You are on page 1of 12

Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Môn:
KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Tên đề tài : Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử


Giảng viên : TS. Chu Lê Phương
Nhóm thực hiện : Nhóm 2

QUY NHƠN- 4/2023


1
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

Thành viên:
1. Nguyễn Thị Hồng Vân
2. Cao Thị Ngọc Xuân
3. Phạm Trương Ngọc Hảo
4. Trần Lê Hà Vy
5. Đinh Lam Tuyền
6. Cao Mỹ Phương
7. Lương Thị Vân Anh
8. Nguyễn Thị Bảo Khanh
9. Phạm Đào Huyền Trang
10. Trần Lê Vy
11. Lục Thu Hà
12. Đặng Thị Mỹ Duyên
13. Bùi Thị Thu Nguyệt
14. Huỳnh Đoàn Kiều Hoang
15. Trần Thị Ngọc Mai
16. Nguyễn Thị Lệ Như
17. Lê Kim Ngọc
18. Đặng Võ Phương Thảo
19. Nguyễn Thị Mỹ Thắm

2
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. TÌNH YÊU SINH VIÊN..............................................................................................................5
1. Khái niệm:..............................................................................................................................5
2. Mặt lợi:...................................................................................................................................5
3. Mặt hại:...................................................................................................................................5
4. Lời khuyên:............................................................................................................................6
5. Kết bài:...................................................................................................................................6
II. TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY...................................................7
1. Khái niệm:..............................................................................................................................7
2. Thực trạng:.............................................................................................................................7
3. Nguyên nhân:.........................................................................................................................7
3.1. Chính bản thân:..................................................................................................................7
3.2. Từ xã hội:............................................................................................................................8
3.3. Yếu tố gia đình:..................................................................................................................8
4. Lợi ích của việc sống thử:.....................................................................................................8
5. Hậu quả của việc “sống thử”:...............................................................................................8
6. Một số kết thúc:.....................................................................................................................9
6.1. Kết thúc có hậu :................................................................................................................9
6.2. Loại đi đến tan vỡ:.............................................................................................................9
6.3. Tiến thoái lưỡng nan:.......................................................................................................10
7. Cách khắc phục:..................................................................................................................10
7.1. Đối với cá nhân:................................................................................................................10
7.2. Sự quan tâm của gia đình................................................................................................10
7.3. Nhà trường........................................................................................................................10
7.4. Các hoạt động xã hội........................................................................................................11
8. Kết bài:.................................................................................................................................11

3
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống muôn hình vạn trạng cũng giống như cách mỗi cá
nhân chúng ta đều có những góc nhìn, những sự chọn lựa
riêng cho cuộc đời chính mình. Vì vậy, giữa những luồng ý
kiến trái chiều trên, việc đặt câu hỏi Đúng - Sai, Nên - Không
nên, sẽ chẳng đi đến một câu trả lời nào thích đáng. Ở đây,
chúng mình sẽ cùng nhau phân tích cả hai mặt vấn đề, để sau
hôm nay bạn biết mình sẽ phải làm gì nhé!

4
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

I. TÌNH YÊU SINH VIÊN

1. Khái niệm:
Tình yêu là một loạt cảm xúc hay các trạng thái tâm lý khác nhau. Tất cả cảm xúc trên
bộc phát từ tình cảm chân thành của một cá nhân và niềm hạnh phúc, vui sướng của
con người. Nó là luôn gắn liền nhu cầu muốn có được, sự ràng buộc và giúp cho cả hai
người trở thành một.

2. Mặt lợi:
− Tình yêu sinh viên thường đẹp và lãng mạn, nó trở thành những kỷ niệm đầy màu
sắc trong cuộc sống sinh viên.
− Tình yêu giúp bản thân trưởng thành hơn.
− Tình yêu đem đến sự lạc quan.
− Tình yêu giúp chúng ta có thêm sự tự tin.
− Tình yêu đem đến sự hưng phấn.
Nếu có thời hạn tìm hiểu và khám phá lâu, biết gìn giữ và tăng trưởng, tình yêu sinh
viên hoàn toàn có thể tiến tới hôn nhân gia đình bền vững và kiên cố sau tốt nghiệp .

3. Mặt hại:
− Bên cạnh tình yêu xuất phát từ trái tim, còn có những cái tên không tốt đẹp như
“yêu phong trào”, “yêu chớp nhoáng”, … Theo thực trạng hiện nay, không chỉ có
những tình yêu như trên mà còn nảy sinh ra một loại “tình yêu mập mờ”
− Mất nhiều thời gian và tiền bạc.
− Bạn không đủ chín chắn để kiểm soát bản thân.

