You are on page 1of 11

KHÍ QUYỂN

1. Thành phần và cấu trúc của khí quyển


 Thành phần
- 78% nito, 21% oxi, 1% khí khác
 Cấu trúc
- là lớp khí bao quanh TĐ
- Chia làm 5 tầng:
+ Tầng đối lưu:
Độ cao từ 0 - 15km, là tầng mỏng nhất
Tầng con người có thể sinh sống
Khối lượng chiếm 75%
Độ cao thay đổi theo mùa
Độ cao thay đổi theo vị trí đứng
+ tầng bình lưu ( tầng ozon)
Cao tới 50km
Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
Ít nhiễu loạn không khí nên máy bay có thể bay
+ tầng trung lưu :
Tầng lạnh nhất
Cao từ 50-85km
Tỉ trọng nhỏ hơn nhiều lần
+ tầng nhiệt ( tầng giữa):
Cao từ 85- khoảng 600km
Nhiệt độ thay đổi theo ngày đêm, theo mùa
Có xảy ra hiện tượng cực quang
Phản hồi sóng vô tuyến
+ tầng ngoài ( tầng khuếch tán):
Không có giới hạn rõ ràng
Không khí rất loãng
Nhiệt độ rất cao
==> Các hoạt động của con người làm ảnh hưởng xấu đến bầu
khí quyển.
 Khái niệm
- Khí quyển là lớp khí bao quanh trái đất, luôn chịu ảnh hưởng
của Vũ trụ, trước hết là Mặt trời.
 Vai trò
- Môi trường sống
- Bảo vệ Trái Đất
- Điều hòa nhiệt: ban ngày không quá nóng, ban đêm không quá
lạnh
- Vòng tuần hoàn: nước, cacbon
- Khuếch tán ánh sáng
- Truyền âm thanh và sóng vô tuyến
2. Bức xạ mặt trời và chế độ nhiệt của bề mặt đất và khí quyển
2.1 Bức xạ MT:
- Là dòng năng lượng và vật chất của MT tới TĐ, được mặt đất
và bầu khí quyển hấp thụ một phần, phần còn lại phản hồi vào
không gian.
- Đặc điểm:
+ Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí của tầng đối lưu là
nhiệt của bề mặt Trái Đất được MT đốt nóng.
+ Góc chiếu xạ lớn, nhiệt lớn
2.2 Chế độ nhiệt của bề mặt đất và khí quyển
- Theo không gian
+ Phân bố theo vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực ( vĩ độ
thấp lên cao)
Biên độ nhiệt năm tăng dần ( chênh lệch góc chiếu sáng, thời
gian chiếu sáng)
+ Phân bố theo lục địa - địa dương
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa
Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn
Càng xa đại dương biên độ nhiệt năm càng tăng
+ Phân bố theo địa hình
Đoạn nhiệt:
_ Ẩm ( tăng giảm): 0,6 độ C/100m
_ Khô ( tăng giảm): 1 độ C/100m
+ Phân bố theo địa hình:
Chế độ nhiệt theo mùa
Chế độ nhiệt theo ngày đêm
3. Khí áp và gió. Các khối khí và hoàn lưu chung của khí quyển
3.1. Khí áp
A) Khái niệm:
- Là áp suất của khí quyển đặt lên bề mặt đất
- Đơn vị đo khí áp là bar, mbar, mmHg, Pa, hPa,.....
