You are on page 1of 7

KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

1.Trình bày khái quát về đặc điểm chung của Hệ Mặt Trời. Tại sao Mặt Trời được gọi là
sao?
* Đặc điểm chung:
- Hệ Mặt Trời là một tập đoàn thiên thể ( sao, hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi)
đã được hình thành cách đây khoảng 6-7 tỉ năm
- Hệ Mặt Trời có thiên thể lớn ở trung tâm là Mặt trời,, quay xung quanh có các thiên thể nhỏ hơn
gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch, khí và bụi
- Tất cả các hành tinh đều quay quanh MT theo một quỹ đạo gần tròn ( tâm sai nhỏ).
Tâm sai e= ( a,b là bán kính lớn, nhỏ của quỹ đạo quanh MT)
- Quỹ đạo của tất cả các hành tinh đều nằm gần như cùng một mặt phẳng phần lớn chúng tạo với
Hoàng đạo một góc khoảng 40, trừ Thuỷ Tinh và tiểu hành tinh Diêm Vương có quỹ đạo nghiêng
so với mặt phẳng Hoàng Đạo theo những góc tương ứng là 7 0 (Thuỷ Tinh), 170 9” (tiểu hành tinh
Diêm Vương).
- Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh Mặt Trời theo cùng một hướng ngược chiều kim đồng
hồ nếu nhìn từ Bắc Thiên Cực xuống mặt phẳng quỹ đạo.
- Tất cả các hành tinh (trừ Kim Tinh & Thiên Vương Tinh) và phần lớn các vệ tinh cũng đều quay
quanh trục của chúng ngược chiều kim đồng hồ.
- Tất cả các thành viên trong hệ Mặt Trời đều có cấu tạo bởi các nguyên tố hóa học có trong bảng
tuần hoàn của Mendeleev, tuy nhiên trạng thái vật chất và nồng độ khối lượng các nguyên tố
không giống nhau ở các thành viên trong hệ.
- Nhóm các hành tinh bên trong (kiểu Trái Đất): Thuỷ Tinh - Kim Tinh – Trái Đất - Hoả Tinh. Có
kích thước nhỏ, tỉ trọng trung bình lớn, quay chậm quanh trục, có ít vệ tinh.
- Nhóm các hành tinh bên ngoài (kiểu Mộc tinh): Mộc Tinh - Thổ Tinh- Thiên Vương Tinh - Hải
Vương Tinh. Có kích thước Lớn, tỉ trọng trung bình nhỏ, có nhiều vệ tinh.
- Ranh giới ngăn cách giữa nhóm trong và nhóm ngoài (nằm giữa quỹ đạo của Hỏa Tinh và Mộc
Tinh) là các tiểu hành tinh.
*Mặt Trời được gọi là sao:
Ngôi sao là một quả bóng khí phát sáng, chủ yếu là hydro và heli, được giữ bởi trọng lực riêng
của nó. Phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó hỗ trợ ngôi sao chống lại trọng lực và tạo ra
các photon và nhiệt, cũng như một lượng nhỏ các nguyên tố nặng hơn.
Khối lượng của Mặt trời chiếm 99,86% tổng khối lượng trong hệ Mặt trời, tạo ra nhiệt độ và mật
độ trong lõi đủ cao để duy trì phản ứng tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli biến nó thành 1
ngôi sao. Điều này giải phóng năng lượng khổng lồ, chủ yếu tỏa vào không gian khi bức xạ điện
từ đạt cực đại trong ánh sáng khả kiến.
Như vậy Mặt trời – “trái tim” của hệ Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao lùn, đôi khi nó còn
được gọi là "vàng lùn", một quả cầu khí nóng rực.
2.Trình bày khái quát về hình dạng, kích thước Trái Đất và hệ quả của nó.
2.1.Hình dạng, kích thước
Trái Đất có hình dạng thức tạp và đặc biệt, cho nên gọi là “ Hình Trái Đất” hay hình “ Geoid”
( elipxoid, hình cầu)
Mặt Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh nhiều năm kéo dài xuyên qua các lục địa, hải đảo
để tạo thành 1 mặt cong khép kín.
