân nhắc, xem xét những công việc
chúng ta phải làm, việc nào chúng ta muốn làm và mục tiêu của chúng ta là gì. Việc
tiếp theo là đo lường thời lượng mà chúng ta sẽ phải bỏ ra để hoàn thành các công việc
đó. Cuối cùng là tập kế hoạch trong ngày, trong tuần, trong tháng nhằm giúp chúng ta
tránh rơi vào tình trạng quá tải trong công việc.
2. Vai trò của quản lí thời gian
Quản lý thời gian tốt là rất quan trọng để sống một cuộc sống hiệu quả và viên
mãn. Dưới đây là một số lợi ích của việc quản lý thời gian hiệu quả:
- Tăng năng suất: Khi bạn quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể hoàn thành
nhiều nhiệm vụ hơn trong thời gian ngắn hơn. Bạn có thể ưu tiên công việc của mình,
đặt thời hạn thực tế và tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm, điều này cuối
cùng dẫn đến tăng năng suất.
- Giảm căng thẳng: Khi bạn có nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành và thời gian hạn
chế để hoàn thành chúng, điều đó có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng. Quản lý thời
gian tốt có thể giúp bạn giảm căng thẳng bằng cách cho phép bạn lên kế hoạch trước
và tránh vội vàng vào phút cuối.
7
- Cải thiện kỹ năng ra quyết định: Với cách quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể
phân bổ thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng và đưa ra quyết định sáng suốt về
cách sử dụng 102 thời gian của mình. Điều này có thể giúp bạn tránh lãng phí thời
gian vào những nhiệm vụ có mức độ ưu tiên thấp và tập trung vào việc đạt được mục
tiêu của mình.
- Tăng thời gian rảnh rỗi: Bằng cách quản lý thời gian hiệu quả, bạn có thể dành
thời gian cho các hoạt động mà mình yêu thích, chẳng hạn như sở thích, thời gian dành
cho gia đình hoặc tập thể dục. Điều này có thể cải thiện sự cân bằng giữa công việc và
cuộc sống của bạn và nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn.
- Cải thiện trách nhiệm: Khi bạn quản lý thời gian hiệu quả, bạn có nhiều khả
năng đáp ứng thời hạn và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Điều này có thể giúp bạn
xây dựng lòng tin với đồng nghiệp, nhà tuyển dụng hoặc khách hàng và cải thiện danh
tiếng của bạn như một người đáng tin cậy và có trách nhiệm
3. Những điều sinh viên cần làm để quản lý tốt thời gian
Sinh viên là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển, vừa phải học tập, vừa phải
tham gia các hoạt động ngoại khóa, giải trí. Do đó, việc quản lý thời gian hiệu quả là
vô cùng quan trọng, giúp sinh viên cân bằng cuộc sống, đạt được kết quả học tập tốt và
phát triển toàn diện.
Dưới đây là một số điều sinh viên cần làm để quản lý thời gian tốt:
- Ưu tiên các nhiệm vụ: Ưu tiên các nhiệm vụ dựa trên tầm quan trọng và mức độ
khẩn cấp của chúng có thể giúp bạn tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất trước
tiên và đảm bảo rằng bạn đáp ứng thời hạn.
- Chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ hơn: Chia các dự án lớn thành các
nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn có thể khiến chúng bớt quá tải và dễ hoàn thành
hơn.
- Tạo lịch trình: Tạo lịch trình bao gồm thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ có thể
giúp bạn luôn ngăn nắp và đảm bảo rằng bạn sử dụng thời gian của mình một cách
hiệu quả.
- Loại bỏ phiền nhiễu: Giảm thiểu phiền nhiễu, chẳng hạn như mạng xã hội hoặc
email, có thể giúp bạn tập trung và giảm thời gian lãng phí.
- Ủy thác nhiệm vụ: Ủy thác nhiệm vụ cho người khác có thể giúp bạn giải phóng
thời gian và tập trung vào các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao hơn.