5
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

− Tình yêu sinh viên rất mong manh.

4. Lời khuyên:
− Cùng nhau xác định rõ ràng ưu tiên hàng đầu ở lứa tuổi này là học tập. Xác định
kế hoạch học tập và làm việc ngắn hạn và dài hạn: giúp đỡ nhau hoàn thành kế
hoạch đó.
− Tìm hiểu những kiến thức về tình yêu và giới tính.
− Biết tôn trọng đối phương và tôn trọng chính bản thân mình.
− Quan tâm đến cuộc sống của đối phương, chú ý đến những thay đổi tích cực và
tiêu cực để giúp đỡ nhau phát triển hoặc khắc phục.
− Giữ thái độ nghiêm túc trong tình yêu, không đánh đồng tình yêu với những quan
niệm sai lệch khác hoặc sử dụng tình yêu để vụ lợi vì dù ít hay nhiều bạn cũng sẽ
phải trả giá cho tình yêu “giả” đó.
− Hãy làm chủ tình yêu của mình, đừng bị lệ thuộc vào môi trường xung quanh
− Luôn tỉnh táo trong tình yêu để tránh bị lợi dụng.
− Hết mình về tình yêu nhưng đừng bao giờ làm nô lệ của tình yêu.
Hãy nhớ rằng tình yêu chính là món quá đẹp nhất trên thế gian này vì nó không chỉ là
tình yêu đôi lứa. Vì vậy đừng chỉ vì không có được món quà tình yêu đôi lứa mà từ bỏ
tất cả những món quà vô giá khác mà cuộc sống giành cho bạn.

5. Kết bài:
Cho dù có những ý kiến trái chiều như vậy, thì hầu như ai cũng có một mối tình sinh
viên. Đó là một thứ tình cảm lãng mạn và đáng nhớ nhất khiến người ta không bao giờ
quên.

6
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

Tình yêu của sinh viên là lợi thế bởi vì nó truyền cảm hứng và tạo điều kiện thuận lợi
cho sinh viên trở nên tốt hơn cũng như để lại nhiều ấn tượng tốt trong sinh viên. Do đó,
mọi người nên coi loại tình yêu này là một khía cạnh tích cực của cuộc sống sinh viên,
hãy cứ theo đuổi chỉ là đừng nên mù quáng.

II. TÌNH TRẠNG SỐNG THỬ CỦA SINH VIÊN HIỆN


NAY

1. Khái niệm:
“Sống thử” theo định nghĩa thông thường dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó,
các cặp nam nữ về sống chung với nhau mà không tổ chức hôn lễ cũng như không
đăng kí kết hôn về mặt pháp luật- Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.

2. Thực trạng:
Dựa vào kết quả điều tra có tới 64,5% các bạn trẻ đồng ý với việc “sống thử” và chỉ có
35,5% các bạn trẻ không đồng ý với việc sống thử trước hôn nhân. 100% sinh viên
“sống thử” có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai.
Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% là đi đến hôn nhân.1

3. Nguyên nhân:

3.1. Chính bản thân:


Trong muôn vàn những lí do mà các đôi tình nhân sống thử với nhau đưa ra thì muốn
có nhiều thời gian bên nhau có lẽ là lí do quan trọng nhất và thực tế nhất. Hầu hết các

1
https://www.youtube.com/watch?v=5K9MreNwYlU
7
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau
hơn.
Do xa nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn
quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian...thế nên nhiều sinh viên đã
không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm
chăm sóc. Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sống thử.
Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình,
khẳng định tình cảm của mình và coi đó như tiền đề để tiến tới hôn nhân.

3.2. Từ xã hội:
"Sống thử" còn được coi là "mốt", hay còn là phong trào "sống thử". Phân tích nguyên
nhân của lối sống mới mẻ này nhiều chuyên gia khẳng định đó là kết quả của sự vận
động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được.

3.3. Yếu tố gia đình:


Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã thường
ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân;
ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người
ta lợi dụng nhau.