- Áp suất của khí quyển trên bề mặt đại dương là 70 mmHg =
1.013 mb => đây là khí áp chuẩn
- > áp chuẩn : áp cao (L)
- < áp chuẩn: áp thấp (H)
B) Nguyên nhân:
- Khí áp thay đổi theo độ cao
+ Càng lên cao khí áp càng giảm
+ Nguyên nhân: không khí loãng, sức nén nhỏ
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
+ Nhiệt độ càng tăng khí áp càng giảm và ngược lại
+ Nguyên nhân: nhiệt độ tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng
và ngược lại
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm:
+ Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm
+ Nguyên nhân: hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ của không
khí khô
C) Sự phân bố các đai khí áp trên TĐ:
- Càng về phía cực khí áp càng cao
- Không khí nóng bốc lên cao tạo thành các dòng thăng hình
thành mây, do ảnh hưởng của lực coriolit nên không tới được
cực
- Áp cao hình thành do dòng giáng của không khí
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai
áp thấp xích đạo
- Ở vùng chí tuyến dòng giáng của không khí khô có 2 nguyên
nhân
- Áp thấp xích đạo: không ngay xích đạo, liên tục
- Trên lục địa sự thay đổi khí áp theo mùa
- Trung tâm cực là các đai áp cao ( BCB và BCN)
=> Các đai khí áp phân bố không liên tục do sự phân bố xen kẽ
nhau giữa lục địa và đại dương
 Qua phân tích bản đồ khí áp ta thấy:
- Áp thấp XĐ: tồn tại ổn định quanh năm
- Áp cao cận chí tuyến: phân thành các cực đại riêng trên đại
dương
- Áp thấp ôn đới:
+ NBC: thể hiện rõ rệt thành 1 dãi áp thấp
+ BBC: tồn tại các cực tiểu khí áp trên đại dương
- Áp cao cực: tồn tại quanh năm
- Trên lục địa: khí áp thay đổi theo mùa
- Đại dương:
+ Trị số
+ Vị trí
- Lục địa:
+ Trị số
+ Vị trí
+ Dấu
3.2. Gió
- Sự vận động của không khí - áp cao => áp thấp theo chiều
ngang
- Hướng gió: bắt đầu ở gốc
- Bão: quan tâm đến nơi tới
3.3. Các khối khí và hoàn lưu chung
A) Các khối khí
- Trong tầng đối lưu có 4 khối khí cơ bản ( 2 bán cầu)
+ Khối khí cực ( rất lạnh): A
+ Khối khí ôn đới ( lạnh): P
+ Khối khí chí tuyến (rất nóng): T
+ Khối khí xích đạo ( nóng ẩm): E
- Mỗi khối khí chia ra 2 kiểu: kiểu hải dương ( ẩm-m) và kiểu
lục địa ( khô-c) ( riêng khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu-Em, Cực-
Ac)
- Các khối khí khác nhau về tính chất, luôn luôn chuyển động và
biến tính.
B) Front và dãy hội tụ nhiệt đới:
- Front là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất
vật lí
+ Phân loại: Front địa cực (FA) và Front ôn đới (FP) ở mỗi bán
cầu
- Ở khu vực xích đạo có dãi hội tụ nhiệt cho cả hai bán cầu
( FIT- dãi hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích
đạo BCB và BCN, đây đều là khối khí có cùng tính chất nóng
ẩm)
C) Hoàn lưu chung của khí quyển
- Hoàn lưu khí quyển là toàn bộ những chuyển động chủ yếu có
quy mô hành tinh của không khí
- Phân loại:
+ Hoàn lưu toàn cầu:
 Gió tín phong
 Gió tây ôn đới
 Gió đông cực
 Gió mùa
+ Hoàn lưu địa phương:
 Gió Bơ-ri ( gió đất-gió biển)
 Gió núi - gió thung lũng
 Gió phơn
 Hoàn lưu toàn cầu
Hoàn lưu Gió tây ôn đới Gió mậu dịch
Nguồn gốc hình Do sự chênh lệch khí áp Do chênh lệch khí áp
thành giữa áp cao chí tuyến và giữa áp cao chí tuyến
áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo
Phạm vi hoạt động 30-60 độ ở mỗi bán cầu 30 độ về xích đạo
Thời gian Gần như quanh năm Quanh năm
Hướng Chủ yếu: là hướng Tây Chủ yếu: là hướng
- BBC: Tây Nam Đông
- NBC: Tây Bắc - BBC: Đông Bắc
- NBC: Đông Nam
Tính chất, hệ quả Mát, ẩm, gây mưa nhiều Nóng, khô, không gây
mưa
 Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược
với nhau
- Nguyên nhân: khá phức tạp, chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ
và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa BBC với
NBC
- Thời gian và hướng thổi: theo từng khu vực có gió mùa
- Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, ĐNA, Đông Phi, Đông Bắc Oxtraylia,
+ Vĩ độ trung bình: Đông Trung Quốc, ĐN LBN, ĐN Hoa Kì
4. Nước trong khí quyển:
4.1. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
- Ngưng đọng hơi nước:
+ ĐK ngưng đọng hơi nước:
 Không khí chứa hơi nước đã bão hòa ( đạt điểm sương) mà
vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh
 Phải có hạt nhân liên kết: khói, bụi, muối,....
- Sương mù:
+ ĐK hình thành sương mù:
 Độ ẩm tương đối cao
 Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng
 Có gió nhẹ
- Mây và mưa:
+ Mây: hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước
nhỏ và nhẹ, tụ lại thành từng đám mây
+ Mưa: khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt
đất => mưa
+ Tuyết rơi: nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0 độ C, không khí
yên tĩnh => tuyết rơi
+ Mưa đá: nước mưa rơi ở thể rắn (băng)
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
- Khí áp
- Front
- Gió
- Dòng biển
- Địa hình

- Khí áp:
 Áp thấp mưa nhiều
 Áp cao mưa ít
 Dưới những đai áp cao cận chí tuyến rất khô hạn và thường
xuyên xuất hiện những hoang mạc lớn => Hoang mạc
Sahara, Hoang mạc Gôbi,......