- Bán kính xích đạo hay bán trục lớn(a)= 6370 km
- Bán kính cực hay bán trục nhỏ (b)= 6356, 863 km
- Chiều dài trung bình vòng kinh tuyến = 40.008,5 km
- Chiều dài xíc đạo = 40.075,7 km
- Độ dẹt ở cực = a-b/a = 1/298 = 21,36 km
- Độ dẹt ở xích đạo = 1/30.000 =213 m
- Diện tích bề mặt TĐ = 510.083.000 km2
-
Thể tích Trái Đất = 1,883. 1012 km3
- Khối lượng = 6.1024 kg
- Tỉ trọng trung bình = 5,52 g/cm3
2.2. Hệ quả
*Về mặt địa lý:
- Do bề mặt Trái Đất thường xuyên được chiếu sáng một nửa là ngày và một nửa nằm trong bóng
tối là đêm, hiện tượng này là hiện tượng ngày năm
+Tiết Lập Xuân: 4/2 hoặc 5/2(sự bắt đầu của mùa xuân, bắt đầu của một năm mới)
+Tiết Vũ Thủy: rơi vào ngày 18/2 hoặc 19/2 ( mưa ẩm, mưa nhỏ li ti.)
+Tiết Kinh Trập: 5/3 hoặc 6/3 (một số loài côn trùng, sâu bọ bắt đầu sinh sôi, nảy nở)
+Tiết Xuân Phân: rơi vào ngày 21/3 hoặc 22/3 ( Đây là thời điểm giữa mùa Xuân).
+Tiết Thanh Minh: 4/4 hoặc 5/4.( khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lộc)
+Tiết Cốc Vũ: rơi vào ngày 20/4 hoặc 21/4. Cốc vũ nghĩa là mưa rào.
+Tiết Lập Hạ 5/5 hoặc 6/5 ( nhiệt độ tăng lên rõ rệt, mưa bão sấm nhiều, cây cỏ phát triển nhanh).
+ Tiết Tiểu Mãn: 21/5 hoặc 22/5 ( mưa mùa hạ có thể xảy ra những đợt lũ nhỏ )
+ Tiết Mang Chủng: 5/6 hoặc 6/6.Đây là thời điểm các loại ngũ cốc lớn đủ và chờ thu hoạch.
+ Tiết Hạ Chí: 21/6 hoặc 22/6 ( giữa mùa hạ, nhiệt độ và ánh sáng trong thời điểm này rất cao)
+ Tiết Tiểu Thử: 7/7 hoặc 8/7 (thời tiết đã khá nóng nhưng vẫn chưa phải là lúc nóng nhất )
+ Tiết Đại Thử: rơi vào ngày 22/7 hoặc 23/7 ( tiết khí nóng nhất trong năm)
+ Tiết Lập Thu: ngày 7/8 hoặc 8/8(bước vào mùa thu, nhiệt độ, ánh sáng giảm dần)
+ Tiết Xử Thử: 23/8 hoặc 24/8( nhiệt độ hạ xuống, làm cho khí hậu trở nên mát mẻ.)
+ Tiết Bạch Lộ: 8/9 hoặc 9/9. Bạch lộ nghĩa là nắng nhạt. Lúc này thời tiết chuyển mát hẳn.
+Tiết Thu Phân: 23/9 hoặc 24/9 (thời điểm giữa mùa thu)
+Tiết Hàn Lộ: 8/10 hoặc 9/10( Hàn lộ nghĩa là mát mẻ)
+Tiết Sương Giáng: 23/10 hoặc 24/10( đêm có sương rơi nhiều nên gọi là sương giáng.)
+Tiết Lập Đông: 7/11 hoặc 8/11 .Tiết lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông trong năm
+Tiết Tiểu Tuyết: 22/11 hoặc 23/11 (bắt đầu có tuyết rơi nhưng còn ít )
+Tiết Đại Tuyết: 7/12 hoặc 8/12(tuyết rơi nhiều)
+Tiết Đông Chí: 21/12 hoặc 22/12 (giữa mùa đông)
+Tiết Tiểu Hàn: 5/1 hoặc 6/1 ( rét nhẹ)
+Tiết Đại Hàn: 20/1 hoặc 21/1 (giá lạnh đến cực độ, rét thấu xương)
- Gây ra sự phân bố bức xạ theo vĩ tuyến, kinh tuyến và theo thời gian trong ngày khác nhau
- Hình cầu của TĐ làm cho tầm nhìn khi lên cao được mở rộng
- Hình cầu nên xích đạo chia TĐ thành 2 nửa đối xứng qua xích đạo( bán cầu B-N), sự đối xứng
này gây ra sự đối xứng và ngược nhau về địa lý như: các vòng đai nhiệt đới, gió, áp, mùa..