8
- Đánh giá tiến độ: Thường xuyên đánh giá tiến độ và điều chỉnh lịch trình của
bạn có thể giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp sinh viên quản lý thời gian hiệu quả:
- Sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian: Có rất nhiều ứng dụng quản lý thời
gian miễn phí trên điện thoại và máy tính. Sinh viên có thể sử dụng các ứng dụng này
để lập kế hoạch, sắp xếp công việc, theo dõi tiến độ thực hiện công việc,...
- Tập thói quen dậy sớm: Dậy sớm sẽ giúp sinh viên có thêm thời gian để học tập,
làm việc, giải trí.
- Loại bỏ những thứ gây xao nhãng: Khi làm việc, sinh viên nên tắt điện thoại,
máy tính,... để tránh bị phân tâm.
- Học cách nói "không": Sinh viên cần học cách nói "không" với những lời mời,
yêu cầu không cần thiết để tránh bị phân tán thời gian.
Việc quản lý thời gian hiệu quả là một kỹ năng quan trọng, cần được rèn luyện
thường xuyên. Sinh viên cần xác định mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch cụ thể, sắp xếp
thứ tự ưu tiên, tập trung vào công việc hiện tại, thiết lập giới hạn thời gian cho mỗi
công việc và dành thời gian cho bản thân. Bằng cách áp dụng những điều trên, sinh
viên sẽ có thể cân bằng cuộc sống, đạt được kết quả học tập tốt và phát triển toàn diện.
4. Những điều sinh viên không nên làm tránh lãng phí thời gian
Bước vào đại học là tấm vé mà bất kì những người học sinh nào cũng hằng mơ
ước, thế nhưng biết rằng thời gian là thứ luôn tuần hoàn và công bằng với mọi người,
nhưng việc quản lí, phân bổ thời gian ở mỗi cấp học là khác nhau. Cho nên, nếu chúng
ta không biết cách xử lí, không biết cách vận dụng thì chúng ta sẽ dễ rơi vào những
cạm bẫy thời gian, vướng mắc vào nhưng chuyện làm ta khó có cách xử lí nhanh gọn
và dễ dàng. Do vậy, ta phải hiểu được tầm quan trọng của thời gian, hiểu được hệ
thống quản lí thời gian, những vướng mắc khi ta thực hành quản lí và lập kế hoạch về
thời gian. Có như thế, ta mới có được ít nhất là một hành trang vững chắc để tiếp tục đi
vào giảng đường đại học, tiếp tục học tiếp những môn học, và tiếp tục làm việc cho
dẫu áp lực công việc, áp lực học tập có lớn đến đâu chăng nữa. Nhờ vậy, ta có thế lấy
được kết quả tốt hớn, công việc của ta hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe
của ta
Ở một độ tuổi chớm trường thành thì đa số các bạn trẻ đang sống trong một loại
thời gian tâm lý.Ví dụ đơn giản như khi đi chơi với bạn gái xinh thì ôi chao nhanh thế
nhỉ và ngược lại khi ta đi học ngồi xa bạn bè thì ôi chao một tiết học ngỡ như bất tận
vậy. Một nhà đạo sư thế kỉ XX đã phát biểu rằng: “Cái trở nên tệ hại nhất, đó là thời
9
gian, đó là nguồn gốc đích thực của mọi xung đột” và ông đã lên án rằng thời gian tâm
lý là xung đột, thời gian là kẻ thù của con người.Vì vậy, sau đây là các việc nên tránh
để không lãng phí thời gian và từ đó quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả
hơn.
Sinh viên nên tránh những việc sau đây:
- Để bản thân được nhàn hạ và tâm lý “nước đến chân mới nhảy”: đây là một
loại hình tâm lý không hiếm gặp tại Việt Nam và điều này đang giết chết những phút
giây quý báu của tuổi trẻ.