- Front:
 Lớp tiếp xúc giữa 2 khối khí có tính chất khác nhau
 Miền có front hay dãi hội tụ đi qua thường có mưa nhiều
 Front nóng thường có sương mù, gió mạnh
 Front lạnh => mưa rào
- Gió:
 Gió mang hơi nước từ đại dương => lụa địa
 Càng vào sâu lục địa mưa càng ít
 Gió gây mưa: gió tây ôn đới, gió mùa
 Gió không gây mưa: gió phơn, gió tín phong, gió đông cực
- Dòng biển:
 Dòng nóng đi từ vĩ độ thấp đến cao => mưa nhiều
 Dòng lạnh từ vĩ độ cao đến thấp => mưa ít
- Địa hình
 Sườn đón gió mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó
 Sườn khuất gió: mưa ít
4.3 Lượng mưa phân bố không đều trên TĐ:
 Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ:
- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo
- Ở xích đạo mưa chủ yếu là mưa đối lưu
+ Nguyên nhân chính: khí áp ( áp thấp xích đạo)
- Mưa nhiều ở vùng ôn đới:
+ Nguyên nhân: front, gió tây ôn đới, áp thấp ôn đới
+ BCN: mưa nhiều hơn BCB vì Nam bán cầu đại dương nhiều
hơn
- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến B và Nam:
+ Nguyên nhân: gió mậu dịch, áp cao chí tuyến
- Mưa càng ít khi càng về gần 2 cực B và N:
+ Nguyên nhân: gió đông cực
 Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương:
- Ở mỗi đới, từ T -> Đ có sự phân bố lượng mưa không đều
- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng, có địa hình đón gió
- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, có dòng biển lạnh,
có địa hình khuất gió
=> Nguyên nhân: phụ thuộc vị trí xa hay gần đại dương, ven bờ
có dòng biển nóng hay lạnh, gió thổi từ biển vào phía đông hay
tây
5. Thời tiết và khí hậu
5.1 Thời tiết:
- Thời tiết là trạng thái của khí quyển ở khu vực hay địa điểm
nào đó vào một thời điểm cụ thể
- Nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt, mây, mưa, độ ẩm
tương đối, gió của thời điểm đó, được gọi là các yếu tố khí
tượng hay các yếu tố thời tiết
- Thời tiết có tính chất không ổn định, hay thay đổi bất thường
5.2 Khí hậu:
5.2.1 Khái niệm
- Khí hậu là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc
trưng bởi các trị số trung bình năm về nhiệt, độ ẩm, lượng mưa,
lượng nước bốc hơi, lượng mây gió, .... đó là các yếu tố hình
thành khí hậu
- Như vậy, khí hậu là trị số trung bình nhiều năm của thời tiết
- Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi
=> Khí hậu là trạng thái vật lí của khí quyển, là chế độ thời tiết
trong nhiều năm tại một nơi nào đó
 Thời tiết và khí hậu:
- Hai khái niệm thời tiết và khí hậu không xét tách rời nhau, vì
chúng đều liên quan đến trạng thái vật lí của khí hậu
- Thời tiết luôn biến đổi, còn khí hậu có tính chất ổn định hơn.
Những biến đổi của khí hậu trên TĐ diễn ra theo chu kì năm,
hàng trăm năm, hàng ngàn năm
- Thời tiết:
+ Không gian hẹp
+ Thời gian ngắn
+ Không ổn định, thay đổi thất thường
- Khí hậu:
+ Không gian rộng
+ Thời gian dài
+ Ổn định, ít thay đổi
5.2.2 Các hợp phần của hệ thống khí hậu
- Các nhân tố hình thành khí hậu:
+ Chế độ nhiệt
+ Chế độ ẩm
+ Hoàn lưu khí quyển
=> Chi phối + tác động lẫn nhau --> hình thành nên đặc điểm
khí hậu trên TĐ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu:
+ Vị trí địa lí
+ Bề mặt đệm, địa hình bề mặt đất, lục địa - đại dương, lớp phủ
thực vật,....
+ Dòng biển
=> Góp phần gây ra sự phân hóa, sự khác biệt về đặc điểm khí
hậu ở mỗi nơi.