- Gió là sự chuyển động của kk từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
+ Gió Tín phong( mậu dịch) là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến ( vĩ độ 300 B và N) về đai
áp thấp xích đạo
+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ở khoảng 60 0 B-N
+ Ngoài ra còn có gió biển, gió đất, gió phơn là các loại gió địa phương
- Độ dẹt của TĐ gây ra sự khác biệt trong đo đạc độ dài của các cung vĩ độ, càng lên những vĩ độ
cao, độ dài của các cung vĩ độ càng tăng
*Về mặt địa vật lí
- Vật chất càng vào trung tâm càng bị nén chặt và phân bố thành các lớp đồng tâm và hình thành
nhân trung tâm
- Cấu trúc đồng tâm của Trái Đất: vỏ manti trên manti dưới nhân ngoài nhân trong
chứa được khối lượng vật chất tối đa trong thể tích tối thiểu
Lớp vỏ Manti Nhân
Đặc điểm Lớp vỏ mỏng, không đồng Tầng dày nhất, chiếm 80% Còn gọi là lõi, nhiệt
chung nhất lục địa, dại dương thể tích, 68,5% khối lượng độ, áp suất cao
Độ dày 5km ở đại dương, 70km ở Manti trên 15-700km Nhân ngoài 2900-
lục địa Manti dưới 700-2900km 5100km, trong 5100-
6370 km
Cấu trúc Tầng trầm tích không liên Manti trên: vật chất quánh Nhân ngoài: vc lỏng,
tục, dày mỏng khác nhau, dẻo, lớp vở TĐ trôi dạt bên nhiệt độ 5000 độ C
vật liệu vụn, có nơi tới trên Nhân trong: vc
15km Manti dưới: vc rắn rắn,chứa nhiều Fe, Ni,
Tầng granit: đá nhẹ, có ở Thạch quyển: lớp vỏ td và áp suất 3-3,5tr atm
các lục địa phần trên cùng của bao
Tầng bazan: đá nặng, lộ ra manti cấu tạo bởi các loại
các đại dương đá khác nhau

- Ảnh hưởng ma sát ngược của triều lực đã làm cho TĐ quay chậm lại, tốc độ quay giảm đã làm
biến dạng vỏ td hình thành vành đai đứt gãy khoảng 350 vĩ bắc và nam
- Ảnh hưởng đến trọng lượng của vật thể
- Kích thước và khối lượng vật chất của td đã sinh ra một sức hút đủ lớn để giữ các vật và giữ
được lớp khí quyển tạo điều kiện cho sự sống
3.Nêu đặc điểm của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và ý nghĩa của nhịp điệu ngày
đêm.
3.1. Đặc điểm
- Trái đất tự quay quanh trục tưởng tượng theo hướng từ tây sang đông( ngược chiều kim đồng hồ)
nếu nhìn từ bắc thiên cực xuống
- Trục td tạo nên một góc 66 033’ với mp Hoàng đạo. Còn mp Hoàng đạo và mp xích đạo td tạo nên
góc 23027’
-Trái đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục trong khoảng thời gian một ngày đêm, quy ước
24 giờ ( ngày đêm theo MT)
Khoảng đó là vị trí của MT 2 lần chiếu thẳng góc trên kinh tuyến có địa điểm quan sát quy ước 24h
2 π 360
- Tốc độ quay của TĐ : ω= T = 24 h =15 ° /h ( không phụ thuộc vào vị trí địa lí)
2π R
- Vân tốc quay của TĐ phụ thuộc vào vĩ độ, ở xích đạo vận tốc của TĐ bằng v= T hay
ω R=464 m/s
- Càng lên các vĩ tuyến cao vận tốc càng giảm, ở vĩ độ φ , vận tốc v1 là v1=v cos φ ( v là vận tốc tự
quay của TD ở xích đạo)
- Trái đất quay quanh trục không đều đặn theo thời gian, tháng 8 quay nhanh nhất, tháng 3 và
4 quay chậm nhất
3.2. Ý nghĩa nhịp điệu ngày đêm
Nhịp điệu ngày đêm là sự thay đổi liên tục và chu kỳ của ánh sáng và bóng tối trên Trái đất trong
suốt một ngày. Ý nghĩa của nhịp điệu ngày đêm là rất quan trọng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc
sống trên hành tinh chúng ta. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của nhịp điệu ngày đêm:
- Định hướng thời gian: Nó giúp chúng ta biết khi nào nên làm việc, khi nên nghỉ ngơi và khi nào là
thời gian để ngủ.
- Điều chỉnh sinh học: Nhịp điệu ngày đêm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chu kỳ giấc ngủ và thức
dậy, sự hoạt động của hormone và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Việc duy trì một nhịp điệu
ngày đêm ổn định là quan trọng để duy trì sức khỏe và cân bằng sinh lý của chúng ta.