- Làm việc mà không lên trước kế hoạch và hạn mức thời gian: Ngay gần đây
thôi chắc chắn có những bạn đã từng trải qua nhưng không biết rõ , khi làm một bài
thi,ta phải sắp xếp rõ ràng cái gì làm trước cái gì làm sau,thời gian tối đa ta dành cho
nó là bao nhiêu.Từ đó ta có thể kiểm soát được quỹ thời gian và hoàn thành tốt bài
thi.Cũng như vậy, trong quá trình sống và học tập ta phải hoạch định rõ ràng các quỹ
thời gian từ đó quản lý chung để tránh xảy ra tình trạng mất cân bằng và hỗn loạn
trong mọi việc
- Lạc lối trong những cuộc đi chơi và ăn uống cùng bạn bè. Có thể vào lúc này
mình sẽ thấy là ôi bạn bè ai cũng đi mà mình không đi sẽ bị thiệt thời mất.Cơ hội ăn
chơi còn nhiều vì vậy bỏ lỡ một hai lần đi chơi có thể đi bù lại được, bạn tốt sẽ ở lại,
người dưng lại ra đi còn những thời gian còn học tập trong trường đầy quý giá sẽ
không bao giờ lấy lại được cũng như những cơ hội và khoảnh khắc mà đáng nhẽ ra ta
có thể nắm bắt nếu quản lý tốt thời gian của chính mình.
- Từ bỏ những việc cảm thấy không hiệu quả hay vô dụng đối với mình: Câu trên
bao gồm rất nhiều việc, từ yêu đương, tình cảm tuổi trẻ, tình bạn hay kể cả là những
việc mình đang cố gắng trong vô vọng. Ta nên từ bỏ hết những việc mà bản thân cảm
thấy không thể nào cấm đoán nổi và dành thời gian đó cho những việc khác mà mình
có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn. Từ đó ta sẽ không lãng phí thời gian một cách hiệu
quả nhất.
III. Liên hệ thực tế về việc quản lí thời gian của sinh viên hiện nay
Hiện nay, thực trạng quản lý thời gian của sinh viên có thể khá đa dạng. Một số
sinh viên có thể quản lý thời gian hiệu quả bằng cách lập kế hoạch và sử dụng các
công cụ như lịch và bảng ghi chú. Tuy nhiên, một số sinh viên khác có thể gặp khó
khăn trong việc quản lý thời gian do nhiều yếu tố như áp lực học tập, công việc bán
thời gian, hoặc các hoạt động giải trí.

10
Thực tế, quản lý thời gian là một vấn đề quan trọng đối với sinh viên hiện nay.
Với số lượng công việc, nhiệm vụ và áp lực học tập ngày càng tăng, sinh viên thường
gặp khó khăn trong việc cân nhắc và phân chia thời gian hiệu quả cho các hoạt động
khác nhau.Quản lí thời gian là một trong những kĩ năng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động tự học của sinh viên và phải được sinh viên rèn luyện thường xuyên để mang lại
hiệu quả học tập và thành công trong tương lai.Nhưng trên thực tế, kỹ năng quản lý
thời gian của sinh viên hiện nay đang thực sự có vấn đề.
Giảng viên Hoàng Thị Phương - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - đã thực hiện một
khảo sát trên 200 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Kết quả, phần lớn sinh viên
đều nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian đối với hoạt động tự học là
quan trọng. Tuy nhiên, giữa nhận thức và việc làm cụ thể lại khá khác biệt. Bởi, chỉ có
18% sinh viên cho biết mình sử dụng thời gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp để
nghiên cứu tài liệụ. Có tới 52% sử dụng nhiều thời gian ngồi máy tính để online, lên
facebook; 46% dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ nướng hoặc ngủ trưa. 29%
cho biết dành nhiều thời gian để tham gia hoạt động xã hội và thể thao giúp cải thiện
sức khỏe, hình thành và rèn luyện kỹ năng; 22% sử dụng nhiều thời gian lên thư viên
nghiên cứu tài liệu.
- Có 4 hoạt động nhiều sinh viên thỉnh thoảng thực hiện đó là:
 Đọc sách giáo trình và tài liệu tham khảo trước khi học bài mới
 Lên thư viện nghiên cứu tài liệu
 Lên mạng tìm và nghiên cứu tài liệu
 Luyện nói tiếng Anh theo chủ đề.