 Các kiểu khí hậu trên TĐ:
1. Khí hậu xích đạo:
- khối khí xích đạo ( Em) thống trị quanh năm
- Nhiệt độ cao quanh năm -> biên độ nhiệt năm nhỏ
- Nhiệt độ cao hơn khí hậu á xích đạo
- độ ẩm không khí lớn, trung bình tháng trên 70%
- lượng mưa lớn và trải đều quanh năm
2. Khí hậu gió mùa xích đạo ( á xích đạo)
- các khối khí thay đổi theo mùa:
+ mùa hè là gió mùa ẩm với khối khí xích đạo (Em) ( gây mưa)
-> Nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm cao hơn mùa đông
+ mùa đông là gió mùa khô với không khí lục địa nhiệt đới (Tc),
làm cho thời tiết khô
- Mưa vào mùa hè và khô vào mùa đông
- lượng mưa hàng năm từ 1000-1500 mm
3. Khí hậu nhiệt đới:
- được chia thành nhiệt đới lục địa, nhiệt đới hải dương, nhiệt
đới bờ đông và nhiệt đới bờ tây
- khí hậu nhiệt đới lục địa: chịu ảnh hưởng của không khí lục địa
nhiệt đới rất nóng và khô
+ Biên độ nhiệt năm lớn, độ ẩm thấp , mưa ít
+thực vật đặc trưng là hoang mạc và thảo nguyên khô
- khí hậu nhiệt đới hải dương: độ ẩm không khí quanh năm cao,
biên độ nhiệt năm nhỏ ( giống KH XĐ), Tm thống trị
- khí hậu bờ tây của lục địa:mưa ít do không khí lạnh từ ôn đới
tràn tới, do các dòng biển lạnh lại tăng cường
+ chỗ tiếp xúc giữa không khí nóng và không khí lạnh gọi là lớp
sương mù nghịch nhiệt
+ loại khí hậu này thấy ở ven biển Đại Tây Dương thuộc sahara,
ở hoang mạc Namip, ven Thái Bình Dương ở Atacama,....
- khí hậu bờ đông của lục địa:
+ quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ẩm và gió
tín phong
+ mưa tương đối lớn và đặc biệt là sườn núi đón gió
4. Khí hậu á nhiệt đới
- nằm giữa vùng nhiệt đới và ôn đới. Về mùa hè, không khí
nhiệt đới thống trị, mùa đông không khí ôn đới. Mùa đông mát
còn mùa hè nóng.
- có 4 loại khí hậu á nhiệt đới tùy vị trí của chúng trên TĐ: lục
địa, hải dương, bờ tây lục địa (ĐTH) và bờ đông lục địa.
- khí hậu á nhiệt đới lục địa:
+ mùa hè chịu ảnh hưởng của không khí lục địa á nhiệt đới rất
nóng và khô
+ mùa đông khối khí ôn đới thống trị -> mưa chủ yếu vào thu
đông
- khí hậu á nhiệt đới hải dương:
+ xoáy thuận vào mùa đông làm cho khí hậu có lượng mưa
nhiều hẳn vào thời kì mùa đông
+ xoáy nghịch vào mùa hè tạo nên mùa hè khô
- khí hậu bờ tây lục địa á nhiệt đới ( ĐTH)
+ phân bố ven ĐTH,......( nghiêng về phía bờ tây của lục địa)
+ mùa hè khô, trời trong sáng
+ mưa vào mùa đông
- khí hậu bờ đông lục địa á nhiệt đới:
+ có tính chất gió mùa
+ Mùa hè: khối khí nhiệt đới hải dương thống trị-> mùa hè nóng
ẩm
+ mùa đông: khối khí ôn đới lục địa thống trị -> mùa đông khô
lạnh
5. Khí hậu ôn đới: chia làm 4 kiểu
- khí hậu ôn đới lục địa:
+ mùa đông lạnh, mùa hè nóng
+ lượng mưa hàng năm là 400-600 mm, mưa lớn vào mùa hè do
front ôn đới phát triển
+ biên độ nhiệt năm lớn
- khí hậu ôn đới hải dương
+ ảnh hưởng của không khí hải dương, biên độ nhiệt hàng năm
nhỏ, mây nhiều và độ ẩm cao. Mưa đều quanh năm
- khí hậu miền duyên hải phía tây lục địa ôn đới:
+ ảnh hưởng của không khí hải dương ôn đới. Mùa đông ấm,
mùa hè mát, độ ẩm cao
+ sườn đón gió phía tây lượng mưa có thể tới
2000-3000mm/năm
- khí hậu duyên hải phía đông lục địa ôn đới:
+ chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa đông là gió mùa lục địa
lạnh, mùa hè là gió mùa hải dương.
6. Khí hậu cận cực:
+ mùa hè chịu ảnh hưởng của không khí ôn đới, mùa đông
không khí cực đới. Mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè mát và ngắn
7. Khí hậu cực:
+ chịu ảnh hưởng của không khí cực đới. Nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất khoảng 0 độ C hoặc thấp hơn

You might also like