4. Lợi ích của việc sống thử:


− Có nhiều thời gian bên nhau
− Hiểu nhau rõ hơn
− Chia sẻ tài chính

8
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

5. Hậu quả của việc “sống thử”:


− Học hành sa sút
− Mất đi cuộc sống tự do và mối quan hệ với những người xung quanh
− Bị mang tiếng, danh dự gia đình bị bêu xấu
− Thường xuyên bị stress, căng thẳng
− Gây nhàm chán vì quá hiểu đối phương
− Có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như AIDS, giang mai... các
viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai biến như vô sinh,ung thư,...
− Tỉ lệ ly hôn cao hơn

6. Một số kết thúc:

6.1. Kết thúc có hậu :


Là trường hợp hai bạn sống chung khi trên tay đã đeo nhẫn đính hôn và ngày cưới đã
ấn định, hay ít nhất, cả hai cùng biết rằng: “Không lâu nữa, chúng ta sẽ kết hôn với
nhau". Chưa có bằng chứng nào cho thấy chung sống trong một khoảng thời gian nhất
định trước hôn nhân sẽ khiến hai người sau này không thể trọn đời vui vẻ, hạnh phúc.
Chưa kể một số lợi ích từ thực tế cần được công nhận: Hai người có thể tiết kiệm chi
phí sinh hoạt, đủ đầy "chuyện ấy" ở cái tuổi “chăng thể đừng được.
Ngoài ra, cặp đôi có thể tìm hiểu được thói quen sinh hoạt của nhau, tiện chăm sóc
nhau mỗi khi đau ốm và đặc biệt, từ đó có thể xác định xem có thể dành phần còn lại
cho cuộc sống của nhau hay không.

6.2. Loại đi đến tan vỡ:

9
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

Hai cá thể độc lập - hai lối sống sinh hoạt - hai quan điểm khác nhau v.v… nếu không
thể hòa hợp sẽ dẫn đến sự tan vỡ. Có ai đó đã từng nói “Yêu nhau thì dễ, đi đường dài
cùng nhau được hay không mới khó”. Sự bất đồng cũng là một nguyên nhân.
Bên cạnh đó, tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Nhiều em bé vô tội sinh ra bị bỏ rơi, gây nên gánh
nặng về kinh tế và suy đồi đạo đức.

6.3. Tiến thoái lưỡng nan:


Đó là tình trạng của một số người, khi bước vào sống thử họ mới nhận ra rằng, người
mình yêu không giống như những gì mình suy nghĩ. Bỏ cũng không nỡ mà tiếp tục thì
chắc chắn là…không thể.

7. Cách khắc phục:

7.1. Đối với cá nhân:


Mỗi cá thể sinh viên cần có ý thức trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cần
thiết về vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và những vấn đề liên quan đến
sống thử trước hôn nhân. Đây là giải pháp chủ động nhất và đơn giản nhất để giúp sinh
viên tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời, sinh viên cũng cần
phải học cách tự ý thức và có trách nhiệm trước những quyết định mà mình đưa ra.
Một khi đã quyết định sống thử, dù nhằm mục đích gì, thì cũng không được vượt qua
khuôn khổ đạo đức và pháp luật Việt Nam.

7.2. Sự quan tâm của gia đình


Các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần có các biện pháp nhắc
nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử.

10
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

7.3. Nhà trường


Trước hết, nhà trường cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh,sinh viên. Đồng thời, cần bổ sung
đội ngũ giáo viên có chất lượng, chuyên môn, am hiểu tâm lý học sinh, sinh viên để từ
đó dễ dàng tuyên truyền, phổ biến về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường
những buổi sinh hoạt, ngoại khóa để cho sinh viên có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm
với nhau về cuộc sống

7.4. Các hoạt động xã hội


Nhà nước và các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở của sinh
viên, xây dựng các khu Làng sinh viên đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhiều hoàn
cảnh của mỗi sinh viên... Nâng cấp và cải tạo những khu trọ của sinh viên đồng thời ổn
định giá cả thuê phòng trọ của sinh viên sao cho hợp lý.
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho sinh viên trong lối sống tập thể
Tuyên truyền lối sống văn hóa, lành mạnh ở các khu trọ sinh viên, tạo không khí đoàn
kết giữa các thành viên trong khu trọ với nhau.
Tăng cường các đội tự quản, an ninh phường_ quận
Đồng thời, làm công tác tư tưởng đến các hộ dân giúp đỡ những sinh viên thuê trọ để
tạo được sự hòa đồng giữa chủ nhà và người thuê giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và
trong cuộc sống hàng ngày.

8. Kết bài:
Tình yêu luôn là thứ nhân loại ta xưa nay luôn khắc khoải kiếm tìm. Và giữ cho mình
một lí trí vững vàng chính là điểm tựa cho một tình yêu đẹp và bền lâu.
Đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân, cho tình yêu đôi lứa là việc làm cần thiết.

11
Tình yêu sinh viên và vấn đề sống thử

12

You might also like