- Bất ngờ, có 5 hoạt động nhiều sinh viên chưa bao giờ thực hiện là:
 Học nhóm
 Trao đổi bài tập với bạn bè ngoài giờ học chính
 Tham gia các câu lạc bộ phục vụ cho việc học tập
 Lập bản đồ tư duy ôn tập cho kiểm tra và thi
 Tìm hiểu đề thi những năm trước và hệ thống kiến thức
 Ôn tập và chuẩn bị thắc mắc để hỏi giảng viên trên lớp
- Có 2 hoạt động rất ít sinh viên thường xuyên thực hiện, nhưng khi thực hiện lại
đạt kết quả cao đó là:
 Ôn tập và chuẩn bị thắc mắc để hỏi giảng viên trên lớp

11
 Lập bản đồ tư duy ôn tập cho kiểm tra và thi.
Nhìn chung, những yếu tố này có thể ngăn cản mọi người quản lý thời gian tốt và
giảm năng suất của họ. Nhận biết những yếu tố này và nỗ lực khắc phục chúng có thể
giúp các cá nhân cải thiện kỹ năng quản lý thời gian và đạt được mục tiêu hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên đều gặp vấn đề trong việc quản lý thời
gian. Một số sinh viên có thể tổ chức thời gian một cách hiệu quả và đạt được sự cân
bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Điều quan trọng là được trang bị kỹ năng
quản lý thời gian và có ý thức về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian một cách
có ý thức.
Như vậy, về mặt ưu điểm, sinh viên nhận thức được vai trò của quản lý thời gian.
Một bộ phận sinh viên đã quan tâm lập kế hoạch quản lý thời gian, biết đánh giá và
điều chỉnh để sử dụng thời gian ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó,
những hạn chế trong quản lý thời gian của sinh viên là: sinh viên phân bổ thời gian cho
các hoạt động còn thiếu hợp lý, nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã
hội và không cân đối, dành thời gian hợp lý cho hoạt động tự học. Kỹ năng tổ chức sử
dụng thời gian theo kế hoạch, tự đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng thời gian của bản
thân còn hạn chế dẫn đến quản lý thời gian chưa hiệu quả.
Về nguyên nhân của thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên còn hạn
chế, đó là:
- Một bộ phận sinh viên chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý thời gian.
- Một số sinh viên đã quan tâm lập kế hoạch quản lý thời gian gắn với các hoạt
động cụ thể nhưng chưa biết cách hay thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện
kế hoạch quản lý thời gian một cách khoa học.
- Sinh viên chưa có sự sắp xếp thời gian hợp lý và cân đối cho hoạt động tự học,
tự nghiên cứu - hoạt động chủ đạo của sinh viên ở trường đại học, còn dễ bị phân tán
chú ý, chưa quan tâm và thực hiện đánh giá và điều chỉnh hay nỗ lực.
- Mức độ ảnh hưởng của các định hướng giáo dục về quản lý thời gian đối với
sinh viên của nhà trường chưa cao, nhà trường thiếu các chương trình phát triển kỹ
năng quản lý thời gian, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến vấn đề này.
IV. TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU
1. Ba tấm gương quản lý tốt thời gian
- Hugh Culver - Với phương pháp “Firday 15” và những việc cần làm: “Tôi dành
15 phút cuối ngày Thứ Sáu hằng tuần để làm ba việc”.

12
Thứ nhất, tôi nhìn vào danh sách những việc cần làm trong tuần tới của mình, để
phân loại ra đâu là những việc tôi chỉ làm một loáng là xong, chẳng hạn như gọi lại
cho khách hàng, thanh toán hóa đơn,...Tôi xếp những việc này vào một nhóm.
Thứ hai, tôi phân loại những việc nào tôi có thể ủy thác hay thuê ngoài, và xếp
chúng vào một nhóm.
Sau cùng, tôi còn lại những việc thật sự quan trọng và đòi hỏi nhiều thời gian và
công sức nhất cho tuần tiếp theo, tôi sắp xếp các việc này theo thứ tự ưu tiên, để đảm
bảo đến thứ Sáu tuần sau, tôi phải hoàn thành hết những việc này.”