-Sự đa dạng sinh học: Nó ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các loài thực vật và động
vật. Nhiều loài đã tiến hóa và thích nghi với nhịp điệu ngày đêm, nhưng cũng có một số loài chỉ
hoạt động trong một phần nhất định của ngày hoặc đêm.
- Đời sống xã hội và văn hóa: Nó tạo ra khung cảnh và không gian thích hợp cho các hoạt động xã
hội như làm việc, giao tiếp, thư giãn và giải trí. Nó cũng tạo ra các lễ hội và nghi lễ liên quan đến
các sự kiện đặc biệt như mặt trời mọc hoặc hoàng hôn.
- Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt Trái đất
4.Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất gây ra những hệ nào?
- Nhịp điệu ngày, đêm: Trái đất hình khối cầu, một nửa được chiếu sáng là ngày, một nửa bị khuất
là đêm nhưng do td tự quay quanh trục nên đó tạo nên nhịp điệu ngày – đêm trên Trái đất
- Giờ trên Trái đất
+ Giờ khu vực( múi giờ): giờ chính thức của toàn khu vực là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua
chính giữa khu vực. Gồm 24 múi giờ
+ Giờ Quốc tế( giờ gốc): là giờ trung bình của kinh tuyến Greenwich. Ranh giới của múi giờ này là
7030’ Đ và 7030’T
- Đường đổi ngày quốc tế: người ta quy ước lấy khu vực giờ 12 ( kinh tuyến 180 0) làm đường
chuyển ngày quốc tế
- Lực Coriolit: là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể do sự tự quay của Trái đất
F=2 ωvsinφ hay F= 2 mωvsinφ
ω :vận tốc quay của td

v: vận tốc của vật; m: khối lượng vật; φ : vĩ độ địa lí


- Ở xích đạo sinφ=0 nên F=0 và tăng dần về hai cực
- Mọi vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến khi nhìn theo hướng chuyển động đều bị lệch
hướng về bên phải ở nửa cầu B, bên trái nửa cầu N
- Mạng lưới tọa độ trên Trái đất: là đường giao nhau giữa các đường kinh tuyến và vĩ tuyến địa lí
trên bề mặt td tạo thành một mạng lưới tọa độ, nhờ đó mà xác định vị trí các điểm trên bề mặt Trái
Đất.
5.Nêu đặc điểm vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
1. Giải thích chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
2. Vì sao có hiện tượng mùa với đặc điểm khí hậu khác nhau trên Trái Đất?
3. Nguyên nhân nào sinh ra sự thay đổi các thời kỳ nóng - lạnh, hiện tượng ngày đêm dài ngắn
khác nhau trên Trái Đất?
4. Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực.
5. Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng thủy triều.
6. Nêu khái niệm Khí quyển? Cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng.
7. Khí quyển có vai trò như thế nào đối với sự sống? Khí quyển Trái Đất đang đối mặt với
những vấn đề nào?
8. Phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Khí hậu của một địa phương được hình
thành bởi các yếu tố nào?
9. Trình bày các vòng đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất. Vì sao có sự phân bố như
vậy?
10. Nêu khái niệm Thủy quyển, các dạng tồn tại và đặc điểm phân bố của nước.
11. Phân tích các vòng tuần hoàn của nước.
12. Nêu vai trò của nước đối với tự nhiên và đời sống con người.
13. Trình bày khái niệm về Thạch quyển? Nêu các đặc điểm và thành phần của Thạch quyển.
14. Trình bày khái niệm và đặc điểm của vỏ Trái Đất. Phân biệt Thạch quyển với lớp vỏ trái đất.
15. Nêu khái niệm Thổ nhưỡng? Thổ nhưỡng bao gồm những thành phần nào?
16. Thổ nhưỡng được hình thành bởi các nhân tố nào? Nhân tố nào sẽ quyết định chính trong
thành phần khoáng vật của thổ nhưỡng?
17. Nêu khái niệm Sinh quyển và các đặc tính của sinh quyển.
18. Anh/ chị hiểu như thế nào về nhân tố sinh thái? Môi trường sinh thái bao gồm những nhóm
nhân tố nào?
19. Trình bày tác động của nhân tố sinh thái tự nhiên lên sinh vật.
 Bài tập:
Cho tọa độ của 1 điểm trên Trái Đất, xác định múi giờ của Quốc gia chứa điểm đó.

You might also like