Hành động: Bạn luôn muốn hoàn thành mọi việc nhưng không phải lúc nào bạn
cũng có khả năng thực hiện điều này, và không phải lúc này việc này cũng cần thiết.
Hãy xác định rõ mục đích của một tuần và sàng lọc những việc thực sự quan trọng, cần
thiết mà bạn phải dành thời gian và công sức cho chúng. Hãy chịu trách nhiệm với thời
gian của chính mình, không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho thời gian ít, cho năng
lực.
- Michelle Obama - Ưu tiên sắp xếp và đặt lịch cho mọi việc quan trọng.
Tại một sự kiện đầu tư bởi Klick Health tại New York, Cựu Phu nhân Đệ nhất
nước Mỹ Michelle Obama đã chia sẻ về cách bà cân bằng cuộc sống gia đình, công
việc và các hoạt động nghĩa vụ khác của Nhà Trắng. Bí quyết nằm ở việc sắp xếp và tổ
chức thời gian hiệu quả cho cả công việc và gia đình. "Khi bắt đầu một năm mới, trước
khi đặt chỗ cho bất cứ thứ gì, hay đồng ý tham gia bất kể cuộc gặp mặt hội nghị nào,
tôi cũng ngồi xuống cùng trợ lý và ưu tiên sắp xếp lại cuộc đời mình trước", bà Obama
chia sẻ.
Michelle Obama thừa nhận mình là một con người rất đam mê công việc nhưng
không có nghĩa lờ đi nhu cầu cá nhân và hạnh phúc gia đình."Tôi có kế hoạch cho
hạnh phúc của bản thân. Chúng ta thường nghĩ hạnh phúc cứ tự dưng mà đến và cũng
có những lúc như vậy, thế nhưng có những loại hạnh phúc mà bạn phải tự kiếm tìm
mới có thể thấy được", bà Obama kết luận.
- Hui Ling – Tuyệt đối không chần chừ
Hui Ling là Co-founder kiêm COO của Grabtaxi – ứng dụng gọi xe taxi trực
tuyến hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. “Không trì hoãn” là lời khuyên
của cô dành cho các doanh nhân đang gặp vấn đề với quỹ thời gian của mình. Trong
đó, 3 lời khuyên cụ thể được đưa ra là:
+ Tập trung cao độ trong khi làm việc, không để bị phân tâm bởi những tác động
bên ngoài.
13
+ Luôn nỗ lực không ngừng để giải quyết công việc triệt để.
+ Tự thưởng cho mình sau mỗi thành tích đạt được để có thêm động lực.
2. Ba tấm gương chưa quản lý tốt thời gian
- Hiện tượng của sinh viên Việt Nam
Một số bạn sinh viên hiện nay vì hoàn cảnh gia đình đi làm sớm để đỡ đần bố mẹ.
Vì mới là tân sinh viên nên chưa vạch ra kế hoạch thời gian cụ thể cho mình dẫn đến
thời gian đi làm nhiều hơn thời gian đi học. Nhiều hôm vì thức khuya để làm đêm đến
sáng đi học chỉ ngủ làm ảnh hưởng đến việc học. Điều đó dẫn đến bạn bỏ bê việc học
dẫn đến việc học yếu dần, và phải học lại, tiền đi học nhiều hơn tiền đi làm kiếm
được.
Một số sinh viên chưa quản lý tốt thời gian của mình, chưa biết ưu tiên việc nào
quan trọng hơn dẫn đến những thứ nhỏ nhặt che lấp và quên đi việc quan trọng vẫn là
việc học.
- Thất bại của The Kafe
Xuất hiện tại thị trường TP.HCM trong chiến dịch “Nam Tiến”, The Kafe và cựu
CEO Chi Anh xuất hiện như một ngôi sao startup. The Kafe có 4 thương hiệu gồm The
Kafe, The Kafe Village, The Kafe Box và The Burger Box cùng với 2 dòng đồ uống
riêng biệt đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng mới trong thị trường cà phê Việt
Nam.
Tuy nhiên, The Kafe đã chính thức đóng để lại hụt hẫng của biết bao người bởi
dự án này đã từng được rất kỳ vọng sẽ thành công mỹ mãn.
Nguyên nhân thất bại: họ định danh ngành nghề không rõ ràng. Kafe mất thời
gian đầu tư vào cả dịch vụ ăn và uống, không biết nên tập trung chủ yếu vào thứ gì.
Mất thời gian quản lý cả hai dịch vụ nên không tạo được khác biệt, nổi bật cho riêng
mình. Ngoài ra còn mất thời gian, không lên kế hoạch cụ thể mặc dù có rất nhiều ý
tưởng kinh doanh. Từ đố đi không đúng hướng với dự định ban đầu và thất bại.
- Thất bại của Blockbuster
Blockbuster là một chuỗi cửa hàng cho thuê đĩa DVD và video game lớn nhất thế
giới vào những năm 1990 và 2000. Tuy nhiên, vào năm 2010, Blockbuster đã tuyên bố
phá sản và đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại là họ không quản lí được thời gian
và không có kế hoạch cụ thể để thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Khi công
nghệ phát triển và các dịch vụ trực tuyến như Netflix trở nên phổ biến, Blockbuster đã
14
không thích nghi với thị trường mới này. Họ tiếp tục tập trung vào mô hình kinh doanh
truyền thống của mình, cho thuê đĩa DVD và video game, mà không đưa ra được một
chiến lược để cạnh tranh với các dịch vụ trực tuyến.
Ngoài ra, họ không lên được một kế hoạch để giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt
động của mình. Thay vì đầu tư vào các dịch vụ trực tuyến và giảm số lượng cửa hàng,
Blockbuster đã tiếp tục mở rộng và mở thêm nhiều cửa hàng mới, dẫn đến tăng chi phí
và không có lợi nhuận.
Blockbuster là một ví dụ điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc quản lí thời
gian và có kế hoạch cụ thể trong kinh doanh. Nếu không thích nghi với sự thay đổi của
thị trường, không quản lí được thời gian và chi phí, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tình
trạng thất bại.

15
KẾT LUẬN
Qua nội dung đã trình bày ở trên, từ việc bình luân về nhận định cũng như qua
việc nêu ra những dẫn chứng cụ thể đã cho mọi người nói chung và sinh viên nói riêng
có một cái nhìn tổng quan hơn về hậu quả của việc lãng phí thời gian qua đó đưa ra
được những giải pháp, những mẹo nhỏ cho sinh viên có thể áp dụng sao cho tận dụng
được tối đa thời gian của bản thân.
Thời gian giống như xe lửa đi trên đường ray. Nó chỉ có thể tiến chứ không thể
lùi. Mỗi giây trôi qua trong cuộc đời bạn nghĩa là nó đã trở thành quá khứ.mỗi con
người, chỉ có duy nhất một lần để sống. Đặc biệt là những người trẻ, những người vẫn
còn rất nhiều thời gian. Nếu lãng phí thời gian của bản thân mình vào những việc vô
bổ. Hay làm những việc chỉ để lấy tiếng. Thì hãy ngừng lại ngay. Hãy suy nghĩ
nghiêm túc về những hành động mình đang làm. Bởi mỗi người chỉ có một cuộc đời.
Sống sao cho đúng, ý nghĩa cách sống làm cho cuộc đời thêm hạnh phúc.
Sinh viên chúng ta cần có những nhận thức rõ ràng về việc lãng phí trong cuộc
sống, có trách nhiệm phải loại bỏ những tư tưởng và hành động lãng phí. Muốn vậy,
mỗi bạn phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay bằng cách không lãng
phí những điều nhỏ nhất quanh mình. Mỗi bạn hãy là một tấm gương để những người
xung quanh cũng từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình.
Bài làm trên của chúng em còn nhiều thiếu sót rất mong được cô và các bạn
nhận xét, bổ sung và góp ý.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TOP 12 Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn (2023)
(vietjack.me)
2. Hoàng Thị Phương. Khảo sát việc rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian đối với
sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội

17

You might also like